Chiến dịch tấn công Ukraine bằng máy bay không người lái của Nga đã chuyển sang giai đoạn cao điểm, với các cuộc đột kích hàng đêm của hơn 100 UAV vào cơ sở hạ tầng năng lượng, gây mất điện và làm dấy lên lo ngại về mùa đông sắp tới.
Để đáp trả, Ukraine cũng tăng cường các cuộc tấn công bằng UAV vào Nga. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, nước này có kế hoạch chế tạo 30.000 UAV tấn công tầm xa vào năm tới, để đưa các mục tiêu chiến lược của Nga vào tầm ngắm.
Trước đó, chuyên gia quân sự H.I Sutlon ước tính, Ukraine đã chế tạo được 23 loại UAV tấn công tầm xa khác nhau. Các UAV này do nhiều nhóm khác nhau sản xuất, với thiết kế, vật liệu từ đơn giản tới phức tạp. Ngoài ra, Ukraine cũng nhận được các UAV tấn công tầm xa do nước ngoài viện trợ, ví dụ Dominator, Phoenix Ghost từ Mỹ.
Tuy nhiên, hầu hết những UAV này đều chỉ có số lượng nhỏ, do các tổ chức tình nguyện hoặc gây quỹ chế tạo ra. Chỉ mới gần đây, chính phủ Ukraine mới tham gia vào việc sản xuất các UAV tương tự như Geran của Nga (Kiev và phương Tây nghi là mẫu Shahed của Iran).
Khi Tổng thống Zelensky gặp Thủ tướng Đức tuần này, ông đã tiết lộ một máy bay không người lái tầm xa khác, trông giống như một bản sao của Geran. Vấn đề là liệu Ukraine có thể sản xuất những máy bay này với số lượng lớn hay không, và liệu con số 30.000 UAV tầm xa được lên kế hoạch vào năm tới có thành hiện thực hay không.
Một năm trước, nhà thầu Terminal Autonomy tuyên bố đã sẵn sàng sản xuất 500 UAV AQ-400 Scythe mỗi tháng. Đây là UAV được thiết kế để sản xuất hàng loạt dễ dàng. Tuy nhiên, kế hoạch này đã không trở thành hiện thực do thiếu kinh phí. Một số nhà thầu khác đã không thể nhận được ngân sách từ chính phủ để sản xuất vũ khí.
TheoForbes, Ukraine đã tung ra nhiều mẫu UAV hơn so với Nga, nhưng về sản lượng thì không thể bằng Nga, một cường quốc quân sự.
Cuộc đua UAV không chỉ là về số lượng, mà còn đòi hỏi tích hợp công nghệ mới như AI, tác chiến điện tử, khả năng tìm kiếm, khóa mục tiêu, né tránh phòng không đối phương, để thích nghi với sự thay đổi không ngừng trên mặt trận.
Ngoài ra, Ukraine đã tuyên bố vào tuần này rằng họ sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa không người lái Palyanytsya với sự hỗ trợ từ Bộ Quốc phòng.
Lần đầu tiên được công bố vào tháng 8, Palyanytsya được mô tả là một "máy bay không người lái chạy bằng tên lửa" có khả năng tấn công mục tiêu cách xa khoảng 643km với tốc độ cao.
Palyanytsya sẽ tạo ra thách thức đáng kể đối với lực lượng phòng thủ của Nga, vốn chỉ được trang bị để đối phó với UAV tốc độ thấp. Tuy nhiên, không rõ chi phí của mỗi chiếc Palyanytsya là bao nhiêu và Ukraine có thể sản xuất số lượng lớn ở mức độ như thế nào.
Trong một số trường hợp, các UAV có thiết kế đơn giản nhưng giá thành thấp, dễ sản xuất lại có thể tấn công hiệu quả hơn bằng cơ chế "bầy đàn". Nga đã bắt đầu sản xuất ra loại UAV này, chỉ sử dụng vật liệu giá rẻ như ván ép. Nhiệm vụ của chúng là sẽ tấn công mở đầu bằng số lượng lớn để làm phòng không Ukraine quá tải, trước khi Shahed và tên lửa khai hỏa vào các mục tiêu chiến lược của đối phương.
Theo Forbes" alt=""/>Ukraine chuẩn bị 30.000 UAV để tấn công sâu vào lãnh thổ NgaGiá vàng nhẫn hồi phục
Sáng 20/6, giá vàng miếng SJC vẫn được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 74,98-76,98 triệu đồng/lượng (mua - bán), không thay đổi sau 12 phiên. Chênh lệch giữa 2 chiều mua, bán là 2 triệu đồng/lượng. So với đỉnh 92,4 triệu đồng thiết lập hôm 10/5, giá vàng miếng hiện đã giảm hơn 15 triệu đồng mỗi lượng.
