Nhận định, soi kèo Sydney FC vs Auckland FC, 14h00 ngày 12/4: Thắng tiếp lượt về
Hồng Quân - 11/04/2025 16:32 Úc lịch fa cup 2024lịch fa cup 2024、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

-
Siêu máy tính dự đoán Wolfsburg vs RB Leipzig, 1h30 ngày 12/4
2025-04-13 10:55
-
Nhận lời mời của Thị trưởng TP.Gyeongju (Hàn Quốc), từ ngày 4-8/10 các thành viên câu lạc bộ Ca Huế và câu lạc bộ Nhã nhạc Phú Xuân thuộc Trung tâm Văn hóa - Thể thao TP.Huế sang biểu diễn trong lễ hội văn hóa Silla lần thứ 47 tại TP.Gyeongju - thành phố kết nghĩa với TP.Huế.
Có thông tin: một số nhạc công, nghệ sĩ nhã nhạc, ca Huế tập luyện hăng say vui mừng chờ tới ngày lưu diễn thì đến phút chót lại bị gạt bớt người để bổ sung cán bộ khác. Do thiếu nghệ sĩ, nhạc công nên trong buổi duyệt cuối cùng, lãnh đạo Phòng Văn hóa TP.Huế yêu cầu các nữ nghệ sĩ đảm nhận biểu diễn nhã nhạc phải giả nam để làm nhạc công. Các tiết mục như Nón quê em, với đội hình bốn người tám cái nón, dứt tiết mục sẽ tỏa xuống tặng nón cho khán giả; giờ còn ba người, tiết mục sẽ trở nên lỏng lẻo...
UBND TP. Huế khẳng định không có chuyện nghệ sĩ bị lãnh đạo tranh suất đi nước ngoài. Báo phunuonline trích lời của nhạc công L.H.N. cho rằng, lâu nay, cử nhạc công, nghệ sĩ ở Huế đi biểu diễn giao lưu văn hóa ở nước ngoài không còn là chuyện lạ. Nhiều bạn trẻ mới chập chững học được vài ba bài nhã nhạc cung đình Huế nhưng do mối quan hệ thân quen nên nhanh chóng được đề cử đi nước ngoài giao lưu, trong khi những người gạo cội, am tường lại bị gạch tên vào phút chót, nhường suất cho cán bộ dẫn đoàn, khiến nhiều anh em nghệ sĩ nản chí, đắng lòng.
Còn theo thạc sĩ - họa sĩ Trần Thanh Bình - con trai cố nghệ sĩ ca Huế nổi tiếng Văn Lang - việc cử cán bộ đi nước ngoài, đặc biệt gần đây, được Nhà nước quản lý chặt. Tuy vậy, các cơ quan nhà nước thường có những kiểu lồng ghép, đưa người đi nước ngoài với danh sách không rõ ràng, có sự cài cắm những cán bộ, quan chức không đúng chức năng hoặc đi theo diện chính sách nghỉ hưu, gần nghỉ hưu…
VietNamNet đã liên hệ với bà Phạm Thị Quỳnh Giao - Trưởng phòng Văn hóa TP.Huế và được bà cung cấp cho các văn bản liên quan tới việc đưa đoàn sang Hàn Quốc biểu diễn.
Văn bản số 3958 UBND TP.Huế do ông Trương Đình Hạnh, Phó chủ tịch UBND TP.Huế ký khẳng định: Không có sự việc lãnh đạo tranh suất của nghệ sĩ đi công tác tại TP.Gyeongju, Hà Quốc; Thông tin lãnh đạo phòng Văn hoá và Thông tin thành phố yêu cầu các nữ nghệ sĩ đảm nhận biểu diễn nhã nhạc phải giả nam để làm nhạc công là không đúng sự thật; Không có chuyện một số nghệ sĩ phản ứng việc rút bớt thời lượng tác phẩm tại buổi tổng duyệt cuối cùng; Thông tin các nghệ sĩ hỏi bà Phạm Thị Quỳnh Giao - Trưởng phòng Văn hóa TP.Huế về chế độ bồi dưỡng cho các nghệ sĩ là không đúng.
