
- Ngày 15/1, Bộ Tư pháp đã ra thông báo về việc thi tuyển chức danh hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà NộiTheo đó, Bộ Tư pháp quyết định tạm dừng việc bổ nhiệm ông Lê Đình Vinh, người đã trúng tuyển Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội, cho đến khi Đề án của Ban Cán sự Đảng Chính phủ được ban hành sẽ xem xét tiếp.
 |
Ông Lê Đình Vinh (đứng thứ 2 từ phải sang) và các ứng viên trúng cử trong đợt thi tuyển chức danh cấp vụ do Bộ Tư pháp tổ chức. Ảnh: moj.gov.vn |
Cụ thể, người phát ngôn của Bộ Tư pháp, Chánh Văn phòng Trần Tiến Dũng cho biết: Việc chọn vị trí hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội để tổ chức thi tuyển nhằm tạo đột phá trong công tác lãnh đạo hoạt động của Trường trong bối cảnh thực hiện Đề án Xây dựng Trường ĐH Luật Hà Nội thành Trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 4/04/2013 là đúng đắn và Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục kiên trì thực hiện.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án của Bộ Tư pháp, ngày 26/5/2015, Văn phòng Trung ương Đảng có Thông báo số 202-TB/TW thông báo Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng” của Ban Cán sự Đảng Chính phủ.
Bộ Tư pháp đã có văn bản xin ý kiến và được Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ “đồng ý để Bộ Tư pháp triển khai thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp Vụ năm 2015 theo Đề án của Bộ Tư pháp, bảo đảm phù hợp với tinh thần Kết luận của Bộ Chính trị tại Thông báo số 202-TB/TW”.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Tổ giúp việc Hội đồng thi tuyển rà soát toàn bộ nội dung Đề án của Bộ với tinh thần dự thảo Đề án của Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Kết luận của Bộ Chính trị tại Thông báo số 202-TB/TW. Trên cơ sở kết quả rà soát, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã nhất trí và ra Nghị quyết cho phép tiếp tục thực hiện Đề án của Bộ.
Theo ông Dũng, việc tổ chức thi tuyển đã được tiến hành vào các ngày 31/8/2015 và 1/9/2015, bảo đảm sự lãnh đạo của Ban Cán sự Đảng, sự tham gia ý kiến của Đảng ủy Bộ Tư pháp, bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan, công bằng và kết quả đã chọn được đúng người vào các vị trí thi tuyển, trong đó có ông Lê Đình Vinh, Giám đốc Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn Vietthink đã trúng tuyển vào chức danh Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội. Ngày 1/9/2015, Bộ Tư pháp đã có Thông cáo báo chí về kết quả kỳ thi tuyển, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tuy nhiên, ngay sau ngày công bố kết quả thi tuyển Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội, Thường trực Chính phủ nhận được “Đơn kính báo và khiếu nại” (nặc danh) và chỉ đạo Bộ Tư pháp xem xét, báo cáo.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã nghiêm túc chỉ đạo xem xét nội dung nêu trong Đơn và ngày 8/10/2015 đã có Báo cáo số 197-BC/BCS gửi Ban Cán sự Đảng Chính phủ. Tại cuộc họp ngày 22/12/2015, Thường trực Chính phủ đã nghe Bộ Tư pháp báo cáo, có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Nội vụ, Bộ GD-ĐT và Văn phòng Chính phủ.
Tuy nhiên, do còn có cách hiểu khác nhau về tinh thần và nội dung dự thảo Đề án “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng” của Ban Cán sự Đảng Chính phủ mà hiện nay Bộ Nội vụ đang tiếp tục hoàn thiện, ngày 6/1/2015, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã họp, có sự tham dự của đại diện Lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, quyết định tạm dừng việc bổ nhiệm ông Lê Đình Vinh, người đã trúng tuyển Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội, cho đến khi Đề án của Ban Cán sự Đảng Chính phủ được ban hành sẽ xem xét tiếp.
Xem thêm:
>> Rà soát lại việc thi tuyển Hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội" alt="Tạm dừng việc bổ nhiệm hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội"/>
Tạm dừng việc bổ nhiệm hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội

- Ngày 12/1, thêm nhiều trường đại học công bố phương án tuyển sinhvà dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh theo ngành.ĐHQG TP.HCM năm 2016 sẽ mở rộng đối tượng xét tuyển; xét tuyển dựa trênkết quả thi THPT quốc gia và liên thông trong toàn hệ thống; bổ sung tiêu chícho các ngành đặc thù.
