您现在的位置是:Bóng đá >>正文
Soi kèo phạt góc Man City vs Aston Villa, 2h00 ngày 23/4
Bóng đá2489人已围观
简介 Chiểu Sương - 22/04/2025 02:08 Kèo phạt góc ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Adelaide United, 16h00 ngày 22/4: Tưng bừng bàn thắng
Bóng đáHồng Quân - 21/04/2025 21:44 Úc ...
【Bóng đá】
阅读更多8X sở hữu báu vật trăm chiếc cassette cổ, độc nhất Cần Thơ
Bóng đáMới 34 tuổi nhưng anh Nguyễn Tấn Hiếu (ngụ quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ) đã sưu tầm được bộ khoảng 200 máy cassette, radio, cùng hơn 100 đèn dầu cổ, rất giá trị. Bộ sưu tập khoảng 200 máy cassette, radio cũ được trưng bày khắp các ngóc ngách trong nhà anh Hiếu khiến ai cũng trầm trồ Nhà của anh Hiếu nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thuỷ). Căn nhà này gây ấn tượng với khách bởi được trưng bày rất nhiều đồ cổ.
Đơn cử như những chiếc máy cassette, radio có tuổi đời từ vài mươi năm đến hơn nửa thế kỷ rất đẹp và bóng loáng như mới khiến ai cũng trầm trồ.
Dù đồ “cổ” nhưng những chiếc máy cassette của anh Hiếu hoạt động rất tốt. Để chứng minh cho điều mình nói là sự thật, anh Hiếu bật thử kênh VOV1 (Ðài Tiếng nói Việt Nam) từ một chiếc radio sản xuất những năm 1950-1960, âm thanh phát ra rất trong trẻo, mượt.
Những chiếc máy cổ xuất xứ từ Nhật, Mỹ... Tất cả đều được sản xuất từ năm 1955 - 1975 vô cùng độc đáo. Anh Hiếu chia sẻ, các máy cassette, radio anh sưu tầm đều được sản xuất tại Nhật, Đức, Mỹ, Nga… của những thương hiệu nổi tiếng như: National, Panasonic, Sony... Đặc biệt, tất cả đều được sản xuất từ năm 1955 - 1975, từng được người Việt sử dụng.
Ngoài ra, anh còn có nhiều máy hát, đĩa nhựa, đĩa than... Bộ sưu tập này được anh kỳ công sưu tầm từ khắp mọi miền đất nước.
Anh Hiếu chia sẻ, ngày nay nhiều thiết bị âm thanh điện tử rất hiện đại, chất lượng cao, song anh lại thích các máy kiểu dáng hoài cổ, đặc biệt âm thanh phát ra từ máy cassette, radio rất hay, không lẫn vào đâu được.
Những chiếc máy radio, cassette hiếm được anh Hiếu săn tìm được. “Tôi đam mê sưu tập máy cassette từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. Khi đó không có điện thoại để nghe nhạc, chỉ toàn nghe băng cassette hay đài phát thanh. Lắm lúc máy gặp trục trặc nghe không được, coi như hôm đó buồn cả ngày”, anh Hiếu chia sẻ.
Ban đầu chỉ sưu tập một ít để trưng bày, nhưng rồi dần dà niềm đam mê càng mãnh liệt, anh bỏ công sức để săn tìm.
"Lúc đầu khi sưu tầm mình đưa ra tiêu chí chọn máy chỉ cần nghe rõ, sử dụng bền là được. Nhưng sau đó mình “nâng cấp” lên là mỗi dòng máy phải có nhiều màu, nhiều mẫu. Đặc biệt là máy còn “gin”, máy phải hiếm…", anh nói thêm.
Anh Hiếu chia sẻ, khi sưu tầm anh thường chọn máy còn “gin”, máy hiếm… Trong bộ sưu tập của anh Hiếu có nhiều máy còn nguyên bản và đóng hộp cẩn thận. Riêng một số máy đã hư hại nặng, anh phải lặn lội tìm thợ để “cứu chữa” nên rất tốn kém.