Phía UBND TP.Huế thông tin, vào tháng 4/2019 nhận mời mời của ông Joo Nak Young – Thị trưởng TP.Gyeongju để đưa đoàn sang giao lưu văn hoá, phía Hàn Quốc cũng có văn bản rõ ràng rằng họ sẽ chi trả vé máy bay quốc tế, đi lại và ăn ở tại địa phương cho 5 cán bộ và tối đa 10 thành viên của đoàn nghệ thuật.
Chính vị vậy, căn cứ vào lời mời trên cùng với đề xuất của Trung tâm Hợp tác Quốc tế Huế và Trung tâm Văn hoá và Thể thao thành phố, lãnh đạo UBND TP. Huế đã thống nhất cử 5 cán bộ và 9 thành viên đoàn nghệ thuật (Bao gồm lãnh đạo Trung tâm Văn hoá và Thể thao thành phố) tham dự và biểu diễn tại Lễ hội văn hoá Silla.
Bà Phạm Thị Quỳnh Giao cho hay, chuyến công tác thành công tốt đẹp và ngài thị trưởng TP.Gyeongju đánh giá rất cao đoàn của Việt Nam tham dự. Đích thân ông thị trưởng đã vào hậu đài để bắt tay cảm ơn các nghệ sĩ. Phía UBND TP.Huế khẳng định, trước chuyến đi, ông Trương Đình Hạnh, Phó chủ tịch UBND TP.Huế và bà Phạm Thị Quỳnh Giao đều thống nhất chương trình và đánh giá cao nỗ lực của các nghệ sĩ, nhạc công trong quá trình chuẩn bị cho chuyến công diễn. Căn cứ vào đề nghị của nước bạn, phía đoàn thành phố cũng đã chuẩn bị 3 tiết mục theo đúng thời gian quy định (buổi ngày 7/10/2019 lúc 14h tiết mục không quá 30 phút, buổi ngày 7/10/2019 và 6/10/2019 sẽ là buổi diễn ngắn vào buổi chiều, thời lượng từ 10 đến 15 phút). Trong chương trình nghệ thuật đề xuất hoàn toàn không có tiết mục Nón quê em.
Tình Lê
Nhiều nghệ sĩ quốc tế trưng bày các tác phẩm độc đáo trong rừng
Nhiều nghệ sĩ đến từ Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,...đã tới Đại Lải để sáng tác tại chỗ và trưng bày các tác phẩm điêu khắc của mình.
" width="175" height="115" alt="Huế lên tiếng về việc nghệ sĩ bị lãnh đạo tranh suất đi nước ngoài" />Huế lên tiếng về việc nghệ sĩ bị lãnh đạo tranh suất đi nước ngoài
2025-04-13 10:23
-
Bảo vật quốc gia chưa làm lễ công nhận đã bị huỷ hoại
2025-04-13 09:42
-
Đó cũng chính là chia sẻ của khá nhiều độc giả VietNamNet sau khi đọc những dòng tâm sự của bạn Lý Thu Thuỳ trong bài viết Đưa bố mẹ chồng vào viện dưỡng lão: Tôi bất hiếu?
"Vào viện dưỡng lão là đúng!"
Tán đồng quan điểm của bạn Nghĩa, độc giả Nguyễn Quang Sáng chia sẻ: "Vào viện dưỡng lão là đúng. Nơi đó các cụ được chăm sóc chu đáo, kiểm tra sức khỏe tốt hơn... Cơ bản là chọn chỗ có uy tín!".
Độc giả tên Lợi cũng tán thành việc đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão nếu các con không đủ điều kiện chăm sóc: "Không phải cứ tự tay chăm sóc mới là có hiếu. Lựa chọn chăm sóc nào tốt hơn, có ích hơn cho bố mẹ mới là có hiếu.
