Lewis - một tư vấn viên mới vào nghề tại Berlin - hiểu rằng công việc áp lực là cái mà anh phải chấp nhận nếu muốn nhanh chóng có được mức lương 150.000 euro tại một trong những công ty uy tín nhất thế giới.
"Bạn phải sẵn sàng bị xích vào bàn làm việc. Bạn chấp nhận những điều kiện đó để có mức lương cao - nó là như thế. Nếu không làm 12 tiếng liên tục, bạn sẽ bị nhắc là "anh được trả lương cao nên anh phải làm"", Lewis nói. "Có thể bạn muốn nghỉ, nhưng liệu có chịu được mức lương thấp hơn không?".
Lewis là một trong những người chấp nhận tra tay vào những đôi "còng vàng" - loại công việc hứa hẹn mức lương hậu hĩnh và đãi ngộ hấp dẫn, nhưng phải đánh đổi bằng những tuần làm việc cực nhọc, đôi khi là tẻ nhạt, và văn hóa công sở độc hại.
Trong khi một số người có thể buông bỏ đôi "còng tay vàng" để tìm lại sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống, những người khác gần như không thể thoát ra.
"Còng tay vàng" là cách làm đã có từ lâu của người sử dụng lao động, Rubab Jafry O'Connor, Giáo sư về quản lý tại Trường Kinh doanh Tepper của Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh (Mỹ), nói.
"Từ khi có các tổ chức tồn tại thì đã có những công ty trả mức lương cao để giữ chân những nhân viên giỏi nhất", Giáo sư Jafry O'Connor cho biết.
Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu vào năm 1976, báo trước thời đại mà mức lương của các chủ ngân hàng Phố Wall bắt đầu vượt xa nhiều lần lương của người lao động trung bình trong khu vực tư nhân.
Đối với chủ sử dụng lao động, "còng tay vàng" không chỉ là công cụ giữ chân nhân viên mà còn là cách đảm bảo người lao động cống hiến hết mình, bà Jafry O'Connor nói.
"Mức lương cao hơn sẽ đi kèm kỳ vọng lớn hơn: Bạn được trả lương để đổ thêm thời gian và sức lực vào công việc", bà chỉ ra.
Để đổi lấy lương cao, người lao động thường phải trả cái giá đắt cho chất lượng cuộc sống, đặc biệt là nhân viên cấp dưới.
"Các sếp thường cố chốt dự án để được thưởng và họ thường đưa ra lời hứa trên mây, như dự án 3 tháng sẽ xong trong 3 tuần. Trong khi đó, chính cấp dưới mới là người làm trực tiếp, khiến họ phải lao động trong thời gian dài, căng thẳng, áp lực, và phải chịu văn hóa làm việc độc hại", Lewis chia sẻ về tình cảnh của mình.
Chức vụ càng cao, thu nhập càng trở nên ngọt ngào, nhưng đôi "còng tay vàng" càng siết chặt.
"Các gói thưởng cao không tưởng", Ryan Renteria, tác giả cuốn sách "Lead Without Burnout" và từng làm sếp tại một quỹ phòng hộ Phố Wall tại thời điểm nghỉ việc tuổi 30, kể. "Cứ mỗi 6 tháng đầu tư lãi cao, bạn sẽ có khoản tiền thưởng lớn nhưng chỉ nhận trước một phần. Bạn sẽ mất phần còn lại nếu nghỉ".
Nhưng tới cuối cùng, Renteria kiệt sức và nghỉ việc vì tác động của công việc tới sức khỏe tinh thần và thể chất. "Mức độ lo lắng và căng thẳng của tôi tăng cao; ăn uống, sức khỏe và giấc ngủ của tôi như trò đùa. Tôi rời đi vì cảm thấy nếu cứ thế đi tiếp, tôi sẽ phá hủy những thứ quan trọng với mình", Renteria nói.
Khó rút tay
Nhưng kể cả khi không hài lòng, người lao động vẫn thường khó có thể rút tay khỏi đôi "còng vàng".
Lucy Maeve Puttergill nói rằng ngay từ năm đầu làm việc tại Canary Wharf ở London, cô đã nhận ra mình không phù hợp với ngành ngân hàng. Nhưng bà vẫn gắng gượng trong 9 năm.
