Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, AI đã trở thành một trong những công nghệ chủ chốt của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngày càng nhận được sự quan tâm, đầu tư và đang góp phần thay đổi, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia. Gần đây, AI đã cho thấy sự phát triển vượt bậc, có rất nhiều sản phẩm, ứng dụng dựa trên công nghệ này ra đời, thu hút sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là các sản phẩm trí tuệ nhân tạo tạo sinh.
Tại Việt Nam, ngày 26/1/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về “Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030". Chiến lược đưa ra mục tiêu "đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đưa trí tuệ nhân tạo trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc CMCN 4.0”, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI trong khu vực và trên thế giới.
Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, sau hơn hai năm triển khai Chiến lược trí tuệ nhân tạo, Việt Nam đã đạt một số kết quả bước đầu rất đáng được khích lệ. Kết quả này đã được phản ánh trong báo cáo "Chỉ số sẵn sàng về Trí tuệ nhân tạo của chính phủ” do Tổ chức Oxford Insights kết hợp với Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế của Canada thực hiện, năm 2022, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 55 trong 181 quốc gia được đánh giá xếp hạng trên thế giới, tăng 7 bậc so với năm 2021.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục chuẩn bị đội ngũ nhân lực làm về AI góp phần thúc đẩy việc phát triển một hệ sinh thái AI bền vững, nhằm đạt được mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng AI trong khu vực ASEAN và trên thế giới.
Đáng chú ý tại sự kiện, đại diện lãnh sự quán các nước đã có nhiều chia sẻ về phát triển công nghệ AI trong thời gian tới, trong đó, cho biết sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để thúc đẩy phát triển công nghệ này.
Bà Emily Hamblin, Tổng lãnh sự quán Vương quốc Anh tại TP.HCM cho biết, Vương quốc Anh đã đưa ra chiến lược ưu tiên phát triển 5 lĩnh vực công nghệ trọng tâm, trong đó có AI. Theo bà, AI sẽ tiếp tục phát triển đột phá trong thời gian tới, đồng thời, công nghệ này sẽ đem lại cơ hội cho doanh nghiệp, chính phủ và khu vực công.
Đánh giá sự phát triển AI tại Việt Nam, bà Emily Hamblin chia sẻ, sau khi tham quan các gian hàng trưng bày tại sự kiện, có thể nhận thấy sự phát triển của ngành công nghệ Việt trong lĩnh vực AI, với sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp và công nghệ này đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt, từ Chính phủ, hành chính công đến thương mại, y tế, giáo dục.
Tuy nhiên, bà cho rằng, mặc dù có những lợi thế, nhưng AI cũng mang đến rủi ro phức tạp hơn, đòi hỏi các quốc gia cần cân bằng sự phát triển với đạo đức, quản lý. Trong đó, những rào cản về đạo đức sẽ tác động đến niềm tin của người dùng, ngoài ra còn có các rào cản về dữ liệu và thị trường.
Ông Graham Harlow, Quyền Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, cũng cho biết, gần đây, Việt Nam - Mỹ đã có cơ hội cùng thúc đẩy công nghệ AI của hai bên. Microsoft và Trusting Social hợp tác để phát triển giải pháp tổng thể dựa trên AI phù hợp với Việt Nam. Nvidia bắt tay với FPT, Viettel và VinGroup để triển khai AI trong đám mây, ô tô và chăm sóc sức khỏe.
"Bộ Ngoại giao và doanh nghiệp Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với các nước, trong đó có Việt Nam để thiết lập khuôn khổ quốc tế trong quản lý, phát triển, sử dụng AI trên toàn cầu", ông Graham Harlow chia sẻ.
Theo Quyền Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM, AI chính là trung tâm của cuộc cách mạng công nghệ toàn cầu trong thời gian tới và nhiều tiến bộ của công nghệ này đã được ứng dụng trong y học, giáo dục… Tuy nhiên, ông cho rằng cần phải có các tiêu chuẩn để phát triển và sử dụng AI có trách nhiệm. Đồng thời, thông qua các nghiên cứu chung, cần để AI nâng cao hiệu quả công việc chứ không phải kiểm soát con người. Cần có bộ nguyên tắc về phát triển AI, trong đó, lấy con người làm trọng tâm và các nước cần thúc đẩy phát triển AI có trách nhiệm.
Còn ông Yang Ki Sung, Tham tán Khoa học, Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cũng chia sẻ, Việt Nam đang nổi lên là một quốc gia có khả năng cạnh tranh trong phát triển AI, việc hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam đưa công nghệ này vào đời sống hàng ngày sẽ tạo ra các thành công trong thời gian tới.