Theo anh Hiếu, đa phần máy khi tìm mua về hỏng mạch là chủ yếu. Bên cạnh đó, việc bảo quản máy cũng lắm công phu, thường xuyên lau bụi và vệ sinh sạch, giữ các bo mạch không thấm nước, để nơi tránh ánh sáng mặt trời.
Máy radio cassette Inco Mica sản giai đoạn năm 1955 - 1963, được anh Hiếu coi là “độc” nhất trong bộ sưu tập của mình Trong bộ sựu tập của anh Hiếu, chiếc máy raido cassette Inco MiCa sản xuất vào giai đoạn năm 1955 - 1963 được coi “độc” nhất.
“Đây là chiếc máy cassette độc nhất từ Bắc tới Nam mà tôi săn tìm được. Bởi lẽ giá của nó lên đến 25 triệu đồng và hoạt động hoàn chỉnh, còn nguyên trạng 100%. Đây là một trong những mẫu máy được coi độc và đẹp nhất đến thời điểm này trong giới chơi âm thanh xưa. Sản phẩm này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay”, anh Hiếu tiết lộ.
Anh Hiếu còn sở hữu hơn 100 chiếc đèn dầu Kim Lợi Hòa. Đặc biệt là chiếc đèn dầu Kim Lợi Hòa có màu tím được xem là hiếm nhất trong bộ sưu tập. Ngoài ra, anh Hiếu còn sưu tập máy hát đĩa nhựa Akai, tivi xưa, gốm Nam Bộ...
Những chiếc đèn dầu Kim Lợi Hòa hơn 100 cái trong bộ sưu tập của anh Hiếu Anh Huỳnh Đăng (35 tuổi, ngụ quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) cho biết: “Tôi đam mê âm thanh xưa nên thường tìm hiểu về chúng. Biết chỗ anh Hiếu, đến một lần mà ngỡ ngàng vì bộ sưu tập khủng, các loại máy hầu như đều còn hoạt động tốt. Đây có thể coi là bộ sưu tập âm thanh xưa khủng nhất đất Cần Thơ”.
Xem thêm video: Cả vườn có 100kg nhãn tím, đánh ô tô xin mua nhưng bị từ chối
Chiêm ngưỡng căn nhà có hơn 100 'báu vật' độc nhất ở miền Tây
Ngôi nhà của anh Nguyễn Đình Tuấn, 45 tuổi, huyện Lai Vung, Đồng Tháp, thuộc hàng hiếm ở miền Tây, bởi trong ngôi nhà này đang chứa hơn 100 'báu vật' cổ.
">...
【Bóng đá】
阅读更多Khoảnh khắc 2 máy bay va chạm tại triển lãm hàng không, phi công thiệt mạng
Bóng đáPhi công tắt động cơ giữa trời, máy bay vẫn hạ cánh an toàn
Phi công của hãng Qantas Airways đã tắt một trong hai động cơ khi chuẩn bị tới thành phố Perth của Australia vào tối ngày 25/3. May mắn, máy bay đã hạ cánh an toàn.">...
【Bóng đá】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Panserraikos vs Panetolikos, 22h00 ngày 23/4: Cửa trên ‘tạch’
- Bánh chuối nướng yến mạch cho bữa sáng siêu nhanh, dễ làm mà lại healthy
- Đổ xô đi mua sách của nhà văn Han Kang vừa đoạt giải Nobel
- Chàng lính cứu hỏa nhường bình dưỡng khí cho nạn nhân trong khoảnh khắc sống còn
- Nhận định, soi kèo LD Alajuelense vs Deportivo Saprissa, 09h00 ngày 22/4: Trận cầu “6 điểm”
- Tôi chẳng biết làm gì với căn nhà thừa kế nhận năm 60 tuổi
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Barcelona vs Mallorca, 2h30 ngày 23/4: Tiến gần hơn đến ngôi vương
-
"Thành thật mà nói, chúng tôi không biết mình ngu ngốc hay dũng cảm", vợ chồng Chris Halim và Raena Lim kể lại quyết định nghỉ việc để dùng 40.000 USD khởi nghiệp với ứng dụng cho thuê quần áo Style Theory. Ngày nay, nó là nền tảng cho thuê thời trang nổi tiếng ở Singapore, cho phép người dùng thuê đồ không giới hạn với mức phí cố định hàng tháng. Công ty hiện do SoftBank hậu thuẫn, có hơn 200.000 thuê bao ở Singapore và Indonesia, cung cấp khoảng 50.000 quần áo và hơn 2.000 chiếc túi.