Tôi cho rằng ở hoàn cảnh của anh chị này thì tìm được một cơ sở dưỡng lão phù hợp việc chăm sóc bệnh và sức khỏe cho bố mẹ già sẽ có nhiều ích lợi cho cả gia đình. Trường hợp không tìm được cơ sở phù hợp thì dứt khoát phải thuê người giúp việc. Duy trì, kéo dài tình trạng hiện nay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của không chỉ ông bà già mà là cả gia đình; chưa kể sẽ ảnh hưởng đến học tập của con cái, công việc của vợ chồng".
Chia sẻ câu chuyện của mình, độc giả Thanh Chuong cho biết: "Tôi muốn đưa bố vào trại dưỡng lão VIP. Ở đó có bác sỹ, y tá và điều dưỡng. Nhưng cả nhà đều phản đối. Nhất là vợ tôi sợ tốn tiền... Bạn thì ngược lại, tội cho bạn. Cũng là do quan điểm thôi".
Chung quan điểm, bạn Thanh Miên tâm sự: "Chỉ sợ không có tiền để đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão, chứ đưa bố mẹ vào đó được thì tốt quá đi chứ; có người chăm sóc các cụ đâu ra đấy, ăn uống nghỉ ngơi đúng giờ đúng giấc, không gian lại thoáng đãng, trong lành hơn ở nhà thành phố nhiều".
"Việc người già vô sống trong trại dưỡng lão hiện đang là suy nghĩ tích cực của rất nhiều người, vì khi vô đó họ có bạn bè - người chăm sóc - người động viên an ủi khi buồn... Còn ở nhà: con cháu đi làm, đi học từ sáng tới tối, còn đâu thời gian để chăm sóc và trò chuyện với cha mẹ. Xã hội ngày càng phát triển thì tư duy và nếp nghĩ của chúng ta cũng cần thay đổi theo để không bị lạc hậu. Hãy làm những gì tốt đẹp nhất cho cha mẹ nếu những việc đó không trái đạo lý làm người”, một độc giả viết.
Bạn Cuongthinhmeoco cũng khẳng định: "Vào viện dưỡng lão là cách báo hiếu tân tiến, hiện đại và thông minh". Trong khi đó, bạn Thuỳ Dương đưa ý kiến: "Chắc nhiều người không biết ở viện dưỡng lão còn tốn chi phí hơn ở nhà nhiều. Tuy nhiên, ở đó các ông bà, đặc biệt những người có bệnh sẽ được ăn uống, chăm sóc, sinh hoạt tỉ mỉ, điều độ... Đấy là điều mà người ở nhà không làm được. Thế nên chẳng biết đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão là bất hiếu hay báo hiếu đâu!".
"Đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão là bất hiếu"
"Đúng là bất hiếu, ba mẹ sinh ra đau đớn chắt chiu nuôi dạy con cái chọn lựa thầy giỏi gởi gắm cho học. Về già bố mẹ lại phải sống hiu quạnh, một mình trong nhà dưỡng lão, không được vui cùng con cháu.
Mình ruột thịt mà không chăm sóc được, làm sao người dưng có tình thương mà chăm chu đáo nhất là khi ốm đau? Ly hôn là đúng, vì liệu sau này, người chồng ốm đau bất ngờ, cô vợ này có kiên trì chăm không? Nếu lúc trẻ biết con hành xử như thế này, thì bao nhiêu bà mẹ có muốn sinh con không?", độc giả Lê Hùng gay gắt.
Các độc giả như Bạch Thu Hiền, Hồng Hà... cũng viết: "Ông bà đang vui vầy bên con cháu mà phải vào trại dưỡng lão, ai mà vui nổi?".
