
Ngày nay, Cầu Rồng không chỉ là một điểm du lịch nhất định phải đến của Đà Nẵng, mà còn là tuyến đường kết nối thành phố với các khu vực phía đông. Đây là cây cầu hình rồng dài nhất thế giới với độ dài 666m, rộng 37.5m. Cầu được bao phù bởi 2500 đèn LED, tạo thành quang cảnh rực rỡ trên sông Hàn thơ mộng.
Ngôi nhà vỏ ốc Nautilus của Javier Senosiain
Vỏ ốc là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tòa nhà ở Nhật Bản, Monte Carlo và Mexico. Ngôi nhà vỏ ốc Nautilus ở thành phố Mexico do kiến trúc sư Javier Senosiain thiết kế. Không chỉ có dáng vẻ bên ngoài độc đáo và khác biệt, không gian bên trong căn nhà còn lung linh như một bức tranh cổ tích. Kiến trúc sư đã tận dụng triệt để những yếu tố tự nhiên như đá lát, cỏ cây, ánh sáng để không gian sống thật sự thoải mái.
Đại học Stuttgart Beetle Pavilion
Viện Tính toán thiết kế (ICD), Viện Cấu Trúc xây dựng và Kết cấu thiết kế (ITKE) của Đại học Stuttgart đã thiết kế một chuỗi các gian nhà triển lãm là thành quả của những nghiên cứu về Phỏng sinh học (Biomimetic). Vào năm 2014, trường đã ra mắt Beetle Pavilion sử dụng cấu trúc sợi thủy tinh và sợi carbon lấy cảm hứng từ bọ cánh cứng. Với diện tích 50m2 nhưng chỉ nặng 593kg, Beetle Pavilion đã chứng minh vỏ hai lớp hình học của động vật là mô hình lý tưởng để xây dựng hiệu quả và tiết kiệm vật liệu.
Tháp quan sát RMJM Chu Hải
Ở trung tâm một khu đô thị mới quanh khu vực sông Doumen, RMJM đã thiết kế một tòa tháp cao 100m với hình ảnh một con cá khổng lồ vươn lên từ mặt nước. Các tấm nhôm đục lỗ bao bọc tòa nhà giống như một lớp da cá, che chắn ánh nắng mặt trời. Hình ảnh con cá nhảy lên tượng trưng cho sự phát triển nhanh chóng và thịnh vượng của Chu Hải. Du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Chu Hải ngoạn mục và con sông lịch sử Doumen từ tầng cao nhất của tòa tháp.
Vườn cá voi nổi Physilia của Vincent Callebaut
Kiến trúc sư tài năng Vincent Callebaut đã có một ý tưởng lọc nước sông tuyệt vời với khu vườn nổi hình cá voi Physalia. Physalia là một hệ sinh thái có thể tự hoạt động bằng năng lương mặt trời. Mái nhà của Physalia được phủ pin mặt trời, bên dưới các tuabin thủy điện tạo ra năng lượng từ dòng nước để khu vườn trôi trên sông. Mặt ngoài khu vườn phủ TiO2 sẽ tác dụng với tia cực tím để lọc sạch các chất gây ô nhiễm. Physalia được lấy cảm hứng từ loài sứa “Physalia physalis”, có nghĩa là “Bong bóng nước”. Hiện tại Physalia vẫn chỉ là một dự án trên giấy. Nếu thành hiện thực, nó có thể giải quyết vấn đề nước sạch cho 1 tỷ người trên thế giới.
Bảo tàng tiền sử Serpentine Jeongok của Hàn Quốc
Nằm ở một khu khảo cổ lớn của Jeongok, phía nam Hàn Quốc, bảo tàng tiền sử Serpentine được xây dựng theo hình ảnh của loài rắn, mềm mại, uốn lượn hòa vào thiên nhiên. Bảo tàng được phủ lớp mạ crom hiện đại phản chiếu cảnh quan quận Jeongok. Một bức tường kính hai lớp mô phỏng cấu trúc da của loài bò sát. Ban đêm, ánh sáng chiếu xuyên qua những lỗ trên da tạo thành khung cảnh rực rỡ cho bảo tàng.
Quỳnh Hoa

Choáng ngợp trong cung điện tráng lệ xây dựng suốt 7 năm
- Bất cứ ai cũng ngỡ ngàng về độ xa hoa và lộng lẫy bên trong cung điện mất 7 năm để xây dựng này.
" alt="Những kỳ quan kiến trúc có hình thù quái dị nhất thế giới"/>
Những kỳ quan kiến trúc có hình thù quái dị nhất thế giới

