Xem lại các tiết mục đặc sắc tại Điều còn mãi 2019

Công nghệ 2025-01-16 03:46:36 437

Nghệ sĩ Bùi Công Duy thăng hoa với "Bài ca chung thủy" của nhạc sĩ Hoàng Dương:

 

Tác phẩm "Lý ngựa ô" của nhạc sĩ Đỗ Kiên Cường với sự trình diễn của Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam do nhạc trưởng Lê Phi Phi chỉ huy:

Tác phẩm "Rhapsody Việt Nam" của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân:

Ca sĩ Đào Tố Loan với ca khúc "Lời ca dâng Bác" của nhạc sĩ Trọng Loan:

Ca sĩ Lê Anh Dũng trình diễn ca khúc "Sông Lô chiều cuối năm" của nhạc sĩ Minh Quang:

 

Tác phẩm "Hoa hồng trên điểm tựa" của nhạc sĩ Hồ Bắc:

"Nhà em ở lưng đồi" của nhạc sĩ Đức Trịnh với phần thể hiện của Dương Hoàng Yến:

 

Phạm Khánh Ngọc thể hiện ca khúc "Người con gái Sông La" của nhạc sĩ Doãn Nho:

 

NSƯT Đăng Dương thể hiện ca khúc "Trên Biển Quê hương" của nhạc sĩ Đức Minh:

 

Ca sĩ Trần Hồng Nhung với ca khúc "Thăm thẳm mắt Ban Mê" của nhạc sĩ Bùi Minh Tấn:

 

Ca khúc "Hà Nội Huế Sài Gòn" của nhạc sĩ Hoàng Vân với phần thể hiện của Phạm Thuỳ Dung:

 

Trọng Tấn với ca khúc quen thuộc "Đất mũi Cà Mau" của nhạc sĩ Hoàng Hiệp:

 

"Tâm hồn của Đá" - sáng tác nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trần Lập với phần thể hiện của Tùng Dương:

 

Ca sĩ Đào Mác thể hiện "Khúc tráng ca biển" của nhạc sĩ Vũ Thiết:
Các nghệ sĩ thể hiện ca khúc "Bay lên Việt Nam" của nhạc sĩ Văn Ký:

VietNamNet

{ keywords}
 
Điều còn mãi 2019: Khát vọng Việt Nam hùng cường bay lên tầm cao mới

Điều còn mãi 2019: Khát vọng Việt Nam hùng cường bay lên tầm cao mới

Đúng 14h ngày Quốc Khánh 2/9, Hòa nhạc Quốc gia Điều còn mãi lần thứ 10 chính thức khai màn tại Nhà hát Lớn Hà Nội, tường thuật trực tiếp trên VTV1.

本文地址:http://profile.tour-time.com/html/96c693107.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo OFI Crete vs Levadiakos, 22h59 ngày 13/1: Kéo dài thăng hoa

Cô gái trẻ được phẫu thuật cấp cứu tại Bệnh viện Hùng Vương. Ảnh: GL.

Tuy nhiên, bệnh nhân sau đó vào sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan và phải thở máy. Các bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương và Bệnh viện Chợ Rẫy đã phối hợp điều trị, sau 7 ngày người bệnh được cai máy thở, chức năng hô hấp, dấu hiệu nhiễm trùng đã dần cải thiện. Sau đó, chị được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục điều trị. 

Theo các bác sĩ, ước tính tỷ lệ ra huyết sau quan hệ trong cộng đồng khoảng 0,7-9% mà không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và lên tới 60% ở độ tuổi mãn kinh. 

Trong đó, tổn thương âm đạo hay cụ thể hơn là rách cùng đồ là một cấp cứu phụ khoa thường gặp nhất, có thể biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tính mạng tùy theo mức độ. Cùng đồ là nơi nối tiếp giữa âm đạo và cổ tử cung, cũng là lớp ngăn mỏng giữa phần phụ và ổ bụng.

Đây chính là điểm yếu nhất của cơ quan sinh dục trong của phụ nữ trước các thành phần, cơ quan trong khoang bụng cũng như giúp bảo vệ sự vô khuẩn trong môi trường âm đạo và buồng tử cung, chống lại sự xâm nhập của các loại vi sinh vật nhiễm bẩn từ đường ruột.

Cùng đồ có thể rách khi có một lực tác động mạnh, đột ngột, nhanh theo đường âm đạo mà âm đạo không kịp co giãn hoặc do quá khô, niêm mạc âm đạo không thể di chuyển chống lại lực ma sát khi tiếp xúc. 

Đối tượng nguy cơ của tình trạng trên là phụ nữ bị tình trạng âm đạo khô và kém đàn hồi ở tuổi mãn kinh, người đang cho con bú, người hay thụt rửa âm đạo, người đang điều trị hóa chất hoặc xạ trị hay đơn giản là quan hệ khi người phụ nữ chưa thật sự sẵn sàng. 

Ngoài ra, tình trạng trên có thể xảy ra khi có hành vi cưỡng ép, bạo dâm, hoặc kích thước dương vật quá lớn, tư thế quan hệ không phù hợp hoặc sử dụng đồ chơi tình dục thô bạo, tại nạn hoặc bị đưa các vật sắc nhọn vào trong âm đạo. 

Suy tim ở tuổi 30, chàng trai phải cân nhắc khi quan hệ tình dụcChàng trai đột nhiên khó thở khi đi lại cũng như ngồi nghỉ, phải nhập viện khi chân tay đã phù. Bác sĩ chẩn đoán anh bị suy tim độ 3, chỉ được hoạt động nhẹ trong thời gian đầu.">

Cô gái phải mổ cấp cứu sau khi quan hệ tình dục

 - “Người ta có đủ thú vui như chơi chim, chơi cá, chơi cây cảnh. Còn tôi chỉ có đam mê duy nhất là uốn nắn học trò. Mỗi khi nhìn “chậu cây” mình chăm bẵm mọc thêm một chiếc lá, nở thêm một nhành hoa, tôi lại thấy mình hạnh phúc”.

