Nhận định, soi kèo Cangzhou với Zhejiang, 18h35 ngày 12/5: Nỗi lo sân khách
本文地址:http://profile.tour-time.com/html/97a693147.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo U19 Hà Tĩnh vs U19 Quảng Nam, 15h15 ngày 14/1: Tin vào U19 Hà Tĩnh
Trong thư viết tay của mình, Jobs cho biết ông có kỹ năng về máy tính, cụ thể là công nghệ và thiết kế, cùng khả năng đặc biệt về điện tử và công nghệ. Trong phần sở thích, ông liệt kê các mục gồm "kỹ thuật thiết kế, kỹ thuật số".
Hồ sơ năm 18 tuổi của Steve Jobs và Bill Gates
Nhật Kim Anh chia sẻ, khoảng hơn 5 năm trước, sau chuyến leo núi Bà Đen (Tây Ninh) trở về, chân của mẹ cô có dấu hiệu thoái hoá, bà không đi nổi, phải đi lết. Nữ ca sĩ và các chị em trong gia đình đã đi tìm thầy khắp nơi để chữa trị cho mẹ mà bệnh vẫn không hết.
“Do ngày xưa mới sinh con là mẹ đã lội ruộng nhiều quá, mẹ còn bị nổi mạch máu đen chi chít ở chân, được hàng xóm láng giềng chỉ cho đi hết thầy nọ, thầy kia, mẹ cũng đi, nhưng mãi không khỏi. Sau này một fan của tôi giới thiệu cho ông Võ Hoàng Yên, nói là rất nổi tiếng. Chúng tôi mừng quá liền đăng ký đưa mẹ đi khám, hi vọng mẹ sẽ không phải uống thuốc giảm đau mỗi ngày nữa" - Nhật Kim Anh chia sẻ.
Nhật Kim Anh cho biết, khi mẹ ốm đau, cô phải 'vái tứ phương'. |
Nhật Kim Anh vẫn nhớ lần đầu tiên đưa mẹ đi chữa bệnh tại địa điểm của ông Võ Hoàng Yên. Sau khi ngồi đợi từ sáng tới chiều, mẹ cô được ông Yên xoa dầu, nắn khớp xương, đau đến ngất luôn. Nhưng sau đó về thấy đỡ nên Nhật Kim Anh rất mừng, cứ nghĩ mẹ từng đi khắp nơi chữa mà không khỏi, lần này chắc là “được cứu” rồi. Vì thế, cô không ngần ngại chia sẻ cảm xúc lên trang cá nhân của mình.
Thế nhưng sau một thời gian, chân bà lại đau, nên nữ ca sĩ cùng gia đình phải đưa mẹ đi mổ chân, gắn inox ở bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM. Lo lắng cho sức khỏe của mẹ, nữ ca sĩ cũng không để ý những chia sẻ của mình trên Facebook trước đó, đến khi ông Yên vướng phải lùm xùm trên mạng cô mới nhớ ra, liền gỡ phần chia sẻ này.
“Tôi và mẹ không hề quen biết ông Yên. Lúc đi chữa bên ông Yên không lấy tiền nhưng những người trong đoàn đi chung hôm đó nói tôi có thể cúng dường để ông Yên trồng thuốc cứu người nên tôi có cúng dường (số tiền là 10 triệu đồng). Hơn nữa, theo như ông Yên nói thì phải chữa hết liệu trình là 3 lần nhưng thấy mẹ đau quá nên gia đình tôi cho mẹ đi mổ luôn, không chữa nữa. Vì thế, tôi không xác định được là do ông Yên chữa không khỏi hay là bệnh già của mẹ nên tôi không dám lên tiếng kết luận sự việc này".
Hiện giờ, chân của mẹ Nhật Kim Anh đã ổn định sau khi phẫu thuật, nhưng chân còn lại cũng bắt đầu đau.
Cha mất sớm, Nhật Kim Anh dành hết tình yêu thương cho người mẹ năm nay đã 70 tuổi. Ngoài những lúc đi diễn, nếu có thời gian là cô lại chạy về bên mẹ.
