Khi tiến hành xây dựng lại một công trình đổ nát, các công nhân xây dựng đã tìm thấy những hũ đựng vàng với tổng giá trị lên tới tương đương gần 18 tỷ đồng.
Khi tiến hành xây dựng lại một công trình đổ nát, các công nhân xây dựng đã tìm thấy những hũ đựng vàng với tổng giá trị lên tới tương đương gần 18 tỷ đồng. Ngôi làng miền núi của nước Pháp hân hoan trước "tấm vé số" may mắn đầy bất ngờ này.
Thị trưởng thị trấn Morez nằm ở tỉnh Jura, Pháp, cho biết họ đã vừa tìm thấy 5 thỏi vàng và hơn 1.000 đồng tiền vàng với giá trị ước tính lên tới 650.000 euro (tương đương gần 18 tỷ đồng).
Trước đó, các công nhân xây dựng đã tình cờ tìm thấy 3 chiếc bình thủy tinh đựng những thỏi vàng và các đồng tiền vàng được cất giấu trong một tòa nhà cũ đang cần xây dựng lại. Phát hiện bất ngờ này đã khiến người dân trong thị trấn miền núi nằm ở miền đông nước Pháp rất sửng sốt và hân hoan.
Ban đầu, các công nhân xây dựng đã tìm thấy 3 chiếc bình đựng những thỏi vàng và đồng tiền vàng được cất giấu trên một chiếc giá bụi bặm với giá trị ước tính vào khoảng 500.000 euro, sau đó, họ lại tìm thấy một hộp đựng những đồng tiền vàng được cất giấu trong một tủ quần áo với giá trị vào khoảng 150.000 euro.
Thị trưởng thị trấn Morez (một thị trấn nhỏ nằm trong một thung lũng ở tỉnh Jura) - ông Laurent Petit cho biết căn nhà 3 tầng cũ kỹ nằm trong khu trung tâm thị trấn từng có 4 anh chị em trong một gia đình sinh sống, họ đều độc thân và không con cái. Khi thành viên cuối cùng qua đời ở tuổi ngoài 90 hồi năm ngoái, một người họ hàng đã đề nghị bán lại căn nhà cho nhà chức trách với giá 130.000 euro.
Thị trấn Morez hiện tại đang có kế hoạch mua lại những công trình bỏ không, xây dựng lại khang trang, đẹp đẽ để hấp dẫn những gia đình từ nơi khác chuyển tới sinh sống.
Thị trưởng Laurent Petit chia sẻ: "Ngôi nhà có rất nhiều đồ đạc. Nhiều thế hệ trong một gia đình đã sinh sống trong căn nhà này, họ dường như có thói quen giữ lại tất cả đồ đạc, không vứt đi thứ gì, họ sống rất giản dị, tiết kiệm. Chúng tôi đã đồng ý mua lại công trình và dự định dọn đồ cũ trong nhà từ từ, trước khi phá bỏ công trình".
Thực tế, thị trấn Morez vốn là nơi có truyền thống sản xuất đồng hồ và kính mắt, nhà chức trách đã yêu cầu các công nhân kiểm tra thật kỹ xem có bất cứ món đồ nào khiến họ cho rằng có giá trị hay không. Cùng tiến hành việc dọn dẹp còn có đích thân ông thị trưởng, các nhân viên của tòa thị chính, các nhân viên bảo tàng tới hỗ trợ, để đảm bảo không để lọt những món đồ có giá trị.
Thị trưởng tiết lộ thêm: "3 chiếc bình thủy tinh đựng những thỏi vàng và đồng tiền vàng được giấu kín phía sau rất nhiều món đồ khác đặt trên giá. Thật bất ngờ và... sững sờ, bởi chúng tôi đều chưa từng được cầm trên tay thỏi vàng lớn như thế. Lần đầu tiên tôi biết là thỏi vàng 1kg hóa ra cũng nhỏ thôi, không to như tôi hình dung".
Sau đó, họ còn tìm thấy một hộp đựng đồng tiền vàng cất giấu trong tủ quần áo, phía sau các hộp giấy cũ. Người họ hàng lớn tuổi từng bán căn nhà này cho nhà chức trách chỉ hơi... bất ngờ trước sự việc này.
