
Video highlights Hà Lan 2



相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Stoke City vs Sheffield United, 02h00 ngày 26/4: Hoàn thành nhiệm vụ -
Từ 1/4, thẻ BHYT mẫu mới thay đổi 3 điểm mới cần biếtMẫu thẻ BHYT mới từ 1/4 tới
Mẫu thẻ mới sẽ được sử dụng song hành với các mẫu thẻ BHYT giấy hiện hành. Các thẻ BHYT cũ còn hạn dùng vẫn tiếp tục được sử dụng.
Các địa phương chuyển sang phôi thẻ BHYT mới khi hết phôi mẫu cũ cho những người cấp mới thẻ BHYT, các trường hợp phải cấp lại do mất thẻ, do bị rách, hỏng hoặc thay đổi thông tin trên thẻ.
Hiện cơ quan BHXH đang rà soát số lượng máy in, thẻ BHYT trên toàn quốc, hoàn thiện phần mềm in thẻ BHYT mẫu mới để sẵn sàng cung cấp cho các tỉnh.
Đến hết năm 2020, Việt Nam đã có 88 triệu người tham gia BHYT, chiếm 90,85% dân số, vượt 0,15% chỉ tiêu Nghị quyết số 01 của Chính phủ. Đến năm 2025, nước ta phấn đấu sẽ có 95% dân số tham gia BHYT.
Thúy Hạnh
Chính sách BHYT mới cho người tuyến tỉnh về Hà Nội, TP.HCM chữa bệnh
Từ 1/1 tới, bảo hiểm y tế thông tuyến tỉnh toàn quốc, chi trả 100% chi phí điều trị nội trú.
"> -
12 năm Unitel tại Lào: Cái khó của số 1 và khát vọng ‘sếu đầu đàn’ dẫn dắt cuộc cách mạng sốChiếm 59% thị phần viễn thông trong một thị trường có lịch sử đạt tỷ suất lợi nhuận cực cao với Unitel, Lào là một trong những thị trường đầu tư hiệu quả nhất ở nước ngoài của Viettel. Tuy nhiên, bài toán để tiếp tục phát triển với hiệu suất cao hoặc cao hơn nữa là vô cùng khó khăn. Thị trường viễn thông đã bão hòa và dư địa tiêu dùng của người Lào khó có thể tăng thêm. Hiện tại, một người Lào đã sử dụng lưu lượng 4G cao gấp 4 lần một người dùng Việt Nam.
“Khi chúng ta ở dưới đáy, chỉ có một con đường là đi lên. Thậm chí nếu đang ở vị trí trung bình, chúng ta vẫn có thể lên được. Còn ở đỉnh thì cực khó. Người ta thích số 8 hơn số 9 là vì thế” – ông Lưu Mạnh Hà nói.
Cái khó của doanh nghiệp ở vị trí số 1 như Unitel là phải tìm cách giữ thị phần, tìm đường tăng trưởng trong điều kiện phải tránh các cuộc đua trực diện về giá với đối thủ nhỏ hơn. Ngoài việc ứng xử bình tĩnh dựa trên nguyên tắc pháp lý của Bộ Bưu chính viễn thông Lào thì doanh nghiệp cũng có những cách cạnh tranh khôn ngoan nhằm đảm bảo tính bền vững của thị trường và giữ được hiệu quả cao của hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, Unitel liên tục tạo ra các không gian mới để tạo động lực cho tăng trưởng. Sứ mệnh mới mà công ty này đặt ra là “Kiến tạo xã hội số” (tương tự như sứ mạng Viettel đặt ra ở Việt Nam): Chuyển dịch từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sang nhà cung cấp các dịch vụ số và giải pháp công nghệ thông tin hiện đại.
Ba không gian phát triển mới của Unitel là giải pháp chuyển đổi số cho Doanh nghiệp - Chính phủ, Fintech và các dịch vụ số. Ông Lưu Mạnh Hà tiết lộ, 3 mảng này chưa mang lại doanh thu lớn hiện tại nhưng sẽ là trụ cột của Unitel trong 5 năm tới.
