

Cận cảnh biệt thự của NSƯT Tiến Quang, tức Quang Tèo (Ảnh: Zalo NV)
Tức là anh thấy bản thân mình cũng… thường thôi?
NSƯT Tiến Quang: Tất nhiên tôi may mắn hơn nhiều đồng nghiệp. Đó là nhờ tôi được “ăn lộc” của Tổ nghiệp. Trời lại thương cho sức khỏe để “chạy”. Có nghệ sỹ từng nói với tôi: Nếu tôi nổi tiếng như anh, tôi không có sức để đi như anh được. Tôi yêu nghề nên mới vượt qua được đấy. Có lần tối hôm nay tôi diễn ở Điện Biên, tối mai lại diễn ở Nam Định, mà tôi toàn tự lái xe. Sức làm việc của tôi khủng khiếp. Một lần đi bảo dưỡng ô tô, xong xuôi, cậu nhân viên mang xe ra cho tôi và bảo: Ô, anh Quang Tèo ơi, anh là nghệ sỹ cũng nổi tiếng mà anh chạy thêm cả taxi à? Tôi ngạc nhiên hỏi: Sao cậu lại nói thế? Rồi “nảy số” nhận ra cậu ấy trêu vì tôi chạy nhiều quá.
Muốn được như Quang Tèo hãy chăm chỉ, đúng không thưa anh?
NSƯT Tiến Quang: Tôi chăm chỉ mới có thành quả như thế. Một số bạn trẻ hỏi, làm thế nào để giàu như chú? Tôi nói: Cậu gọi tớ bằng chú nghĩa là tuổi tôi và tuổi cậu đã là khoảng cách lớn rồi. Nhưng tôi cũng khuyên các bạn ấy, từ chiêm nghiệm trong cuộc sống của mình: Muốn có của ăn của để thì phải chịu khó, làm ăn lương thiện, chuẩn chỉ, chứ đừng vội vã thấy người ta giàu mình cũng muốn làm giàu nhanh.
 |
Quang Tèo lăn lộn với nghề như người nông dân miệt mài trên đồng ruộng (Ảnh: Zalo NV) |
Tết đã qua, anh đã bắt đầu “chạy sô” chưa?
NSƯT Tiến Quang: Tôi có tham dự một vài chương trình mừng thọ hoặc đám cưới, người ta yêu quý mình thì mời tới giao lưu, không phải diễn.
Anh thân thiện quá! Là người nổi tiếng song xem ra anh không “kén” nơi xuất hiện?
NSƯT Tiến Quang: Tôi là người nghệ sỹ của nhân dân, không phân biệt nhà giàu/nhà nghèo, không phân biệt quyền cao chức trọng hay nông dân. Tôi làm nhà cũng được nhiều người hâm mộ giúp đó chứ. Toàn bộ cây cối trong nhà, tôi không phải mua cây nào toàn người ta tặng. Mới rồi có một người còn cẩu cả xe cây xanh gốc rất lạ, rất đẹp tặng tôi.
Vợ anh không hoạt động nghệ thuật. Lấy người vợ như thế có lợi gì, theo anh?
NSƯT Tiến Quang: Không có chuyện lợi hay không lợi. Trong Nhà hát mọi người nói, tôi may mắn lấy được cô vợ hiền lành nhưng thực tế không phải thế. Chẳng có ai hiền lành, chẳng có ai dữ. Chồng mà ăn tàn phá hại, rượu chè, trai gái thì cô vợ nào hiền được? Do mình hết thôi. Từ trước tới nay ngoài việc của Nhà hát, tranh thủ lúc nào rảnh tôi lại “chạy sô”, đi diễn ngoài, đi làm phim. Miệt mài tất cả vì gia đình như thế thì chẳng có người nào lại phụ.
 |
Quang Tèo hóa thân đa dạng, không chỉ thành công trong các vai diễn gây cười, anh lấy nước mắt khán giả cũng "ngọt" (Ảnh: Zalo NV) |
Trong “Đại gia chân đất” anh vào vai mê gái, vợ anh phản ứng sao?
