Nội dung của những fanpage này thường sẽ mang tính định hướng, xây dựng hình ảnh phù phiếm, hư ảo về những "soái ca", "soái muội" vốn cực kỳ hiếm có hoặc không tồn tại trong xã hội. Bởi do số lượng cực kì hiếm (hoặc không có), thế nhưng, nó lại được dùng làm tiêu chuẩn hoàn hảo trên các fanpage trên khiến cho những bạn trẻ thiếu nhận thức hoặc đang ở độ tuổi mới lớn dễ bị đầu độc trong suy nghĩ. Thế giới trong mắt người thích ngôn tình, thường xuyên được bồi đắp bằng những thông tin đọc được từ những fanpage kiểu như Em Plus, 69Quotes, Man TV...trở nên ảo mộng, hão huyền, với rất nhiều lời nói, hành động và suy nghĩ phi thực tế hay nói theo kiểu dân dã của người xưa chính là "đầu óc trên mây".
Gây chia rẽ các tầng lớp trong xã hội
Con người, không có bất kỳ ai hoàn hảo, việc tạo ra những fanpage xây dựng nội dung hướng đến những con người hoàn hảo "quá mức" khiến cho phần lớn số còn lại gây tâm lý tự ti, thiếu động lực vươn tới trong các mối quan hệ của người yêu thích ngôn tình. Trái lại, với người thích ngôn tình và thường xuyên theo dõi những fanpage kiểu như vậy. Họ sẽ dùng tiêu chuẩn ngôn tình để đánh giá những người giao tiếp, nhất là người khác giới hoặc muốn "cưa cẩm" mình, lấy nó làm thước đo để so sánh với hình mẫu ảo mộng trong tâm trí.
Report page Ngôn tình là đúng hay sai?
Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ lại những lập luận khá chặt chẽ, sắc bén của thành viên diễn đàn công nghệ VozForums.com dựa trên tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook để đánh giá về tính đúng đắn của hành động này.
Một lần nữa xin khẳng định, ngôn tình không hẳn là xấu, có điều, việc hàng loạt fanpage ngôn tình mọc lên gây lệch lạc nhận thức giới trẻ bằng những status/bài viết "tiêm nhiễm" đều đặn hàng ngày, hàng giờ chắc chắn sẽ gây nguy hại không nhỏ cho xã hội. Hãy làm một Facebooker thông thái, chắt lọc thông tin, đừng thấy điều gì được share rộng rãi cũng coi đó là chuẩn mực, "soái ca/soái muội" không có nhiều đến như vậy để bạn kiếm tìm hạnh phúc đâu!
" alt=""/>Lý do nào khiến cộng đồng game thủ muốn đánh sập các page ngôn tình?Viettel BI 2.0: Top 10 Sao Khuê
Trong Lễ công bố và trao danh hiệu Sao Khuê 2017 diễn ra sáng nay (15/4/2017), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) có 10 sản phẩm, dịch vụ được vinh danh. Đặc biệt, Hệ thống xử lý và khai thác dữ liệu tập trung (Viettel BI 2.0) nằm trong Top 10 sản phẩm xuất sắc nhất, nhờ đáp ứng những tiêu chí về hiệu quả kinh tế xã hội, uy tín thương hiệu, doanh thu, thị phần, số lượng khách hàng sử dụng, công nghệ sáng tạo và tính đột phá.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp Viettel đứng đầu về số lượng sản phẩm đạt giải Sao Khuê. Điều này cho thấy rõ chiến lược đưa công nghệ thông tin kết hợp với viễn thông của Viettel đã thực sự đi sâu và rộng vào mọi ngõ ngách của cuộc sống.
Sản phẩm lọt Top 10 Sao Khuê - Viettel BI 2.0 là hệ thống được xây dựng trên nền tảng xử lý và phân tích dữ liệu lớn thời gian thực vRTAP (Viettel Real-time Big Data Analytics Platform), cho phép tổng hợp và phân tích hành vi tiêu dùng của khách hàng viễn thông trên nhiều chiều, kết hợp với các mô hình thuật toán học máy để đưa ra các quyết định về kinh doanh trong viễn thông, quảng cáo thương mại điện tử.
Được phát triển từ năm 2015 bởi 100% chuyên gia công nghệ của Viettel, BI 2.0 hiện đang triển khai tại các thị trường của Viettel tại Việt Nam và quốc tế, mang lại doanh thu gần 70 tỷ đồng năm 2016. BI 2.0 được hội đồng giám khảo đánh giá là một sản phẩm có tính mới, mang những xu hướng công nghệ đương đại của thế giới.