Cùng chung quan điểm, một độc giả nhấn mạnh: "Trong lúc khó khăn nhất mới thể hiện và bộc lộ tình người, tình cảm và cách đối xử của con dâu. "Đường dài mới biết ngựa hay", mới khó khăn thế đã ăn thua gì mà kêu ca, kể lể phàn nàn. Bố mẹ mình mà mình không muốn chăm, không chăm được thì ai chăm cho.
Lúc này cụ cần sự quan tâm, tình cảm của con cái chứ đâu cần ăn uống, tiền bạc. Gửi cụ vào trung tâm dưỡng lão quá đơn giản. Nhưng mà vài hôm rồi đưa cụ về nơi... cho khoẻ, rảnh tay. Cô có nhà cao để lau nhà đến mệt là cô còn hạnh phúc, nhiều người không có nhà mà lau đâu nhé mà họ vẫn vượt qua. Nên nhớ khi khoẻ, cụ lo kiếm tiền để xây dựng tổ ấm gia đình, con cháu. Cụ mới đổ bệnh mà đã tính chuyện cho cụ vào trung tâm, thật đáng trách".
Tìm phương án để trọn nghĩa tình
Bên cạnh những lời khen chê ý định của chị Lý Thu Thuỳ nhiều độc giả đưa ra phương án giúp chị Thùy giải quyết vấn đề được trọn vẹn.
“Thật sự, nếu chồng chị muốn chăm sóc bố mẹ tại nhà thì cũng được thôi. Anh ấy có thể chi tiền mời điều dưỡng tới tận nhà để chăm sóc ông bà, hoặc đơn giản hơn thì thuê giúp việc. Ai lại để việc chồng chất lên một mình vợ”.
Chung quan điểm nên tìm người hỗ trợ, bạn Duong Carry trao đổi: “Chăm người ốm ai trải qua mới thấu hiểu. Nhiều lúc muốn chăm cho trọn nghĩa vẹn tình với bố mẹ… nhưng như bạn biết toàn việc không tên, bản thân vừa lo kiếm sống vừa lo cho bố mẹ thì sẽ rất khó. Hướng đi tốt nhất là thuê giúp việc. Còn gia đình bên chồng những người không làm nói thì hay lắm, để họ chăm chắc gì đã được 1 ngày.
Ở Việt Nam việc đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão theo suy nghĩ là rất tiêu cực, bất hiếu... Vì vậy bạn nên chia sẻ gia đình chồng thuê giúp việc may ra trọn cả đôi đường. Mình còn lo cho sức khỏe gia đình mình nữa chứ”.
Không ít độc giả cao tuổi cũng tham gia bình luận ví như bác Nguyễn Tân Vương: “Tôi 61 tuổi, tôi cũng có 1 con trai duy nhất, hiện nay tôi đã có 1 cháu nội giống như hoàn cảnh của bố mẹ cháu. Tôi tâm sự để cháu tham khảo. Vợ chồng tôi đã có kế hoạch sống từ nay về sau: sau khi 1 người mất thì phương án sống với con hay vào trại dưỡng lão tùy theo hoàn cảnh. Tuy nhiên, tôi cũng nghĩ người già được ở gần con cháu là tốt nhất.
Con cái không có trách nhiệm nuôi dưỡng bố mẹ là bất hiếu, đó là đạo lý của con người, tôi nghĩ vậy. Tuy nhiên, trong trường hợp của cháu, nếu nuôi dưỡng bố mẹ ở nhà mà có nguy cơ ảnh hưởng hạnh phúc gia đình thì nên có phương án khác.
Theo tôi, có 2 phương án: đưa bố mẹ vào trại dưỡng lão hoặc thuê người giúp việc tại nhà. Trong trường hợp nhà cháu, phương án 2 có vẻ ổn hơn, chồng cháu và các cô bác bên chồng cũng ủng hộ vì thấy cháu và chồng làm tròn đạo hiếu. Tuy nhiên, cháu nên hỏi nguyện vọng của bố mẹ trước”.
Không phải lời kết của câu chuyện nhưng tin rằng các ý kiến nêu trên đều rất đáng suy ngẫm với những người đang trăn trở chuyện chăm sóc cha mẹ tuổi cao sức yếu thế nào!