Bằng chiến lược thông minh, từ năm 2017 đến nay, Unitel duy trì đà tăng trưởng đều đặn và vững chắc bất chấp thực tế 3 năm gần đây, nền kinh tế Lào gặp nhiều khó khăn vì nợ nước ngoài và khan hiếm ngoại tệ, cộng thêm cú đánh từ đại dịch Covid-19.
“Cái gen của người Viettel là càng khó khăn lại càng cố gắng”, ông Hà tiết lộ bí quyết giúp Unitel tăng trưởng liên tục ở Lào. Trong gần 2 năm qua, do đại dịch Covid-19, Lào thực hiện liên tiếp các đợt giãn cách xã hội diện cả rộng và hẹp trên toàn quốc. Với mỗi lần giãn cách xã hội, nhiều nhân viên nhà mạng khác không tích cực đưa hàng đến kênh, khiến cho hệ thống phân phối thiếu hụt hàng hoá.
“Trong khi đó, người Unitel đi làm không thiếu ai, đưa đầy đủ hàng hóa đến các điểm bán. Thậm chí, khi ban lãnh đạo đưa ra chính sách nghỉ luân phiên 50% nhưng tất cả nhân viên Unitel đều không nghỉ, vẫn tiếp tục chiến đấu. Đó chính là nguyên nhân quan trọng giúp chúng tôi tăng trưởng”, ông Hà cho biết.
Bên cạnh đó, với lợi thế đã chuyển đổi số mạnh mẽ hoạt động kinh doanh, mức độ tương tác với khách hàng và bán hàng qua kênh số của Unitel đều vượt trội đối thủ. Đây chính là nhân tố tiếp theo giúp Viettel Lào giữ vững thị phần và tăng trưởng doanh thu ngay cả trong dịch bệnh căng thẳng.
Bên cạnh con số doanh thu và lợi nhuận để đánh giá thành công của một doanh nghiệp, còn phải nói tới sự đóng góp cho đất nước Lào. Dự kiến đến hết năm 2021, Unitel đóng góp cho ngân sách nhà nước là 553 triệu USD và tạo công ăn việc làm cho hơn 25.000 lao động, góp phần không nhỏ trong sự phát triển của đất nước Lào trong 10 năm vừa qua.
Ngoài ra, Unitel còn thực hiện nhiều chương trình ý nghĩa thể hiện trách nhiệm với xã hội với tổng giá trị tài trợ trên 27 triệu USD, trong đó đặc biệt là tài trợ Internet miễn phí cho gần 1.000 trường học trong hơn 5 năm và tích cực hỗ trợ Chính phủ Lào chống Covid-19 trong gần 2 năm vừa qua.
Ngoài yếu tố “gen Viettel”, chiến thuật “đứng trên vai người khổng lồ” cũng góp phần giúp Unitel cải thiện trải nghiệm người dùng dịch vụ trên các nền tảng lớn. “Facebook, Tencent có hệ sinh thái lớn và toàn diện, tạo ra những trải nghiệm xuất sắc cho khách hàng. Việc bắt tay với các ông lớn này giúp nhận diện được khách hàng và đề xuất những chương trình, sản phẩm phù hợp, hỗ trợ tốt hơn cho họ trong quá trình sử dụng dịch vụ”, ông Hà cho biết.
Các nền tảng hợp tác này cũng giúp Unitel trẻ hoá hình ảnh thương hiệu và chuyển đổi nhiều hoạt động truyền thông từ các kênh truyền thống sang online phù hợp với đối tượng khách hàng trẻ.
“Tôi hình dung trong trong 5 năm tới, Lào sẽ thoát khỏi nhóm 46 quốc gia kém phát triển nhất. Các công nghệ mới trên thế giới như 5G, IOTs, BigData đều sẽ được ứng dụng vào mọi mặt của đời sống xã hội tại Lào giúp gia tăng thu nhập của người dân, của doanh nghiệp và cả xã hội” – Tổng Giám đốc Unitel đưa ra dự báo.