Nữ ca sĩ cho biết: “Khi mẹ ít tuổi hơn một chút thì tôi phải lo sự nghiệp, chạy khắp nơi, rồi lại chuyện gia đình riêng không hạnh phúc làm mẹ buồn không ít. Nay muốn ở bên mẹ nhiều hơn thì mẹ đã già, lại bị bệnh tuổi già hành hạ, giờ có thời gian là tôi về với mẹ”.
Hồng Trân
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đã ký quyết định hủy bỏ quyết định khen thưởng đã trao cho lương y Võ Hoàng Yên và các cộng sự.
">Nhật Kim Anh lên tiếng việc từng đưa mẹ đến nhờ Võ Hoàng Yên chữa bệnh
Nỗi niềm của nàng dâu trí thức
Nhận định, soi kèo Venezia vs Inter Milan, 21h00 ngày 12/1: Trở lại cuộc đua
Ba tôi đi làm xa nên những câu chuyện đầu tiên tôi nghe được là từ bà tôi và chú tôi. Bà tôi kể tôi nghe chuyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt, Đôi hia bảy dặm... Chú tôi lại thích kể chuyện Tôn Ngộ Không, Na Tra và một số chuyện trong Nghìn lẻ một đêmnhư Aladin và cây đèn thần, Alibaba và bốn mươi tên cướp... Lúc đó, tôi ba, bốn tuổi, những câu chuyện đã vẽ ra trong trí óc non tơ như tờ giấy trắng của tôi những gam màu tuyệt đẹp. Chúng gieo vào đầu tôi những hình ảnh mới mẻ, một thế giới lấp lánh màu sắc, làm dậy lên những nỗi hồi hộp, lo lắng, mừng vui qua số phận gập ghềnh của cô Tấm, những kiếp nạn của thầy trò Đường Tăng.
Bà tôi và chú tôi kể mãi cũng hết chuyện. Từ khi nghe chú tôi mách những câu chuyện đó và vô số những câu chuyện tương tự được chứa trong các cuốn sách, tôi cố gắng học chữ để có thể tự mình khám phá thế giới kỳ diệu kia. Bảy tuổi, tôi mê mẩn với những cuốn Cái ấm đất, Ông đồ bểtrong tủ sách Hồng do ba tôi mua về. Tám, chín tuổi, tôi đã mày mò đọc hết rương truyện Tàu của ông thợ hớt tóc trong làng. Rồi tôi tìm đến Vô gia đìnhcủa Hector Malot, Những kẻ khốn nạncủa Victor Hugo... Tôi khóc cười qua những trang sách, ngạc nhiên thấy mình trải qua những cảm xúc mà trên thực tế tôi chưa đủ lớn để trải nghiệm ngoài đời.
Sách, như vậy, đã bồi đắp tâm hồn, làm giàu có và làm trưởng thành tình cảm một đứa bé, mài sắc một cách tự nhiên các ý niệm đạo đức qua sự yêu ghét với người hiền kẻ ác và đặc biệt mở rộng đến vô biên bờ cõi của trí tưởng tượng.
Khi tôi học lớp chín, đã đọc được nhiều sách, tới lượt các đứa em nhỏ của tôi lại tranh nhau nằm gần tôi vào những buổi tối, nhao nhao: "Anh Hai kể chuyện đi, anh Hai!".
Thói quen đọc sách là sự nối dài thói quen nghe chuyện dưới hình thức chủ động, như vậy, đã hình thành một cách tự nhiên với một đứa trẻ. Đó là một hành vi, một nhu cầu như chạy nhảy, bơi lội, đùa nghịch, hát hò, vẽ vời. Nhưng hạt giống của thói quen đó phải được và phải có ai gieo trồng trong đầu đứa trẻ từ thuở ấu thơ. Bằng những câu chuyện kể. Bằng những cuốn sách làm quà. Để nhu cầu đọc sách nảy mầm và trở thành một khát khao tự nhiên, nhưng cỏ cây khát ánh sáng và khí trời.
Giúi cuốn sách vào tay một đứa trẻ mười bốn, mười lăm tuổi trước nay chưa từng được nghe chuyện, chưa từng rờ tới sách, suốt ngày chỉ quen cắm mắt vào game trên máy tính, ép em đọc, vì những lý do cao cả "khám phá kho báu tri thức" hay "nâng cao văn hóa đọc" như người lớn vẫn hay nói là một việc quá muộn màng, vì vậy quá nhọc nhằn, giống như ép một người chuyển máy bay khi máy bay đang ở trên không.