Năm 2015, trường tuyển thẳng vào ĐH đối với học sinh của một số trường chuyênnhưng năm 2016 sẽ mở rộng thêm diện tuyển thẳng. Điểm mới nữa là thí sinh khôngnộp hồ sơ xét tuyển vào từng trường thành viên của ĐHQG mà chỉ có 1 cổng nộp hồsơ cho toàn hệ thống. Thí sinh sẽ có 5 nguyện vọng vào 5 trường khác nhau.
 |
Thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia 2015. (Ảnh: Lê Anh Dũng) |
ĐHQG TP.HCM cũng cho phép thí sinh có thể chọn 1 ngành trong tất cả các trườngthành viên của ĐHQG TP.HCM, nếu không trúng tuyển ở trường này thì xét đếntrường tiếp theo.
Bên cạnh đó, ĐHQG TP.HCM sẽ bổ sung tiêu chí cho các ngành đặc thù như ngànhy. Thí sinh xét tuyển vào ngành y sẽ phải trắc nghiệm tâm lý, phỏng vấn, thamquan nhà xác… giúp thí sinh đam mê theo đuổi nghề nghiệp.
Theo TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCMnăm 2016 chỉ tiêu tuyển sinh tương đương năm 2015 là 5.300 chỉ tiêu cho 30 ngành,54 chuyên ngành, hai chương trình tiên tiến, sáu chương trình liên kết quốc tếvà hai phân hiệu của trường tại Gia Lai và Ninh Thuận (bảy ngành/phân hiệu).
Nhà trường cũng vừa được Bộ GD-ĐT duyệt thêm năm chương trình đào tạo chất lượngcao.
Năm 2016, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM tổ chức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thiTHPT quốc gia. Các môn thi được tích hợp thành từng nhóm môn tương ứng với vớicác khối thi.
Nhà trường tuyển sinh trong cả nước, riêng tại Phân hiệu Ninh Thuận và Gia Lai,trường chỉ tuyển sinh thí sinh có hộ khẩu tại các tỉnh miền Trung, Tây nguyên.
Trường ĐH Bách khoa TP.HCMnăm 2016 sẽ bổ sung tổ hợp xét tuyển toán,hóa, sinh cho 2 nhóm ngành: hóa - thực phẩm - công nghệ sinh học và nhóm ngànhmôi trường. Chương trình chất lượng cao có 5 ngành mới như công nghệ sinh học,công nghệ thực phẩm, kỹ thuật môi trường, vật liệu xây dựng, công nghệ kỹ thuậtô tô. Trường không nhận hồ sơ xét tuyển của thí sinh như những năm trước mà theomột cổng chung của ĐHQG TP HCM.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCMnăm 2016 không tuyển sinh bậc CĐ ở tất cảcác ngành đào tạo. Trường mở thêm nhiều ngành mới và nâng cấp ngành mới từ cácchuyên ngành.
Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCMnăm nay sẽ tiếp tục xét tuyển dựavào kỳ thi THPT quốc gia. Thông tin từ nhà trường cho biết vẫn giữ nguyên tổ hợpxét như năm 2015 nhưng dự kiến sẽ bỏ nhân hệ số môn Toán. Trường chỉ còn đào tạo2 ngành bậc CĐ gồm khoa học hàng hải chuyên ngành điều khiển tàu biển và khaithác máy tàu thủy. Như vậy, từ 5 ngành với 250 chỉ tiêu bậc CĐ năm ngoái, nămnay trường chỉ còn 80. Bậc ĐH vẫn giữ mức 2.400 chỉ tiêu.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCMcũng vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinhtheo ngành, phương thức ưu tiên xét tuyển thẳng và các chính sách khuyến khíchtài năng của trường năm 2016.
Theo đó nhà trường sẽ xét tuyển kết quả thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2016. Điểmxét tuyển (ĐXT) = tổng điểm 3 môn (môn chính nhân hệ số 2) + điểm ưu tiên (nếucó, điểm ưu tiên tính theo công thức nhân 4 chia 3), ĐXT làm tròn đến 0,25.
Riêng ngành thiết kế thời trang thí sinh có thi môn năng khiếu Vẽ (trang trí màunước) trong kỳ thi do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức hoặc nộp kết quảthi từ trường khác để xét tuyển.
Xét tuyển theo ĐXT từ cao đến thấp đến khi đủ chỉ tiêu. Trường hợp ĐXT bằng nhau,ưu tiên xét thí sinh có điểm thi môn chính cao hơn. Tổ hợp môn xét tuyển áp dụngcho từng ngành được liệt kê trong bảng ở bên dưới.
