“Khi xăng đổ vào bình dầu, xăng nổi lên trên và cụ vẫn đi được cho đến khi dầu hết hẳn, xăng sẽ vào buồng đốt và với chỉ số tự kích nổ lớn hơn dầu, xăng sẽ khiến xe cụ nổ với tua máy khoảng 10.000-15.000 vòng/phút (với động cơ Methanol vòng tua lên 20.000 vòng/phút).
Ngay gần động cơ có một cái cốc tròn tròn… đó là lọc dầu, bóp cái khoá ống bằng thép và rút ống dẫn dầu ra khỏi cốc lọc… xe sẽ tắt máy sau khi hết dầu trong cốc. Chia buồn với cụ chủ hôm nay là xe bị 15 phút em mới tới giúp nên động cơ của cụ sẽ phải đại tu lại… Nếu cụ biết thông tin này thì xe cụ sẽ bị hỏng nhẹ hơn… dù sao cũng còn may vì xe không bị thiêu rụi", tài khoản L.T.H chia sẻ trên một nhóm về ô tô.
Ngay sau khi bài viết được đăng tải, rất nhiều người đã bày tỏ sự đồng tình và cảm ơn “chủ thớt” đã chia sẻ kinh nghiệm quý trên đường.
Tuy vậy, không ít chuyên gia cho rằng, nhiều chi tiết trong bài viết của tài khoản L.T.H là không chính xác và chiếc Everest nói trên không thể bị cháy do đổ nhầm xăng vào dầu.
Anh Lê Thành - Quản trị viên diễn đàn Otofun cho rằng, khi đổ xăng với dầu vào nhau, hai nhiên liệu này trộn lẫn chứ không tách ra thành hai lớp như đổ dầu vào nước.
“Việc đổ nhầm xăng vào bình dầu, cháy hết dầu đến xăng, nên tắt máy rút chìa không thể khiến cho máy tắt thì đây là cái sai cơ bản. Tắt máy là tức là ngắt dòng nhiên liệu, nghĩa là chả còn nguồn cung thì bố động cơ nào nổ được, trừ trường hợp bị hỏng”, anh Lê Thành phân tích.
Vị chuyên gia này cho biết thêm:“Động cơ diesel có một bệnh gọi là diesel runaway. Bệnh này có nhiều nguyên nhân. Như với trường hợp trên, khả năng rất cao là do turbo chảy nhớt vào buồng đốt. Nhớt vẫn có thể cháy, nhưng ra nhiều khói trắng. Đổ nhầm xăng vào máy dầu, cháy lẫn cũng có thể ra khói trắng mù mịt. Nhưng tác hại của nó không như bài này nói. Và không thể dẫn đến việc cháy xe”.
Đồng tình với ý kiến trên, kỹ sư ô tô Lê Hồng Đại cho rằng, nguyên tắc xe máy dầu là nén nổ còn xăng là dùng tia lửa điện để kích nổ. Việc đổ nhầm xăng vào xe máy dầu có thể dẫn tới hiện tượng bốc khói nhưng không thể gây cháy xe như bài chia sẻ trên mạng xã hội.
"Nếu đổ nhầm nhiên liệu thì lúc này xe rất khó nổ chứ chưa nói đến việc có thể đạt vòng tua máy "khủng" 10-15 nghìn vòng/phút được. Do vậy, nguyên nhân này gần như bị loại trừ", anh Đại chia sẻ với VietNamNet.
Đổ nhầm nhiên liệu có thể dẫn đến hỏng hóc nguy hiểm cho ô tô
Kỹ sư ô tô Lê Hồng Đại cho rằng, nếu đổ nhầm xăng vào dầu như trong trường hợp trên thì xe vẫn chạy bình thường được vài km nhưng do xăng có chỉ số kích nổ cao (octane cao) nên không có hiện tượng tự kích nổ. Điều này dẫn đến máy rất ồn, yếu rồi chết máy hẳn và không khởi động lại được.