Trẻ em đến với sách trước hết vì niềm vui. Các em đọc sách là do thích thú chứ không phải do nghĩa vụ. Từ xưa, chúng ta vẫn nói "thú đọc sách" đó thôi. Nó cũng như thú câu cá, thú đánh cờ, thú chơi tem - hoàn toàn tự nguyện. Ngay cả khi lớn lên, đọc sách với tâm thế của nhà nghiên cứu thì trước khi khai quật các vỉa chữ bằng thao tác khoa học, tôi tin hình thức tiếp cận đầu tiên với sách của nhà nghiên cứu lỗi lạc đó vẫn là thái độ thích thú thơ trẻ của đứa bé năm xưa.
Em bé ngồi ở trạm chờ xe buýt, trên ghế đá trong công viên hay giữa quán cà phê lắp kính kia, em đến với sách hồn nhiên như đến với một người bạn. Người bạn đó đang thay thế ba mẹ, anh chị hay người bà, người chú của em để tiếp tục kể cho em những câu chuyện bất tận về tình yêu và cuộc sống. Đó là lý do tại sao trông em hạnh phúc, háo hức và tin cậy nhường kia.
Trong những buổi tặng chữ ký cho bạn đọc nhân dịp ra sách mới, tôi luôn xúc động khi nhìn thấy cảnh bà dắt cháu hay ba mẹ dắt con tới chỗ tôi ngồi. Hình ảnh đó khiến tôi nhớ đến bà tôi và chú tôi, những người đã in dấu lên trí não tôi thuở ban sơ bằng những câu chuyện đầu đời đẹp đẽ. Chính những người lớn tuyệt vời đó đã đắp nên con đường đầy hoa lá cho trẻ em đặt chân. Để rồi em lớn lên, đi đâu về đâu, quán xá, tàu xe, dọc lề đường gió bụi hay trong giờ nghỉ giữa sở làm, sách vẫn trong tay.
Em bé đó, hy vọng một ngày nào tất cả chúng ta sẽ bắt gặp trong chính nhà mình!
Nguyễn Nhật Ánh
(Bài phát biểu tại tọa đàm
"Làm gì để tạo thói quen đọc sách cho trẻ em?" sáng 19/4/2019)
Từ những câu chuyện ấu thơ
Khi chảo lửa dội xuống lòng thủ đô khiến không khí ngột ngạt, nóng bức cũnglà lúc trong những căn phòng trọ nhỏ xíu, chật chội, nhiều đôi vợ chồng trẻ sắp“bốc hỏa”.
Ám ảnh lò nung
Vừa nghe dự báo thời tiết Bắc Bộ sẽ có nắng nóng kéo dài, chị Hoa(Phú Mỹ - Mỹ Đình) ngao ngán thở dài và liên tục than vãn về cảnh sống bí báchcủa vợ chồng mình trong căn phòng trọ vẻn vẹn 12m2.
Gia đình chị Hoa thuê trọ ở căn phòng này từ khi mới kết hôn, tính đến naycũng được gần 5 năm. Diện tích căn phòng chỉ hơn chục mét vuông (giá 1,5triệu/tháng). Nó vừa là phòng ngủ, bếp, nhà tắm, nơi làm việc… Mùa đông, cănphòng chật chội trở nên ấm cúng, nhưng hè về, chẳng khác gì cái “lò nung” đangngày đêm hoạt động hết công suất.
Về mùa nắng nóng, sống trong những căn phòng nhỏ là nỗi ám ảnh của nhiều đôi vợ chồng trẻ. |
Vợ chồng trẻ 'bốc hỏa' vì nắng nóng
Vừa tan làm, Kim, nhà văn đang sống tại Seoul (Hàn Quốc), nhận được tin nhắn từ mẹ. Từ tháng 5/2019 đến nay, cô đã nhận được 39 tin nhắn có nội dung tương tự. Điều này có nghĩa là trong suốt 2 năm qua, cứ 20 ngày, cô lại nhận được một bưu kiện từ gia đình ở quê.
Những chiếc thùng xốp lớn đựng đầy cá nướng, bào ngư hầm, gà hấp, canh rong biển, bạch tuộc, hành, tỏi nhà tự trồng, kim chi và hàng chục món ăn kèm khác. Tất cả đã được chế biến sẵn, đóng gói kỹ và gửi đến tận nhà Kim.
