Đề thi "xa mà gần"Rời phòng thi ở hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, học sinh Phan Minh Anh tỏ ra thích thú: "Các câu hỏi trong đề thi xa mà "gần".
Theo Minh Anh "xa" là xa khuôn mẫu, khô cứng, học tủ, học vẹt. Còn "gần" là gần gũi với cuộc sống, với chính học sinh.
|
Học sinh TP.HCM hồ hởi kết thúc môn thi Ngữ văn (Ảnh: Thanh Tùng) |
"Em rất hứng thú với đề thi này! Trong năm học vừa qua, chúng em đã học nhiều đề tài rất gần gũi với cuộc sống. Vì vậy, khi tiếp xúc đề thi, em cảm thấy đây là vấn đề thường ngày" - Minh Anh nhận định.
Học sinh Nguyễn Khánh An, cũng cho hay cảm thấy thú vị với bài làm sáng nay. "Em rất thích câu nghị luận xã hội. Đây là câu hỏi khá thú vị khi vẽ hình ảnh các cây. Chúng em được bày tỏ quan điểm riêng của mình". Học sinh nào chọn cây nào sẽ thể hiện được thái độ, cách sống của người ấy. Các câu hỏi còn lại cũng rất hay và gần gũi".
Ngoài ra, Khánh An cho rằng bạn hoàn toàn thích thú khi đề 2 của câu hỏi số 3 clần đầu tiên em thấy đề thi cho học sinh sáng tác một bài thơ hoặc một đoạn thơ. "Em không có nhiều tài lẻ để làm thơ nhưng cũng cố gắng viết một đoạn. Em nghĩ đây là câu hỏi làm bộc lộ chất sáng tạo của mỗi bạn".
Trong đề thi, các vấn đề như phong trào tình nguyện dọn rác thải, hay thói ghen ghét với người nổi bật hơn đều là những vấn đề rất gần gũi với học sinh.
Riêng một câu hỏi đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức trong sách đó là là tình cảm cha con trong đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Nhưng đề cũng yêu cầu học sinh phải liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc với một tác phẩm khác viết về đề tài gia đình để thấy tình cảm gia đình.
|
Đề thi Ngữ văn được đánh giá rất hay (Ảnh: Thanh Tùng) |
"Cầm đề là muốn viết ngay"
Cô Nguyễn Minh Ngọc, giáo viên dạy văn Trường THPT Đinh Thiện Lý bộc bạch như vậy và đã bày tỏ lời khen cho đề thi này.
Cấu trúc đề thi chia 3 phần: Đọc hiểu (30%), Nghị luận xã hội (30%), Nghị luận văn học 40% (trong đó có 2 câu chọn 1).
Nhìn tổng quan, đề thi có cấu trúc hợp lý, bám sát nội dung chương trình Ngữ văn lớp 9 nhưng vẫn tạo điều kiện cho học sinh phát huy sự sáng tạo thông qua việc gia tăng quyền được lựa chọn của học sinh.
Ở câu Nghị luận xã hội, học sinh được quyền lựa chọn 1 trong 3 cách ứng xử từ câu chuyện (mang tính ẩn dụ) của 4 cái cây. Còn ở câu Nghị luận văn học, học sinh được lựa chọn giữa một vấn đề quen thuộc (tình cảm cha con trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà") và một đề cảm thụ thơ cho các em quyền tự chọn đoạn trong bài thơ mình thích viết bằng trải nghiệm, tình yêu thơ của mình.
Cô Ngọc nhìn nhận, việc cho học sinh quyền tự chọn hướng làm bài hoặc câu hỏi nghị luận văn học là một cách ra đề hay, giúp học sinh phát triển kĩ năng, có điều kiện bộc lộ quan điểm, cảm xúc đồng thời tránh việc học văn theo lối khuôn sáo, học tủ, học văn mẫu.
"Nếu xem đề của nhiều tỉnh thành, có thể thấy, mấy năm nay, đề của TP.HCM luôn tạo cho học sinh sự lựa chọn và sáng tạo cao. Riêng bài Đọc hiểu đưa ra chủ đề "thách thức để thay đổi" vừa thú vị vừa thực tiễn bởi đó là vấn đề thế hệ trẻ phải đối mặt trong thế kỉ 21. Hai văn bản được trích dẫn cho thấy sự lựa chọn công phu của ban ra đề. Câu số 4 phần đọc hiểu chính là câu cho học sinh cơ hội phản biện, nhìn nhận vấn đề nhiều chiều. Có một sự liên kết ngầm, tôi nghĩ như vậy, ở trong đề. Nếu bài Đọc hiểu bàn về "thách thức để thay đổi" thì câu Nghị luận xã hội hướng đến nhận thức về giá trị bản thân, tránh so sánh với người khác và bài Nghị luận văn học bàn về tình gia đình, tình yêu thơ ca, rộng ra là tình yêu con người, cuộc sống. Những giá trị ấy chính là nền tảng để bạn trẻ vững vàng trong những thách thức, nhưng đổi thay".
