Những công dân thông minh là tiền đề và trung tâm của quy hoạch tổng thể thành phố thông minh của Seoul, cơ sở hạ tầng thông minh và dịch vụ thông minh là hai “chân kiềng” còn lại. Seoul sử dụng công nghệ thông tin trong toàn thành phố để chuyển đổi cuộc sống của người dân, bao gồm những người yếu thế, thông qua sự phát triển cân bằng trong khu vực. Các mục tiêu chính sách bao gồm các lĩnh vực giao thông, an toàn, môi trường, phúc lợi, kinh tế và quản lý.
Vươn lên từ tro tàn
Nép mình bên bờ sông Hán, Seoul có bước phát triển và chuyển mình đáng kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953. Vươn lên từ đống đổ nát, thành phố đã phát triển thành một đại đô thị công nghệ cao toàn cầu trong vòng nửa thế kỷ.
Giữa thập niên 60 và 90, Seoul phải vật lộn với sự gia tăng dân số nhanh chóng và những thách thức đô thị đi kèm. Bất chấp những thành tựu đạt được như giảm 40% rác thải (1994-2015), tăng 20% lượng sử dụng xe buýt (2004-2013), Seoul vẫn còn những “nỗi đau” nhức nhối. Tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí và số người cao tuổi sống một mình tăng cao kể từ năm 2012 chỉ là vài trong số các vấn đề cần được giải quyết.
Quan hệ đối tác công tư và thúc đẩy startup thành phố thông minh được coi là nền tảng để đạt được tính bền vững. Chúng là một phần của hệ sinh thái đổi mới và công nghệ mới nổi, sẵn sàng để thử nghiệm cũng như thương mại hóa R&D, đồng thời theo đuổi trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, 5G và robot.
Tầm nhìn được xây dựng trên dữ liệu
“Dựa trên dữ liệu” là một trong năm chiến lược đổi mới mà Seoul đang thực hiện để tiến tới tầm nhìn thành phố thông minh về năng lượng và các lĩnh vực khác. Việc tích lũy và phân tích các mô hình đô thị tạo thành nền tảng để đạt được cơ sở hạ tầng, dịch vụ và công dân thông minh. Hành trình hướng tới việc sử dụng dữ liệu một cách thông minh hơn đã bắt đầu vào năm 2011 với việc tích hợp các bộ dữ liệu quản trị nội bộ được lưu trữ.
Năm 2012, “Open Data Plaza” ra mắt, cho phép các nhà phát triển và nhà nghiên cứu bên ngoài truy cập vào các tập dữ liệu đô thị, từ đó tạo ra các dịch vụ và thông tin chi tiết mới. Các sáng kiến gần đây hơn bao gồm một nền tảng và khuôn viên dữ liệu lớn, Văn phòng Thị trưởng Kỹ thuật số và “dân số ảo” theo thời gian thực.
Trước khi tạo ra giá trị từ dữ liệu, dữ liệu đó phải được khai sinh. Phương pháp chính để tạo dữ liệu là thông qua cảm biến thời gian thực của các thành phần đô thị khác nhau. Các thiết bị cảm biến được triển khai cho đến nay ở Seoul bao gồm camera quan sát và thiết bị đo lưu lượng, tốc độ tham gia giao thông và chất lượng không khí.
Với vô số dữ liệu mới được tạo ra từ các thành phố thông minh, điều quan trọng là khả năng truy cập rộng rãi để khai thác tiềm năng thông tin chi tiết. Open Data Plaza cấp quyền truy cập hơn 5.000 bộ dữ liệu, bao gồm thông tin cảm biến thời gian thực với 184 ứng dụng ra đời tính đến năm 2020. Bộ dữ liệu trải dài trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống đô thị, từ y tế đến nhà ở và đã được xem 6,9 tỷ lần tính đến tháng 1/2019. Viện R&D địa phương Hàn Quốc ước tính giá trị kinh tế của việc mở cửa thông tin này là 1,5 tỷ USD.
Theo cố Thị trưởng Park, Seoul tích cực sử dụng dữ liệu lớn và công nghệ IoT trong các chính sách. Nền tảng dữ liệu lớn nội bộ của SMG đã được sử dụng để xác định xu hướng và thông tin chi tiết từ các tập dữ liệu rộng lớn. Hàng chục nghiên cứu điển hình xác định lợi ích đã được phát triển trong những năm qua. Chẳng hạn, 3 tỷ bản ghi cuộc gọi di động đã được phân tích để xác định các cuộc gọi vào đêm khuya cho các công ty taxi và thiết kế các tuyến đường và tần suất của một “xe buýt cú đêm” mới, phục vụ nhu cầu của những người đi chơi khuya và công nhân làm việc theo ca, giảm ùn tắc.
