Mới đây, trên mạng xã hội, một độc giả có chia sẻ về chuyến đi du lịch tới Thanh Hóa của mình.
Độc giả này cho biết, trong kỳ nghỉ lễ vừa qua cả gia đình gồm 4 người có đến nhà nghỉ C.T ở khu du lịch Sầm Sơn để thuê 2 phòng nghỉ. Tuy nhiên họ lại vô cùng thất vọng về việc thức ăn bị chém giá đắt và nhà nghỉ kiếm lời bằng việc gọi hộ xe điện.
“Đến chiều chúng mình xuống thuê xe điện đi chơi. Họ bảo nếu thuê họ gọi hộ giá 100 nghìn chở 4 người đi chơi. Lúc đó có một anh chạy xe điện qua chỉ lấy 50 nghìn”, độc giả này nói.
Nhà nghỉ bị khách "tố" dọa đánh khách |
Độc giả này cũng cho biết, sau khi họ quyết định đi chơi đến 9 giờ tối về và ăn ngoài thì bị nhà nghỉ C.T chửi bới cho rằng họ đặt cơm mà không về ăn trong khi họ không hề đặt. Họ còn bị nhà nghỉ dọa đánh nên 4 vị khách quyết định dọa gọi ban quản lý khu du lịch thì mới thôi.
Sau khi chia sẻ vụ việc trên, cư dân mạng vô cùng “phẫn nộ”với kiểu làm ăn cũng như cách giải quyết sự việc của nhà nghỉ được nêu trên.
Trao đổi với PV VietNamNet, một nữ nhân viên nhà nghỉ C.T cho hay, nhà nghỉ cũng đã nắm rõ sự việc và hiện đã báo cáo lên cơ quan công an Sầm Sơn, Thanh Hóa để yêu cầu giải quyết xem ai đúng, ai sai.
Khi PV hỏi sâu về sự việc, nữ nhân viên này thẳng thừng từ chối: “Chúng tôi đã báo cáo toàn bộ sự việc lên cơ quan công an nên không cung cấp thông tin gì thêm”.
Trưa 9/5, ông Hoàng Sỹ Quang, đội trưởng đội quản lý thị trường số 2 thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa cũng cho PV biết, "Cơ quan quản lý thị trường đã nắm bắt được sự việc.
Ban đầu qua báo cáo có nắm được việc khách báo với nhà bếp nhưng nhà bếp chưa báo lại với chủ nhà nghỉ nên gây ra sự hiểu nhầm trên rồi cãi cọ nhau. Chúng tôi cũng đã cử các đồng chí cán bộ trong đội xuống khảo sát, kiểm tra lại sự việc".
Ông Quang cũng cho biết: "Thực ra khi có sự việc khách hàng không báo cáo cơ quan chức năng đến xử lý mà lúc về họ mới chia sẻ lên mạng nên gây khó khăn cho chúng tôi khi thiếu cơ sở để xử lý.
Tuy nhiên về tinh thần, chúng tôi sẽ có những động thái kiên quyết với nhà nghỉ trên để chấn chỉnh và ngăn chặn những việc làm ảnh hưởng đến du lịch ở Sầm Sơn".
Cảnh ở biền Sầm Sơn |
Trước đó, tại một cuộc họp báo du lịch Sầm Sơn trong năm 2015, ông Trịnh Huy Triều, Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) cho biết, nếu du khách bị chèo kéo, ép giá, làm phiền… hãy điện về đường dây nóng của Chủ tịch UBND thị xã: 0946.353.000; Trưởng công an thị xã: 0123.467.9999; Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 2 Sầm Sơn: 0968.721.285, Bệnh viện đa khoa: 0965.391.212.
Theo người đứng đầu thị xã Sầm Sơn, hiện tính chuyên nghiệp trong các dịch vụ - du lịch vẫn chưa cao, sản phẩm còn ít, chưa có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, thiếu các khu vui chơi, giải trí, mua sắm, chất lượng các loại hình dịch vụ, ý thức, thái độ, cung cách phục vụ, ứng xử, giao tiếp còn nhiều hạn chế….
Bên cạnh đó, tình trạng “chặt chém du khách” như: Ép ăn, ép ở, bán hàng thiếu số lượng, không đảm bảo chất lượng vẫn còn xảy ra. Đây là những tồn tại, yếu kém khiến cho Sầm Sơn vẫn còn để lại những hình ảnh không mấy tốt đẹp trong lòng du khách.
Hạnh Thúy
Tin liên quan:
Những điểm du lịch tránh đông đúc, chặt chém dịp lễ 30/4
" alt=""/>Nhà nghỉ ở Thanh Hóa dọa đánh khách?Điều đó có nghĩa là năm 2036, Việt Nam sẽ chính thức bước vào giai đoạn dân số già. 20 năm sau đó, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số siêu già, như Nhật Bản vài năm trước.