Giá vàng nhẫn kết thúc phiên giao dịch hôm qua tại 73,55-75,15 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 100.000 đồng mỗi chiều. Phiên 19/6, mặt hàng này tăng tổng cộng 100.000 đồng, chính thức lấy lại mốc 75 triệu đồng sau thời gian dài biến động trong biên độ hẹp. Từ đầu năm tới nay, mỗi lượng vàng nhẫn trơn tăng gần 11,2 triệu đồng, tương đương mức tăng gần 18%.
Tại Bảo Tín Mạnh Hải, giá vàng miếng được niêm yết tại 76-76,98 triệu đồng/lượng (mua - bán), còn giá vàng nhẫn được niêm yết tại 74,28-75,78 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Trên thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay đạt 2.330 USD/ounce. Giá vàng đi ngang so với phiên hôm qua, sau khi Mỹ công bố doanh số bán lẻ tháng 5 cho thấy mức tăng 0,1 điểm % so với tháng trước, thấp hơn so với mức kỳ vọng tăng 0,2 điểm % trước đó của giới đầu tư.
Doanh số bán hàng tháng 4 đã được điều chỉnh giảm từ không biến động xuống -0,2 điểm %. Báo cáo doanh số bán lẻ cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ đang chậm lại và không tăng tốc.
Theo công cụ CME FedWatch, các nhà giao dịch đang đặt cược khoảng 67% khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng 9.
Hiện giá vàng thế giới quy đổi theo tỷ giá chưa bao gồm thuế, phí vào khoảng 71,5 triệu đồng/lượng, còn thấp hơn giá vàng miếng chưa tới 5 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn gần 4 triệu đồng/lượng.
Giá USD biến động nhẹ
USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 105,2 điểm, tăng 0,02% so với phiên liền trước đó và tăng 3,89% kể từ đầu năm.
Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.255 đồng, giảm 2 đồng so với trước đó. Với biên độ 5%, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng 23.042-25.467 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.217-25.467 đồng, giảm 2 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra theo điều hành của cơ quan quản lý. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.260-25.467 đồng.
Các đầu mối quy đổi ngoại tệ trên thị trường tự do niêm yết giá USD tại 25.740-25.840 đồng/USD, giảm 10 đồng mỗi chiều so với trước đó.
" alt=""/>Giá vàng nhẫn vượt 75 triệu đồngÔng Phạm Khánh Phương, Ủy viên Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 (mã chứng khoán: SJC), vừa thông báo đã bán ra toàn bộ 908.576 cổ phiếu SJC còn lại (chiếm tỷ lệ 13,1% vốn điều lệ), hạ sở hữu tại Sông Đà 1.01 về 0%.
Giao dịch được thực hiện trong khoảng thời gian 7/8-25/8. Ông Phương chính thức không còn là cổ đông của doanh nghiệp.
Trước đó, việc ông Phạm Khánh Phương vốn được biết đến trên vai trò ca sĩ nổi tiếng (nghệ danh Khánh Phương) gia nhập hàng ngũ lãnh đạo Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 (mã chứng khoán SJC), đồng thời là cổ đông lớn của doanh nghiệp này đã khiến không ít người cảm thấy bất ngờ, thú vị.
Khánh Phương nổi tiếng trong giới giải trí với ca khúc đình đám một thời là "Chiếc khăn gió ấm". Chính vì vậy, khi nghệ sĩ này bước vào hoạt động kinh doanh, trở thành Thành viên Hội đồng quản trị và chi một khoản tiền lớn để trở thành cổ đông lớn Sông Đà 1.01, doanh nghiệp này cũng trở thành tâm điểm quan tâm của công chúng.
Điều đáng nói là sự xuất hiện của ông Phạm Khánh Phương tại Sông Đà 1.01 lại gắn với nhóm cổ đông mới liên quan đến tân Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty này là bà Vũ Thị Thúy.
Cụ thể, ông Phương mua vào gần 3,2 triệu cổ phiếu SJC tương đương 45,51% vốn điều lệ công ty này vào ngày 28/10/2022 thì chưa tới 1 tháng sau, bà Thúy mua lại hơn 1,63 triệu cổ phiếu SJC từ ông Phương, chiếm tỷ lệ 23,12% vốn điều lệ.
Trở thành cổ đông lớn của Sông Đà 1.01, vào cuối năm 2022, ông Phương tham gia HĐQT Sông Đà 1.01 - cũng chính là thời điểm mà thượng tầng doanh nghiệp này "thay máu" thông qua một phiên họp đại hội đồng cổ đông bất thường với vai trò Chủ tịch HĐQT trao cho bà Vũ Thị Thúy.
Phiên họp này đã bãi nhiệm các thành viên HĐQT lúc đó và nâng số lượng thành viên HĐQT lên 5 người.
Ngoài bà Thúy là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Bất động sản Nhật Nam, ông Phương - Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư Nam Nhật Khang, còn có ông Trịnh Văn Tôn - Phó tổng giám đốc Bất động sản Nhật Nam, ông Nguyễn Văn Đức - Tổng giám đốc Nam Nhật Khang, Thành viên Ban chiến lược Bất động sản Nhật Nam.