Ý tưởng đến với họ vào năm 2006 - khi Raena Lim còn làm việc tại Goldman Sachs - thảo luận cùng chồng về câu hỏi hóc búa của các chị em là không có gì để mặc. Khoảnh khắc then chốt nảy ra khi Chris hỏi vợ rằng "Tại sao em có quá nhiều quần áo mà luôn phàn nàn rằng không có gì để mặc?".
Là một người xuất thân từ ngành tài chính, quen với việc áp dụng logic và toán học nhưng Lim chợt cảm thấy tuyệt vời với vấn đề phi logic ấy. Cô từng có những năm đầu sự nghiệp làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận ở Kenya, và rất muốn sở hữu một dự án tốt đẹp cho riêng mình. Khi nghĩ đến tác động của ngành thời trang với môi trường, cô nhận ra cơ hội đã đến.
" alt="Mở công ty cho thuê quần áo triệu USD từ lời than 'không có gì để mặc'">Mở công ty cho thuê quần áo triệu USD từ lời than 'không có gì để mặc'
-
Ở tuổi 25, Nguyễn Cao Khuê (SN 1996, Sơn Tây, Hà Nội) là chủ của một trang trại trồng cam, bưởi tại Hòa Bình. Trang trại có diện tích 32,9ha được Khuê thuê lại trong vòng 15 năm để trồng cây ăn quả. Tùy theo thời điểm và tính chất công việc, có khoảng 8 - 20 nhân công làm việc tại trang trại. Ngoài ra, Khuê cũng mở văn phòng tại Hà Nội với 5 nhân viên để xử lý các đơn hàng, tiêu thụ cam, bưởi. Doanh thu năm 2019-2020 của họ là hơn 2 tỷ đồng.
Những thất bại đầu tiên
Nguyễn Cao Khuê bắt tay khởi nghiệp khi mới là sinh viên năm 2, ĐH Ngoại thương Hà Nội. Lần đầu kinh doanh, Khuê đã nhận thất bại với mô hình bán bánh mì.
“Sau đó, người ta nói nhiều đến vấn nạn thực phẩm bẩn, khách hàng có tiền nhưng không biết mua thực phẩm sạch ở đâu. Muốn tạo ra những sản phẩm sạch như vậy nên hè năm 2015, tôi cùng bố thuê đất ở Hòa Bình để phát triển nông nghiệp hữu cơ”, Khuê kể. Nhưng một lần nữa, thất bại lại tìm đến chàng trai này.
Khuất Cao Khuê Theo Cao Khuê, giai đoạn năm 2012 - 2015, nhiều người đổ xô về Cao Phong, Hòa Bình để thuê đất trồng cam, bưởi.
“Có nhiều đại gia Hà Nội lên đây trồng cam theo “trend” (xu hướng). Nhưng hầu hết họ đều bỏ tiền ra thuê người khác làm. “Cha chung không ai khóc”, đồng tiền bỏ ra như vậy sẽ không hiệu quả. Vài năm sau, cây yếu, năng suất không đạt, đất bị suy kiệt, xơ cứng…”, Khuê chia sẻ.
Hai bố con Khuê cũng gặp sai lầm như vậy. Thời điểm đó, họ chỉ lên trang trại vào cuối tuần, còn lại “khoán” cho những người làm thuê phát triển vườn cam.