Từ “thanh tra AI” đến hỗ trợ người già neo đơn
Nền tảng dữ liệu lớn cũng được sử dụng để tạo ra một “thanh tra AI”, hỗ trợ báo cáo các dạng tội phạm tiềm ẩn khi một sự cố được ghi lại, tiết kiệm thời gian quý báu. Tai nạn giao thông liên quan đến người cao tuổi cũng được phân tích để xác định các điểm nóng, nơi cần có các khu bảo vệ người cao tuổi đặc biệt. Khuôn viên dữ liệu lớn cung cấp môi trường ảo và vật lý an toàn cho các bên liên quan để chia sẻ dữ liệu và giải quyết các thách thức đô thị cấp bách thông qua hợp tác.
Văn phòng Thị trưởng Kỹ thuật số được ra mắt vào năm 2017. Hệ thống nhập thông tin từ 290 nguồn để cung cấp cho thị trưởng bảng điều khiển dữ liệu thời gian thực và hình ảnh trực quan về hiện trạng thành phố, dư luận, tiến độ dự án quan trọng, các công cụ hỗ trợ ra quyết định và kiểm soát hoạt động. Thị trưởng có thể truy cập hệ thống thông qua một màn hình thông minh lớn trong văn phòng của mình với nhận dạng giọng nói và cử chỉ, cũng như khi ông đang di chuyển thông qua các thiết bị di động. Một phiên bản của hệ thống trên nền web cũng được cung cấp cho người dân để đảm bảo minh bạch và hiểu rõ hơn về cách thành phố của họ đang hoạt động và phát triển.
Bên cạnh đó, người cao tuổi dự kiến chiếm hơn 20% dân số Seoul vào năm 2026. Dữ liệu đóng vai trò trung tâm trong sáng kiến an toàn hướng đến đối tượng người già neo đơn.
Seoul đã và đang lắp đặt các cảm biến thu thập dữ liệu môi trường để phát hiện chuyển động, nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng trong nhà của những người cao tuổi. Dữ liệu được theo dõi trong thời gian thực trên bảng điều khiển và qua điện thoại di động của nhân viên phụ trách. Khi không phát hiện có chuyển động trong một khoảng thời gian nhất định hoặc phát hiện các dấu hiệu bất thường về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nhân viên phụ trách ngay lập tức liên lạc, đến nhà và thực hiện các biện pháp khẩn cấp như gọi điện đến số 119.
Các thiết bị phát hiện chuyển động IoT được thiết kế để phát hiện sớm các trường hợp khẩn cấp và nhằm cứu sống những người cao tuổi có thể ngất xỉu trong nhà do rối loạn sức khỏe hoặc người già mắc chứng sa sút trí tuệ có thể đi lang thang. Dữ liệu về nhiệt độ và độ ẩm được phát hiện bởi các thiết bị IoT tạo điều kiện để cải thiện môi trường nhà ở cho người già sống một mình, chẳng hạn như lắp đặt lưới chống côn trùng ở các cửa ra vào, sử dụng nguồn lực từ cộng đồng địa phương. Chính quyền Seoul tuyên bố chưa có trường hợp nào tử vong trong những ngôi nhà được hỗ trợ dịch vụ chăm sóc thông qua các thiết bị IoT kể từ khi dự án ra mắt.
Tháng 3/2019, Seoul thông báo lắp đặt 50.000 cảm biến IoT trên toàn thành phố trước năm 2022 nhằm thu thập thông tin về bụi mịn, giao thông và các yếu tố khác liên quan đến cuộc sống người dân. Chính quyền cũng giới thiệu chatbot cho 120 tổng đài dân sự trong năm này, cũng như một hệ thống đậu xe công cộng để người dùng kiểm tra chỗ trống. Nó là một phần trong dự án thành phố thông minh trị giá 1,24 tỷ USD trong 4 năm, kể từ năm 2019, với mục tiêu biến Seoul thành “thủ đô của dữ liệu lớn”.
