Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục: Cách chọn nghề để không bị AI thay thế
Ngày 9/11,óHiệutrưởngTrườngĐHGiáodụcCáchchọnnghềđểkhôngbịAIthaythếdoc bao bong da PGS.TS Trần Thành Nam - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục trò chuyện với học sinh lớp 11A1 Trường THPT Kim Liên (Hà Nội) về “Hướng nghiệp kỷ nguyên số”, cơ hội và những thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 và kiến thức, kỹ năng để định hướng chọn nghề, chọn trường.
TS Trần Thành Nam cho biết, trong tương lai, nhiều công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và có tính chất lặp đi lặp lại như: Nhân viên pha chế, nấu đồ ăn nhanh, bảo vệ, lái xe taxi, tư vấn tài chính cá nhân, nhân viên lễ tân, nhân viên chạy bàn sẽ đối mặt với sự cạnh tranh của AI và có nguy cơ “biến mất” hoặc bị thay thế dần.
Một số công việc như thiết kế đồ họa, lập trình máy, kiểm soát chất lượng sẽ không còn đơn giản chỉ là tận dụng công nghệ và kỹ thuật để tạo ra sản phẩm vì nhiều chương trình AI đã được thiết kế để thực hiện trong một khoảnh khắc. Con người trong kỷ nguyên số cần nhiều kỹ năng, tinh tế, sáng tạo, sâu lắng, nhân văn hơn để hợp tác với AI cùng phát triển.
“Trí tuệ nhân tạo (AI) rất mạnh mẽ, nhưng cũng có nhiều phẩm chất và khả năng của con người nó không thể cạnh tranh. Chẳng hạn như trực giác, trí tuệ cảm xúc và sự đồng cảm, sự khéo léo về thể chất, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề phức tạp; khả năng phán đoán và ra quyết định phức tạp, tính sáng tạo; khả năng thích ứng và tính linh hoạt, kỹ năng xã hội và giao tiếp, hợp tác và làm việc theo nhóm, trí tuệ văn hóa; kỹ năng lãnh đạo và nhận thức kỹ thuật số”, TS Trần Thành Nam nói.
Những nghề nghiệp mới học sinh có thể nắm bắt như: Nhà thiết kế môi trường ảo (Virtual Habitat Designer) tạo ra các môi trường sống và làm việc ảo cho mục đích giáo dục, giải trí, và công việc từ xa; Hướng dẫn viên du lịch không gian (Space Tourism Guide) hỗ trợ và hướng dẫn du khách trong các trải nghiệm du lịch ngoài không gian; Người môi giới dữ liệu cá nhân (Personal Data Broker) quản lý và đàm phán việc sử dụng dữ liệu cá nhân với các công ty và tổ chức; Người xây dựng hành trình thực tế tăng cường (Augmented Reality Journey Builder) thiết kế và tạo ra các trải nghiệm thực tế tăng cường trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, du lịch và giải trí.
Ngoài ra còn có các nghề khác như chuyên gia đạo đức giải quyết các vấn đề đạo đức liên quan đến việc phát triển và triển khai robot và AI; Chuyên gia đảo ngược phát triển và triển khai các chiến lược, công nghệ để giảm bớt và đảo ngược tác động của biến đổi khí hậu; Kỹ thuật viên y tế hỗ trợ bởi AI; Chuyên gia hồi sinh loài tuyệt chủng; Kiến trúc sư không gian, cố vấn tiền tệ số, quản lý bảo mật; Chuyên gia tích hợp công nghệ - người…
Theo dự đoán, nhu cầu nhân lực làm việc trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thương mại điện tử và logistic số, nguồn nhân lực… sẽ tăng.
TS Trần Thành Nam nhấn mạnh, học sinh chỉ nên chọn nghề phù hợp với sở thích và hứng thú; không nên chọn nghề bản thân không có đủ điều kiện đáp ứng về sở thích, tính cách, năng lực; chỉ chọn khi đã hiểu biết đầy đủ về nghề; không chọn nghề xã hội không còn nhu cầu; chọn nghề đáp ứng những giá trị bản thân coi là quan trọng và có ý nghĩa.
Chia sẻ về buổi trò chuyện, Nguyễn Anh Duy, học sinh lớp 11A1 cho biết: “Chúng em đã thấy rõ sự tác động của AI đến thị trường việc làm còn nhiều tranh cãi. Em cũng ý thức được rằng 'AI sẽ không thay thế bạn, nhưng những người có thể dùng AI sẽ làm điều đó' để cẩn thận hơn với lựa chọn sắp tới của mình”.
TS Trần Thành Nam cũng lưu ý, một trong các yếu tố cân nhắc khi chọn ngành là giá trị đóng góp cho xã hội. Ngoài ra, học sinh cần tìm hiểu rõ nhu cầu của doanh nghiệp, các kĩ năng cần của mỗi ngành, từ đó có kế hoạch học tập và phát triển kĩ năng để trở thành người lao động được doanh nghiệp chào đón.
Lê Anh
Áp lực việc làm, trào lưu mong bị sa thải 'nở rộ' ở giới trẻTrào lưu mong bị sa thải để nhận tiền bồi thường và tránh căng thẳng trong công việc đang 'nở rộ' ở giới trẻ Trung Quốc.