Đại diện cơ quan khoa học công nghệ của Australia, ông Kim Wimbush, Tham tán CSIRO kiêm Giám đốc chương trình Aus4Innovation khẳng định, phía Australia luôn sẵn sàng hợp tác về AI với Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, y tế, quản lý môi trường, cũng như phát triển nông nghiệp thông minh.
Tuy nhiên, ông Kim Wimbush cũng thừa nhận, AI mang lại những thách thức và rủi ro, vì vậy, cần đưa ra những quy tắc sử dụng để AI đáng tin cậy hơn là rất quan trọng.
Ông cho biết thêm, Australia có nhiều hoạt động và tiếng nói trên trường quốc tế trong lĩnh vực AI, sẽ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghệ này cũng như kết nối Việt Nam với mạng lưới ở châu Á.
Lương Bằng và nhóm PV, BTV" alt=""/>Các nước sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để phát triển công nghệ AITỉnh cũng đẩy mạnh triển khai các nền tảng số theo hướng dẫn của Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành Trung ương để các cơ quan nhà nước quản lý, điều hành nghiệp vụ chuyên ngành dựa trên dữ liệu, đồng bộ, thông suốt từ trung ương đến địa phương. Thực hiện kiểm tra công tác Chuyển đổi số và đảm bảo tuân thủ an toàn thông tin mạng tại các cơ quan, đơn vị; kết nối, chia sẻ hiệu quả dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) tới hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành.
Chỉ đạo triển khai các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh theo các Kế hoạch đã phê duyệt. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, thành phố ban hành và tổ chức triển khai kế hoạch phát triển kinh tế số và xã hội số thuộc phạm vi quản lý. Chỉ đạo các đơn vị cung cấp chữ ký số công cộng trên địa bàn tỉnh cung cấp chữ ký số miễn phí trong thời gian 01 năm cho người dân và doanh nghiệp thực hiện ký số trên dịch vụ công trực tuyến. Đôn đốc Tổ Chuyển đổi số cộng đồng triển khai hướng dẫn người dân đăng ký tài khoản dịch vụ công trực tuyến, tài khoản định danh điện tử.
Thúc đẩy các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Tổ chức diễn tập thực chiến đảm bảo an toàn thông tin mạng 2023 nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành về an toàn thông tin mạng cho Đội Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng và các đơn vị trên địa bàn tỉnh. Đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện rà quét, xử lý bóc gỡ mã độc tại các cơ quan, đơn vị.
Trong những tháng còn lại của năm 2023, Cao Bằng tiếp tục gắn nhãn tín nhiệm mạng các trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh nhằm tăng mức độ uy tín của các trang thông tin điện tử cơ quan nhà nước đối với người dân, đồng thời hỗ trợ ngăn chặn việc lợi dụng tên miền thực hiện các hành vi lừa đảo trên không gian mạng.
Hoà An
" alt=""/>Cao Bằng đẩy nhanh xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung cấp tỉnhHệ thống quản trị thực thi TP.HCM trên nền tảng số bước đầu làm thay đổi cách chỉ đạo, điều hành và kiểm tra hoạt động của thành phố từ thủ tục, báo cáo văn bản giấy tờ sang điều hành hệ thống thông tin, tương tác theo thời gian thực.
UBND TP.HCM đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chủ trì và các sở, ngành, địa phương phối hợp xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, nỗ lực rút ngắn từ 120 ngày xuống còn 45 ngày để hoàn thành hệ thống.
Đây là hệ thống được xây dựng dưới kiến trúc mở, sẵn sàng mở rộng tích hợp các hệ thống thành phần khi cần thiết. Dữ liệu được lưu trữ tập trung tại Trung tâm dữ liệu thành phố, đảm bảo an toàn thông tin.
Hệ thống có 3 chức năng chính gồm: Tổng hợp thông tin kinh tế - xã hội, kết quả bộ chỉ tiêu điều hành; điều hành, quản trị; giám sát, tương tác giữa người dân với chính quyền.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi ra mắt, ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát Hành chính, Văn phòng Chính phủ chia sẻ, với việc ra mắt Hệ thống quản trị thực thi TP.HCM trên nền tảng số cho thấy lãnh đạo các cấp chính quyền thành phố đã rất quyết tâm, điều đó thể hiện trong việc tạo mọi điều kiện để hệ thống rút ngắn thời gian hoàn thành từ 120 ngày còn 45 ngày.
Đồng thời, lãnh đạo TP.HCM luôn mong muốn thành phố phải đi đầu trong cả nước về cải cách hành chính, vì thế, hệ thống cần được vận hành sớm và đưa vào sử dụng ngay.
