Một startup Việt với tên gọi ONUS vừa chính thức nhận được giấy phép trao đổi tài sản kỹ thuật số ở Lithuania,ỨngdụngđầutưtàisảnsốcủangườiViệtđượccấpphépởChâuÂhạng nhất pháp một quốc gia Bắc Âu hay được biết đến với tên gọi Litva. ONUS là một startup công nghệ tài chính (Việt Nam) với sản phẩm chính là ONUS - ứng dụng chuyên về đầu tư tài sản số. Ứng dụng ONUS được ra mắt lần đầu tiên vào ngày 23/3/2020. Giấy phép này sẽ cho phép ONUS cung cấp các hoạt động giao dịch tài sản tiền điện tử, dịch vụ lưu ký, ví lưu trữ tài sản số và quản lý danh mục đầu tư cho người dùng trên toàn cầu dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý tại Lithuania. Là một trong những thành viên sớm nhất của Hiệp định Đối tác Blockchain Châu Âu (EBP), Lithuania đã tham gia tuyên bố hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ công kỹ thuật số xuyên biên giới, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn đã được thiết lập về bảo mật và quyền riêng tư. Với giấy phép vừa được chấp thuận, startup Việt Nam sẽ có thể mở rộng phạm vi hoạt động tới cả các quốc gia châu Âu khác, trừ các nước có quy định riêng. Theo ông Nguyễn Quang Chiến - CEO ONUS, việc tuân thủ các quy định của chính quyền liên quan đến tiền điện tử là điều cần thiết. Chủ trương của ONUS là cam kết tuân thủ các quy định pháp luật của chính quyền. “Chúng tôi luôn sẵn sàng phối hợp với các cơ quan lập pháp để tham vấn, đóng góp ý kiến để xây dựng khung pháp lý phù hợp cho các hoạt động tiền điện tử tại tất cả các quốc gia có sự hiện diện của mình", ông Chiến nói. Tính tới đầu năm nay, khoảng 90% người dùng của ONUS đến từ Việt Nam, bên cạnh đó là một số thị trường khác như Nigeria, Ấn Độ, Philippines, Indonesia... Việc có được giấy phép hoạt động tại Litva sẽ giúp ONUS mở rộng thị trường và tiếp cận gần hơn với tệp người dùng ở các nước Châu Âu. Trước đó, hồi cuối năm 2021, ứng dụng ONUS từng được Bloomberg điểm tên khi cán mốc 1,5 triệu người dùng dựa theo lượt tải trên 2 hệ điều hành phổ biến là Android và iOS. Dự kiến, trong tháng 9/2022, startup Fintech này sẽ chính thức ra mắt sàn giao dịch tài sản số ONUS Pro. Đây là sàn giao dịch với hiệu năng cao và thanh khoản lớn, phục vụ cho cộng đồng nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thế giới. Thực tế cho thấy, trong khoảng 1 năm trở lại đây, các startup Việt Nam đã rất tích cực trong việc “đem chuông đi đánh xứ người”. Trước trường hợp của ONUS, một startup về game Blockchain của Việt Nam là Titan Hunters cũng từng trở thành hiện tượng khi lọt top trending trên Twitter tại Nhật Bản. Thậm chí, lượng người chơi ở Nhật chiếm tới 65% số game thủ thường chơi tựa game này. Có thể thấy, sau sự thành công của Axie Infinity, các startup Việt đang ngày một tự tin khi “chinh chiến” tại các thị trường khó tính. Tuy còn gặp nhiều rào cản, việc chinh phục được các thị trường khó là điều kiện tiên quyết để các startup trong nước có thể tiến ra toàn cầu. Điều này cũng sẽ mở ra thêm nhiều cơ hội cho sự phát triển của kinh tế số Việt Nam. Trọng Đạt |