Lê Cúc(Tổng hợp)
Đưa bố mẹ chồng vào viện dưỡng lão: Tôi bất hiếu?
Mấy ngày nay, cả nhà náo loạn khi tôi nêu ý kiến đưa bố mẹ chồng vào viện dưỡng lão. Chồng chỉ thẳng mặt bảo tôi không bỏ ý định này thì sẽ ly hôn. Họ hàng chê tôi láo và bất hiếu…
" width="175" height="115" alt="Đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão: Báo hiếu chứ không bất hiếu?" />Đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão: Báo hiếu chứ không bất hiếu?
2025-04-13 09:42


Người ta gọi họ là "ông bà Quê" không phải ám chỉ ông bà nhà quê lên phố, mà vì sự trùng hợp khi ông bà đều tên Quê và cùng là người Long An lên Sài Gòn lập nghiệp. Ông là Song Quê, năm nay 70 tuổi, còn bà là Ngọc Quê, 63 tuổi. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại phải phụ tiền trả nợ cho con cháu nên dù đã ở tuổi xế chiều, hai ông bà vẫn phải gắng gượng đi làm mỗi đêm để kiếm thêm tiền.
![]() |
Cứ đến 6h tối, ông bà Quê lại dọn hàng dưới chân cầu Mới trên đường Bạch Đằng, Quận Bình Thạnh. Ông bơm xe, bà luộc trứng. Dù có khách hay vắng khách, đến 12h đêm ông bà mới dọn hàng về. |
![]() |
Bà Quê nói: "Tôi với ổng có nhiều cái chung lắm, chung tên, chung quê quán, chung luôn ý chí mưu sinh. Chúng tôi gặp nhau trên đất Sài Gòn này đã là một duyên may rồi. Thời trẻ hai người quyết chí làm ăn buôn bán để mua được miếng đất nhỏ, rồi cất được cái nhà tuy xập xệ nhưng vẫn ở được mấy chục năm nay". |
![]() |
Công việc bơm vá xe của ông Quê cũng vô chừng, có hôm ông bơm vá được 3,4 chiếc. Có hôm cả buổi tối cũng chỉ có 1,2 người, thậm chí không có ai. Ông nói: "Bơm vá xe cũng kiếm được 5, 10 ngàn thôi. Chủ yếu mình đã buôn bán ngoài vỉa hè thì nhận luôn việc này, nhỡ người đi đường bị hư xe, bể bánh, thì còn có mình sửa cho". |
![]() |
Còn bà Quê thì bán hột vịt lộn cho khách. Mỗi ngày bà ra chợ mua khoảng 30 - 40 trứng về. Mỗi trứng bán ra bà chỉ lời được 3 nghìn đồng, có hôm bán được 20 trứng, có hôm thì ế đến khuya. |
![]() |
Ông Quê phụ nhóm lửa luộc trứng. Dòng người vội vã trên đường ít khi để ý đến nơi bán của ông bà vì vỉa hè này khá tối. |
![]() |
Ông nói: "Trứng hấp rồi phải bán trong đêm chứ không để qua ngày hôm sau được. Nên có những đêm mưa, không có một bóng người đến ăn thì chúng tôi phải chịu lỗ khi bỏ hết số trứng đã hấp". |
![]() |
Cùng theo với ông bà Quê bao nhiêu năm nay là chú chó già được cột một góc trên lề đường. Chị bán ve chai, vé số khi đi ngang nơi bán của ông bà cũng thích chú chó này. |
![]() |
Hai ông bà xem chú chó là bạn, chơi đùa với nó những khi vắng khách. Bà nói: "Phải cột nó vào vì sợ bọn trộm chó đến dụ rồi bắt nó đi mất, mỗi ngày tôi lấy cơm nguội trộn với hột vịt lộn cho nó ăn. Mình ăn sao, nó ăn vậy, ngoan lắm!" |