NSƯT Tiến Quang: Ồ, phải hiểu đó là phim. Trong đoàn phim có mấy chục người ở đấy, không có gì mà lo. Thứ hai nữa, tôi rất bận, làm việc như thế, làm gì có thời gian đi đâu chơi? Vợ tôi không đi làm chỉ ở nhà để lo cho hai đứa nhỏ. Hai đứa nhỏ sinh đôi, bây giờ học đại học năm thứ nhất rồi.
Cuộc sống của anh thật viên mãn. Nếu cho chọn lại anh vẫn chọn nghệ thuật?
NSƯT Tiến Quang: Nếu cho tôi thêm một cuộc đời nữa, tôi vẫn chọn được đứng dưới ánh đèn sân khấu. Nghệ sỹ như con tằm nhả tơ, tử vì nghề. Tôi yêu nghề lắm, tôi nghĩ không cứ nghệ thuật đâu, gắn bó với nghề nào phải yêu nghề đó, mới mong thành công.
Sao anh không lập kênh YouTube để chia sẻ cuộc sống của anh, cũng là một nguồn thu nhập?
NSƯT Tiến Quang: Thôi, tôi thích êm đềm, không thích ồn ào. Rất ngại. Vợ tôi hiền lành, không thích xuất hiện trước công chúng, các con cũng không theo nghề của bố.
Ở tuổi 60, anh có định giảm chạy “sô” cho đỡ vất?
NSƯT Tiến Quang: Không, cái nghề của tôi phải thế. Thực ra thêm cái nhà lại thêm gánh nặng cho tôi. Tôi phải nuôi người chăm nom nhà cửa, cây cối, con vật.. Rồi mời bạn bè đến ăn uống, tụ tập . Đây là nơi “tiêu sản” chứ không phải “sinh sản” đâu.
Có thể gọi ngôi nhà của anh là biệt thự?
NSƯT Tiến Quang: Ừ, biệt thự nhà vườn. Tôi làm kỹ lắm, gần 2 năm trời. Từng gốc cây tôi đều quây đá xung quanh. Tất cả tường rào đều ốp đá từ chân tường luôn. Kỹ từng chi tiết một. Tôi “ăn lộc” của Tổ nghiệp nên làm cái nhà này để nếu có đoàn phim nào cần bối cảnh quay thì tôi sẽ cho mượn. Nhưng nhà chưa xong, còn đang hoàn thiện nội thất mà. Tôi chưa muốn ai viết bài về nhà mình cả, nhưng người ta cứ viết, lại viết không đúng. Có người bảo xây 2 tầng, có người lại bảo phía trên trồng rau. Đó là cái nhà ngày xưa ấy chứ.
 |
Biệt thự là "trái ngọt" mấy chục năm lao động nghệ thuật của Quang Tèo (Ảnh: Zalo NV) |
Vậy, biệt thự của anh chính xác mấy tầng?
NSƯT Tiến Quang: Ba tầng. Đây là nơi để bạn bè kéo đến vui chơi. Hay mời cả gia đình lên chơi. Nhà tôi có 3 anh em trai. Các bác cũng đều có con, có cháu, đông lắm. Chỉ có mời về đó mới đủ rộng. Hay những buổi tụ tập nội, ngoại. Ai ở Nhà hát Quân đội cũng biết, từ trước tới nay tôi chưa mua một cái gì để có lãi. Tôi không buôn bán được, không làm cái gì, ngoài nghệ thuật. Tôi tự thấy, không việc gì phải khổ thế. Cứ tâm huyết với nghề, đi diễn tuy vất vả nhưng thù lao cũng ổn. Làm nhiều nghề quá sẽ phân tán, không làm gì chỉ tập trung vào nghệ thuật thôi, động não, đầu tư vào kỹ thuật biểu diễn thì sẽ dễ thành công hơn. Vừa bán hàng, vừa làm nghệ thuật thì sao khá nghề được?
(Theo Tiền Phong)

Quang Tèo: 'Giữa đêm bầu show ôm hòm tiền bỏ trốn, nghệ sĩ chúng tôi bơ vơ'
Quang Tèo nhớ như in kỷ niệm nhớ đời vì trót tin bầu show lạ mà bị lừa mất trắng khoản cát-sê cao, phải nhịn đói từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau.