Sản phẩm đã giải quyết bài toán về nhu cầu xử lý dữ liệu lớn của các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là mạng viễn thông Viettel, giúp tối ưu nguồn lực nghiên cứu, xây dựng, triển khai, vận hành các hệ thống xử lý dữ liệu dựa trên cơ sở nền tảng chung hợp nhất. BI 2.0 đã góp phần giúp Viettel trở thành đơn vị đi đầu trong phân tích dữ liệu lớn (Big Data) - lĩnh vực còn khá mới và chưa có công ty nào công bố hệ thống tương tự tại Việt Nam. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để Viettel có thể phục vụ khách hàng như những cá thể riêng lẻ, “may đo” theo nhu cầu từng khách hàng, điều mà tất cả các doanh nghiệp viễn thông đều đang hướng tới.
Vì cuộc sống tiện ích hơn
Các sản phẩm khác đạt giải Sao Khuê năm nay đều nằm trong chuỗi hệ sinh thái sản phẩm Viettel làm cho cuộc sống tiện ích hơn. Ông Tống Viết Trung, Phó Tổng giám đốc Viettel nhấn mạnh: “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là đưa ứng dụng Viễn thông và CNTT len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Với Viettel, đây là cơ hội để chúng tôi khẳng định sức mạnh công nghệ của mình với hàng trăm sản phẩm giúp cuộc sống của người Việt thông minh hơn, giúp xây dựng xã hội thông minh hơn. Các sản phẩm đạt giải Sao Khuê không nằm ngoài chiến lược đó”.
Với sản phẩm Hệ thống quản lý tiêm chủng quốc gia, Viettel đã phối hợp với Bộ Y tế tạo ra một bước đột phá cho công tác tiêm chủng không cần sổ sách, giấy tờ (sổ tiêm chủng điện tử) đồng thời đặt nền tảng cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho sức khỏe cho mỗi người dân với hệ thống công nghệ thông tin, giúp tiết kiệm hơn 100 tỷ mỗi năm cho xã hội.
Trong khi đó, Safenet (dịch vụ bảo vệ người dùng trên Internet) đoạt giải ở hạng mục nhóm giải pháp, phần mềm mới lại giúp cho các phụ huynh có thể yên tâm khi con mình sử dụng Internet. Nếu đã đăng ký trên trang web safenet.vn, các phụ huynh có thể giám sát được việc sử dụng máy tính của con mình, bao gồm việc kiểm soát thời gian sử dụng, tránh truy cập vào những trang web có nội dung không phù hợp và bảo vệ thông tin cá nhân được an toàn.
Với Hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC.One) ở lĩnh vực giao thông vận tải, Viettel đã góp phần tạo ra một thị trường cạnh tranh hơn trong lĩnh vực trạm thu phí BOT trước đây chỉ có 2 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Sản phẩm ETC.One của Viettel là hệ thống đầu tiên trên thị trường có thể nhận diện và phản hồi với phương tiện có tốc độ di chuyển lên tới 90 km/h...
Cùng với việc đẩy mạnh triển khai các ứng dụng viễn thông và CNTT trong cuộc sống, Viettel hiện đã xây dựng một hạ tầng 4G phủ rộng và sâu như 2G, để bất cứ người dân nào ở Việt Nam cũng có cơ hội được tận hưởng một cuộc sống tiện ích hơn. Sau khi hoàn thành lắp đặt hơn 36.000 trạm phát sóng 4G, dự kiến Viettel sẽ khai trương dịch vụ 4G vào tuần sau ngày 18/4/2017.
Nguyễn Long
" alt=""/>Viettel giành 10 giải Sao Khuê 2017K-Startup Grand Challenge 2017 là cuộc thi có quy mô quốc tế, dành cho cả Việt Nam, với đối tượng là các startup công nghệ phần mềm, phần cứng trên khắp thế giới.
Các startup được lựa chọn sẽ được mời sang Hàn Quốc trong 4 tháng, tham dự các chương trình làm việc, gặp gỡ tư vấn từ các chuyên gia và nhà đầu tư hàng đầu Hàn Quốc như Samsung, Hyundai, LG, Naver...
Trong chương trình tăng tốc 4 tháng, startup được sử dụng văn phòng tại các khu công nghệ cao Hàn Quốc, được các chuyên gia hàng đầu tư vấn trực tiếp.
Ngoài ra sẽ tham gia các buổi thông tin và huấn luyện văn hoá kinh doanh Hàn Quốc và châu Á, cũng như các chủ đề kinh doanh khác như bằng sáng chế, quy định kế toán, luật thuế và các hoạt động khác…
Cũng theo ban tổ chức, các công ty ký kết hỗ trợ khởi nghiệp bao gồm Samsung, Hyundai Motors, SK, LG, Lotte, GS, Hanwha, Hanjin, Doosan, KT, CJ, Hyosung, Kakao và Naver.
" alt=""/>Khởi động sự kiện startup lớn nhất Hàn Quốc “K