- Gia đình một nam sinh tố cáo cô hiệu phó đã đập đầu học sinh vào tường gây thương tích. Cô giáo đã cung cấp những tình tiết bất ngờ liên quan.
Mẹ ruột đến “bắt con”,ịtốđậpđầuhọcsinhvàotườngnữhiệuphóthôngtinbấtngờnghệ an 24h nhà trường hoảng hốt tưởng học sinh bị bắt cóc
Những cô giáo quen với việc học sinh cắn, phi chổi vào người
Theo phản ánh của gia đình, chiều 7/11, bà Phạm Thị Huế - Hiệu phó Trường THCS An Hồng đã đập đầu học sinh vào tường gây thương tích vùng đầu với lý do em này đã viết bậy lên tường.
Tôi không đập đầu học sinh vào tường
Làm việc với VietNamNet, bà Huế, nữ hiệu phó liên quan đến vụ việc trên đã cung cấp những thông tin bất ngờ, đang là những góc khuất của sự việc.
Cháu Đ. bị các giáo viên và hội phụ huynh nhà trường nhiều lần có văn bản đề nghị Ban Giám hiệu xử lý vì có các hành vi ngỗ ngược, hỗn láo gây ảnh hưởng đến nhiều người.
Những thương tích trên đầu của học sinh (Ảnh gia đình chụp)
Chiều ngày 3/11, BGH nhà trường được cô Hương giáo viên chủ nhiệm của lớp 9C báo cáo và nhờ can thiệp về em Đ. với lý do: Em đã không chịu học bài, ngồi trong lớp nói chuyện, gây ồn khiến tiết học không thể tiếp tục. Khi cô giáo bộ môn gọi báo cô giáo viên chủ nhiệm đến nhắc nhở thì học sinh này đã có phản ứng tiêu cực. Đ. đã dùng phấn viết lên tường với ngôn ngữ bậy bạ, chửi cô giáo chủ nhiệm.
Cô Huế, hiệu phó Trường THCS An Hồng trần tình về vụ việc
“Cô Hương gọi xin ý kiến ban giám hiệu, tôi liền xuống lớp. Tôi xin phép cô bộ môn cho cháu ra ngoài. Khi ra đến hành lang lớp, tôi đã hỏi tại sao em lại hỗn hào với giáo viên? Tại sao lại viết bậy lên tường để chửi cô giáo dạy mình? Em trừng mắt lên cãi tôi và nói là “ T... không sợ”. Sau tuyên bố đó, em liên tục văng bậy và chửi rủa tôi. Đ. còn hùng hổ lao vào như muốn đánh nhau. Tôi đã không bình tĩnh nên dùng ngón tay trỏ dí vào đầu em ấy”, bà Huế giải thích.
Vị trí cháu Đ bị dí vào tường rồi tự tay cào đầu tạo ra vết thương
Theo bà Huế, hoàn toàn không có chuyện bản thân dùng tay đập đầu học sinh vào tường. "Còn khi dùng tay dí vào đầu để giãn khoảng cách em ấy ra khỏi mình, đầu em có va vào tường hay không thì tôi không chắc chắn. Tuy nhiên, Đ. đã lăn ra ăn vạ hai tay liên tục tự cào lên đầu mình rồi dúi đầu vào kệ để bình cứu hỏa treo trên tường. Đó là lý do trên đầu em có những vết tấy đỏ như ảnh mà gia đình chụp đưa lên mạng xã hội”.
Gia đình càng bênh con, học sinh càng cá biệt
Bà Nguyễn Thị Lan, Hiệu trưởng Trường THCS An Hồng thông tin thêm: Khi xảy ra việc, 16h30 cùng ngày, nhà trường tổ chức một cuộc họp bất thường gồm toàn bộ BGH hiệu, giáo viên chủ nhiệm, đại diện học sinh trong lớp và gia đình học sinh.
“Sau khi nghe các bên trình bày, mẹ của cháu đã xin lỗi các cô giáo và mong các cô tiếp tục dạy bảo cháu. Nói cô hiệu phó đập đầu học sinh vào tường gây thương tích như hình ảnh phát tán là không đúng bản chất vụ việc. Cô Huế là người có mấy chục năm trong nghề, nổi tiếng yêu học sinh có trách nhiệm với giáo dục ở địa phương. Khi bị dư luận nghe thông tin một chiều lên án, cô rất sốc và đã khóc vì thất vọng”, bà Lan cho hay.
Cô Hương GVCN cung cấp bằng chứng về việc học sinh chửi bậy, xúc phạm giáo viên
Nói về trường hợp này, cô Nguyễn Thị Hoài Hương - Giáo viên chủ nhiệm lớp 9C cho biết: Trong quá trình giảng dạy, em đã mắc rất nhiều khuyết điểm, gây ảnh hưởng đến 43 học sinh khác trong lớp.