“Mình là chủ vườn nhưng không hiểu cây cần chất dinh dưỡng gì, thời điểm nào… Mình giao phó tất cả cho người khác thì chuyện thất bại là dễ xảy ra. Trong vòng 3 năm, tôi và bố bị thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng với các chi phí cây giống, vật tư nông nghiệp, đầu tư cho đường sá, máy móc…”.
“Nhưng đâm lao phải theo lao”, 9X quyết tâm bắt tay tái khởi nghiệp. Tháng 8/2017, Khuê tốt nghiệp đại học. Lúc này, bố nhường quyền cho anh tiếp quản toàn bộ trang trại.
Đến chủ trang trại doanh thu tiền tỷ
Việc đầu tiên Khuất Cao Khuê làm là học lại toàn bộ kiến thức và kỹ năng để chăm 1 cây cam. Anh tìm tài liệu nước ngoài - những nước đi đầu về nông nghiệp hữu cơ như Hà Lan, Mỹ… để học hỏi. Không chỉ học kiến thức nước ngoài, một mình với chiếc xe, anh rong ruổi khắp Hưng Yên, Hòa Bình, Bắc Giang… để tìm giống cây.
Một sản phẩm trong trang trại của Cao Khuê. Cứ thấy chỗ nào có vườn cam, bưởi tốt, Khuê đều xin vào xem và học hỏi. “Mỗi nơi, tôi tích cóp một chút kinh nghiệm, đối chiếu với tài liệu trong sách. Dần dần mất 1 năm như vậy, tôi mới có kiến thức cần thiết về cây”.
Sau đó, chàng trai Hà Nội cố gắng xây dựng quy trình sản xuất hoàn chỉnh cho cây. Thay vì sử dụng phân bón nhân tạo, Khuê tiến hành trồng cỏ, cắt và ủ thành phân hữu cơ để bón.
“Đây là hình thức nông nghiệp thuận tự nhiên, chúng tôi tận dụng cỏ, rác ủ thành phân cung cấp dinh dưỡng cho cây. Nhờ vậy, sức đề kháng của cây cao hơn và tuổi thọ của cây cũng dài hơn”.
Thay vì thuê người làm và “chỉ tay năm ngón” như trước, lần này chàng quý tử thành phố cũng lên nương làm việc cùng những người nông dân.
“Với người nông dân, chúng ta không thể mang lý thuyết ra nói. Họ chỉ phục khi mình làm được và làm tốt hơn họ. Có thế người ta mới nể và nghe mình”, Khuê cho biết.
“Ngày đầu tôi lên, mọi người đang trồng cỏ để sau ủ làm phân. Chúng tôi phải cuốc đất, tạo luống trên quả đồi. Khi quốc xong, trong 10 luống thì có 9 luống thẳng, đẹp còn 1 cái xiên, vẹo là sản phẩm của tôi. Tôi chỉ muốn tìm chỗ nứt dưới đất mà chui xuống cho đỡ xấu hổ vì mang tiếng là chủ mà làm xấu nhất”, Khuê nhớ lại.
Khi có sản phẩm, Cao Khuê tiếp tục xây dựng đội ngũ bán hàng, xây dựng về marketing, thương hiệu… Anh bắt đầu nhận được những phản hồi tốt về sản phẩm của mình.
“Đó là một khách hàng người Pháp. Ông ăn thử cam của chúng tôi và nói rằng, vị cam này giống với cam ngày xưa bên Pháp ông hay ăn. Ông còn kể, ở bên Pháp họ có thói quen uống nước cam buổi sáng.
Từ ngày sang Việt Nam, ông chưa tìm được cam ngon như vậy nên mất thói quen đó. Sau khi ăn thử, ông nói hương vị rất tuyệt và cảm giác như được ở nhà. Nay, ông đã thành khách hàng quen thuộc của chúng tôi”, chàng trai 9X kể.