Trong bức tranh đó, Chính phủ Lào sẽ được số hóa mọi mặt để nâng cao hiệu quả điều hành. Tất cả thao tác đều được thực hiện và phê duyệt online giúp cho các thủ tục của người dân và doanh nghiệp được triển khai đơn giản và nhanh chóng. Các doanh nghiệp cũng sẽ được Unitel cung cấp các giải pháp để quản lý toàn diện như Uoffice, CA, Cukcuk, Ucloud… giúp nâng cao hiệu quả điều hành và tối ưu chi phí.
Người dân Lào cũng hưởng lợi ích rất lớn. Với hệ sinh thái số mà Unitel đã và đang xây dựng, mỗi người dân Lào sẽ có một mã định danh trên không gian số (UniID), sử dụng ví điện tử (U-money) để thanh toán, trao đổi, mua bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử (Uni-market) kết hợp với mạng lưới tích điểm thành viên.
Tất cả các cửa hàng bán lẻ, công ty bán buôn, điểm cung cấp dịch vụ… đều sử dụng một mã định danh thành viên duy nhất LoyaltyID (U-point). Các dịch vụ giải trí tích hợp đa nền tảng, multi-screen theo đường cáp quang đến từng hộ gia đình, phục vụ nhu cầu nghe nhạc (Umusic), xem tivi, xem film (UniTV) đọc tin tức, nghe radio, podcast (Unews) học tập trên mạng xã hội giáo dục (Ustudy) và chia sẻ nội dung video trên mạng xã hội video (Uclip).
Trong các sản phẩm dịch vụ số của Unitel, U-Money đã vượt qua nhiều ngân hàng lớn nhất tại Lào, ký được các hợp đồng thanh toán quan trọng của chính phủ, doanh nghiệp. Unitel cũng là đơn vị đầu tiên được Ngân hàng Trung ương Lào cấp giấy phép chính thức triển khai Mobile Money. Hướng tới phổ cập hóa tài chính số - thanh toán số từ thành thị đến nông thôn, “đứa con” U-Money được các lãnh đạo kỳ vọng sẽ là “ông lớn” tương đương với mảng viễn thông ở Lào.
“Là doanh nghiệp hàng đầu của Lào, Unitel đồng thời là biểu tượng hữu nghị giữa 2 đất nước. Trong 5 năm tới, Unitel sẽ phát triển với vị thế tương tự như Viettel tại Việt Nam, trở thành ‘sếu đầu đàn’ của nền kinh tế. Khi đó, Unitel không chỉ là doanh nghiệp hàng đầu mà phải là doanh nghiệp dẫn đầu xu thế mới” – ông Lưu Mạnh Hà khẳng định.
Thu Hà
-
Sao TikTok bị chỉ trích khi công khai bán xương sống, hộp sọJon Pichaya Ferry, được biết đến với biệt danh JonsBones, là một tay buôn hài cốt 21 tuổi. Tài khoản mạng xã hội của người này thu hút gần 500.000 người theo dõi và 22 triệu lượt thích.
Trong phòng trưng bày của anh, đầu lâu người xếp thành hàng trên kệ. Xương sống treo đầy trên tường, với hơn 100 chiếc từ những người không quen biết, theo The Washington Post.
Tuy nhiên, việc Ferry giới thiệu và buôn bán hài cốt mang lại phản ứng trái chiều.
Ferry bắt đầu kinh doanh xương từ năm 2018. Ảnh: Jon Pichaya Ferry.
Một số người đặt câu hỏi về tính pháp lý và đạo đức đối với hoạt động buôn bán của anh - thứ mà chàng trai trẻ khẳng định rằng mình chỉ tham gia vì mục đích giáo dục.
Song, các chuyên gia cho biết khách mua xương thường không xem chúng như một công cụ giáo dục. Thay vào đó, xương đôi khi được biến thành đồ trang sức, đèn chùm tự chế hoặc nằm trong tủ trưng bày.
Thực chất, hoạt động buôn bán hài cốt đã tồn tại hàng thế kỷ nay. Ngành công nghiệp này thu hút nhiều nhà nhân chủng học, nhà sưu tầm, nghệ sĩ và những người tò mò về hệ thống xương. Từ lâu, nó đã làm dấy lên loạt câu hỏi, chẳng hạn như “Làm thế nào mà con người trở thành vật thể để sưu tập vậy?”.