Còn cô Đỗ Khánh Phương, giáo viên Ngữ văn, Hệ thống Giáo dục Hocmai cũng phải thừa nhận, đề thi tương đối hay, ngữ liệu phù hợp, có tính mở, gần gũi với thực tế đặc biệt là hướng tới cách ứng xử đẹp, tích cực của con người trong xã hội. Đề thi vẫn có "đất diễn" dành riêng cho những học sinh giỏi môn văn.
Theo cô Phương, đề thi môn Ngữ văn TP.HCM có tính mở đã được bắt đầu từ năm học 2018-2019 khi thành phố có sự cách tân về cách thức ra đề thi tuyển sinh vào lớp 10 theo hướng mở và quan điểm đó tiếp tục được thể hiện ở đề thi năm nay.
|
Đề thi lớp 10 môn Ngữ văn ở TP.HCM |
|
Đề thi lớp 10 môn Ngữ văn ở TP.HCM |
Cô Phương phân tích kỹ hơn như sau: Câu 1 có cấu trúc tương tự như đề năm 2018 với 4 ý hỏi, trong đó ý 1 và ý 2 ở mức độ tương đối cơ bản. Ở câu số 2, học sinh cần đánh giá được ưu và nhược điểm của mỗi cách ứng xử và có lập luận phù hợp, dẫn chứng xác đáng để bảo vệ quan điểm. Trong đó, cách ứng xử ở hình số 3 là mang tính tích cực nhất. Yêu cầu của vấn đề nghị luận năm nay là hướng đến sự thay đổi đầu tiên là thay đổi về nhận thức, suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân từ đó sẽ làm thay đổi cuộc sống trong cộng đồng, tập thể. Ở câu 3 thì đề số 1 có dạng thức quen thuộc, kết hợp giữa Nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Đề số 2 được coi là một câu hỏi khó, có yếu tố thách thức với thí sinh, đặc biệt là gây được sức hút với những thí sinh có năng lực tốt về môn Ngữ văn.
Thầy Nguyễn Hữu Dương, Trường THPT Vĩnh Viễn (TP.HCM) phân tích vấn đề trong câu số 2 không quá khó đối với các em nhưng được khơi gợi sự bởi cách ra đề đặc biệt: Đưa ra các hình minh họa để gợi ý như một phương thức trực quan sinh động dẫn đến tư duy trừu tượng. Cách đặt vấn đề mới lạ nhưng dễ hiểu này có thể sẽ gây được những hứng thú cho thí sinh và giúp các em dễ dàng nhận thức vấn đề để triển khai thành bài. Tính phân hóa của câu nghị luận xã hội này là khá cao. Không chú ý, học sinh có thể sẽ nghị luận cả 3 khía cạnh của vấn đề chứ không phải là 1 như đề bài yêu cầu. Tựu trung lại, các thầy cô đều hy vọng kì tuyển sinh 10 năm nay và những năm sau, sẽ gặp nhiều hơn những đề thi như TP.HCM ở nhiều tỉnh thành cả nước.
Lê Huyền
Đáp án tham khảo môn Ngữ văn lớp 10 năm 2019 ở TP.HCM
Học sinh TP.HCM vừa làm xong bài thi môn Ngữ văn vào lớp 10 năm 2019. VietNamNet cung cấp một cách làm tham khảo.