Theo ông Ngô Hải Phan, xây dựng hệ thống đã khó, duy trì hệ thống càng khó hơn và ở đây khó nhất là giải quyết vấn đề người dùng. Bởi nếu lãnh đạo thành phố, các sở, ban, ngành không sử dụng, không khai thác thì sẽ không có dữ liệu đầu vào và như thế không chỉ đạo được.
Vì thế, thay vì thụ động, mỗi người lãnh đạo các cấp của TP.HCM cần chủ động sử dụng hệ thống, đây mới là yếu tố quan trọng đem đến thành công.
Đại diện Cục Kiểm soát Hành chính cho biết, hệ thống rất quan trọng nhưng cần xác định chỉ là công cụ, sau công cụ là con người, đằng sau nền tảng hệ thống là những dữ liệu, thành phố phải chuyển được từ giấy qua dữ liệu số để luân chuyển, chia sẻ và kết nối.
Chính vì thế, hạ tầng phải đảm bảo liên thông thông suốt ở các cấp chính quyền. Việc TP.HCM sử dụng chung một nền tảng hệ thống là rất thành công. Tuy nhiên, cũng cần xác định nhu cầu sử dụng hệ thống là gì, từ nhu cầu của lãnh đạo thành phố đến các sở, ban, ngành và nhu cầu của toàn xã hội, để đưa ra các đầu bài cho bộ phận giúp việc triển khai biến nó thành công cụ hữu ích.
Điều quan trọng là muốn hệ thống vận hành, phải có hệ thống thể chế tương tác trên môi trường số, nếu vẫn duy trì các quy chế, các quy định cũ trên môi trường giấy, như quy định bao nhiêu ngày mới phải nộp báo cáo thì sẽ khó thành công.
Cho nên, TP.HCM cần tập trung ngay vào việc rà soát, đánh giá lại và phải xây dựng hệ thống quy chế, công cụ cho việc chỉ đạo điều hành trên môi trường số dựa trên dữ liệu.
Ngoài ra, TP.HCM cần tiếp tục phát triển hệ thống theo từng giai đoạn, phải thêm các mô hình dự báo cho thành phố về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng hay trong bối cảnh có dịch bệnh như Covid-19 vừa qua.
Đồng thời, cần đẩy mạnh kết nối chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống trong và ngoài TP.HCM, với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu Chính phủ và dưới Chính phủ…
Trong bối cảnh hiện đại hoá nền hành chính, ông Ngô Hải Phan cho rằng, đây là công việc quan trọng thể hiện tiền đề thực hiện thành công việc chuyển đổi số tại thành phố cũng như đóng góp cho chuyển đổi số thành công của Chính phủ.
Với sự quan tâm của địa phương, hệ thống nên trở thành nhu cầu thiết yếu, là "bữa ăn" hàng ngày cho các lãnh đạo, chính quyền các cấp thành phố, đáp ứng nhu cầu của thành phố và từng bước hướng tới thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.
Đánh giá về sự ra đời của Hệ thống quản trị thực thi TP.HCM trên nền tảng số, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành Uỷ TP.HCM cho rằng, đây là bước tiến đáng trân trọng, ghi nhận dấu ấn đúng theo tinh thần chỉ đạo của thành phố.
Theo ông, hiện chủ trương đã có và việc ra đời hệ thống đã đi được một bước, bước tiếp theo Sở TT&TT TP.HCM cần nghiên cứu, đưa ra các đề xuất cụ thể như Đảng cần làm gì, HĐND cần có quyết sách gì và UBND cần chỉ đạo gì.
Bí thư Thành Uỷ TP.HCM Nguyễn Văn nên cho rằng, thử thách lớn nhất là thử thách chính mình, chính là đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động.
Trong đó, trước hết là đội ngũ lãnh đạo TP.HCM, ai làm tốt sẽ được tăng cường trải nghiệm, giám sát thường xuyên hơn, minh bạch hơn, kịp thời hơn, còn ai không đặt cái chung lên trên, phục vụ người dân lên trên sẽ gặp khó khăn.
Theo ông, hệ thống sẽ giúp cho chính các lãnh đạo thành phố điều chỉnh hành vi của mình, nhằm thực hiện mục tiêu chung, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn. Đây là điểm mấu chốt mà thành phố mong muốn.
Ra mắt hệ thống quản trị thực thi TP.HCM trên nền tảng sốHệ thống quản trị thực thi TP.HCM trên nền tảng số bước đầu làm thay đổi cách chỉ đạo, điều hành và kiểm tra hoạt động của thành phố từ thủ tục, báo cáo văn bản giấy tờ sang điều hành hệ thống thông tin, tương tác theo thời gian thực." alt=""/>Lãnh đạo cần chủ động sử dụng hệ thống quản trị thực thi TP.HCM trên nền tảng số