Một vụ cam kéo dài 4 tháng, 8 tháng còn lại Khuê dốc sức chăm sóc, nuôi dưỡng cây. Theo anh, mỗi cây cam cho trái như người mẹ sinh con.
Quá trình mang thai, cho quả, cây rất yếu. Sau khi thu hoạch, người làm vườn phải hồi sức cho cây. Có như vậy, mùa sau cây mới cho năng suất tốt.
“Nhiều người chỉ quan tâm năng suất. Cây yếu, họ lại bón phân hóa học nhưng làm như vậy là “lạm dụng sức khỏe” của cây. Một cái cây không khỏe mạnh, hạnh phúc, quả sẽ không thể ngon”, Cao Khuê nhấn mạnh.
Hiện, Khuất Cao Khuê còn triển khai thêm tour để khách tham gia trải nghiệm tại vườn. “Khách hàng trực tiếp đến vườn được nghe những câu chuyện về cây cam. Họ sẽ hiểu hơn sản phẩm và tâm huyết của người trồng cây”, 9X cho biết.
Cao Khuê từng chia sẻ cảm nhận khi “bỏ phố về vườn”: “Làm sao thích được khi đang ăn trắng mặc trơn, sinh viên trường top, tự nhiên bị “đày” lên rừng lên núi. Nơi đây, giường không có mà ngủ, tôi luôn đi làm trong tình trạng "đầu đội trời, chân đạp đất", lại còn ở cùng những người không nói tiếng Kinh”.
Tuy nhiên, đó chỉ là câu chuyện của 3 năm đầu tiên. Hiện, Khuê thừa nhận đã quá mê công việc ở đây đến nỗi “lâu lắm rồi, tôi không có thời gian riêng dành cho bản thân”.
Xem thêm video: Mê mẩn vườn dâu lớn nhất miền Tây, trái kín đặc từ gốc đến ngọn
9X Sài Gòn khởi nghiệp thành công với chiếc 'túi biết thở'
Câu chuyện về hàng nông sản bị hư hỏng nhiều trong quá trình xuất khẩu đã khiến cô gái sinh năm 1991 tạo ra chiếc "túi biết thở”, giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn.
" alt="Chàng trai Hà Nội về quê trồng cam, thu nhập hàng tỷ đồng">Chàng trai Hà Nội về quê trồng cam, thu nhập hàng tỷ đồng
-
Đọc bài viết Vợ quyết ở lại Hà Nội ăn Tết, lý do khiến cả nhà chồng phẫn nộ của anh Trần, thấy anh khó nghĩ chuyện nên về quê ăn Tết với bố mẹ hay ở lại Hà Nội theo ý vợ nên tôi có đôi lời muốn chia sẻ.
Tôi và vợ cũng kết hôn được 17 năm. Chúng tôi có nhà và sống ở Hà Nội. Tuy nhiên quê tôi thì ở Thái Bình. Quê vợ ở Lào Cai.
Mười bảy năm qua, cứ 29 Tết là vợ chồng con cái nhà tôi hoàn tất việc cúng lễ, sắm sửa ở Hà Nội để về Thái Bình với bố mẹ.
Khoảng mùng 4 mùng 5 Tết chúng tôi ngược Lào Cai 1,2 ngày rồi về Thủ đô.
Có những năm bận việc hoặc mưa rét, chúng tôi cũng không cần đến nhà bố mẹ vợ nữa. Thay vào đó, khoảng Rằm tháng Giêng chúng tôi mới lên quê vợ ăn, chơi 2, 3 ngày, cũng có khi là cả tuần.
Bố mẹ vợ tôi không bao giờ cằn nhằn chuyện chúng tôi có về ăn Tết hay không. Trong quan điểm của ông bà, con gái đã lấy chồng thì phải lo liệu bên nhà chồng.