Còn trường hợp sau khi đổ nhầm nhiên liệu và để xe dừng lâu mới khởi động thì xe sẽ khó nổ và nhanh chóng chết máy, đồng thời gây khói. Lúc này, lượng dầu và xăng đã hoà lẫn với nhau và cùng đưa vào buồng đốt.
Dù các chuyên gia cho rằng, đổ nhầm nhiên liệu rất khó có thể gây cháy nổ cho xe, tuy nhiên tất cả đều khẳng định đây là việc rất nguy hiểm và có thể để lại hậu quả nặng nề cho ô tô.
Ngay sau khi phát hiện đổ nhầm xăng vào dầu, cần tắt máy và đưa xe đến ngay các gara để khắc phục. (Ảnh: Hoàng Hiệp) |
Theo kỹ sư Lê Hồng Đại, hỏng hóc nghiêm trọng nhất do việc bơm nhầm xăng vào động cơ diesel là hiện tượng nóng và bó máy, nặng hơn có thể gây gãy trục cơ hoặc vỡ lốc máy dẫn tới phải thay cả động cơ. Khi đó, chi phí khắc phục sẽ là rất tốn kém, có thể từ vài chục đến vài trăm triệu tuỳ vào từng loại xe.
Do vậy, vị chuyên gia này đưa ra lời khuyên, ngay khi phát hiện ra đổ nhầm dầu vào xăng thì không được khởi động máy hoặc dừng xe tắt máy ngay lập tức. Đồng thời, gọi xe kéo về gara xúc rửa lại toàn bộ hệ thống nhiên liệu, thay lọc xăng, kiểm tra bu-gi, xúc rửa buồng đốt và đổ xăng mới nổ thử.
"Nếu nổ máy và động cơ hoạt động bình thường là được. Tuy nhiên lúc này vẫn có thể có khói trắng bốc ra vì đã có 1 lượng xăng và dầu hoà trộn với nhau mà quá trình xúc rửa chưa hết được",kỹ sư Đại nói.
Việc xúc rửa, vệ sinh này khá phức tạp nhưng giúp chiếc xe an toàn, tránh hỏng hóc. Chi phí cho các công đoạn này tại nhiều gara hiện nay trung bình khoảng 2-3 triệu đồng, vẫn quá rẻ so với việc phải sửa chữa, đại tu động cơ bị hỏng hóc nghiêm trọng.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Kính xe Almera bị hấp hơi, tài xế 30 năm kinh nghiệm cũng 'bó tay'Nhiều chủ xe Nissan Almera ở miền Bắc những ngày qua tỏ ra khổ sở vì hiện tượng mờ kính lái khi gặp tiết trời mưa lạnh, dù đã cố gắng thử mọi cách vẫn không đỡ là bao.
" alt=""/>Đổ nhầm nhiên liệu có thể gây cháy ô tô hay không?Bữa ăn mà Yang đã gọi trong lần đầu hò hẹn với Lin tại nhà hàng lẩu đắt nhất Ninh Ba (Ảnh: Sohu).
Yang cho biết thời điểm đó Lin không chê gì giá đắt, còn nói chỉ cần Yang thích là được. Yang cũng bảo loại rượu cô gọi chưa phải là đắt nhất, còn có loại hơn 200 nghìn nhân dân tệ nhưng cô không gọi. "Bởi vì tôi nghĩ đây là lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau, không nên tận dụng người ta như thế", Yang nói.
Nhưng khi Yang đang ăn thì Lin nói rằng anh ta đau bụng, cần đi vệ sinh. "Trước khi đi, anh ấy còn hỏi tôi: "Lát em có đi hộp đêm không, em ăn mặc sexy quá", Yang kể. Nhưng cuối cùng Lin đã biến mất, hơn một giờ sau vẫn không thấy quay lại.
Yang càng lúc càng cảm thấy có điều gì đó không ổn. Người không những không quay lại, mà bây giờ điện thoại di động cũng không liên lạc được. Yang đành tự trả tiền. Vì chưa khui chai rượu vang đỏ nên cuối cùng Yang đã phải trả tổng cộng 6800 nhân dân tệ.