"Tôi bị lôi kéo vì chữ danh, vì cho rằng công việc khiến người khác ấn tượng về tôi. Vì quá quen với mức lương mà mọi người kiếm được trong ngành ngân hàng, tôi cho đó là "bình thường" và nghĩ là mình phải kiếm được từng đó để ổn về mặt tài chính", Puttergill kể.
Bà Puttergill chỉ ra rằng, "còng tay vàng" khó bỏ không chỉ vì tiền lương mà còn vì lối sống mà nó có thể mang lại.
"Người có công việc lương cao thường có mức chi tiêu cao, tỷ lệ thuận với cường độ làm việc. Tôi đã chi rất nhiều vào những khoản chi tự an ủi, như mua quần áo để khiến bản thân cảm thấy dễ chịu hơn", bà kể.
Bà Puttergill - hiện là một life coach (nghề khai vấn cuộc sống) - cho rằng người ta ngày càng để ý và thảo luận về cái giá phải trả của những đôi "còng tay vàng". Nhưng theo bà, chúng sẽ không biến mất. Trong nền kinh tế bất ổn, có thể sẽ có nhiều người lao động tiếp tục gắng gượng bám víu.
Theo BBC" alt=""/>Những nhân viên tiến thoái lưỡng nan với đôi "còng tay vàng"Cổ phiếu VRE của Vincom Retail trong phiên chiều nay (18/3) phản ứng tích cực với thông tin Vingroup chốt kế hoạch bán vốn. Cùng với thị trường, mã này có lúc điều chỉnh về 25.000 đồng nhưng sau đó đã hồi phục rất mạnh.
Đóng cửa, VRE tăng kịch biên độ sàn HoSE lên 27.550 đồng với khớp lệnh "khủng" 34,58 triệu đơn vị. Nhà đầu tư có phản ứng tích cực với thông tin Vingroup sẽ bán vốn tại Vincom Retail, qua đó không còn là tập đoàn mẹ của công ty này.
Bên cạnh đó, VIC cũng có pha đảo chiều ngoạn mục từ mức giá 43.900 đồng lên 46.100 đồng. Cổ phiếu Vingroup đóng cửa gần cao nhất phiên, tăng 3,8%.
VIC và VRE trong phiên này góp công lớn, mang lại cho VN-Index lần lượt 1,59 điểm và 1,03 điểm; có ảnh hưởng đáng kể đến sự hồi phục của thị trường chung.
Trên thị trường chung, các chỉ số vận động tích cực vào phiên chiều dù thanh khoản không dồn dập như phiên sáng. Thiệt hại được rút ngắn khi lực bán yếu dần và hàng loạt cổ phiếu hồi phục mạnh mẽ.
VN-Index đóng cửa mất 20,22 điểm tương ứng 1,6% còn 1.243,56 điểm trong khi VN-Index giảm 2,86 điểm tương ứng 1,19% và UPCoM-Index giảm 1,03 điểm tương ứng 1,13%.
Thanh khoản bùng nổ với khớp lệnh kỷ lục. HoSE ghi nhận có tới 1,71 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng hôm nay, giá trị giao dịch đạt 43.143,24 tỷ đồng; trên HNX có 181,91 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 3.781,05 tỷ đồng và con số này trên UPCoM là 55 triệu cổ phiếu tương ứng 701,34 tỷ đồng.
Tổng cộng có 47.625 tỷ đồng đã dội vào thị trường chứng khoán trong phiên hôm nay để mua vào cổ phiếu.
Toàn thị trường vẫn còn 726 mã giảm giá, 26 mã giảm sàn so với 263 mã tăng, 26 mã tăng trần; tuy vậy, nhiều mã đã thu hẹp thiệt hại, có những mã đảo chiều thành công, ghi nhận tăng giá cuối phiên.
Dòng bất động sản gây chú ý lớn. Ngoài cặp đôi VIC - VRE, có nhiều mã khác cũng diễn biến khả quan. QCG, DIG và TCH tăng trần; trong đó, DIG khớp lệnh xấp xỉ 79 triệu cổ phiếu; TCH khớp lệnh 45,5 triệu cổ phiếu.