"Khi tôi nhắc nhở, em không tiếp thu và còn có thái độ thách thức, nói bậy, chửi rủa.Cá nhân tôi đã tìm đủ mọi cách để cảm hóa. Nhưng từ phía gia đình rất bênh con nên Đ. càng ngày càng ỷ thế, ngỗ ngược hơn”.
Học sinh Lâm Anh, lớp trưởng lớp 9C cung cấp: Bạn Đ. gây ồn không cho cả lớp học. Khi bị cô nhắc nhở thì bạn thách thức, xưng mày tao với cô. Cô Huế xuống mời bạn ra hành lang trao đổi thì bạn ý lên cơn tự dùng tay cào đầu, dứt tóc trông rất sợ. Trong lớp bạn thường xuyên đánh các bạn nên ai cũng sợ”.
Trường THCS An Hồng, huyện An Dương
Ông Lê Văn Cường – Phó Chủ tịch UBND huyện An Dương cho biết:
"Tôi đã xuống tận nơi, lắng nghe ý kiến của các giáo viên và học sinh trong trường thì nhận thấy Đ. là học sinh cá biệt. Chúng tôi cần sự phối hợp của gia đình để giáo dục em. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ phải xem xét môi trường học tập khác cho cháu.Về hành vi dùng tay dí vào đầu học sinh của cô Huế, chúng tôi cũng không đồng tình. Huyện đã yêu cầu kiểm điểm nhắc nhở rút kinh nghiệm với cô hiệu phó”.
Thầy giáo quỳ xin lỗi học sinh cá biệt
Thầy giáo Tan Shengjun, giáo viên tiếng Anh tại trường Trung học 1, thành phố Loudi, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã quỳ trước một học sinh cá biệt để xin lỗi.
Nữ ca sĩ vốn không học trường lớp bài bản, chỉ hát bằng bản năng và sự chỉ dạy của một số người đi trước. Cô hay học theo các danh ca Phương Dung, Giao Linh, Như Quỳnh… song không hát rập khuôn mà tạo ra chất riêng. Sắp tới, cô học thêm thanh nhạc để luyện giọng nhằm đi xa hơn trong nghề.
Trước khi đến với ca hát, Quang Như Ý từng là cô giáo dạy tiếng Anh. Bên cạnh ca hát, cô hiện cũng duy trì công việc kinh doanh bất động sản. Đây cũng là cách để nữ ca sĩ kiếm tiền và tiếp tục đầu tư cho nghệ thuật không bị gián đoạn.
Giọng ca bolero nói thêm khi hoạt động nghệ thuật, cô thường bị khán giả nhầm lẫn với một ca sĩ khác cùng tên. Tuy nhiên, Quang Như Ý quan niệm mỗi người có một tố chất và con đường đi riêng để khẳng định hình ảnh trong lòng khán giả.
Quang Như Ý quan niệm khi làm nghề, cô chỉ nghĩ đến việc làm tốt bổn phận của mình. Với cô, nếu không có thực lực, sự cố gắng và may mắn thì rất khó để được phát triển lâu dài.
Ca sĩ cũng không kén chọn sân khấu, chỉ cần phù hợp và khán giả ủng hộ, cô sẵn sàng nhận lời.
Trước câu hỏi: Liệu có được sự hậu thuẫn của đại gia, hay một người khác để phát triển sự nghiệp ca hát, Như Ý thẳng thắn cho biết: “Nếu có đại gia nâng đỡ, chắc tôi nổi tiếng lâu rồi. Tôi thấy vướng vào phiền lắm, hầu hết những người thành đạt thường có gia đình rồi. Có người gọi tôi kêu đi show, tôi biết họ đang thích mình nên tôi từ chối khéo. Vài lần như vậy người ta không mời diễn nữa”.
Hành trình làm nghề, Như Ý may mắn có sự giúp đỡ của Ngọc Sơn. Với nữ ca sĩ, danh ca là người thầy luôn tận tâm với học trò và hỗ trợ cô từ kiến thức đến chuyên môn những năm vừa qua cho đến hiện tại.
Trong khi đó, Ngọc Sơn nhận xét giọng ca của Quang Như Ý tiềm năng và đậm chất bolero. Cô có quãng giọng đẹp, lối luyến láy, nhả chữ mềm mại, ngọt ngào.
Thầy trò Ngọc Sơn và Quang Như Ý.
“Thể loại nhạc trữ tình - bolero là dòng nhạc dễ nghe, nhưng khó hát do cung đạo lên xuống phải mềm mại và cũng phải chứa chất đầy đủ tình cảm chứa đựng đó. Cũng nốt nhạc đó, nhiều người hát có thể sẽ bị đơ cứng nhưng Quang Như Ý đã thể hiện khá trọn vẹn. Tôi mong em sẽ phát triển hơn nữa trên chặng đường ca hát”, nam danh ca chia sẻ.