Cứ khoảng 20 ngày, Kim lại nhận được một thùng đồ ăn từ bố mẹ ở quê gửi lên. Ảnh: Brunch. |
Dù hiểu được tấm lòng của cha mẹ, Kim hoàn toàn không muốn nhận thực phẩm tiếp tế như thế này.
“Mẹ tôi luôn nói rằng chẳng có gì to tát, nhưng tôi biết chuẩn bị những thứ này rất vất vả. Tôi đã từ chối nhiều lần song mỗi lần như vậy, mẹ lại nói đợt tới chỉ gửi một ít kim chi. Thế nhưng, lần sau thùng đồ vẫn rất đầy và nặng”, người phụ nữ U40 viết trên Brunch.
Giống bố mẹ Kim, nhiều phụ huynh châu Á vẫn thường chuẩn bị thực phẩm gửi cho con cái đi làm, đi học ở xa. Trong đại dịch, dù giao thông trở ngại, thói quen này vẫn được duy trì như một cách thể hiện sự quan tâm, yêu thương. Tuy nhiên, không phải người trưởng thành nào cũng mong muốn nhận sự chu cấp như vậy.
15 năm gửi đồ ăn cho con sống ở thành phố
Bố mẹ Kim bắt đầu gửi đồ ăn kèm cho cô từ năm 2006, khi Kim vẫn còn là sinh viên năm nhất đại học, lần đầu sống xa nhà.
Sau khi cô đi làm, lấy chồng rồi sinh con, gia đình ở quê còn gửi thêm đồ đông lạnh, thức ăn nấu sẵn và những loại nông sản thu hoạch theo mùa như gạo, ớt bột, hành, tỏi, mè, đậu xanh…
“Họ sợ tôi bỏ bữa, sợ tôi vất vả khi vừa phải đi làm, vừa phải lo chuyện bếp núc. Các ông bố bà mẹ ở vùng nông thôn còn sợ con cháu ở thành phố không mua được thực phẩm sạch, không tự làm được kim chi”.
Mỗi lần nhận được thức ăn bố mẹ gửi, Kim vừa cảm thấy biết ơn nhưng cũng đồng thời chán ghét bản thân.
“Gần 40 tuổi, đã lập gia đình và có con, tôi vẫn không thể hoàn toàn tự lập, trông chờ vào bữa ăn của mẹ. Nhiều bữa bày toàn thức ăn của mẹ ra bàn, tôi nhìn con gái nhỏ và tự hỏi liệu rằng sau này mình có thể làm điều tương tự cho con không. Tôi cũng không chắc”.
Cứ khoảng 20 ngày, Kim lại nhận được một thùng đồ ăn từ bố mẹ ở quê gửi lên. Ảnh: Brunch. |
Ở Hàn Quốc, việc con cái trưởng thành, ra ở riêng nhưng vẫn phụ thuộc miếng ăn vào bố mẹ không phải chuyện lạ. Những bậc phụ huynh sống ở nông thôn thường chuẩn bị rất nhiều banchan (món ăn kèm trong tiếng Hàn bao gồm cả kim chi) để gửi lên thành phố cho con cháu đi làm, đi học xa.
“Có một món ăn gọi là “kim chi của mẹ”. Nó được những bà mẹ Hàn Quốc chế biến theo công thức riêng, rất khác với kim chi thương mại. Khi bạn nếm món kim chi của một gia đình, bạn sẽ biết họ đến từ vùng quê nào”, đầu bếp Chung Jae Lee giải thích lý do người Hàn Quốc thường nhận kim chi từ bố mẹ thay vì mua ở bên ngoài.
Tuy vậy, giống như Kim, không phải đứa con nào cũng hào hứng khi nhận được thực phẩm tiếp tế. Nhiều người áy náy, thậm chí cảm thấy phiền phức nhưng không nỡ từ chối vì sợ bố mẹ buồn lòng.
“Sau nhiều năm, tôi nhận ra rằng thay vì chỉ nói cảm ơn hay cố gắng từ chối, tôi chỉ cần ăn ngon miệng, ăn hết thức ăn mẹ gửi. Tôi cũng không quên chụp ảnh bàn ăn sạch bóng và gửi cho bà, người vẫn chỉ lo lắng đứa con gái gần 40 tuổi sẽ bỏ bữa”, Kim nói.