Phương thức ưu tiên xét tuyển thẳng của trường được thực hiện theo quy định củaBộ GD-ĐT và thêm một số quy định của trường như sau:
Trường dành 20% chỉ tiêu ngành sư phạm tiếng Anh và ngôn ngữ Anh để xét tuyểnthẳng các thí sinh đạt điểm IELTS quốc tế từ 6.5 trở lên hoặc tương đương.
Trường sử dụng tối đa 10% chỉ tiêu để xét tuyển thẳng hai loại đối tượng:
(1)Xét học bạ THPT: thí sinh học lớp chuyên (Toán học, Vật lý, Hóa học, tiếng Anh,Sinh học) của trường chuyên quốc gia hoặc tỉnh/thành có điểm trung bình chungtừng môn theo tổ hợp xét tuyển từ 8.0 trở lên.
(2)Thí sinh tốt nghiệp THPT 2016loại giỏi trở lên (điểm 4 môn thi từ 32 điểm trở lên, trong đó không có môn nàodưới 7).
Trường dành 20% chỉ tiêu các ngành kỹ thuật dạy bằng tiếng Anh để xét tuyểnthẳng các thí sinh đạt điểm IELTS quốc tế từ 5.5 trở lên và theo học bạ THPT cóđiểm trung bình chung 3 môn theo tổ hợp xét tuyển từ 7.0 trở lên (môn chính nhânhệ số 2).
Đồng thời, trường cũng đã công bố các chính sách khuyến khích tài năng năm 2016.
- Văn Chung(tổng hợp)
XEM THÊM
>>Tuyển sinh 2016: Chưa khống chế quy mô đào tạo" alt="Hàng loạt đại học công bố phương án, chỉ tiêu tuyển sinh 2016"/>
Hàng loạt đại học công bố phương án, chỉ tiêu tuyển sinh 2016
-


Sáng kiến giáo dục này là một phần trong nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe và các đồng minh bảo thủ của ông nhắm thúc đẩy các chính sách để đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia mạnh mẽ hơn và đáng tự hào hơn.
Hiện tại, các thành viên Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do của nước này cũng đang tranh cãi sôi nổi về việc sửa đổi sách giáo khoa lịch sử và việc bắt buộc hát quốc ca ở trường học.
Sáng kiến mới này bắt nguồn từ quan điểm bảo thủ cho rằng người Nhật – đặc biệt là giới trẻ hiện nay - đang coi nhẹ yếu tố dân tộc và lịch sử dân tộc do kiến thức ở trường tập trung quá nhiều vào thời kỳ chiến tranh Nhật Bản.
Để phản đối quan điểm này, năm nay Chính quyền của ông Abe đã đưa ra những quy tắc khuyến khích tinh thần yêu nước và tình yêu với lịch sử Nhật Bản, với các giá trị truyền thống và văn hóa độc đáo như đạo Shinto, tầm quan trọng của việc vâng lời, sự tử tế và tự kiểm soát.
Bộ quy tắc mới này dựa trên Huấn lệnh giáo dục năm 1890 và giáo dục đạo đức tiền chiến. Hiện các nhà xuất bản đang tích hợp bộ quy tắc mới này vào sách giáo khoa. Sách sẽ được sử dụng trong các lớp học đạo đức ở trường tiểu học và trung học cơ sở bắt đầu từ năm 2018 sau một thời gian nhận sự góp ý của dư luận và được sự đồng ý của Chính phủ.
Sáng kiến của ông Abe được nhiều người Nhật ủng hộ, đặc biệt là những người cho rằng sự tự do cá nhân của văn hóa phương Tây đang gây tác động xấu tới giới trẻ, trong đó có sự gia tăng của tình trạng bắt nạt, trẻ vị thành niên phạm tội và sự lộn xộn trong lớp học.
“Giáo viên và học sinh đang ngày càng bình đẳng, dẫn tới việc giáo viên mất quyền lực trong lớp học” – ông Shigeki Kaizuka, giáo sư ĐH Musashino, người ủng hộ mạnh mẽ việc dạy các giá trị truyền thống trong trường học, cho hay.
Tuy nhiên, ý tưởng này của ông Abe cũng vấp phải không ít những phản đối.
Hiệp hội Giáo viên Nhật Bản phản đối chương trình này và cho rằng việc đánh giá học sinh dựa trên các giá trị đạo đức truyền thống giống như một sự ép buộc. Phát ngôn viên của Hiệp hội cho rằng, thay vì tập trung vào dạy người dân yêu quê hương, đất nước thì Chính phủ nên nỗ lực hơn nữa để đất nước Nhật Bản xứng đáng với tình yêu đó.