Vợ tôi cũng thấm nhuần tư tưởng đó nên suốt 17 năm đều ngoan ngoãn làm theo ý chồng. Năm nay, không biết vì lý do gì, cô ấy nằng nặc đòi về ăn Tết bên ngoại.
Cô ấy nói, bố mẹ cô ấy đã già, Tết nào cũng lủi thủi không có con cái bên cạnh (nhà cô ấy có hai cô con gái, đều lấy chồng xa).
Vì vậy, năm nay cô ấy phải về ngoại. Cô ấy còn bảo, bố mẹ tôi đông con, ngày Tết cả nhà tấp nập, còn không đủ giường cho các con cháu ngủ nên thiếu gia đình tôi 1 năm chắc cũng không vấn đề gì.
Tôi đã rất cáu. Hôm đó, tôi bảo cô ấy, "Không thể có chuyện như thế. Kể cả ngủ dưới đất thì ngày Tết con cái cũng phải về". Sau đó tôi cho cô ấy thời hạn một tuần để suy nghĩ.
Hiện, cô ấy vẫn chưa trả lời tôi. Nhưng nếu cô ấy vẫn muốn về ngoại, tôi sẽ nói chuyện với bố mẹ vợ và cho cô ấy thỏa mãn. Sau đó chúng tôi sẽ ly hôn.
Tôi nghĩ, mỗi gia đình đều phải có nguyên tắc riêng. Mọi thành viên đều phải tuân thủ theo thì mới hình thành thói quen để sau này cháu chắt và nhiều đời sau noi theo, không quên nguồn cội.
Do vậy, theo tôi anh Trần - người trong bài viết Vợ quyết ở lại Hà Nội ăn Tết, lý do khiến cả nhà chồng phẫn nộ cũng nên cứng rắn và đưa ra quyết định của mình, đừng phụ thuộc vợ hay bất cứ ai. Vì đàn ông thì phải có chính kiến. Nếu cứ nghe theo người này người khác thì cuộc sống sẽ cứ mãi bị phụ thuộc.*Bài viết thể hiện quan điểm của độc giả
Tết Nguyên đán 2021 đang đến gần. Kế hoạch đón Tết của gia đình bạn năm nay có gì khác biệt? Hãy chia sẻ với chúng tôi những câu chuyện, kỷ niệm vui buồn xung quanh Tết của gia đình bạn tại khung bình luận bên dưới hoặc gửi bài về địa chỉ mail: bandoisong@vietnamnet.vn. Trân trọng cảm ơn." alt="17 năm về quê nội, Tết 2021 vợ dở chứng đòi về ngoại">17 năm về quê nội, Tết 2021 vợ dở chứng đòi về ngoại
-
Nhận định, soi kèo Copenhagen vs Aarhus, 23h00 ngày 21/4: Thắng vì ngôi đầu
-
Chị Nguyễn Thị Luyến bên những căn nhà nuôi yến của mình.
Buổi trưa, sau khi đưa con gái út đi học, chị Luyến ghé thăm 3 căn nhà yến nằm giữa rẫy cao su, cách nhà ở gần 500m. Chị cho biết, trong ba căn nhà yến chỉ có một căn giúp vợ chồng chị có doanh thu từ tổ yến thô. Hai căn còn lại mới xây nên chim vào chưa nhiều.
“Lúc chúng tôi xây căn nhà yến đầu tiên ở xã do xung quanh đang ít nhà yến nên chim vào nhiều. Bây giờ, nhiều hộ xây nhà yến quá nên không ăn thua. Như hai căn tôi mới xây chỉ là chim non vào mà thưa lắm. Còn chim già nó đã quen chỗ nên không muốn đi”, chị Luyến giải thích.
Các công nhân đang nhặt lông chim yến. Vợ chồng chị Luyến quê Vĩnh Phúc, vào Bình Dương lập nghiệp năm 1991. Sau khi gom hết tiền tiết kiệm, vợ chồng chị mua được hai mẫu đất rẫy, dựng lều ở.