Những thùng quà quê vượt hàng nghìn km
Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 bắt đầu từ ngày 12/2 vốn là đợt di dân hàng năm lớn nhất thế giới. Hàng trăm triệu người lao động ở Trung Quốc sẽ về quê nhà đón Tết. Tuy nhiên, nguy cơ lây lan dịch Covid-19 khi di chuyển đã giữ chân nhiều người ở lại thành phố vào năm nay.
Trung Quốc khuyến cáo người dân không nên đi lại vào kỳ nghỉ lớn nhất trong năm, sau các đợt bùng phát dịch bệnh trên diện rộng. Bộ Giao thông Vận tải ước tính các chuyến đi của người dân sẽ giảm 40% trong suốt 40 ngày nghỉ lễ so với mức trước đại dịch năm 2019.
Không về quê đón Tết với gia đình ở Trùng Khánh, Wang Hui, sống ở Bắc Kinh, vẫn nhận được gói thịt bò khô nhà làm cùng món đậu phụ cay và thịt xông khói đặc sản được mẹ anh gửi đến.
“Trong mắt bố mẹ ở quê, tôi luôn thiếu thức ăn. Dịp nghỉ Tết năm nay là một khoảng thời gian đặc biệt mà họ muốn chắc chắn là tôi được ăn món yêu thích. Đó là thức ăn của quê nhà”, Wang (27 tuổi), nhân viên tại một hãng Internet, nói.
Cứ khoảng 20 ngày, Kim lại nhận được một thùng đồ ăn từ bố mẹ ở quê gửi lên. Ảnh: Brunch. |
“Không về nhà dịp Tết, bố mẹ tôi gửi các món đặc sản của quê nhà” đã trở thành một chủ đề thịnh hành trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Bắc Kinh trở thành điểm đến hàng đầu của những thùng hàng đông lạnh gửi từ các vùng quê cách xa cả nghìn km.
Theo JD.com, những món đặc sản này rất phong phú từ tinh bột củ sen Tây Hồ ở thành phố Hàng Châu, lạp xưởng đỏ hun khói của Cáp Nhĩ Tân đến các nguyên liệu nấu lẩu của Tứ Xuyên và bò viên thủ công từ Quảng Đông. “Rõ ràng các thành viên gia đình ở xa cũng muốn con cháu ở thành phố lớn biết rằng bố mẹ đang nghĩ về họ”, trang web của JD.com viết.
Tại thành phố Trường Sa (tỉnh Hồ Nam), một người dùng mạng xã hội đã chia sẻ hình ảnh món bánh nướng Daoxiangcun do người nhà gửi. Người này viết: “Mẹ tôi vẫn vui vẻ dù tôi không về nhà. Bà nói rằng xa cách càng khiến mọi người trân quý nhau hơn”.
Xu hướng gửi thực phẩm cho nhau của các gia đình không được đoàn viên thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nền kinh tế Trung Quốc. CCTV đưa tin các trang web thương mại điện tử đã thu lợi nhuận khổng lồ khi doanh thu từ thực phẩm tăng đến 40% trong dịp lễ hội mua sắm từ 20/1-3/2, so với cùng kỳ năm ngoái.
Các trang thương mại điện tử và bán lẻ như JD.com, Pinduoduo và JD Daojia cho biết số lượng đơn đặt hàng thực phẩm và đồ uống đã tăng vọt trước kỳ nghỉ lễ.
Bà Imogen Page-Jarrett, nhà phân tích của Economist Intelligence Unit, nói: “Sau một năm khó khăn do đại dịch, mọi người sẽ sẵn sàng vung tiền mua đồ ăn như một phần thưởng. Người tiêu dùng sẽ thấy việc gửi quà, trong đó có thực phẩm, cho người thân của họ là điều cần thiết”.
Theo Zing
Việc phải chuyển về nhà sống với bố mẹ khiến nhiều người thấy bí bách, tù túng. Song với bối cảnh hiện tại, họ không còn lựa chọn nào khác.
">Cha mẹ già ở quê 15 năm gửi đồ ăn cho con trên thành phố
友情链接