" alt="NSƯT Quang Tèo: Biệt thự của tôi là nơi 'tiêu sản' chứ không 'sinh sản'"/>
NSƯT Quang Tèo: Biệt thự của tôi là nơi 'tiêu sản' chứ không 'sinh sản'

5 cô bé sinh năm nhà Dionne.Đó là cái sân chơi giống như bao sân chơi khác, nếu bạn bỏ qua hàng rào dây thép gai và những tấm biển kỳ quái:
‘Làm ơn giữ im lặng’
‘Không chụp ảnh bọn trẻ’
Những đứa trẻ được nhắc đến trong tấm biển là chị em sinh năm nhà Dionne (ở Ontario, Canada) nổi tiếng thế giới thời điểm đó. Họ là cặp sinh năm đầu tiên trên thế giới có thể sống sót qua những năm đầu đời.
4 lần một ngày, 5 bé gái lại lạch bạch kéo nhau vào chiếc sân chơi này để chơi trò xúc cát hoặc đùa nghịch ở bể bơi trong khi hàng ngàn cặp mắt đang dán vào chúng.
Sự sinh ra của 5 cô bé được so sánh với sự xuất hiện của ban nhạc The Beatles ở Mỹ 30 năm sau. Sân chơi ‘trưng bày’ 5 chị em được mở cửa cho công chúng vào năm 1936.
Họ gọi nơi này là ‘quint-mania’ - một địa danh phải mất vé vào cổng. Chỉ trong khoảng vài năm, ước tính đã có khoảng 3 triệu khách tới thăm nơi này. Bác sĩ riêng của 5 chị em còn gọi họ là kỳ quan thứ 8 của thế giới.
‘Cảm ơn Chúa đã cho tôi sống tới ngày hôm nay để chứng kiến điều này’ - một người phụ nữ tới từ Maryland (Mỹ) đã chia sẻ với phóng viên như vậy vào năm 1936.
‘Chúng tôi đã lái xe 590 dặm để thấy điều này. Nhưng nó thật đáng công sức’ - người phụ nữ lớn tuổi nói thêm.
5 chị em nhà Dionne gồm: Yvonne, Annette, Cécile, Émilie và Marie được chính quyền Ontario tiếp quản quyền giám hộ nhằm giúp họ tránh bị lạm dụng. Nhưng chính quyền tiếp tục khai thác đám trẻ bằng cách đưa chúng vào một 'sở thú' dành cho con người.
Tuy nhiên, thời gian chúng bị giam lỏng trong ‘nhà tù’ của chính quyền vẫn là quãng thời gian ‘hạnh phúc nhất, ít phức tạp nhất trong cuộc đời chúng tôi’.
 |
Bà Elzire Dionne - mẹ của 5 bé gái |
Trước khi 5 đứa trẻ được sinh ra, gia đình Dionne rất túng quẫn. Oliva Dionne nuôi cả gia đình 8 người bằng công việc chuyên chở sỏi đá với số tiền công 4 đô la/ ngày trong suốt cuộc Đại Khủng hoảng.
Ngày 28/5/1934, vợ ông – Elzire có dấu hiệu chuyển dạ sớm 2 tháng. Trước khi bác sĩ đến, bà đã sinh ra đứa trẻ đầu tiên chỉ nặng 1,35kg. Đầu cô bé chỉ to bằng một quả cam, toàn bộ cơ thể có thể nằm gọn trong lòng bàn tay một người lớn. Cô bé gần như không thở được.
Đứa thứ 2 còn nhỏ hơn đứa đầu tiên. Rồi cứ thế, đứa trẻ thứ 5 ra đời, càng lúc càng nhỏ hơn.
Marie - đứa cuối cùng chào đời - chỉ nặng khoảng 1kg. Tổng thể, cả 5 đứa nặng gần 6kg.
‘Tôi sẽ làm gì với tất cả chúng đây?’ - bà Elzire la lên khi nhìn thấy các con mình.