Mỹ không có luật liên bang nào ngăn cản quyền sở hữu, buôn bán xương người, trừ khi là hài cốt người da đỏ, theo The Atlantic. Duy nhất chỉ có các bang Louisiana, Georgia và Tennessee đề ra luật tiểu bang cấm phân phối vật phẩm này.
Biến thành công việc
Nhiều người thấy ý tưởng mua bán xương người thật kỳ quặc và khó hiểu. Thế nhưng, chia sẻ với The Washington Post, Ferry cho biết anh không nghĩ theo hướng đó.
Khi Ferry lên 13 tuổi, bố đã tặng anh một bộ xương chuột được lắp ráp hoàn chỉnh. Từ đó, anh có hứng thú với lĩnh vực xương khớp.
Ban đầu, doanh nghiệp của Ferry rất nhỏ. Anh chuyển đến New York vào năm 2018. Cứ mỗi thứ 6 suốt nhiều tháng, chàng trai trẻ đứng ở Quảng trường Thời đại trao danh thiếp tới mọi người. Thỉnh thoảng, anh mới bán được vài chiếc xương.
Hiện anh làm với 8 nhà thầu bán thời gian và cho biết mình bán được 20-80 chiếc xương mỗi tháng.
Ferry cũng là sinh viên của Trường Thiết kế Parsons ở New York (Mỹ) - nơi anh kết hợp kiến thức về xương của mình vào các nghiên cứu về sản phẩm thiết kế.
Trong khi tìm hiểu thêm về việc buôn bán xương y tế, Ferry xác định được một vấn đề là những người đang sở hữu xương không biết làm gì với chúng.
Chỉ vài thập kỷ trở lại đây, việc sinh viên y khoa giữ lại 1/2 hoặc toàn bộ khung xương trong tủ để phục vụ học tập mới trở nên phổ biến. Ferry cho biết nhiều gia đình không muốn giữ những bộ xương này nữa và anh biến việc tìm “nhà mới” cho chúng thành nghề nghiệp của mình.
Bộ sưu tập hơn 100 chiếc xương sống người của Ferry tại New York. Ảnh: Jaytel Provence.
Theo Ferry, việc định danh tên tuổi, nguồn gốc tất cả bộ hài cốt là không thực tế, bất chấp lời kêu gọi từ các chuyên gia và nhà hoạt động xã hội. Đồng thời, dịch vụ hỏa táng rất tốn kém và bản sao bộ xương vẫn không thể so sánh được với đồ thật.
Do đó, lựa chọn khả thi duy nhất dành cho những gia đình muốn xử lý bộ xương là bán lại.
“Thật dễ để phê bình, đánh giá. Nhưng sau đó, tìm ra giải pháp nên làm gì với những bộ xương lại là thách thức khó khăn”, sinh viên chia sẻ.
Trang web của Ferry đề rằng chỉ bán xương y tế hoặc xương được chuẩn bị đặc biệt để đào tạo sinh viên y khoa.
Anh cho biết mình đang luân chuyển các hài cốt đã qua sử dụng, nếu không chúng sẽ nằm phủ bụi trong tầng hầm nhà ai đó. Đồng thời, anh cung cấp các dịch vụ có giá trị cho những người có thể chưa từng tương tác với xương người thật.
Tuy nhiên, nguồn gốc của các bộ xương y tế rất không rõ ràng. Nhiều người cho rằng chúng bị đánh cắp từ các ngôi mộ và ép buộc đưa vào ngành giáo dục. Chúng khác với xương của những người hiến tặng cơ thể của họ cho khoa học.
Ngành kinh doanh có từ lâu
Ferry lập luận rằng xương mà anh bán đang giúp giáo dục dễ tiếp cận hơn với những người không có cơ hội học tập, nghiên cứu ở gần. Một số xương có thể mua với giá thấp hơn 20 USD, miễn là nơi khách hàng sống không hạn chế việc buôn bán hài cốt người.
Mục đích kinh doanh nhằm hướng về giáo dục của Ferry không nhận được sự đồng tình của các chuyên gia. Ảnh: Jon Pichaya Ferry.