![]() |
Bà kể: "Chúng tôi có 3 đứa con nhưng đứa nào cũng khổ, không nhờ vả được gì. Có thằng con trai lúc lấy vợ sinh con không được bao lâu thì đứa bé bị bệnh phải nhập viện mà vợ chồng tụi nó nghèo, không có tiền nên đi vay nặng lãi người ta. Giờ hai vợ chồng tôi phụ trả cho bọn nó 50 nghìn/ ngày. Tiền kiếm được không bao nhiêu, chỉ dành trả nợ hết. Vậy mà trả cũng sắp xong rồi, chỉ còn một tháng nữa là dứt nợ nần". |
![]() |
Hai ông bà sợ nhất là trời mưa, vì những đêm đó rất khó nhóm bếp, hai ông bà núp dưới mái hiên, chờ tạnh mưa lại bê nồi bê củi ra vỉa hè nhóm lửa bắc bếp hấp trứng, trời mưa lại ôm nồi chạy ngược vào hiên. Có đêm không bán được bao nhiêu, sáng hôm sau không đủ tiền đi chợ, chỉ mua được một ít trứng bán tiếp. Dù khắc khổ và vất vả như thế, nhưng ông bà vẫn cười hiền, chia sẻ: "Đôi bạn già này cũng buôn bán cùng nhau mấy chục năm qua. Buồn vui cùng trải, cũng không thấy hiu quạnh, chỉ thương con cháu giờ lang bạt nhiều nơi mưu sinh mà mình cũng không giúp được gì nhiều". |

Nghe tiếng loa truyền thanh, 350 hộ dân cử đại diện, có mặt đông đủ tại nhà văn hóa để họp bàn việc quyên góp, hỗ trợ kinh phí vào học đại học cho Thắng.
Ông Nhật cho biết, Thắng là con trai cả trong gia đình có 3 anh em, hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Bố mẹ Thắng là nông dân, kinh tế gia đình phụ thuộc vào vài sào ruộng và một số gia súc, gia cầm.

Tai họa ập đến gia đình khi tháng 6 vừa qua, chị Lê Thị Thanh Tú (SN 1981, mẹ của Thắng) phát hiện mắc phải căn bệnh u não ác tính.
"Hai em của Thắng một cháu học lớp 10, một cháu học lớp 4. Khổ nhất là chị Tú đang hôn mê sâu, 15 ngày chưa hồi tỉnh. Sau một ngày Thắng biết điểm thi thì mẹ cháu lên bàn mổ u não. Thấy hoàn cảnh của cháu quá éo le, nên tôi đã dùng loa truyền thanh của xóm, kêu gọi bà con hưởng ứng, giúp đỡ để cháu Thắng có thêm kinh phí vào đại học. Đặc biệt hai em nhỏ của Thắng, nếu không có sự giúp đỡ của mọi người thì không thể học tiếp", ông Nhật cho hay.

Ngay trong đêm bàn bạc, các thành viên trong thôn của ít lòng nhiều, người có tiền góp tiền, người có gạo góp gạo, chúng tôi đưa đến nhà Thắng, động viên cháu.
"Do mẹ đau nên bố cùng đứa em trai kề Thắng phải ra Hà Nội chăm sóc mẹ. Ngoài việc kêu gọi tiền, chúng tôi bàn bạc với nhau, gửi em út của Thắng (cũng đang mắc bệnh sán) tới một gia đình hàng xóm chăm sóc trong thời gian bố mẹ vắng nhà", Bí thư, Trưởng ban Mặt trận thôn Thượng Tứ kể.

Mong có phép màu để người mẹ bị u não chóng lành bệnh
Ngay sau lời kêu gọi trên loa truyền thanh, 350 hộ dân trong thôn đã tích cực ủng hộ, quyên góp được 45 triệu đồng trong ngày đầu tiên.
