Hãng dược cho biết họ loại vắc xin AstraZeneca khỏi thị trường vì lý do thương mại. Hiện vắc xin này không còn được sản xuất hoặc cung cấp nữa mà đã được thay thế bằng những loại cập nhật hơn nhằm đối phó với các biến thể mới.
Trong thời gian gần đây, Vaxzevria (tên gọi khác của vắc xin AstraZeneca) bị theo dõi chặt chẽ vì một tác dụng phụ rất hiếm gặp, gây ra cục máu đông và số lượng tiểu cầu trong máu thấp. AstraZeneca thừa nhận trong các tài liệu nộp cho Tòa án Tối cao vào tháng 2 rằng vắc xin của họ “trong những trường hợp rất hiếm có thể gây ra huyết khối kèm hội chứng giảm tiểu cầu (TTS)”.
TTS có liên quan đến ít nhất 81 trường hợp tử vong ở Anh cũng như hàng trăm trường hợp tổn thương nghiêm trọng. AstraZeneca đang bị các nạn nhân và người thân kiện trong một vụ án.
Nhưng AstraZeneca khẳng định quyết định thu hồi vắc xin không liên quan đến vụ kiện hoặc việc họ thừa nhận vắc xin có thể gây ra TTS. Họ nói thời điểm thu hồi hoàn toàn là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Trong một tuyên bố, công ty cho biết: “Chúng tôi vô cùng tự hào về vai trò của Vaxzevria trong việc chấm dứt đại dịch toàn cầu. Theo ước tính độc lập, trong năm đầu tiên, vắc xin cứu hơn 6,5 triệu sinh mạng, hơn 3 tỷ liều được cung cấp trên toàn cầu. Những nỗ lực của chúng tôi được các chính phủ trên thế giới công nhận và nhiều người coi là một phần quan trọng trong việc chấm dứt đại dịch.
Vì nhiều loại vắc xin Covid-19 đã được phát triển nên có sự dư thừa. Điều này dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu Vaxzevria, vốn không còn được sản xuất hoặc cung cấp nữa. Do đó, AstraZeneca đưa ra quyết định bắt đầu thu hồi giấy phép tiếp thị cho Vaxzevria ở châu Âu”.
Công ty sẽ rút giấy phép tiếp thị ở các quốc gia khác, bao gồm cả Vương quốc Anh. AstraZeneca chưa bao giờ được chấp thuận cho sử dụng vắc xin ở Mỹ.
Tới mùa thu năm 2021, Anh gần như đã ngừng sử dụng vắc xin AstraZeneca sau khi đã tiêm khoảng 50 triệu liều. Sau đó, nước này chuyển sang dùng Pfizer và Moderna.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, hiện nay, Việt Nam không còn sử dụng vắc xin phòng Covid-19 của hãng AstraZeneca. Kho của viện vẫn còn loại vắc xin này nhưng đã hết hạn từ tháng 7/2023, đang chờ tiêu hủy theo quy định.
Tháng 12/2023, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết kho của viện này còn bảo quản hơn 432.000 liều vắc xin Covid-19 Pfizer có hạn dùng đến cuối tháng 9/2024.
Sarah Bailey, 29 tuổi và chồng, cùng 3 người con trước đó
Trong suốt nhiều tháng có bầu, Sarah không có những triệu chứng của thai kỳ. Do di chứng của lần sinh đẻ trước nên kinh nguyệt của Sara không đều đặn, ngoài ra, bà mẹ 29 tuổi không hề tăng cân hay nôn nghén.
Thời điểm chuyển dạ đến, bà mẹ trẻ này lầm tưởng đó là hiện tượng táo bón. Cô thậm chí còn nhờ mẹ mình đi mua thuốc nhuận tràng, giảm đau.
Nhưng bên cạnh việc đau bụng, Sarah bị ra máu rất nhiều. Mẹ cô, bà Pat, 60 tuổi, sau khi xem xét đã nhận ra sự thật về việc "táo bón" của con gái. Với sự trợ giúp của bà ngoại, bé gái Desirae đã chào đời ngay tại sàn phòng tắm, nặng 3,6kg.