Dù được Ngọc Sơn yêu thương, Như Ý cho biết chưa bao giờ suy nghĩ sẽ nhờ cậy hay làm phiền thầy giúp mình phát triển nghề. Với cô, được thầy nhận làm học trò, chỉ dạy nhiều đã là sự may mắn. Chuyện danh ca Ngọc Sơn có giúp hay lăng xê cô hay không đều có lý do riêng.
Ngọc Sơn quan hệ đặc biệt với Duy Mạnh và lực sĩ Phạm Văn MáchNgọc Sơn tiết lộ với VietNamNet về tình anh em hơn 20 năm với ca sĩ Duy Mạnh, phủ nhận từng cạch mặt." alt="Ca sĩ Quang Như Ý: Từ chối lời mời đại gia, được Ngọc Sơn giúp đỡ"/>
Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2 Nguyễn Đức Giang (ngoài cùng bên trái) chia sẻ về phương pháp ghi nhớ, tư duy trong môn Toán
Sau phần thử thách thú vị này, Nguyễn Đức Giang chia sẻ với các bạn học sinh về vai trò của Toán học trong việc rèn luyện tư duy, cũng như phương pháp để học tốt môn Toán phổ thông. Chàng trai trẻ cho biết: “Ví dụ, với hình học không gian, thay vì vẽ trên giấy thì bạn có thể làm mô hình bằng giấy để có sự tiếp xúc trực quan. Nó sẽ giúp ích trong việc tưởng tượng và tư duy về các chiều không gian. Quá trình tiếp xúc trực tiếp với mô hình là lúc bộ não ghi nhớ về các điểm, góc, cạnh… nên sẽ rút ngắn được thời gian để ghi nhớ những cái mới. Nhờ vậy, tư duy học Toán cũng sẽ được nâng cao”.
Nhiều bài giảng hấp dẫn
Đến với “Ngày hội Toán học mở 2021”, người yêu Toán còn được lắng nghe bài giảng của PGS.TSKH Phan Thị Hà Dương. Bà đã thiết kế bài giảng theo hình thức kể chuyện, để nhóm đối tượng từ 6 - 60 tuổi đều có thể nghe hiểu, thông qua lăng kính đồ thị, trả lời câu hỏi “Thế giới của chúng ta rộng lớn hay bé nhỏ?” một cách khoa học và dễ hiểu.
Những kiến thức về đồ thị Toán học được thiết kế một cách trực quan, dễ hiểu cho đối tượng đại chúng từ 6 - 60 tuổi
Trong bài giảng “Giáo dục Toán thực - Một cách hiểu đầy đủ về việc dạy toán gắn với thực tiễn và sự phù hợp với mục tiêu Chương trình môn Toán 2018”, PGS.TS Nguyễn Tiến Trung trao đổi về thực trạng giáo dục Toán trên thế giới và tại các trường học ở Việt Nam, vai trò của giáo viên trong hoạt động giảng dạy Toán, cũng như những phương pháp để học sinh đam mê môn học này.
Cùng với đó, “Giới thiệu công nghệ Blockchain: Lý thuyết và ứng dụng” là nội dung được đông đảo các bạn sinh viên ngành Toán, công nghệ thông tin, kỹ thuật tại Đà Nẵng quan tâm. PGS.TS Đức Trần chia sẻ trong bài giảng: “Giá trị lớn nhất của công nghệ này là cho phép hiện thực hoá một xã hội được trợ giúp bởi kỹ thuật số, nơi mọi người đều có thể tham gia đóng góp, cộng tác và giao dịch mà không cần hoài nghi về sự tin cậy và minh bạch. Blockchain đã và đang cách mạng hóa cách mà các ứng dụng được phát triển để phục vụ con người, với ảnh hưởng trong hầu hết mọi lĩnh vực, bao gồm tài chính, giáo dục, sức khỏe, môi trường, và du lịch”.
Song song với việc lắng nghe các bài giảng chuyên môn, những người yêu Toán còn được tham gia hàng loạt hoạt động trải nghiệm Toán học thông qua các trò chơi, mô hình tại ngày hội.
Thầy và trò cùng nhau giải Toán trong khu vực hoạt động trải nghiệm
Các bạn nhỏ yêu thích khám phá Toán học qua mô hình
Các trò chơi trải nghiệm góp phần khơi gợi tình yêu Toán học với các bạn trẻ
Lệ Thanh
" alt="HS Đà Nẵng giải ‘thần tốc’ thử thách của Siêu trí tuệ Việt Nam"/>