Sống sót có vẻ là một thứ xa xỉ với 5 đứa trẻ lúc ấy, vì cặp sinh năm duy nhất trên thế giới trước đó đã qua đời chỉ trong 55 ngày sau khi sinh ra ở Lisbon, Bồ Đào Nha vào năm 1866.
Bọn trẻ không chỉ có vấn đề nghiêm trọng về hô hấp mà điều kiện trong trang trại nơi chúng sinh ra còn vô cùng thiếu thốn - không có điện, lò sưởi hay điện thoại. Hình dáng của 5 đứa trẻ được miêu tả trông giống như nửa người nửa nhện với những cái chân như que củi.
Một bác sĩ địa phương là Allan Roy Dafoe - người có mặt lúc bọn trẻ được sinh ra - đã thuê các y tá làm nhiệm vụ khó khăn không tưởng là giữ cho bọn trẻ còn sống bằng cách khử trùng trang trại, thay tã, giữ ấm bằng một chai nước nóng xoay tròn và cho chúng ăn 2 giờ một lần bằng cách nhỏ giọt sữa.
 |
Bác sĩ Allan Roy Dafoe - người có nhiều ảnh hưởng tới cuộc đời 5 cô bé. |
Bà mẹ Elzire lúc này đang hồi phục sau sinh, được chuyển đến một phòng riêng. Gia đình đã cắt một ô cửa sổ trên tường để bà có thể quan sát các con từ giường của mình.
Trong khi đó, thế giới ngoài kia bắt đầu xáo động. Đám phóng viên kéo về thị trấn nhỏ. Họ cắm trại bên ngoài trang trại để theo dõi từng động tĩnh của 5 đứa trẻ.
Khách du lịch lũ lượt kéo đến, làm tắc nghẽn con đường một chiều. Hàng xóm nhà Dionne nhân cơ hội này dựng những quầy hàng bán xúc xích. Ngay cả ông bố Oliva sau đó cũng dựng một quầy hàng bán bút tích của mình.
Một cặp đôi người Mỹ đề nghị trả hàng ngàn đô la cho chiếc giường mà các em bé được sinh ra. Một người thậm chí còn cố đột nhập vào ngôi nhà. Sự điên cuồng của dư luận còn được đặt tên là ‘bệnh sinh năm’.
Cuối cùng, một nhà triển lãm ở Hội chợ Thế giới Chicago đã thuyết phục Oliva ký hợp đồng đưa các con của mình ra trưng bày. Đổi lại, họ sẽ trả toàn bộ chi phí y tế, nhà ở, ăn uống cộng thêm 250 đô la/ tuần ngoài khoản hỗ trợ thêm từ tiền vé.
Nghèo khó và tuyệt vọng, ông đồng ý ký hợp đồng trao quyền nuôi dưỡng 5 con gái cho Hội Chữ thập đỏ - cơ quan hứa sẽ bảo vệ chúng trước mọi sự lạm dụng.
Hội Chữ thập đỏ cũng xây cho 5 bé gái một chỗ ở an toàn và đảm bảo vệ sinh. Công chúng quyên góp mọi thứ, từ gỗ xẻ cho tới quần áo cho các bé gái.
Bác sĩ Dafoe đã thiết kế bệnh viện như một ốc đảo tí hon. Mỗi món đồ nội thất đều được thiết kế nhỏ tương ứng với kích thước của 5 đứa trẻ.
 |
Bà Elzire được tặng hoa nhân 'Ngày của mẹ' |
‘Chúng tôi có mọi thứ mà chúng tôi muốn, mọi thứ trong giới hạn hiểu biết và trí tưởng tượng của chúng tôi’ – các chị em nhà Dionne viết trong cuốn hồi ký năm 1965 có tên ‘We Were Five’.
‘Trong ngôi nhà của 5 đứa, chúng tôi được đối xử như những nàng công chúa. Chúng tôi là nguyên nhân và là trung tâm của mọi hoạt động’.
Trong khi đó, bố mẹ họ là bà Elzire và ông Oliva cảm thấy mình chưa bao giờ được chào đón. Các y tá theo dõi mọi hành động của họ. Họ không được phép ở một mình với các con. Các bé gái được dạy tiếng Anh, trong khi bố mẹ chúng nói tiếng Pháp.