Người này tiết lộ rằng trước đây đã từng nghe "phong thanh" rằng những người họ hàng của mình có "của chìm, của nổi", nhưng ông không tin lắm và cho rằng qua thời gian, tài sản từng có hẳn đã bị phân tán. Khi biết rằng nhà chức trách tìm thấy các hũ vàng bên trong căn nhà, người họ hàng cao niên vẫn khá bình tĩnh, ông không hề tỏ ra nuối tiếc.
Thực tế, khi ông quyết định bán căn nhà cho nhà chức trách là ông đã từ bỏ mọi quyền lợi liên quan tới căn nhà và những gì có trong đó. Số vàng vừa được tìm thấy hiện được dự định sử dụng cho những dự án phục vụ cộng đồng.
Thị trưởng Laurent Petit bình luận: "Kỳ thực, số vàng này không đủ để biến cộng đồng chúng tôi trở thành một cộng đồng giàu có, nhưng phát hiện bất ngờ này vẫn khiến người dân trong thị trấn thích thú và hẳn mỗi người đã được tặng một nụ cười".
Ngôi làng được đền đáp 56 tỷ đồng vì hành động nghĩa hiệp
Hồi tháng 1 năm nay, ngôi làng Le Chambon-sur-Lignon (Pháp) cũng bất ngờ đón nhận tin vui khi được biếu tặng khoản tiền trị giá 2 triệu euro (tương đương 56 tỷ đồng).
Hồi tháng 1 năm nay, ngôi làng Le Chambon-sur-Lignon (Pháp) cũng bất ngờ đón nhận tin vui khi được biếu tặng khoản tiền trị giá 2 triệu euro (tương đương 56 tỷ đồng) từ một người đàn ông mà dân làng từng cưu mang cách đây hàng chục năm.
Người đàn ông này đến từ nước Áo, ông có tên Eric Schwam. Nguyên nhân của việc trao tặng số tiền lớn này là bởi ngôi làng Le Chambon-sur-Lignon đã từng cưu mang gia đình ông Eric Schwam trong thời kỳ xảy ra Thế chiến II.
Ông Eric và gia đình khi ấy đã tới nương náu trong ngôi làng Le Chambon-sur-Lignon, họ đã nhận được sự bao bọc, cưu mang của dân làng. Vì vậy, khi thực hiện di chúc trong những ngày tháng cuối đời, ông Eric đã để lại một phần tài sản lớn để dành tặng cho ngôi làng nơi có những cư dân tốt bụng từng đồng lòng giúp đỡ, đùm bọc gia đình ông trong nhiều năm.
Ông Eric đã vừa qua đời ở tuổi 90 vào ngày 25/12/2020. Ngôi làng Le Chambon-sur-Lignon nằm trên một cao nguyên hẻo lánh ở vùng đông nam nước Pháp, nơi đây vốn được biết tới với cộng đồng cư dân nhân hậu, từng sẵn lòng cưu mang những người phương xa đang rơi vào cảnh hoạn nạn.
Thị trưởng nơi có ngôi làng - ông Jean-Michel Eyraud nhận định: "Đây thực sự là một khoản tiền rất lớn dành tặng cho ngôi làng". Gia đình ông Eric đã tới sống ở làng từ năm 1943, họ được ở trong ngôi trường làng trong thời kỳ xảy ra chiến tranh và vẫn còn ở đây cho tới năm 1950.
Ông Eric là một dược sĩ và đã kết hôn với một người phụ nữ của vùng này. Về khoản tiền dành tặng cho ngôi làng, ông đề nghị rằng số tiền này sẽ được sử dụng cho các chương trình giáo dục và hỗ trợ thanh thiếu niên, đặc biệt là việc cung cấp các suất học bổng.