Sau đó, Yang đã tìm gặp phóng viên và tố cáo Lin gạ gẫm mình. Phóng viên đã gọi cho Lin để hỏi anh ta có làm điều gì không phù hợp với Yang không. Lin trả lời: "Cô ấy nói cô ấy bị gạ tình, tôi nói cô ấy ăn cắp tiền của tôi, bạn có tin không?".
Lin thừa nhận mình đã ăn một nửa và bỏ đi, bởi vì anh ta cảm thấy rằng mình đang bị Yang lừa. Hơn 6000 nhân dân tệ cho một bữa ăn, và hơn 20000 nhân dân tệ cho một chai rượu vang đỏ. Anh ta không bao giờ đồng ý việc đốt tiền của Yang, sẽ thật ngu ngốc nếu anh ta không đi.
Sau đó, theo điều tra của cảnh sát, Lin không phải người giàu có, chỉ là nhân viên bán thời gian trong một cửa hàng bán xe cũ, lương tháng vài nghìn nhân dân tệ, và chiếc Lamborghini anh ta đăng trên trang cá nhân không phải của mình.
Cảnh sát cho rằng không đủ bằng chứng về việc Lin có hành vi quấy rối Yang để lập hồ sơ vụ án. Tuy nhiên, các điều chỉnh đã được thực hiện đối với việc trả tiền cho bữa ăn. Cuối cùng, hai người chia nhau chi phí bữa ăn 6800 nhân dân tệ, Lin trả cho Yang 3400 nhân dân tệ (gần 12 triệu VND).
Người dùng mạng xã hội sau khi nghe câu chuyện thì cho rằng nên tìm hiểu rõ người mình mới quen trước khi hẹn gặp nhau ăn tối để tránh những rắc rối không cần thiết có thể xảy ra. Trong trường hợp này thật khó phân xử xem ai sai, ai đúng.
Theo Dân trí/Sohu
" alt=""/>Lần đầu hẹn hò, cô gái gọi bữa gần trăm triệu, chàng trai tính kế 'chuồn'Mấy hôm nay, trời nắng nóng, 6 giờ chiều anh Thịnh mới cho đàn trâu bò hơn 30 con, mấy chú cừu, dê vào chuồng. Xong, anh chuẩn bị thức ăn cho gà, vịt, đàn heo hơn 50 con đang kêu inh ỏi vì đói.
Anh Thịnh cho biết, thường ngày, công việc của anh sẽ kết thúc vào lúc 4 giờ chiều. Một giờ sau, anh về nhà trong khu dân cư phường An Phú tắm rửa, phụ vợ việc nhà, đón con, hoặc ra khu công viên gần nhà đánh cờ, trò chuyện với mấy người đàn ông trong xóm.
'Mấy hôm nay nắng quá, tôi dời mọi hoạt động lại hai giờ', người đàn ông năm nay 42 tuổi nói. Anh cũng cho biết, tính đến nay anh đã có hơn 15 năm làm nông dân giữa TP. HCM - một trong những thành phố sầm uất nhất cả nước.
Trước đây, anh Thịnh là kỹ sư cơ khí, làm trong một công ty lớn tại TP.HCM. Khu đất anh đang dựng chuồng nuôi gia súc, gia cầm là của bố mẹ vợ, trước là cánh đồng lúa.
Chuồng bò được anh Thịnh dựng bằng thân cây và lá dừa nước. |
Năm 2003, đến khu đất chơi, thấy nơi đây bỏ trống, cỏ mọc um tùm, anh nghĩ đến việc chăn nuôi. Thế là, anh bắt tay vào phát cây, dọn dẹp xung quanh để thực hiện kế hoạch đã vạch sẵn.
Ban đầu, anh dùng hết tiền tiết kiệm của hai vợ chồng, vay thêm bố mẹ xây chuồng, mua 50 con bò về nuôi. Thời gian này, các khu vùng ven của thành phố còn hoang sơ, cỏ nhiều vì thế, đàn bò của anh lớn nhanh. Thấy lợi nhuận cao, anh quyết định bỏ công việc kỹ sư, ở nhà tập trung chăn nuôi.