Nhiều mã bất động sản tăng rất mạnh. HQC và ITC cùng tăng 4,9% sau khi tăng trần trong phiên; SCR tăng 4,9%; SJS tăng 4%; DXG tăng 3,8%; PDR tăng 3,6%; HDC tăng 3,4%.
OCB và EIB là 2 mã hiếm hoi kết phiên tại sắc xanh trong nhóm ngành ngân hàng; trong đó cổ phiếu Eximbank tăng mạnh 3,1%; khớp lệnh 30,6 triệu cổ phiếu. Còn lại rất nhiều mã cùng ngành vẫn điều chỉnh sâu: CTG giảm 4,2%; MSB giảm 3,4%; TCB giảm 3,1%; LPB giảm 3%; HDB giảm 3%.
Nhóm dịch vụ tài chính tuy vẫn còn thiệt hại nặng nhưng đều đã thoát sàn. EVF giảm 6,6%; AGR giảm 6,3%; FTS giảm 5,5%; CTS giảm 5,3%; VIX giảm 5%; ORS giảm 5%; BSI giảm 4,9%; VDS giảm 4,3%; HCM giảm 4,2%.
" alt=""/>Cổ phiếu Vincom, Eximbank tăng; tiền vào chứng khoán như vũ bãoNgày 8/11, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng dự án Luật Giám định tư pháp (sửa đổi).
Một trong những nội dung nhận được sự quan tâm lớn của các thành viên hội đồng thẩm định là việc mở rộng phạm vi thành lập văn phòng giám định tư pháp ở các lĩnh vực mà hoạt động tố tụng và tổ chức, cá nhân trong xã hội có nhu cầu giám định (AND, tài liệu, số khung, số máy…), hay còn gọi là xã hội hóa giám định tư pháp.
Đại tá Hà Quốc Khanh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an), đồng tình với đề xuất trên vì phù hợp với chỉ đạo của Đảng về tăng cường xã hội hóa công tác giám định tư pháp.
Theo ông Khanh, việc xã hội hóa giám định tư pháp sẽ đáp ứng yêu cầu giám định của người tham gia tố tụng, tổ chức, cá nhân trong xã hội. Để đảm bảo tính chính xác của kết quả giám định chỉ cần tăng cường kiểm tra, giám sát và có chế tài xử lý vi phạm.
Trong khi đó, đại diện VKSND Tối cao phản ánh, khoản 1 Điều 9 Luật Giám định tư pháp quy định chỉ có Bộ trưởng Bộ Công an mới được bổ nhiệm giám định kỹ thuật hình sự hoạt động tại các cơ quan ở Trung ương. Quy định này đã gây khó khăn cho các phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc VKSND Tối cao trong triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Hơn nữa, phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc VKSND Tối cao mới chỉ có một giám định viên nên rất cần bổ sung quy định cho phép Viện trưởng VKSND Tối cao được bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý.
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh khẳng định việc ban hành Luật Giám định tư pháp (sửa đổi) là cần thiết, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
Nhất trí với đề xuất mở rộng phạm vi thành lập văn phòng giám định tư pháp nêu trong dự thảo luật, Thứ trưởng Oanh cho rằng điều này nhằm thể chế hóa các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về tăng cường xã hội hóa giám định tư pháp và Nghị quyết 49-NQ/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020…
Bà Oanh yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, quy định chặt chẽ các nội dung liên quan, đảm bảo việc xã hội hóa giám định tư pháp sẽ khả thi, hiệu quả khi luật được ban hành.
Bên cạnh đó, theo bà Oanh, cần rà soát nội dung dự thảo luật với các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tố tụng như Luật Tổ chức TAND, Luật Tổ chức VKSND, dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (đang xin ý kiến của Quốc hội)… đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Dự thảo Luật Giám định tư pháp (sửa đổi) tập trung giải quyết 3 nhóm chính sách lớn: Củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ người giám định tư pháp và tổ chức giám định tư pháp; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, bộ, ngành quản lý chuyên môn và địa phương nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả về giám định.
" alt=""/>Đề xuất xã hội hóa giám định tư pháp ở một số lĩnh vực