Ngôi làng Le Chambon-sur-Lignon ước tính đã cưu mang khoảng 2.500 người Do Thái trong thời kỳ xảy ra Thế chiến II. Trong lịch sử tồn tại của ngôi làng cổ này, người dân nơi đây vốn được biết đến với tấm lòng hảo tâm vì đã luôn cưu mang những người lương thiện đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Theo The Guardian/ Dân trí
Sfyria là một trong những ngôn ngữ độc đáo và hiếm hoi nhất trên thế giới. Toàn bộ cuộc đàm thoại, bất kể phức tạp như thế nào, ngôn ngữ đều thể hiện bằng tiếng huýt sáo.
" alt=""/>Bất ngờ khi hai ngôi làng hẻo lánh liên tục 'trúng quả'Tuy nhiên, cuộc sống ở mảnh đất mới đầy rẫy thử thách. “Những ngày đầu nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng vợ chồng tôi không vì thế mà nản lòng, bỏ cuộc.
Còn nhớ ngày ấy, cả gia đình 10 người sống chen chúc trong căn nhà nhỏ có 30 - 40m2, bữa cơm rau muối đạm bạc. Chúng tôi thương con, không quên dặn nhau mỗi ngày phải cố gắng để làm điểm tựa cho các con”, ông Thương tâm sự.
Gian nan lớn nhất xoay quanh gánh nặng cơm áo gạo tiền. Tuy nhiên, do được "di truyền" nét lao động chăm chỉ, nhẫn nại của người dân Quảng Trị, vợ chồng ông Thương làm đủ mọi việc chân tay để kiếm sống.
Khi bố mẹ đi làm, các con ở nhà bảo ban nhau học hành. Cả 8 chị em đều thấu hiểu nỗi vất vả của bố mẹ nên luôn nghe lời, ngoan ngoãn, đùm bọc nhau.
Dù vất vả nhưng vợ chồng ông Thương không quên trách nhiệm nuôi dạy con cái nên người. Năm 2008, vợ chồng ông chuyển về Đà Nẵng để các con có môi trường học tập tốt hơn.
Hiểu được tầm quan trọng của giáo dục, ông bà luôn đặt việc học của các con lên hàng đầu. Họ cố gắng dành dụm từng đồng để cho con đến trường. Ông bà cũng dành nhiều thời gian dạy dỗ con cái về đạo đức, lối sống, rèn giũa từng bài học nhỏ.
Nhờ sự hy sinh và tình yêu thương của cha mẹ, 8 “bình rượu mơ" đều chăm ngoan, học giỏi. Các con ông học hết lớp 12 rồi lần lượt vào đại học. Tính tới năm 2020, tất cả đều đã hoàn thành việc học và có việc làm ổn định.
Thành quả ngọt ngào
Bà Thương kể: “Trước kia, vợ chồng tôi bị nhiều người gièm pha, dị nghị vì sinh con một bề, còn là con gái. Nhiều người khác thì lại cho rằng tôi đông con, không thể nuôi các con ăn học đến nơi đến chốn được”.
Chứng kiến các con lần lượt khoác áo cử nhân, nhận tấm bằng tốt nghiệp và có công ăn việc làm ổn định, ông bà gọi đó là “lộc trời thương”.
Thấu hiểu tình yêu thương cũng như công lao dưỡng dục của cha mẹ, 8 người con gái của ông bà giờ đây đều thành đạt.
Con gái đầu của ông bà là Dương Ly Ly, hiện làm giám đốc công ty bất động sản. Con gái thứ 2 Dương Ly Na là giáo viên. Con gái thứ 3 Dương My Ni làm cho một công ty lớn. Con gái thứ 4 Dương Kim Yến, điều hành một thương hiệu thời trang.
Con gái thứ 5 Dương Thị Năm, làm ngân hàng. Con gái thứ 6 Dương Hà Trang, làm chủ một thương hiệu thời trang. Con gái thứ 7 Dương Thuý Nga, làm trợ lý cho chị gái. Con gái út Dương Thuý Vy, làm dược sĩ.
Dương Ly Na kể lại: “Ngày mình tốt nghiệp, cả nhà đoàn tụ quây quần với nhau. Bố mẹ cười tươi lắm, nói chuyện rôm rả suốt luôn. Các chị em cũng vui lây, ai cũng luôn tự nhắc nhở mình rằng phải cố gắng nhiều hơn nữa".