Anh cũng đi học thêm khóa thú y để tự chăm sóc, vệ sinh, phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi. Những lúc heo và bò sinh sản, anh trực tiếp cắt cuống rốn, chích ngừa cho chúng.
Anh Thịnh dọn dẹp chuồng trại cho vật nuôi. |
Mấy năm nay, các khu đất ruộng được giải tỏa, đền bù, những khu dân cư cũng dần hình thành, cỏ ít đi. Anh tận dụng nguồn thức ăn thừa lấy từ các quán ăn, chợ nuôi thêm heo, gà, vịt, dê, cừu và nuôi cá, trồng sen ở những khoảng ruộng sâu kiếm thêm thu nhập.
Ngày hai lần, sáng và trưa, anh đi gom đồ ăn thừa về chế biến thức ăn cho vật nuôi. Chuồng trại thì dọn dẹp ngày một lần. Toàn bộ chất thải của vật nuôi sẽ được phơi khô bán cho các nhà vườn trồng rau, cây cảnh.
'Nhìn tôi chân tay lấm lem, quần áo sờn rách, ngày nào cũng chạy chiếc xe cà tàng đi lấy thức ăn thừa, mấy đứa bạn hỏi: 'Sao nhàn không muốn lại thích cực'. Mới đầu, tôi khá ngại nhưng giờ hết rồi. Công việc này cho tôi thu nhập cao, có sự thoải mái, không bị căng thẳng vì công việc', anh Thịnh nói, tay chỉ về chú heo nái đang nằm ngủ trong chuồng. Anh cho biết, chú heo đang mang thai khoảng một tháng nữa sẽ sinh.
Số vật nuôi sau khi lớn sẽ anh sẽ bán cho các cơ sở quen trong thành phố. Mỗi tháng, anh cũng thu khoảng từ 40-100 triệu đồng.
Cách mấy bước chân, vợ chồng chị Loan đang lùa đàn bò hơn 20 con, bụng căng tròn sau một ngày đi ăn cỏ vào chuồng. Chị cho biết, khu đất đang dựng chuồng chăn nuôi là của ông bà chị để lại cho con cháu. Hơn 10 năm qua, hai vợ chồng chị đến đây chăn nuôi.
Ngoài nuôi trâu bò, vợ chồng chị còn trồng sen, nuôi cá rô phi, cá chép, cá trắm dưới ao và nuôi thêm gà vịt giao cho các mối.
Các mối đến mua bò của anh Thịnh. |
Anh Thịnh cho biết, thời gian tới khu vực này sẽ được quy hoạch. Vì thế, vợ chồng anh tính sẽ đi nơi khác mua đất để việc chăn nuôi không bị gián đoạn. 'Trước đây, tôi dựng chuồng, nuôi heo nái đẻ bằng âm nhạc ở khu đất trồng gần nhà. Toàn bộ số heo đẻ tôi mang ra đây nuôi hết. Hai năm nay, nhà dân mọc lên nhiều, tôi bỏ chỗ đó rồi. Nơi này, vài năm nữa cũng không còn nữa, tôi phải tính trước', anh Thịnh nói.
Ông Phạm Thanh Phương, Chủ tịch UBND phường An Phú (quận 2, TP.HCM) cho biết: 'Khu đất nơi anh Thịnh và các hộ khác đang làm nghề chăn nuôi đã có kế hoạch giải tỏa từ lâu nhưng chưa thương lượng với người dân xong, vì thế, vẫn thuộc quản lý của người dân. Trước đây, nơi đây là cánh đồng lúa. Sau đó, anh Thịnh cùng vài người khác đến cải tạo để chăn nuôi'.
Ông Phương cũng cho biết: 'Các hộ đã đăng ký cam kết thực hiện vệ sinh chuồng trại, môi trường xung quanh, dịch bệnh và không thả rông gia súc'.
Trong khu đất vàng giữa Sài Gòn, người đàn ông lớn tuổi trồng rau, nuôi cá. Mùa mưa tới, ông gieo mạ, xới đất trồng vụ hè thu.
" alt=""/>Đi xin thức ăn thừa, anh nông dân kiếm tiền tỷ giữa Sài Gòn