Bà Atsuko Tsuruta – một giáo sư giáo dục đã về hưu từng làm việc ở ĐH Sacred Heart, Tokyo – nhìn nhận sự thay đổi này là một bước lùi. Nó làm bà nhớ lại thời kỳ mà các trường học Nhật Bản đặt ra những quy định đề cao sự vâng lời với những tấm biển lớn có ghi dòng chữ “vâng lời” trong các trường học.
“Giáo dục tiền chiến coi sự vâng lời như một đức tính, đặc biệt là đối với phụ nữ” – bà nói. “Người ta tránh thể hiện quan điểm của mình. Phản biện không được khuyến khích”.
Bà Tsuruta không cho rằng các lớp học đang trở nên mất trật tự và hỗn loạn. “Đó chính là dân chủ. Dân chủ là một thứ luôn lộn xộn”.
- Nguyễn Thảo(Theo Wall Street Journal)
" alt="Nhật Bản tranh cãi việc đưa giá trị truyền thống vào lớp học"/>
Nhật Bản tranh cãi việc đưa giá trị truyền thống vào lớp học
-
Sự việc nóng nhất trong thời điểm hiện tại ở làng giải trí Trung Quốc chính là một số fan của Tiêu Chiến bất ngờ làm sập 2 cổng trữ các tác phẩm truyện, tranh do fan sáng tác lớn nhất thế giới và của cả Trung Quốc là AO3 (Archive of Our Own) và Lofter.Xuất phát từ việc lượng fan này thấy Tiêu Chiến bị xúc phạm khi bị vẽ theo phong cách nữ tính. Các fan này đã kêu gọi báo cáo các tài khoản trên 2 cổng lưu trữ trên khiến trang AO3 bị chặn ở Trung Quốc, dâng lên làn sóng phẫn nộ mãnh liệt với hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn các fandom lớn nhỏ tại Trung Quốc.
Không chỉ vậy, khi trang AO3 bị sập tại Trung Quốc, Bilibili (trang web chia sẻ video lớn nhất ở Trung Quốc, tương tự như Youtube) cũng bị rà soát và hàng loạt các video liên quan tới đam mỹ cũng như LGBT đều bị gỡ bỏ. Ngay trong đêm 29/2, rất nhiều fan đã kêu gọi nhau lưu các video về trước khi chúng bị xóa bỏ trên trang này.
Những động thái trên đã khiến hàng loạt các fandom kêu gọi tẩy chay Tiêu Chiến và các sản phẩm do anh làm đại diện. Một số cửa hàng bán online cũng đán gỡ bỏ toàn bộ sản phẩm có liên quan đến Tiêu Chiến.
 |
Tiêu Chiến nổi tiếng sau bộ phim đam mỹ Trần Tình Lệnh, rất nhiều tác giả là fan của truyện hay bộ phim đều vẽ về nhân vật trong phim cũng nhưng Tiêu Chiến ở ngoài đời thực. |
Không chỉ vậy, các fandom còn kêu gọi nhau vote 1 sao cho tất cả các tác phẩm truyền hình và điện ảnh có sự góp mặt của Tiêu Chiến như Trần Tình Lệnh, Tru tiên, Khánh Dư niên... khiến điểm douban của các phim này giảm (Douban là trang đánh giá phim uy tín và chất lượng hàng đầu Trung Quốc).
Những bình luận thô tục của Tiêu Chiến cũng bị fan tìm lại và chửi bới thậm tệ. Tối 1/3, trước sức ép của dư luận, phòng làm việc phía Tiêu Chiến đã lên tiếng xin lỗi mọi người vì sự việc AO3, đồng thời kêu gọi mọi người theo đuổi thần tượng một cách lý trí. Bài xin lỗi đã nhanh chóng lên Top 1 tìm kiếm.
Sự việc vẫn đang tiếp tục diễn biến ngày một nghiêm trọng hơn vì làn sóng tẩy chay Tiêu Chiến vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.
Thu Vũ

Sao Hoa ngữ làm đủ cách cổ vũ y bác sĩ đang chống dịch Covid-19
- Không chỉ ủng hộ về mặt vật chất cho công tác phòng chống dịch Covid-19, các sao Hoa ngữ còn không ngừng khích lệ tinh thần cho những y bác sĩ đang chiến đấu vất vả để đẩy lùi dịch bệnh.
" alt="Fan Tiêu Chiến tiếp tục tấn công trang Tấn Giang khiến người hâm mộ phẫn nộ"/>
Fan Tiêu Chiến tiếp tục tấn công trang Tấn Giang khiến người hâm mộ phẫn nộ