Xử lý nhiều sai phạm
Tính chất của thương mại điện tử (TMĐT) là nhanh chóng cung cấp đa dạng dịch vụ, hàng hóa cho người tiêu dùng. Tuy vậy, phát triển rầm rộ TMĐT thời gian qua đã xuất hiện nhiều bất cập.
Theo Cục Quản lý thị trường Quảng Nam, nhiều đối tượng trên địa bàn tỉnh đã lợi dụng TMĐT để mua bán hàng lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Với phương thức sử dụng các kỹ thuật, công nghệ cao, kinh doanh TMĐT ngày càng tinh vi, khó kiểm soát. Hàng hóa phạm pháp thông thương trên thị trường Quảng Nam tác động xấu đến quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh chân chính.
Vừa qua, Đội quản lý thị trường số 4 (Thăng Bình) tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh Phan Thị Tuyết có địa chỉ tại tổ 2 (thôn Quý Thạnh 1, xã Bình Quý).
Bà Tuyết sử dụng tài khoản facebook cá nhân để kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu. Ngành chức năng đã xử phạt bà Tuyết 3 triệu đồng, buộc tiêu hủy tang vật trị giá hơn 4,2 triệu đồng.
Tiếp đó, Đội quản lý thị trường số 4 phối hợp cùng Đội cảnh sát điều tra Công an huyện Thăng Bình và Công an xã Bình Lãnh tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh Si Tuyển có địa chỉ ở thôn Nam Bình Sơn (xã Bình Lãnh).
Ngành chức năng đã xử phạt hộ kinh doanh trên 22 triệu đồng với 2 hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là quần áo, giày dép. Các lực lượng cũng đã tịch thu hàng hóa trị giá 16 triệu đồng và tiêu hủy hàng hóa trị giá gần 10,7 triệu đồng.
Từ đầu năm đến nay, Cục Quản lý thị trường Quảng Nam đã kiểm tra 12 cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh TMĐT, xử phạt 11 vụ sai phạm với tổng số tiền gần 144 triệu đồng.
Hành vi vi phạm chủ yếu gồm kinh doanh hàng nhập lậu (4 vụ); kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ (2 vụ); vi phạm về thông báo website TMĐT với cơ quan quản lý nhà nước (4 vụ); sử dụng biểu tượng đã thông báo để gắn lên website TMĐT bán hàng khi chưa được duyệt của cơ quan nhà nước (1 vụ).
Tăng cường định danh người bán
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Thái Bình - Trưởng ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả Quảng Nam, TMĐT là không gian vô cùng rộng lớn, xuyên biên giới.
Để đấu tranh chống hàng giả trong TMĐT hiệu quả, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh gồm công thương, lực lượng quản lý thị trường, công an, hải quan, thuế, biên phòng… cần đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin. Đây là giải pháp để định danh người bán, người mua, truy xuất nguồn gốc hàng hóa, chống hàng giả trong TMĐT.
Ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp các ngành chức năng giải quyết khiếu nại, tranh chấp trực tuyến trong TMĐT giữa người dân và doanh nghiệp. Công nghệ sẽ nhận diện được các nhãn hàng trên môi trường trực tuyến, bảo đảm các giao dịch TMĐT diễn ra minh bạch.
Theo ông Lương Viết Tịnh - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Quảng Nam, cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ làm nhiệm vụ đấu tranh phòng chống hàng giả trong TMĐT.
Thời gian tới, các ngành chức năng sẽ phối hợp chặt chẽ hơn trong thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Về nhiệm vụ tham mưu UBND tỉnh kế hoạch tổ chức thực hiện chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT đến năm 2025, ông Lương Viết Tịnh cho biết, có 2 nhiệm vụ xuyên suốt, then chốt.
Đó là quản lý chặt địa bàn, rà soát đưa vào cơ sở dữ liệu quản lý, giám sát chặt các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT và phối hợp với các cơ quan truyền thông làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về chống hàng giả trong TMĐT.
Thời gian tới, người tiêu dùng sẽ được hỗ trợ, trang bị các kỹ năng mua hàng chất lượng, có xuất xứ rõ ràng trên môi trường mạng; tố cáo các đối tượng lợi dụng TMĐT để lừa dối người tiêu dùng, qua đó bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bản thân cũng như cộng đồng xã hội.
Hiện nay, nhiều cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ứng dụng Facebook, Zalo... bán hàng online nhưng không rõ ràng về kho, điểm tập kết hàng hóa. Theo Cục Quản lý thị trường Quảng Nam, việc truy tìm địa chỉ, xác minh đối tượng có nghi vấn khi bán hàng trong TMĐT không hề đơn giản. Do vướng nhiều quy định, tính khả thi khi kiểm tra sẽ không cao khi nhiều cơ sở sử dụng nhà ở của mình làm cơ sở kinh doanh." alt=""/>Chống hàng giả trong thương mại điện tửBức ảnh “Để con cõng ba nhé” gây xúc động trong buổi lễ tri ân
Ngày trường tổ chức lễ tri ân cha mẹ, Bằng vô cùng hạnh phúc vì có ba đến dự.