“Mua đất xong, ông xã ở nhà vừa trông con vừa khai hoang đất trồng điều, nuôi gà, tỉa lúa. Còn tôi đi làm công nhân kiếm tiền đong gạo. Lúc đó, vợ chồng tôi con nhỏ, bố mẹ ở xa nên vất vả lắm”, chị Luyến kể.
Những năm sau, ngoài làm rẫy, vợ chồng chị Luyến còn bán hàng ở chợ, trồng thêm cây cao su nhưng kết quả không khả quan.
3 căn nhà yến của vợ chồng chị Luyến, giá xây hàng tỷ đồng giữa vùng quê Bình Dương. Năm 2010, xã Minh Tân có hộ có thu nhập tốt nhờ xây nhà cho chim yến ở, vợ chồng chị Luyến cũng tò mò. “Lúc đó, vợ chồng tôi không biết gì về yến nên đến Lâm Đồng, Bình Phước, các nơi nuôi yến ở Bình Dương tham quan, tìm hiểu cách làm. Đi đến đâu, người ta cũng nói “chim trời cá nước” nên vợ chồng tôi không dám đầu tư", người phụ nữ quê Vĩnh Phúc nhớ lại.
Khi gặp một hộ ở huyện Dầu Tiếng có đến 9 căn nhà yến, căn nào cũng có chim vào nhiều, vợ chồng chị Luyến như “cá gặp nước”.
“Họ khuyên chúng tôi nên làm kinh tế từ mô hình này. Họ còn hứa, nếu vợ chồng tôi làm họ sẽ đến xây nhà, chia sẻ kinh nghiệm và cam kết có yến vào họ mới lấy tiền”, chị Luyến kể.
Chim yến bay vào nhà làm tổ. Trở về, chị Luyến cùng chồng quyết định bán bớt đất rẫy cao su, gom tiền tiết kiệm xây căn nhà yến đầu tiên, diện tích 80m, tổng chi phí gần 1,2 tỷ đồng.
Xây nhà xong, trang thiết bị lắp đặt hoàn tất, bật loa dụ chim lên, vợ chồng chị Luyến thấp thỏm từng ngày, chiều chiều mang ghế ra ngồi chờ chim. "Mình bỏ cả tỷ xây nhà, nếu chim không vào tiếc lắm”, chị Luyến nói.
Khi những cặp yến đầu tiên bay lượn rồi “chui” vào nhà, hai vợ chồng nhìn nhau mừng rỡ. Chim về làm tổ ngày một nhiều, hơn một năm sau vợ chồng chị Luyến bắt đầu thu hoạch những mẻ yến thô đầu tiên.
“Lúc đó, ở xã chỉ có 3-4 căn nhà yến nên chim về nhà tôi nhiều lắm. Cứ 6h chiều, vợ chồng tôi đưa ghế ra ngồi ngắm từng đàn chim bay về, kêu ríu rít”, chị Luyến nhớ lại.
Các căn nhà xây kín mít, chỉ chừa 1-2 khoảng trống cho chim yến tối bay vào nhà nghỉ, sáng bay đi kiếm ăn. Mỗi năm thu tiền tỷ nhờ lộc chim trời
Ban đầu, vợ chồng chị Luyến chỉ thu được mấy lạng tổ yến thô, sau đó tăng lên mấy kg một lần thu hoạch. Có lần, vợ chồng chị thu được 20-40kg tổ yến thô.
Thu hoạch tổ yến xong, chị Luyến sơ chế rồi mang đi bán, có khi bán cả sản phẩm thô. Chị chia sẻ, làm kinh tế bằng xây nhà cho yến ở phụ thuộc vào kỹ thuật xây nhà ban đầu và may mắn. Khi có chim vào nhà rồi, chủ phải thỉnh thoảng vào dọn phân, kiểm tra máy, dọn mạng nhện.
Nhà tôi may mắn hơn các hộ khác trong xã là nhờ xây nhà cho chim ở trước nên giờ chúng đã quen chỗ", chị Luyến nói.