Hiện tại, bé gái Desirae xinh xắn và rất khỏe mạnh
Về phía Sarah, cô vẫn chưa hết bất ngờ vì đã sinh ra đứa con mà bấy lâu không hay biết. Đáng nói, trong lúc mang thai cô vẫn đang sử dụng biện pháp tránh thai và thậm chí còn uống bia rượu và các chất kích thích.
Do thói quen sinh hoạt của mẹ trước đó, ngay khi ra đời bé gái Desirae đã không thể hô hấp bình thường nhưng ất may nhân viên y tế đã có mặt và cấp cứu kịp thời. Sau vài ngày hồi sức và theo dõi, Sarah cùng con gái trở về nhà, gia đình nay đã thêm một thành viên mà không ai ngờ tới.
An An (Dịch theo Mirror)
Khi nhìn bà mẹ 32 tuổi Vicky Green âu yếm cặp song sinh mới chào đời, không ai nghĩ rằng người phụ nữ này vừa tạo nên một kỳ tích trong lịch sử y học.
" alt=""/>Nhầm tưởng chuyển dạ là táo bón, người phụ nữ sinh con trong nhà tắmVới bệnh nhân như ông H., tình trạng tổn thương da khắp cơ thể nên cần khoảng 5 người để tắm rửa và thay băng hàng ngày. Điều dưỡng cố gắng bằng nhiều cách để giảm đau đớn cho người bệnh như chích thuốc giảm đau, động viên tinh thần.
Ca thứ hai là bệnh nhân N.T.N.C. (47 tuổi) có hoàn cảnh rất khó khăn. Vùng da bị mất thượng bì cần phải có băng gạc không dính để đắp lên vết thương, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Bệnh viện phải liên hệ tuyến trên để xin những miếng băng gạc chuyên dụng đắp cho bệnh nhân.
Theo bác sĩ Dũng, hội chứng Stevens-Johnson tuy hiếm gặp nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Ông khuyến cáo mọi người không tự ý dùng thuốc không kê đơn, phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi dùng thuốc có bất thường nhất là sốt cao, viêm miệng, nổi dị ứng, ban đỏ khắp cơ thể, mọi người cần phải tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Bác sĩ cho biết thêm, biến chứng thường gặp ở hội chứng này là nhiễm trùng huyết, viêm phổi, mất nước, rối loạn điện giải.
![]() |
Hội chứng Stevens – Johnson khiến người bệnh khổ sở khi biến chứng làm da phỏng rộp toàn thân. Ảnh: BSCC |
Bác sĩ điều trị sẽ thực hiện các xét nghiệm để tìm ra loại thuốc gây dị ứng, từ đó ngưng sử dụng thuốc này càng sớm càng tốt để hạn chế tỷ lệ tử vong.
Đây là bước khó khăn nhất vì thông thường bệnh nhân sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc nên rất khó xác định. Các loại thuốc bệnh nhân sử dụng trong vòng 1 tháng trước khi khởi phát bệnh đều có thể là nguyên nhân gây dị ứng.
Việc giảm đau, hồi sức, truyền dịch, nâng cao dinh dưỡng và chăm sóc da chống nhiễm trùng cũng cần được quan tâm.
Hội chứng Steven-Johnson được hai bác sĩ người Mỹ là Albert Mason Stevens và Frank Chambliss Johnson mô tả lần đầu tiên vào năm 1922.
Đây là một dạng phản ứng dị ứng, thường là dị ứng với thuốc. Bệnh tuy ít gặp nhưng rất nặng, đe dọa tính mạng người bệnh. Tần suất bệnh trong dân số chỉ là 2/1.000.000 người, nhưng tỷ lệ tử vong lên tới 5-30%.
Phan Nhơn
Donna mắc chứng u dây thần kinh Morton ở chân nên phải tiêm thuốc và phẫu thuật nhưng vẫn không chữa được dứt điểm.
" alt=""/>Hội chứng Stevens – Johnson khiến 3 người khổ sở vì phỏng rộp da toàn thân