Theo Tổng cục Dân số, tuổi thọ trung bình của người Việt là 73,6 tuổi, nhưng phụ nữ Việt Nam có tuổi thọ cao hơn nam giới (76,1 so với 71,1). Năm 2019, khoảng cách này là 5,3 tuổi (76,3 so với 71,0).
Trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc 3-4 bệnh, thường là bệnh không lây nhiễm, cơ xương khớp, sa sút trí tuệ, giảm thính lực, tăng huyết áp, rối loạn giấc ngủ... Dù tốc độ già hóa rất nhanh, số lượng người cao tuổi tăng từng năm, nhưng dịch vụ y tế đáp ứng điều trị và chăm sóc dài hạn của Việt Nam rất khiêm tốn. Cả nước chưa có bệnh viện chăm sóc người cao tuổi dài hạn.
Riêng với Hà Nội, PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Bộ môn Y học gia đình, Đại học Y Hà Nội, cho hay thủ đô có 250.000 người từ 75 tuổi trở lên, cần nhiều sự trợ giúp xã hội, y tế, chăm sóc nhất, ước tính Hà Nội cần ít nhất 10 bệnh viện, khoa lão, trung tâm y tế chăm sóc lão khoa chuyên biệt để phục vụ người dân.
Kế hoạch chuẩn bị cho tuổi già còn hạn chế
Bà Bùi Thị Ninh, Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam TP.HCM, cho hay người cao tuổi Việt Nam vẫn có tư duy đầu tư cho tuổi già bằng cách đầu tư cho con cái. “Bao nhiêu tiền bạc đều cố gắng tập trung cho việc học hành và tương lai của con, mong muốn sau này con cái sẽ chăm sóc lại mình. Việc chuẩn bị các nguồn thu nhập ổn định, bền vững cho tuổi già còn khá hạn chế”, bà Ninh nói.
Nguồn thu nhập của người cao tuổi Việt Nam phần lớn đến từ sự hỗ trợ của con cháu, càng lớn tuổi, sự phụ thuộc này càng lớn; trong khi nguồn thu nhập từ việc làm càng lớn tuổi càng giảm. Nguồn từ tiết kiệm rất ít ỏi, chỉ vài phần trăm.
Điều này khiến bà Ninh cho rằng “khá báo động, lo ngại” vì lương hưu, trợ cấp xã hội còn hạn chế, nếu nguồn hỗ trợ từ con cháu hoặc khả năng làm việc giảm sẽ khiến nguồn thu nhập giảm đáng kể, thành trở ngại lớn cho đời sống người cao tuổi.
Nhật Bản là một quốc gia có dân số siêu già hiện nay. Nhóm dân số cao tuổi từ 65 tuổi trở lên của quốc gia này năm 2022 là 36,2 triệu người, chiếm 29% tổng dân số. Quốc gia này có rất nhiều kinh nhiệm trong việc xây dựng một xã hội dân số già như việc tái cấu trúc hệ thống y tế, chăm sóc lão khoa, xây dựng và quản trị cơ sở chăm sóc người cao tuổi, xây dựng các chế độ chính sách an sinh xã hội, lao động, thiết kế cơ sở hạ tầng...
Giáo sư Naoki Kondo, Trưởng khoa Dịch tễ học xã hội, Trường Y tế công cộng thuộc Đại học Kyoto, đưa một ví dụ thú vị về việc các địa phương ở Nhật Bản thành lập các quán cộng đồng để ngăn ngừa khuyết tật chức năng ở người cao tuổi. Các quán cộng đồng này là nơi người già có thể tụ họp, tương tác, giao lưu, có thể làm giảm 50% tỷ lệ người cần chăm sóc điều dưỡng; đồng thời kêu gọi nhiều người thu nhập thấp, phụ nữ cao tuổi tham gia. Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản cũng có ngân sách để hỗ trợ địa phương thực hiện mô hình này.
Theo chia sẻ của bà Nguyễn Hằng Thu - Phó Chủ tịch phụ trách Tư vấn và Triển khai của CMC Ciber, thách thức của doanh nghiệp bất động sản nói chung đến từ chính mô hình sản xuất kinh doanh của ngành. Trong đó, bốn vấn đề điển hình bao gồm: Mô hình tổ chức công ty phức tạp nhiều công ty con, ngành nghề hoạt động đa dạng; Những bất cập trong việc lập khái toán dự toán, kiểm soát chi phí, ngân sách dự án; Dữ liệu thiếu đồng bộ, thiếu cái nhìn đầy đủ về bức tranh tài chính tổng thể, các chỉ tiêu quản trị hợp nhất thủ công, không tức thời; Chưa hướng tới việc nâng cao trải nghiệm khách hàng, quản trị thông tin khách hàng chưa tập trung và chưa bảo mật.
Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày nay nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực bất động sản không đơn giản là việc mua một căn hộ đơn thuần, thay vào đó khách hàng mua các dịch vụ số, giải pháp sống, mua trải nghiệm khách hàng tập hợp lại tạo thành 1 hệ sinh thái số, tạo nên giá trị thương hiệu của doanh nghiệp bất động sản. Do vậy, bài toán quan trọng nhất với doanh nghiệp bất động sản là cần xây dựng được hệ sinh thái Quản trị số nhằm kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp.
![]() |
Hội thảo trực tuyến chia sẻ trên nền tảng Live Webinar Zoom |
Thực tế đã chỉ ra rằng, trong thời kỳ Covid-19, các doanh nghiệp bất động sản có tầm nhìn chiến lược gắn với công nghệ, có khả năng khai thác dữ liệu là những doanh nghiệp đang bứt phá, dẫn đầu thị trường bất chấp tình hình kinh tế khó khăn. Vì vậy, xu hướng công nghệ mới của các doanh nghiệp bất động sản cần phải có một nền tảng công nghệ đủ lớn, đủ tốt nhưng lại cần linh hoạt, đáp ứng được các bài toán trong tương lai và quan trọng nhất là tổng chi phí triển khai cần phải hợp lý nhằm đưa hệ thống vào khai thác sớm nhất có thể.
“Cần phải xác định được chiến lược chuyển đổi theo mức độ ưu tiên và dựa trên một nền tảng kiến trúc công nghệ thông minh và đồng nhất”- Ông Triết Trần, Chuyên gia tư vấn kiến trúc hệ thống của SAP Châu Á Thái Bình Dương nhấn mạnh trong buổi hội thảo.
Theo ông Triết, doanh nghiệp bất động sản có 5 ưu tiên chiến lược về quản trị doanh nghiệp bao gồm Quản trị thông tin, tri thức của tổ chức trên một nền tảng số; Số hoá toàn bộ quá trình quản trị dự án nhằm cung cấp dữ liệu xuyên suốt; Liên kết dữ liệu và hợp nhất thông tin giữa các đơn vị thành viên; Đảm bảo cam kết với khách hàng và cuối cùng Số hoá quản trị chuỗi cung ứng.
![]() |
Ông Triết chia sẻ: “SAP giải quyết toàn bộ các thách thức từ tầm nhìn chiến lược, đến quản trị vận hành trên một nền tảng duy nhất được gọi là The Intelligence Enterprise”. Thông qua nền tảng này, doanh nghiệp bất động sản có thể kiểm soát được 2 trọng số lớn nhất của quá trình chuyển đổi số là Quản trị vận hành tối ưu (Optimize) và Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng đa dạng hoá và linh hoạt sản phẩm (Transform).
![]() |
Bằng việc ứng dụng SAP S/4HANA, doanh nghiệp có thể quản trị tất cả các quy trình kinh doanh từ đầu đến cuối (End-to-End Process) bao gồm từ Thiết kế sản phẩm, Quản lý thầu phụ, Bán hàng và thanh toán, Quản lý dự án, Quản lý dịch vụ, Tích hợp tự động với phân hệ tài chính kế toán, hợp nhất báo cáo tài chính, đồng thời dự báo dòng tiền giúp cho ban lãnh đạo có các thông số tức thời để ra quyết định nhanh chóng.
SAP còn cho phép doanh nghiệp sử dụng các nền tảng công nghệ tân tiến nhất như AI-ML (trí tuệ nhân tạo và học máy), RPA (tự động hoá bằng rô-bốt), BC (Blockchain) hay IoT (Internet-of-Things) một cách dễ dàng và nhanh chóng theo hướng “đi tắt đón đầu” để bứt phá.
![]() |
Cuối hội thảo, ông Triết khẳng định: “CMC Ciber và SAP luôn đồng hành với nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp, quý khách hàng hãy mạnh dạn trao đổi cùng các chuyên gia tại Ciber để được hỗ trợ tư vấn và xác định lộ trình tối ưu hiệu quả nhất”.
Thành lập từ năm 2008, CMC Ciber hân hạnh là Gold Partner của SAP Việt Nam, là nhà cung cấp uy tín hàng đầu về các dịch vụ tư vấn, triển khai giải pháp quản trị doanh nghiệp với đội ngũ gồm hơn 150 chuyên gia tư vấn ERP hàng đầu & kinh nghiệm triển khai thành công hệ thống ERP cho rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp mọi ý kiến của quý khách hàng qua email sales@ciber.vn; Hotline: 02471065555 (Ext-8700) hoặc Facebook https://www.facebook.com/CMC.Ciber.