Ngoài 3 căn nhà yến ở xã Minh Tân, vợ chồng chị Luyến còn hai căn ở nơi khác. Sau khi có thu nhập tốt từ nuôi yến, anh Nguyễn Xuân Quyền (chồng chị Luyến) đi theo những người xây nhà yến đã có kinh nghiệm học kỹ thuật xây nhà, cách chọn gỗ, hướng gió, lắp âm thanh, bí quyết dụ yến để kiếm thêm thu nhập từ nghề này.
Học kỹ thuật thành thạo, anh Quyền đi xây nhà yến cho các hộ khác trong xã. Sau khi xây xong, anh chia sẻ kinh nghiệm dụ yến cho họ và cam kết có chim vào mới lấy hết tiền công.
Tiếng lành đồn xa, anh được nhiều người ở các vùng lân cận tìm đến xin chia sẻ kinh nghiệm. Hiện, anh cùng con trai nhận các hợp đồng xây nhà yến rồi thuê thêm nhân công cùng làm.
Các tổ yến thô sau khi làm sạch, con gái chị Luyến sẽ làm thành các sản phẩm từ yến mang đi nơi khác bán. Chị Luyến cho biết, nhờ xây nhà nuôi yến thành công, kinh tế vợ chồng chị ngày càng khấm khá.
Hiện, mỗi năm, vợ chồng chị thu nhập tiền tỷ từ nuôi yến. Cụ thể, năm 2019 và năm 2020, vợ chồng chị thu về mỗi năm hơn 1 tỷ đồng. Đó là chưa kể các khoản thu từ các hợp đồng xây nhà yến của anh Quyền, trồng cây cao su và cửa hàng tạp hóa của chị.
"Nhờ có lộc chim trời vợ chồng tôi nuôi được hai con lớn đi học xong đại học, mua thêm đất trồng cây cao su và xây được thêm 5 căn nhà yến khác", chị Luyến kể.
Sau khi tốt nghiệp đại học, con trai chị làm ở một ngân hàng tại TP.HCM nhưng thu nhập không cao nên đã về phụ ba đi xây nhà yến. Con gái của họ, sau khi lấy chồng, sinh con cũng nghỉ việc về phụ bố mẹ sơ chế, làm các sản phẩm từ yến để tiêu thụ.
Bà Nguyễn Thị Thìn, Phó chủ tịch UBND xã Minh Tân cho biết, theo quy định hiện nay, người dân không được xây dựng nhà yến trong khu dân cư, vì tiếng ồn, ô nhiễm môi trường. Thời gian qua, chính quyền địa phương đã tuyên truyền cho người dân về vấn đề này. Đến nay, nhiều hộ trong vùng đã xây nhà yến cách khu dân cư theo đúng quy định.
Những hộ đã xây trước đó thì phải làm cam kết không mở máy gọi chim quá to, không mở máy vào giờ nghỉ trưa và sau 9h tối. Những hộ vi phạm cam kết, như vẫn xây nhà trong khu dân cư thì bị xử phạt hành chính và bị tịch thu hiện vật, phải dỡ bỏ phần đã xây. Với những hộ mở máy gọi chim quá to, nếu bị phản ánh cũng sẽ bị xử phạt theo quy định.
Xem thêm video: Chàng trai chăn bò Bình Định: Sự nổi tiếng giúp tôi có thu nhập bất ngờ
Tú Anh
Lộc trời từ 6 con yến, làng Bình Dương bỏ tiền tỷ xây nhà dụ chim về ở
Sau khi bốn con trai có gia đình riêng, vợ chồng bà Nhung bán đất xây nhà cho yến ở, giá 1 tỷ đồng. Hiện, vợ chồng bà đang chờ từng ngày để thu hồi vốn.
" alt="Xây nhà cho chim Yến ở, vợ chồng Bình Dương thu tiền tỷ">Xây nhà cho chim Yến ở, vợ chồng Bình Dương thu tiền tỷ