"Chúng tôi cũng đã họp ban liên lạc gồm Mặt trận, các chi hội trong thôn, hội Nông dân, hội Phụ nữ... cử ra một người ghi lại rành mạch từng đồng tiền của xóm làng và các mạnh thường quân ủng hộ. Ai góp gạo cũng được ghi rõ ràng vào sổ. Cả thôn quyết tâm ủng hộ, tiếp sức để Thắng có kinh phí vào đại học. Đến nay số tiền ủng hộ cháu Thắng đã lên tới hơn 80 triệu đồng", ông Bùi Văn Thuận, Trưởng thôn Thượng Tứ nói.

Nhắc đến hoàn cảnh và nghị lực của Thắng, chị Ngô Thị Hồng Hải (người dân thôn Thượng Tứ) cho biết, Thắng luôn nỗ lực học tập.
"Từ nhỏ đến lớn, Thắng là cậu bé ham học, ngoan ngoãn. Cảm thương hoàn cảnh của cháu, chúng tôi mỗi người đóng góp, hỗ trợ một ít để cháu không nghỉ học ngang giữa chừng. Mong có phép màu để mẹ cháu sớm lành bệnh", chị Hải kể.
Xúc động trước tình cảm ấm áp, nghĩa tình của bà con trong thôn, em Bùi Đình Thắng cho biết: "Bố em phải cùng em trai ra Hà Nội chăm sóc mẹ. Còn em gái út thì sức khỏe yếu phải nhờ hàng xóm chăm sóc hộ. Em là con trai cả phải ở nhà giúp bố mẹ trông nom và chăm lo việc nhà. Thấy mẹ qua hình ảnh điện thoại, nằm bất động, em thương nhiều lắm. Rất may trong thôn, các ông bà, cô chú đều yêu thương, nâng đỡ gia đình em".

Nam sinh cho biết, với số điểm này, bản thân tự tin đậu vào nguyện vọng 1, ngành Giáo dục tiểu học của Trường Sư phạm - Đại học Vinh.
"Em từng nghĩ đến việc tạm dừng việc học, tìm việc làm gần nhà để kiếm tiền lo viện phí cho mẹ, nuôi các em ăn học, nhưng mọi người trong thôn động viên, nên em sẽ cố gắng để duy trì việc học tập, sau này thành công có cơ hội báo đáp ân nghĩa của xóm làng", Thắng trải lòng.
Bố của Thắng là anh Bùi Trung Kiên đau ốm thường xuyên. Cả gia đình sống phụ thuộc vào mấy sào ruộng. Trong thời gian mẹ của Thắng nằm viện, ngoài số tiền tích góp, gia đình phải bán hết trâu bò để lo kinh phí điều trị nhưng vẫn đang cần kinh phí điều trị dài ngày.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Em Bùi Đình Thắng, trú thôn Thượng Tứ, xã Bùi La Nhân, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. SĐT 0944.846.053 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2023.199 (Em Bùi Đình Thắng) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Thiện Lương - Sỹ Thông

Cả làng họp đêm, góp gần 100 triệu đồng đưa chàng trai nghèo vào đại học

- Nhận định, soi kèo Avispa Fukuoka vs Yokohama Marinos, 12h00 ngày 12/4: Tiếp tục bất bại
- 366 tỷ bảo tồn, tôn tạo di tích Truông Bồn
- Mỹ thuật trẻ 2014 đề cao tác phẩm mang dấu ấn cá nhân
- Dùng ngực trần vẽ tranh kiếm tiền triệu
- Nhận định, soi kèo Palmeiras vs Cerro Porteno, 7h30 ngày 10/4: Không dễ cho chủ nhà
- Chủ nhà trọ lắp camera quay lén trong nhiều toilet
- Thầy giáo 'hotboy' tung clip bi kịch tai nạn giao thông
- Đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão
- Nhận định, soi kèo Greuther Furth vs FC Koln, 23h30 ngày 11/4: Tự tin trên sân nhà