"Người cũ" còn lại là ông Tạ Văn Trung, vốn là Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc công ty.
Tháng 6 vừa qua, giới đầu tư mới "ngã ngửa" khi ông Phương bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) bêu tên và xử phạt nặng đối với hành vi mua bán cổ phiếu, trở thành cổ đông lớn của Sông Đà 1.01 mà không báo cáo (giao dịch "chui").
Bên cạnh việc bị xử phạt hành chính tổng cộng 245 triệu đồng, ông Phạm Khánh Phương - Thành viên Hội đồng quản trị Sông Đà 1.01 - buộc phải bán cổ phiếu SJC nhằm giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới mức phải chào mua công khai. Yêu cầu này của cơ quan quản lý cũng giải thích việc vì sao ông Phương cấp tập bán ra toàn bộ cổ phiếu SJC trong ít tháng gần đây.
Sau quyết định xử phạt của UBCKNN, đến đầu tháng 7, ông Phương chính thức có báo cáo lên cơ quan quản lý về kết quả giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ. Tuy nhiên, điều thú vị là mối quan tâm của công chúng lại dồn vào chi tiết: Ông Phương đã có vợ, không còn trạng thái "độc thân". Vợ ông Phương không ai khác là bà Vũ Thị Thúy.
Kể từ đó tới nay, chỉ trong 2 tháng, hàng loạt thông tin về nhân sự và giao dịch cổ phiếu tại Sông Đà 1.01 bị "ém" kể từ cuối năm 2022 mới được bung ra.
Cụ thể, ngày 24/8, công ty này mới công bố việc bà Thúy được bầu làm Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật (kể từ 31/12/2022) và sau đó được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc Sông Đà 1.01 từ ngày 21/3 thay ông Tạ Văn Trung. Việc công bố thông tin bị chậm trễ từ 5 đến gần 9 tháng.
Cũng trong khoảng thời gian mà vợ chồng bà Thúy, ông Phương lãnh đạo, Sông Đà 1.01 không hề có báo cáo tài chính nào tại các kỳ quý I, quý II, soát xét bán niên để cung cấp cổ đông và nhà đầu tư theo quy định.
Đồng thời, công ty này cũng chưa có báo cáo tài chính kiểm toán của năm 2022. Chính nguyên nhân này khiến cho cổ phiếu SJC bị hạn chế giao dịch, chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần.
Công ty cũng chưa thể tổ chức phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.
Ngày 21/8, Sông Đà 1.01 có văn bản thông báo hoãn họp đại hội cổ đông thường niên 2023 lần 2 vào ngày 27/8 do HĐQT yêu cầu bổ sung thêm nội dung kinh doanh. Công ty này đang tiến hành xây dựng kế hoạch, phương hướng hoạt động để Hội đồng quản trị họp thống nhất, thời gian cụ thể tổ chức ĐHĐCĐ 2023 vẫn chưa được công bố.
Trước đó, phiên họp lần thứ nhất vào ngày 28/6 bất thành do không đáp ứng đủ tỷ lệ số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết. Tổng số cổ đông có mặt và ủy quyền cho người khác thay mặt tham dự và biểu quyết tại phiên họp chỉ 4 cổ đông, sở hữu và đại diện cho 10,56% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Trong báo cáo gửi cơ quan quản lý, bà Thúy cho hay, do không đủ điều kiện tiến hành nên công ty đã tiến hành dừng cuộc họp. Mặt khác, chủ tịch HĐQT của công ty không tham gia đại hội nên không bầu chủ tọa. "Tình hình an ninh trật tự tại đại hội không được ổn định. Người nhận ủy quyền của cổ đông cố tình gây rối, cản trợ các công việc diễn ra tại đại hội" - bà Vũ Thị Thúy cho hay.
"Thâu tóm" Sông Đà 1.01 với tư cách cổ đông lớn, tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vợ chồng bà Thúy - ông Phương cùng các doanh nghiệp có liên quan đã thoái sạch cổ phiếu.
Cụ thể, bà Thúy bán gần như toàn bộ cổ phiếu SJC vào cuối tháng 3 (chỉ còn sở hữu 22 cổ phiếu - lô lẻ); ông Phương bán hết cổ phiếu SJC trong tháng 8 như đã đề cập ở trên. Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Nhật Khang - công ty của ông Phạm Khánh Phương và Công ty Cổ phần Tập đoàn Sông Đà Nhật Nam cũng đã thoái sạch cổ phần tại Sông Đà 1.01.
Ngoài ra, Sông Đà 1.01 còn dính bê bối không trả đủ lương cho ông Lê Hà Phương - Giám đốc điều hành công ty - khiến ông này đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
" alt=""/>Vụ "thâu tóm" Sông Đà 1.01 của Khánh Phương và vợ Vũ Thị Thúy