Các loại xương có sẵn bao gồm từ xương đùi rời, xương có khớp nối đến hộp sọ thai nhi.
Một chiếc xương sườn lẻ có giá 18 USD, trong khi hộp sọ có thể tách rời được rao bán 6.000 USD.
Ferry từ chối tiết lộ thông tin người mua nhằm đảm bảo riêng tư.
Song, anh cho biết mình đã bán xương cho một số trường đại học nhằm phục vụ mục đích giảng dạy hoặc mở bảo tàng, cũng như cơ quan thực thi pháp luật để huấn luyện chó nghiệp vụ.
Website của anh mở công khai, bán cho cả nghệ sĩ và bất kỳ ai hứng thú.
Chàng trai chia sẻ rằng anh cố gắng “làm gương” và khuyên nhủ khách hàng nên đối xử sản phẩm “với sự tôn trọng tối đa”.
Tuy nhiên, anh không có quyền kiểm soát những gì khách hàng làm với bộ xương sau khi chúng rời khỏi phòng trưng bày của anh.
Theo Damien Huffer, một giáo sư phụ tá nghiên cứu tại Đại học Carleton (Canada), bộ sưu tập của Ferry thậm chí chẳng phải “phần nổi của tảng băng trôi”.
Các nhà sưu tầm khác trên khắp thế giới có những bộ sưu tập lớn hơn nhiều so với Ferry, và loại hình buôn bán này còn xuất hiện từ trước khi mạng xã hội ra đời.
Giáo sư Huffer cho biết nội tạng còn là ngành buôn bán chuyên biệt hơn.
Ngày nay, mạng xã hội đã cho phép loại giao dịch vốn chỉ giới hạn trong cửa tiệm kỳ quái tiếp cận một thị trường mới.
Lệnh cấm buôn bán hài cốt con người đã được triển khai trên nhiều nền tảng mạng xã hội, nhưng không mấy hiệu quả. Và khi một trang web bị đóng cửa, trang khác sẽ mọc lên tức thì. Có thể nói, đây là vòng lặp vô tận.
Hành vi vô nghĩa
Ferry khẳng định anh chỉ mua lại từ những người có xương y tế mà không sử dụng nữa.
Đồng thời, anh thường cố gắng thu thập thông tin về nguồn gốc của xương trước khi mua lại. Thông tin này thường được giữ kín, trừ khi người mua trong tương lai yêu cầu.
“Tôi rất tin tưởng vào việc đào tạo thế hệ tiếp theo của các nhà nhân chủng học, bác sĩ và giáo viên. Tôi không nghĩ tiêu hủy những mảnh xương này sẽ là giải pháp hợp lý”, anh nói.
Bộ sưu tập hơn 100 đầu lâu của Ferry. Ảnh: Jaytel Provence.
Tuy nhiên, Shawn Graham, một giáo sư về nhân văn số tại Đại học Carleton, cho biết mục đích hướng tới giáo dục là vô nghĩa. Nếu chiếc xương không cung cấp được bối cảnh đằng sau, nó có rất ít giá trị giáo dục.
Những người hiến xác cho khoa học sẽ được đảm bảo đối xử tôn trọng sau khi xác của họ đã phục vụ mục đích giáo dục. Quá trình này diễn ra dựa trên sự đồng thuận đôi bên.
Giáo sư cũng nhấn mạnh rằng mỗi bộ xương người trong hoạt động buôn bán này đều là một mảnh của tổ tiên - những người “đang không ở nơi họ đáng lẽ thuộc về”.
“Không ai phản đối việc mua bán đồ cổ hay mẫu vật, nhưng đây là con người. Và chắc chắn không một ai trong số những người này từng đồng ý với việc cơ thể của họ bị đối xử như vậy hoặc trở thành món hàng để trao đổi”, ông khẳng định.
(Theo Zing)
Trào lưu TikTok giả vờ bị bắt gây phẫn nộ
Thịnh hành trên TikTok ngay sau thử thách thùng sữa nguy hiểm, việc quay clip giả vờ mình bị cảnh sát áp giải nhận "gạch đá" vì lãng mạn hóa chuyện vi phạm pháp luật.
">