Sự chia cắt với bố mẹ trở thành chính thức vào năm 1935 khi các bé gái được bảo hộ bởi chính quyền Ontario. Điều này có nghĩa là chúng sẽ thuộc sở hữu của chính quyền cho tới năm 18 tuổi.
Hội Chữ thập đỏ lập một quỹ cho các bé gái. Các tờ báo chi hàng ngàn đô la vào quỹ để nhận được những bức ảnh của họ. Các công ty trả tiền để được phép in hình ảnh của họ trên các gói hàng của mình. Lương của bác sĩ Dafoe và các nhân viên trong bệnh viện đều được trả bằng tiền từ đây.
Bây giờ, 5 chị em đã nằm dưới sự giám hộ của chính phủ và bác sĩ Dafoe hoàn toàn có thể thực hiện thử nghiệm của mình. Mục tiêu của ông là tạo ra một tiêu chuẩn vàng về chăm sóc trẻ em. Trong đó, thói quen sẽ là ‘vua’.
Buổi sáng của bọn trẻ bắt đầu vào lúc 6 giờ 30 phút, tráng miệng bằng nước cam và dầu gan cá. Các y tá được yêu cầu không thể hiện sự thiên vị hay tình cảm với bọn trẻ.
Mặc dù họ vẫn mỉm cười, nhưng kỷ luật được coi là tuyệt đối. Nếu các bé gái có thói quen đặt tay vào trong tã khi ngủ thì tay chúng sẽ bị buộc vào các thanh cũi.
Những buổi trưng bày vẫn được tiếp tục tổ chức 4 lần/ ngày - trước và sau giờ ngủ buổi sáng, trước và sau giờ ngủ buổi chiều.
Nếu một đứa không khoẻ, các y tá sẽ bí mật mang một đứa khác ra 2 lần để đảm bảo người xem tin rằng họ đã nhìn thấy tận mắt 5 đứa trẻ.
Đôi khi chúng bị đẩy ra sân chơi khi thời tiết xấu hoặc khi bị ốm.
Mẹ chúng thường phải chen qua đám đông để nhìn thấy con mình. ‘Chúng thuộc về họ, không phải của chúng tôi’ - bà Elzire nói.
 |
5 cô gái được đối xử như những nàng công chúa trong thời thơ ấu nhưng lại bị chính bố mẹ lạm dụng khi về sống chung nhà. |
Mặc dù các du khách được thông báo rằng bọn trẻ không nhìn thấy và không thấy phiền về đám đông, nhưng đó không phải sự thật.
2 y tá từng ghi chú rằng: ‘Hằng ngày, bọn trẻ chạy đến chỗ người lớn và kêu lên về những người đang nhìn chúng. Rất nhiều lần chúng sợ hãi, giấu mình và không chịu ra chơi’. Chúng cũng thường xuyên gặp ác mộng.
Có lẽ vì môi trường khắc nghiệt nên không có y tá nào làm ở đây nhiều hơn 3 năm.
Đến năm 1943, ông Oliva đệ đơn kiện bác sĩ Dafoe vì vấn đề liên quan đến lợi nhuận trong câu chuyện 5 đứa trẻ. Cùng lúc đó, bà Elzire dụ dỗ các con bằng việc chê bai bệnh viện. Họ cũng lôi kéo được sự đồng cảm với gia đình mình trong các cuộc phỏng vấn với báo chí. Nhờ những nỗ lực đó, họ giành lại được các con.
Nhưng đó không phải là một cuộc hội ngộ có hậu. Gia đình Dionne lúc đó đã kiếm được rất nhiều tiền từ câu chuyện và chuyển tới một ngôi nhà lớn hơn nhiều.
Các cô bé - lúc này đã 9 tuổi thì chẳng biết gì về cuộc sống xung quanh. Các anh chị em bình thường của chúng do đã bị tách biệt từ lâu bỗng trở thành người xa lạ. Lần đầu tiên, chúng không được ngủ chung phòng. Đó là điều không thể tưởng tượng được đối với bọn trẻ - những người có mối liên kết sâu sắc từ những biểu hiện như đói, khát…
Bà Elzire bắt chúng làm việc nhà và phạt chúng khi không làm tốt. Bà ta sử dụng những lời lăng mạ và tát vào mặt bọn trẻ để thể hiện sự thất vọng của mình.