Du Lam
Đây là một mục tiêu đến năm 2025 của Đề án “Xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
" alt=""/>Seoul, thành phố thông minh vươn lên từ tro tànTS. Tô Nhi A lý giải: “Thời gian ở nhà giãn xã hội cách vài tháng đủ để trẻ quen với việc có bố mẹ bên cạnh 24/24. Mọi sinh hoạt đều thực hiện trong nhà, đồng thời, sự kết nối với: người thân, thầy cô, bạn bè… bị gián đoạn do khoảng cách địa lý. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy bố mẹ và không gian gia đình là nơi an toàn duy nhất. Do đó, khi phải trở lại trường lớp, trẻ có khả năng rơi vào hội chứng lo sợ xa cách, với biểu hiện là bám chặt lấy mẹ và khóc khi mẹ rời đi. Muốn trẻ sớm vượt qua và thích nghi với nhịp sống mới, mẹ cần phải có sự hỗ trợ thích hợp.”
Trải qua thời gian dài giãn cách xã hội, trẻ đã quen với nếp sinh hoạt ở nhà cũng như sự gắn bó 24/24 với bố mẹ nên sẽ dễ bị “sốc” khi phải quay lại trường |
Theo TS. Tô Nhi A, dưới đây là 2 cách đơn giản để ổn định tâm lý trẻ khi rơi vào trường hợp này.
Tập cho trẻ làm quen lại với thời gian biểu ở trường
TS. Tô Nhi A phân tích: “Ở nhà quá lâu, trẻ đã quen với việc: dậy trễ hơn, ăn uống thoải mái hơn, ngủ trưa nhiều hơn… nên sẽ khó lập tức theo kịp thời gian biểu ở trường. Do đó, mẹ nên dành ra ít nhất khoảng 10 ngày để tập cho con làm quen lại với lịch sinh hoạt mới. Ví dụ, cho trẻ ngủ sớm, sáng gọi dậy vào khung giờ đi học, trưa cho con ngủ và dậy theo chế độ sinh hoạt ở trường… Quan trọng phụ huynh phải tạo được không khí vui vẻ, cho trẻ biết sắp quay lại trường để con chuẩn bị tâm lý”.
“Mẹ hãy lắng nghe và trò chuyện một cách nhẹ nhàng với con, đừng ra lệnh hay hù dọa. Có như vậy, trẻ mới cảm thấy mình đang ở thế chủ động, trẻ sẽ cởi mở hơn, không sinh tâm lý bài xích hay sợ hãi trường học”, vị chuyên gia cho biết thêm.
Khuyến khích trẻ tâm sự chuyện trường lớp mỗi ngày
Tiến sĩ tâm lý Tô Nhi A chia sẻ: “Để giúp trẻ sớm mở lòng và nhanh chóng hòa nhập với nhịp trường lớp, tôi thường khuyên các mẹ hãy tâm sự với con vào giờ tắm, sau giờ ăn, trước khi ngủ...”.
Lúc này, phụ huynh có thể đặt những câu hỏi gợi mở như: “Con sẽ chuẩn bị dụng cụ học tập gì?”, “Con sẽ kể chuyện về đợt nghỉ vừa rồi cho bạn nào nghe?”, “Hôm nay có ai giơ tay phát biểu không con?”, “Thầy cô hôm nay có cho mình chơi trò chơi gì khi học không nhỉ?”… để con tự nhiên bộc bạch suy nghĩ trong lòng, đồng thời giúp con nhìn thấy những điều tích cực khi được quay lại trường học.
Ngoài ra, vẽ tranh cũng là một trong những hoạt động vừa kết nối mẹ và trẻ sau những giờ học ở trường, vừa kích thích khả năng sáng tạo, sự hiểu biết về thế giới của trẻ.
Giúp con thư giãn trong giờ tắm
Trong những thời điểm phù hợp để tâm sự cùng trẻ chuyện trường lớp, TS. Tô Nhi A “ưu ái” giờ tắm hơn cả. Vị chuyên gia giải thích: “Vì đây là lúc trẻ được ở riêng với mẹ, nên sẽ giảm đi tâm lý phòng bị, tinh thần trẻ theo đó cũng thả lỏng và thư giãn hơn”.
Giờ tắm không chỉ để mẹ làm sạch cơ thể bé, mà còn là thời điểm giúp mẹ hiểu bé hơn. Song song với việc trò chuyện và cùng trẻ chơi những trò chơi sáng tạo trong giờ tắm, TS. Tô Nhi A lưu ý phụ huynh nên chọn loại sữa tắm phù hợp với lứa tuổi của con; có mùi hương dễ chịu, bao bì bắt mắt để bé cảm thấy hứng thú hơn; ngoài ra không quên công dụng làm sạch và giúp da bé ẩm mịn.