" alt="Đề Ngữ văn thi lớp 10 TP.HCM, 'đọc mà muốn cầm bút viết ngay'"/>
Đề Ngữ văn thi lớp 10 TP.HCM, 'đọc mà muốn cầm bút viết ngay'
|
Nguồn: Tổ Toán – Hệ thống giáo dục Hocmai |
Theo nhận định của Tổ Toán – Hệ thống giáo dục Hocmai - thì đề thi có cấu trúc tương tự năm 2018, gồm 5 bài toán lớn, mỗi bài gồm nhiều ý nhỏ được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó. Tuy nhiên đề có sự điều chỉnh về hình thức : xuất hiện câu hỏi hình không gian – một phần vốn không xuất hiện trong các năm về trước. Câu hình học chỉ còn 3 ý (các năm về trước thường có 4 ý). Tỉ lệ điểm phần Hình học/Đại số năm nay là 7/3 (các năm trước là 6,5/3,5)
“Đề thi có khoảng 85% câu hỏi thuộc phần kiến thức cơ bản, 15% câu hỏi ở mức vận dụng có tính phân loại cao như câu I.3, câu IV.3, bài 5. Câu khó nhất trong đề là câu IV.3 và bài 5. Thí sinh cần có tư duy và phân tích tốt thì mới đạt điểm tối đa” – thầy Nguyễn Mạnh Cường, Giáo viên Toán trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) nhận xét.
Thầy Hồng Trí Quang – Giáo viên Toán, Hệ thống Giáo dục Hocmai - đánh giá chi tiết đề thi như sau: Bài 1: Ở mức độ trung bình, thuộc chuyên đề căn bậc hai, căn bậc ba trong chương trình Toán 9, dạng toán rút gọn biểu thức chứa căn và các câu hỏi phụ, học sinh đã được rèn luyện khá kĩ và hầu hết các em đều làm được câu I.1 và câu I.2. Câu I.3 là câu hỏi học sinh dễ bị mất điểm nếu không cẩn thận.
Bài 2: Bài gồm có 2 ý (khác với năm 2018 chỉ có 1 ý): Với câu II.1: Câu hỏi này có mức độ trung bình - vận dụng thấp, thuộc chuyên đề giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình (Dạng toán năng suất – làm chung, làm riêng). Để hoàn thành tốt câu hỏi này, các thí sinh cần lưu ý phân tích các dữ kiện trong đề bài để đưa ra mối liên hệ giữa các đại lượng. Với câu II.2: Câu này thuộc dạng hình không gian (hình trụ): Học sinh thường chủ quan không ôn dạng bài này nên dễ bị quên công thức hoặc bỏ qua yếu tố điều kiện (hoành độ khác 0) nên có thể mất điểm.
Bài 3: gồm 2 câu hỏi nhỏ, câu III.1 khác khác với dạng hệ phương trình của năm 2018, năm nay chỉ giải phương trình. Với câu III.2 là về sự tương giao giữa các đồ thị, tương tự như đề thi năm 2018, dạng toán quen thuộc với học sinh. Đề thi xuất hiện câu phương trình trùng phương – một dạng câu hỏi mà 3 năm gần đây không xuất hiện nên học sinh có thể nhầm lẫn khi sử dụng denta để tính nghiệm.
Bài 4: thuộc chủ đề hình học (3 điểm). Năm nay có 3 ý, trong đó các ý IV.1 và IV.2 học sinh có thể dễ dàng chứng minh được. Ý IV.3 là câu vận dung cao, cần có kỹ năng tư duy hình học, xử lý linh hoạt các phép chứng minh và quan sát hình học cao mới có thể giải quyết.
Bài 5: Là câu hỏi phù hợp để phân loại học sinh, câu dành cho học sinh muốn lấy điểm 10 thuộc chuyên đề bất đẳng thức và cực trị, dạng toán tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức. Đây là chuyên đề vốn đã làm các em học sinh lúng túng trong quá trình học cũng như ôn luyện. Phần tìm giá trị nhỏ nhất được đánh giá là dễ hơn và nhiều học sinh sẽ hoàn thành được hơn ý tìm giá trị lớn nhất. Với những học sinh có năng lực biến đối Toán học tốt thì đồng thời sẽ giải quyết tốt được cả 2 ý mà đề bài yêu cầu.
Đánh giá chung về đề thi, Tiến sĩ Phạm Ngọc Hưng cho biết: Đề thi năm nay có cấu trúc tương tự đề thi năm ngoái (2018-2019) với 5 câu hỏi được phân bố ở các kiến thức trong chương trình lớp 9. Phổ điểm phổ biến ở khoảng 7 điểm, điểm 10 cũng sẽ có nhiều hơn năm trước.
Ban Giáo dục
Đáp án gợi ý môn Toán thi lớp 10 năm 2019 của Hà Nội
Dưới đây là đáp án gợi ý của môn Toán, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2019 - 2020 tại Hà Nội.
" alt="Đáp án đầy đủ môn Toán thi lớp 10 của Hà Nội"/>
Đáp án đầy đủ môn Toán thi lớp 10 của Hà Nội