游客发表
Năm 2011,đượcgửitớiFukushimađãchếtvìphóngxạket qua bong da la liga một trong những trận động đất nghiêm trọng nhất mà lịch sử ghi lại kèm theo một cơn sóng thần cao 10m đã nhấn chìm bờ biển đông bắc Nhật Bản, khiến 19.000 người thiệt mạng, phá hủy nhà cửa và cướp đi công việc của 160.000 người khác.
Cơn sóng thần này cũng làm hư hại 4 lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản, gây ra thảm họa ô nhiễm phóng xạ kinh hoàng tại nước này.
Năm năm sau, các nhà nghiên cứu đến từ Công ty Điện lực Tokyo (Tepco) vẫn không thể tìm ra cách để làm sạch lượng phóng xạ đã rò rỉ ra nước và đất, cùng những thanh nhiên liệu đã phân rã ở đây.
"Những nỗ lực để làm sạch Fukushima, nơi được coi là thảm họa hạt nhân lớn nhất kể từ thảm họa Chernobyl năm 1986, đang tiếp tục được giám sát sau một loạt những sai lầm ngớ ngẩn của Tepco, trong những nỗ lực ngắn hạn để giải quyết ô nhiễm phóng xạ có thể mất chừng 30-40 năm", nhà báo Peter Dockrill viết trong bài đăng trên Science Alert khi những robot đầu tiên được triển khai đến Fukushima.
Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của Tepco, những robot điều khiển từ xa đưa tới các lò phản ứng hạt nhân ở Fukushima để dọn dẹp các thanh nhiên liệu nóng chảy đều đã "chết" do nồng độ bức xạ quá cao.
Người ta ước tính rằng, đến nay Tepco mới chỉ giải quyết được 10% rác thải phóng xạ do sóng thần và vụ tan chảy lõi lò phản ứng gây ra. Việc robot bị "chết" do phóng xạ khiến công ty này lâm vào tình trạng hết sức khó khăn.
Trong khi đó, cuối tháng 12/2015, có những tin tức cho rằng, nhà máy điện hạt nhân này tiếp tục làm rò rỉ một lượng nhỏ phóng xạ vào Thái Bình Dương, và thậm chí người ta còn tìm thấy chất phóng xạ ở bờ biển phía Tây nước Mỹ.
Trong nỗ lực ngăn chặn ô nhiễm phóng xạ, Tepco đã xây dựng "bức tường băng" lớn nhất thế giới xung quanh nhà máy để ngăn chặn nước ngầm lân cận bị ô nhiễm, tuy nhiên nó vẫn chưa hoàn thành. Vấn đề là, bức tường băng này chỉ có thể ngăn chặn tạm thời chứ không thể làm sạch khu vực bị nhiễm phóng xạ.
"Thực sự là vô cùng khó khăn để có thể vào được bên trong nhà máy hạt nhân", Naohiro Masuda, một đại diện của Tepco nói với Reuters. "Trở ngại lớn nhất chính là tia bức xạ".
Theo Science Alert, Tepco đã di dời thành công 1.535 thanh nhiên liệu chưa phân rã từ lò phản ứng số 4, nơi công việc có thể tiến hành một cách tương đối dễ dàng do nồng độ bức xạ khá thấp.
Còn tại lò phản ứng số 3, do hàm lượng bức xạ cao hơn nên con người không thể lại gần và ngay cả những robot điều khiển từ xa được gửi vào đây cũng đã "chết" do dây điện và các thiết bị điện tử nhạy cảm đều bị cháy khô do "không thể chịu đựng được". Người ta ước tính rằng, có 565 thanh nhiên liệu chưa phân rã cần phải loại bỏ ở lò phản ứng này.
"Ngay khi các robot lại gần lò phản ứng, các bức xạ đã phá hủy hệ thống dây điện của chúng, và chúng trở nên vô dụng", Masuda cho biết.
Tepco cũng không thể đưa robot khác đến thực hiện những công việc này bởi mỗi robot được tùy chỉnh để sử dụng riêng cho những chức năng khác nhau và phải mất đến 2 năm để chế tạo chúng.
Đó là chưa kể đến, công nghệ tạo ra loại robot có đủ khả năng để vận hành trong môi trường có nồng độ bức xạ cao như vậy là không tồn tại, vì vậy, Tepco phải nghiên cứu những giải pháp khác.
Trong khi đó, người quản lý khu vực Fukushima, Akiro Ono, thừa nhận rằng ông "quan ngại sâu sắc" về việc các bể chứa sẽ rò rỉ nước nhiễm phóng xạ ra biển nếu họ không thể tìm ra cách để làm sạch mọi thứ trong thời gian tới.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接