"Em luôn tự hào khi được làm con của bố mẹ. Mấy chị em luôn bảo ban nhau phải yêu thương, cùng nhau cố gắng để không phụ lòng bố mẹ. Em mong bố mẹ sẽ luôn khoẻ mạnh và bên chúng em lâu thật lâu”, cô út Thúy Vy tâm sự.
Hiện tại trong 8 người con, 5 người đã lập gia đình, cho ông bà 10 đứa cháu ngoại (4 trai, 6 gái). Mỗi khi có dịp, tất cả đều trở về quây quần bên bố mẹ và về thăm quê hương Quảng Trị.
Vợ chồng ông Thương hiện sống tại Đà Nẵng, gần với 6 người con, 2 người con còn lại sống và làm việc tại Gia Lai. Mỗi năm, các con đều dành thời gian đưa bố mẹ đi du lịch để tăng cường gắn kết tình cảm gia đình.
Ông Thương vui vẻ chia sẻ: “Các con thành công, vợ chồng tôi rất mãn nguyện. Mỗi lần sum họp, chúng tôi vô cùng hạnh phúc khi chứng kiến các con quan tâm, yêu thương nhau".
Ảnh: Nhân vật cung cấp
BYD Dolphin đạt mức tiêu thụ tối ưu với 11kWh/100km, cũng như khả năng đi xa 405km chỉ với một lần sạc đầy (dựa trên chuẩn NEDC của châu Âu).
Trong quá khứ, đã có 3 mẫu xe điện của BYD được chào bán tại Mexico là sedan Han, SUV Tang và Crossover Yuan Plus. Tuy nhiên, lần ra mắt rầm rộ này của Dolphin đánh dấu sự chào sân chính thức đầu tiên của hãng đối với thị trường xe điện Bắc Mỹ.
Năm 2022, theo tổ chức nghiên cứu về doanh số thuộc chính phủ Trung Quốc, Mexico là thị trường nước ngoài tiêu thụ nhiều xe hơi tới từ Trung Quốc nhất. Và trong năm 2023, thị trường Mexico đã tụt xuống vị trí thứ 2 sau Nga, song đây vẫn là một thị trường vô cùng quan trọng.
Khác với 2 thị trường Bắc Mỹ còn lại là Mỹ và Canada, thị trường Mexico cực kỳ dễ tính và đang cực kỳ cần đến nguồn cung từ ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc trong công cuộc phát triển thị trường và điện khí hóa.
Với việc BYD Dolphin bán ở Mexico có giá gấp đôi so với ở Trung Quốc, có thể thấy rằng do những rào cản về địa lý, vận chuyển, thuế quan. Nếu áp mức giá này cho thị trường Mỹ, cùng với mức thuế quan nhập khẩu 27,5% đối với xe từ Trung Quốc mà chính phủ Liên bang đang áp đặt, một chiếc Dolphin sẽ có giá khoảng hơn 38.000 USD (tương đương khoảng 920 triệu đồng).
Một mẫu xe chỉ có giá trị khoảng 16.000 USD tại thị trường nội địa bị bán ra với mức giá gấp 2 đến 3 lần thực tế ở thị trường nước ngoài, biến nó từ một mẫu xe điện bình dân giá rẻ thành phân khúc cao cấp. Đây chính là một ví dụ điển hình về khó khăn mà các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc vẫn còn “ngán” thị trường khó tính như Mỹ.
Hiện nay, Mexico có thể là một điểm khởi đầu đầy tiềm năng của các hãng xe điện Trung Quốc muốn “tấn công” thị trường Mỹ. Việc sản xuất ô tô tại Mexico được công nhận là xe điện sản xuất tại Bắc Mỹ, sẽ thuộc diện hưởng trợ cấp thuế Liên bang của chính phủ Hoa Kỳ.
Mexico cũng là quốc gia có nguồn nhân lực giá rẻ, hiện cũng đang là một trong các công xưởng chính, nơi đặt nhà máy sản xuất Giga của Tesla. Vừa qua, nhà máy này đã chính thức đánh dấu cột mốc sản xuất 2 triệu chiếc Tesla phục vụ thị trường trong khu vực.
Hùng Dũng