“Ở nhà 2 ba con em hay nói chuyện, nhưng cũng hiếm khi em bày tỏ tình cảm với ba. Vì vậy khi cài hoa hồng lên ngực ba, em cũng cảm thấy run lắm.
Hôm 3/6 đến trường, ba chỉ đứng kế bên em chụp ảnh. Khi ấy em đã bất ngờ ngồi xuống nói: “Để con cõng ba nhé”. Em thấy ba lưỡng lự, nhưng rồi ba cũng để em làm. Ba có vẻ xúc động rưng rưng, mặc dù em chưa từng thấy ba khóc bao giờ.
Em cảm thấy mình thực sự may mắn khi vẫn còn cơ hội được cõng ba”, Hữu Bằng nói.
“Ba em là nông dân quanh năm gắn với ruộng đồng, nuôi tôm, nuôi lợn. Ba hiền lành, chân chất, chẳng bao giờ dám bỏ ruộng đồng đi đâu".
Mặc dù gia đình không phải khá giả, nhưng Bằng tự hào vì luôn có ba mẹ động viên, đồng hành trước mỗi giai đoạn quan trọng.
“Ba mẹ em là nông dân nên lúc nào cũng muốn con cái thoát khỏi nghề nông, để khỏi phải chịu cảnh chân lấm tay bùn.
Em dự định sẽ thi vào một trường Cao đẳng tại Cần Thơ, ngành Công nghệ thông tin, sau đó sẽ đi làm và báo hiếu ba mẹ”.
Bằng cũng cho biết, bản thân em cảm thấy bất ngờ khi bức ảnh nhận được nhiều sự chia sẻ. "Em chỉ mong ba mẹ thật vui khỏe và hãy yên tâm vì cả hai con trai của ba mẹ đã trưởng thành, sẽ sớm ổn định và không phải là gánh nặng của gia đình".
Bức ảnh của Bằng sau khi đăng tải đã nhận được nhiều lời khen ngợi. Nhiều bạn trẻ cho biết, khi nhìn những hình ảnh này cũng thấy "cay khóe mắt" vì bản thân còn vô tâm và chưa từng tỏ lời tri ân tới cha mẹ.
Trường Giang
- 11 năm Hiền đi học cũng là từng ấy năm ba em đều mang bóng bay đến trường chúc mừng ngày bế giảng của con gái.
" alt=""/>Bức ảnh “Để con cõng ba nhé” gây xúc động trong buổi lễ tri ânNguyễn Hoàng Giang là cựu học sinh THPT Chuyên ngữ (Hà Nội) trước khi sang Anh học phổ thông tại The Royal School Wolverhampton với suất học bổng 47 nghìn bảng cho 2 năm.
Học xong chương trình A-level của Wolverhampton, Giang tiếp tục nhận học bổng 230 nghìn đô la cho 4 năm tại Haverford College.
Trong suốt những năm học phổng thông và đại học, chàng trai Hà Nội nhận được khá nhiều học bổng danh giá và được tham gia các chương trình giao lưu, trại hè quốc tế.
Sinh ra trong một gia đình trí thức, Giang được bố mẹ đầu tư cho học tiếng Anh từ khi còn nhỏ.
Được truyền cảm hứng từ gia đình, em tập trung cho việc học tiếng Anh rất bài bản để thực hiện ước mơ đi du học.
Lên cấp 3, vốn tiếng Anh của em đã rất thành thạo và sang lớp 11, em nhận học bổng rồi chuyển sang học chương trình A-level của Anh.
Nguyễn Hoàng Giang - cựu du học sinh Anh, Mỹ. Ảnh: NVCC |
Học chuẩn ngay từ đầu
Giang kể, khi bắt đầu học tiếng Anh, bố em có nói với em rằng tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế nên nếu học tiếng Anh, em sẽ được đi đến nhiều vùng đất mới và gặp gỡ bạn bè từ các quốc tịch khác nhau. “Em thấy rất hứng thú với điều này và đã quyết tâm học tiếng Anh rất chăm chỉ từ những ngày đầu tiên”.
Cựu học sinh Chuyên ngữ (Hà Nội) cho biết, khi học tiếng Anh ở trường, hầu hết bạn bè xung quanh em không để ý đến ngữ âm.
Còn với em, mỗi lần về nhà nói tiếng Anh với anh trai, em đều được sửa phát âm rất nhiều. “Anh em dạy em bảng chữ cái ngữ âm quốc tế (IPA) để mỗi lần tra nghĩa của một từ mới em sẽ biết luôn cách phát âm từ đó chính xác 100%. Anh trai dạy em rằng học bất cứ thứ gì cũng cần học chuẩn từ đầu, nếu không về sau sẽ rất khó sửa”.
Chính vì thế, khi lên cấp 2, bố mẹ Giang quyết định cho em đi học ở Hội đồng Anh, mặc dù học phí khá đắt đỏ so với đồng lương giáo viên của bố mẹ. Tuy nhiên, Giang cho rằng đó là một quyết định đúng đắn của bố mẹ và sau này, qua quá trình học tập của mình, em cũng hiểu tại sao bố mẹ lại quyết định như vậy.
Cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được Giang đầu tư phát triển đồng đều.
Với kỹ năng đọc, ngày nào em cũng đọc sách tiếng Anh, mỗi ngày một ít.
“Em thường đọc những sách về các kỹ năng trong cuộc sống hoặc những cuốn sách khoa học. Để luyện kỹ năng nghe, em hay xem các chương trình tiếng Anh trên YouTube phù hợp với những sở thích của mình. Em cũng hay nói chuyện với những bạn thân của mình bằng tiếng Anh, kể cả một số bạn Việt Nam của em để luyện kỹ năng nói” – Giang chia sẻ.
Em đánh giá kỹ năng viết là khó nhất và cũng là kỹ năng quan trọng nhất để đạt được những học bổng cao đối với những bạn đang săn tìm học bổng du học. Vì thế, em dành khá nhiều thời gian luyện viết luận.
“Đối với em, việc mỗi ngày làm một ít, dù chỉ là rất ít, sẽ hiệu quả hơn hẳn việc “cày” trong một thời gian ngắn. Nếu mỗi ngày chúng ta tích lũy một ít kiến thức, chúng ta sẽ không khác gì so với ngày hôm trước. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, lượng kiến thức mỗi ngày này sẽ cộng vào thành một thành quả lớn” – Giang chia sẻ bí quyết học tập của mình.
Người lớn học tiếng Anh: Bất lợi đến từ suy nghĩ
Sau khi tốt nghiệp cử nhân ở Haverford College (Mỹ), Giang về nước và dành thời gian dạy IELTS, TOEFL cho một số bạn học sinh, sinh viên.
Tuy vậy, Giang cho rằng sai lầm thường mắc phải của học sinh, sinh viên Việt Nam khi học tiếng Anh là các em phụ thuộc quá nhiều vào các khóa học và nghĩ rằng “nếu mình học xong một khóa học này thì mình sẽ lên ngần này điểm thế nên chỉ cần học nhiều khóa học là mình sẽ lên nhiều điểm”.
“Điều quan trọng nhất khi học tiếng Anh là các em cần đưa cả bốn kỹ năng vào cuộc sống hàng ngày của mình. Ví dụ, nếu các em muốn nói tiếng Anh với người bản ngữ, chỉ cần hàng ngày lên Hồ Hoàn Kiếm là có thể gặp rất nhiều du khách nước ngoài nói tiếng Anh. Ý chí và khát khao để học tiếng Anh của mình quan trọng hơn bất cứ khóa học nào” – Giang khẳng định.
Nhưng theo em, để thi các chứng chỉ quốc tế như SAT hay TOEFL tốt thì câu chuyện sẽ hơi khác một chút. “Nhiều học sinh nghĩ chỉ cần làm nhiều bài tập SAT là có thể được điểm cao trong kỳ thi SAT. Điều này đúng. Nhưng quan trọng hơn việc làm nhiều là làm có phương pháp. Mỗi bài thi chứng chỉ quốc tế đều có những chiến lược riêng để giúp các em tiết kiệm thời gian và đạt điểm cao hơn. Các em nên học chứng chỉ quốc tế từ những thầy cô giỏi hoặc đọc và tổng hợp các chiến lược từ nhiều sách luyện thi khác nhau”.
Đặt câu hỏi về việc liệu với những người không có điều kiện học tiếng Anh từ nhỏ, sẽ có nhiều bất lợi với họ không khi bắt đầu muộn, Giang cho rằng “những bất lợi của người lớn chỉ đến từ suy nghĩ của họ”.
“Càng nhiều tuổi, nhiều người càng không sẵn sàng thử những thứ mới vì họ đã quá quen với những việc làm hiện tại của mình. Nếu như vượt qua được rào cản từ suy nghĩ, em thấy người lớn sẽ không hề có bất lợi gì khi học tiếng Anh so với những người học từ nhỏ” – Giang nói.
Em đưa ra lời khuyên cho tất cả những ai mới học tiếng Anh: hãy học chuẩn từ đầu và đưa cả bốn kỹ năng vào cuộc sống hàng ngày của mình. “Hãy tham gia nhiều hoạt động bằng tiếng Anh. Hãy gặp những người bản ngữ đến từ Anh, Mỹ, Úc. Biến tiếng Anh thành thú vui hàng ngày, rồi một ngày tiếng Anh sẽ trở thành thói quen”.
Với riêng bản thân em, học tiếng Anh còn là cơ hội để chúng ta khám phá bản thân. “Suy nghĩ của chúng ta bị giới hạn nhiều bởi ngôn ngữ của mình. Có mấy khi bạn nghĩ đến một thứ mà không thể miêu tả bằng ngôn ngữ được? Vì vậy, khi học một ngôn ngữ mới, chúng ta sẽ mở rộng tư duy của mình hơn và có một cuộc sống giàu ý nghĩa hơn” – chàng trai 24 tuổi chia sẻ.