Theo Quy hoạch chi tiết 1/500 và thiết kế đô thị Khu trung tâm Hòa Bình TP Đà Lạt do UBND tỉnh Lâm Đồng vừa công bố, Dinh tỉnh trưởng tọa lạc trên đồi Dinh, cách chợ Đà Lạt vài trăm mét theo đường chim bay sẽ được di dời nguyên khối để xây dựng trung tâm thương mại - khách sạn.
Đây là nơi sinh sống và làm việc của thị trưởng Đà Lạt kiêm tỉnh trưởng Tuyên Đức trước kia. Khu đồi dinh có khuôn viên rộng với rất nhiều cây cổ thụ. Từ trước tới nay, giới nghiên cứu về kiến trúc và phong thủy đánh giá vị trí tọa lạc của dinh là “cao điểm long mạch”, có tầm nhìn rộng về các hướng xung quanh, đặc biệt là hồ Xuân Hương.
Dinh được thiết kế và xây dựng theo lối kiến trúc cổ điển của các dinh thự châu Âu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đẹp bậc nhất ở Đà Lạt. Công trình được người Pháp xây dựng khoảng trước năm 1910.
Tổng thể dinh thự là khối hình vuông, có hai tầng phía trên và một trệt dùng làm hầm rượu. Phía sau dinh có hai dãy nhà phụ là nơi ở cho người giúp việc và người hầu. Cạnh các nhà phụ là hai hồ chứa nước lọc để cung cấp cho vùng trung tâm thành phố.
Mặt trước dinh được thiết kế khá đơn giản, có mái che và lối lên xuống cho ôtô, cùng lối lên bậc thang cửa phụ bên góc.
Mặt sau xây dựng khá cầu kỳ, có bố trí cầu thang cả hai bên để lên tầng 1 và tầng 2. Cả hai tầng đều có ban công thiết kế lồi ra giữa.
Phần bên trái dinh hướng nhìn về trung tâm thành phố, có lối lên rộng, thoáng dẫn vào 3 cửa ở tầng 1. Sau giải phóng, một thời gian dài dinh tỉnh trưởng được sử dụng làm Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng.
Trước thời điểm đợt trùng tu vào đầu năm 2014, dinh thự bị bỏ hoang dẫn đến xuống cấp nghiêm trọng, hư hỏng ở một số hạng mục. Việc trùng tu nhằm giữ nguyên hiện trạng, đảm bảo toàn vẹn tổng thể kiến trúc của công trình đồ sộ.
Hiện, dinh là trụ sở của Trung tâm văn hóa (Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Lâm Đồng). Lối vào bên trong các khu trưng bày, phòng làm việc là lối cổng chính với không gian khá tối.
Điểm nhấn khi vào bên trong dinh là cầu thang bằng gỗ còn nguyên vẹn, lót thảm khá sang trọng, đẹp mắt dẫn lên các phòng trưng bày, làm việc của Trung tâm văn hóa.
Nhiều không gian ở tầng 1 và 2 đang đóng cửa. Hành lang giữa các phòng của tầng 2 trưng bày nhiều hình ảnh về Đà Lạt xưa được chụp ở nhiều thời điểm.
Còi báo động do chính quyền Pháp lắp trên đỉnh tháp chợ Hòa Bình - Đà Lạt thời điểm năm 1945. Thiết bị gồm 6 còi quay tròn phát ra 4 hướng, được sử dụng với mục đích quân sự.
Bên trong phòng lớn hiện trưng bày những hình ảnh của nhiếp ảnh gia Trần Văn Lý (1955-2010) chụp về TP Đà Lạt và vùng đất Lâm Đồng.
Bên ngoài mặt trái dinh và khu hầm rượu là nơi cất giữ đồ đạc, dụng cụ biểu diễn, các loại pano, áp phích...
Khá lạc lõng giữa đồi thông cổ thụ là hàng chục chiếc xe đạp cũ treo quanh khung sắt.
Nhà bảo vệ trong khuôn viên dinh đóng cửa với một số đồ đạc bên trong.
Cổng chính vào bên trong dinh từ đường Lý Tự Trọng. Dinh sau nhiều thời kỳ thay đổi chức năng, thời gian qua là nơi lưu giữ ký ức của Đà Lạt để du khách đến tham quan, tìm hiểu.
Khuôn viên đồi Dinh lâu nay đang bị bó hẹp, bao vây bởi bởi nhiều công trình, nhà ở. Tầm nhìn về các hướng hiện nay cũng đã bị hạn chế bởi một số công trình cao tầng xung quanh.
 |
Dinh tỉnh trưởng (chấm đỏ) trong khu vực trung tâm Đà Lạt. Ảnh: Google Maps. |
Trao đổi với Zing.vn, kiến trúc sư, giảng viên Khoa Kiến trúc ĐH Yersin Đà Lạt Trần Công Hòa, cho biết dinh tỉnh trưởng là mảng xanh duy nhất, khu vực đất có tính lịch sử. Ngày xưa đây chỉ là ngọn đồi, có dãy nhà phố ở bên dưới. Cái hay của địa điểm này, về mặt địa lý là khu cao nhất vùng của trung tâm, đi đâu cũng thấy. Đồng thời, đây cũng là vùng đất có giá trị di sản kiến trúc.
"Theo đồ án quy hoạch 1/500 vừa công bố, nhà đầu tư muốn xây khách sạn trên này thì không ổn. Vì mảng xanh thành phố sẽ mất đi mà thay bằng khối bê tông", vị kiến trúc sư này chia sẻ.
Theo Zing

Khu Hoà Bình thành cao tầng, người dân thẫn thờ: Không còn là Đà Lạt
- Đề án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đã được UBND tỉnh phê duyệt nhưng nhiều người dân vẫn có những băn khoăn, chưa đồng tình.
" alt="Dinh thự hơn 100 tuổi sắp bị di dời ở Đà Lạt"/>
Dinh thự hơn 100 tuổi sắp bị di dời ở Đà Lạt