‘Y tá có bảo mày làm việc đó không? Nếu tao nuôi mày thì mày sẽ phải là đứa trẻ bình thường như những người khác’ - bà nói.
‘Họ không đối xử với chúng tôi như những đứa trẻ’ - Annette chia sẻ với tờ The New York Times vào năm 2017. ‘Chúng tôi là người hầu, là nô lệ của họ. Đó không phải cách đối xử với con người’.
Mặc dù bị đối xử tệ bạc trong chính nhà mình, nhưng ra ngoài họ vẫn là người nổi tiếng. Mỗi lần đi xem phim, họ đều có cảnh sát hộ tống.
Cuối cùng, ông Oliva bắt đầu có sự quan tâm đặc biệt tới các con gái. Ông ta cho chúng kẹo, vào phòng ngủ của chúng vào ban đêm.
‘Ông ấy đặt ngón tay vào trong áo của tôi. Lúc ấy tôi 13 tuổi’ - Annette chia sẻ với nhà báo Ellie Tesher vào năm 1999 trong cuốn tiểu sử ‘Nhà Dionne’.
‘Tôi như đóng băng lại và không thể nói gì’.
Để giấu cơ thể mình trước sự lấn tới của ông bố, cô bắt đầu mặc áo cao cổ.
Cecile nhớ lại việc tìm thấy Emilie trong tầng hầm, tay ôm đầu gối sát ngực. Emilie không nói chuyện gì đã xảy ra, nhưng khi Cecile hỏi ‘bố à?’, cô bé đã khóc nức nở xác nhận điều tồi tệ nhất đã xảy ra.
Cuối cùng, năm 18 tuổi, họ thoát khỏi ngôi nhà khi đi học ở Quebec. Emilie sau đó đã bỏ trường, chống lại mong muốn của cha mẹ và vào tu viện sống. 2 năm sau, cô qua đời vì chứng động kinh ở tuổi 20.
 |
Annette và Cecile là 2 người còn sống cuối cùng trong số 5 chị em. |
Cái chết của Emilie giải thoát cho 4 cô gái còn lại với danh xưng ‘những đứa trẻ sinh năm’. Họ nhận được mỗi người 183 nghìn đô la từ quỹ (tương đương 1,3 triệu đô la ngày nay).
Được truyền cảm hứng từ những người chăm sóc mình, Yvonne và Cecline học trường điều dưỡng. Marie và Annette học đại học.
Đến năm 1970, Marie qua đời ở tuổi 35, nguyên nhân không rõ.
Annette và Cecile kết hôn, không có con và đều ly hôn. Đến năm 1998, cả ba người còn lại kiện chính quyền, nhận 4 triệu đô la Canada với lời thừa nhận chính quyền đã quản lý sai quỹ tín thác của họ.
Sau khi Yvonne qua đời vì ung thư vào năm 2001, 2 chị em còn lại nay đã 85 tuổi. Annette sống trong một căn hộ bên ngoài Montreal.
Năm 2012, con trai của Cecile là Bertrand đã rút hết tài khoản ngân hàng của mẹ, khiến bà phải sống chật vật trong một trại dưỡng lão của chính phủ.
Tuy vậy, trong một lần chia sẻ, bà vẫn nói rằng: ‘Ở tuổi của tôi, mọi thứ thật khó khăn. Nhưng tôi vẫn nắm chặt tay và ngẩng cao đầu’.

Chị em sinh đôi hệt nhau khiến bạn trai dở khóc dở cười vì nhận nhầm
Shanae và Renae là một cặp sinh đôi giống hệt nhau và bình thường bạn trai của hai cô có thể phân biệt hai chị em dựa vào quần áo và cách trang điểm – nhưng buổi tối trong hộp đêm
" alt="Cuộc đời bất hạnh của chị em sinh 5 nổi tiếng thế giới"/>
Cuộc đời bất hạnh của chị em sinh 5 nổi tiếng thế giới