Trè sẽ lớn rất nhanh nên mẹ hãy tranh thủ thời gian ở bên cạnh trẻ để tạo được thật nhiều kỷ niệm đẹp giữa mẹ và trẻ nhé. |
Ngày nay, thị trường có đa dạng sản phẩm sữa tắm cho trẻ em, trong đó, sữa tắm gội Carrie Junior là cái tên được nhiều mẹ biết đến. Sữa tắm gội Carrie Junior là sản phẩm thuộc tập đoàn Wipro Consumer Care - một trong những đơn vị lâu năm và nổi tiếng trong ngành hàng chăm sóc cá nhân cho trẻ em ở Malaysia.
Sản phẩm “ghi điểm” với bao bì đầy sắc màu, có nhân vật Voi Hồng đáng yêu; đa dạng mùi hương như: Cheeky Cherry ngọt ngào, Groovy Grapeberry thanh mát, Double Milk dịu êm. Ngoài ra, sữa tắm gội Carrie Junior có các thành phần thân thiện với làn da bé, bổ sung chiết xuất mật ong, vừa làm sạch vừa giúp da mềm mịn.
Các sản phẩm từ Carrie Junior đều được nhập khẩu 100% và rất dễ tìm mua chính hãng tại các siêu thị trên toàn quốc |
Không chỉ có sữa tắm, nhãn hàng Carrie Junior còn có các sản phẩm cần thiết khác như khăn giấy ướt Funtime. Với chất giấy dai mềm, ít giãn rách. cùng công thức nhẹ dịu trên da, khăn giấy ướt Funtime sẽ giúp bé dễ lau sạch vết bẩn, tiện lợi khi sử dụng ở trường học.
Nhãn hàng Carrie Junior đã lọt "Top 100 sản phẩm tốt nhất cho gia đình và trẻ em năm 2021” do người tiêu dùng bình chọn và được Báo Lao động và Xã hội phê duyệt.
Carrie Junior có đa dạng sản phẩm cho trẻ như: sữa tắm gội Carrie Junior 2in1, sữa tắm gội Carrie Bacbuster, khăn giấy ướt Carrie Junior… Website: https://carriejunior.com.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/CarrieJuniorVietnam/ |
Ngọc Minh
" alt=""/>Giúp con giảm hội chứng lo sợ sau giãn cách, vui vẻ bắt nhịp bình thường mớiTiêu chuẩn 3nm cải thiện 15% hiệu suất chip so với tiêu chuẩn 5nm hiện nay. Theo những thông tin trước đây, TSMC sẽ chỉ sẵn sàng sản xuất số lượng lớn chip 3nm vào nửa cuối năm 2022 như lộ trình ban đầu.
Hãng nghiên cứu TrendForce tin rằng nhiều khả năng chip A16 trên iPhone 2022 sẽ dùng tiêu chuẩn 4nm của TSMC. Như vậy, công nghệ 3nm có thể sẽ được sử dụng cho chip A17 và dòng chip Apple Silicon của máy Mac.
Hiện tại, TSMC cũng lên kế hoạch mở rộng sản xuất chip 5nm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao từ các khách hàng lớn, trong đó có Apple. TSMC sẽ nâng sản lượng lên 105.000 chip 5nm mỗi tháng trong nửa đầu năm 2021, tăng từ 90.000 chip trong quý 4 năm 2020.
Đến cuối năm nay, công suất chip 5nm dự kiến lên đến 120.000 đơn vị sản phẩm mỗi tháng, và đạt 160.000 chip mỗi tháng vào năm 2024. Được biết, đơn đặt hàng chip 5nm từ Apple khá ổn định ổn định.
Apple được dự báo sẽ sử dụng tiêu chuẩn 5nm+ cho thế hệ A15 của dòng iPhone 13 ra mắt thời gian tới. 5nm+ là phiên bản nâng cao hiệu suất và hiệu quả năng lượng của chip 5nm dòng iPhone 12.
Anh Hào (Theo Mac Rumors)
Tình trạng khan hiếm chip khiến ngành sản xuất ngày càng gặp phải nhiều khó khăn, giải quyết các vấn đề của chuỗi cung ứng hiện nay là thử thách thực sự đối với Mỹ.
" alt=""/>TSMC sản xuất chip 3nm từ cuối năm nay, dự kiến dùng cho Apple A17