Tôi tên DVC tức Dịch Vụ Cười

Mở đầu câu chuyện, thầy giáo Dương Văn Cẩn cười tươi rói giới thiệu: “Tên tôi viết tắt là DVC nên học trò thường đọc thành Dịch Vụ Cười. Còn tôi luôn muốn học trò đã đi học là phải được vui cười, hạnh phúc”.

{keywords}

“Người ta có đủ thú vui như chơi chim, chơi cá, chơi cây cảnh. Còn tôi chỉ có đam mê duy nhất là uốn nắn học trò”.

Vì muốn học trò được vui nên ngoài con chữ, các lớp học của thầy giáo Cẩn chưa bao giờ thiếu đi tiếng cười. Những thế hệ học trò 9X của thầy vẫn nhớ mãi về những bài thơ được “Thánh thơ Vật lý” gieo vần:

"Photon là sóng điện từ

Không điện, không khối sống lâu vô cùng

Vận tốc xưng bá xưng hùng

300 triệu đấy ai thời hơn không?”.

Nhờ thơ ca, những bài học Vật lý khô khan được biến hóa thành câu từ dễ thuộc, dễ đi vào lòng người khiến lũ học trò thích thú.

“Nhưng dạy Lý bằng thơ là cách tôi áp dụng từ hơn chục năm về trước. Giờ học trò không còn thích học qua thơ nữa”, thầy Cẩn nói.

Thế là thầy bắt đầu tìm cách lồng ghép cảm xúc vào mỗi bài giảng.

Dạy đến bài Bước sóng, có cậu học trò chợt quên công thức áp dụng, chỉ cần thầy giáo vu vơ đọc câu thần chú “Ai ngồi trên đê nhìn sóng”, cậu học trò vội gãi đầu nhớ ra ngay.

Mỗi bài giảng thường được thầy Cẩn đưa ra ví dụ cụ thể, sinh động từ đời sống hay bằng chính những câu chuyện vui để hút hồn học sinh vào môn học. Tiết học vì thế cũng không còn trở nên đáng sợ nữa mà học trò có những giây phút thoải mái, vui vẻ nhất để sẵn sàng tiếp nhận kiến thức mới.

“Đôi khi chỉ là một đường vẽ, một cái “like tay” hay một âm thanh đặc biệt cũng có thể "tấn công" vào cảm xúc học trò ngay tức thì. Muốn có những ví dụ gần gũi, cứ trò chuyện với học trò, lăn vào tâm hồn chúng sẽ hiểu. Nhờ vậy bản chất hiện tượng cũng được học sinh hiểu tường tận chứ không phải thuộc bài một cách máy móc, không có tính hệ thống”.

Theo thầy Cẩn, học Vật Lý là để đưa vào cuộc sống chứ không phải là đưa vào đầu, viết vào bài thi, thi xong là quên ngay.

Thầy Cẩn lý giải, sở dĩ học trò ngày nay thường chán học những môn khô khan là bởi giáo viên chưa biết cách làm thế nào để khơi gợi cảm xúc tới học sinh. Tại các trường đào tạo sư phạm, nghiệp vụ tạo cảm xúc cho học sinh cũng chưa từng xuất hiện trong chương trình. Trong khi, đó là điều then chốt quyết định giờ dạy có thành công hay không.

Với cách dạy vui vẻ, có những học trò ban đầu không biết gì về Vật Lý, tới mức thầy Cẩn phải thốt lên rằng “Không phải em mất gốc, mà là chưa bao giờ có gốc để mất”, nhưng qua bài giảng của thầy, những học sinh này cũng dần vỡ vạc tư duy và đã thi đỗ đại học.

Yêu thích văn chương lại giỏi thơ ca nhưng thầy Cẩn đã chọn Vật lý làm lĩnh vực để gắn bó. Sư phạm là nghề thầy coi như “định mệnh” bởi từ những năm học lớp 8 trường làng, cậu bé Cẩn đã được hai thầy giáo dạy Toán là thầy Phạm Đình Năng và thầy Hoàng Thọ Sản trao cho giáo án giảng bài thay thầy trong những tiết học phụ đạo.

Những tiết dạy “đầu tay” đã khiến bạn bè gọi cậu bằng cái tên “thầy giáo Cẩn”. Cứ thế, tình yêu với nghề cầm phấn nhem nhóm dần khiến Dương Văn Cẩn dự thi và đỗ vào khoa Toán, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Trong những năm tháng theo nghiệp Toán, Dương Văn Cẩn được giảng viên khoa Vật Lý là Th.S Phan Văn Đồng phát hiện ra tố chất. Nghe lời thầy, Dương Văn Cẩn nộp đơn xin “vượt rào” sang khoa Vật lý và được tuyển thẳng.

{keywords}

Thầy Cẩn được nhiều thế hệ học trò gọi bằng "Bố"

Sau này, khi trở thành giáo viên dạy Vật Lý của Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), thầy giáo Cẩn luôn tâm niệm, đã làm nghề cầm phấn, không thể để viên phấn trở nên vô hồn. Đó phải là viên phấn truyền được cảm hứng khiến học trò đam mê với Vật lý.

Vì thế, thầy giáo Cẩn luôn chú trọng đến sự tương tác giữa thầy và trò. Các thế hệ học trò cũng truyền nhau rằng, hễ đến tiết học Lý của thầy Cẩn luôn phải “tỉnh táo”. Thầy Cẩn thường dạy học theo kiểu “bẫy sai”. Thỉnh thoảng, thầy sẽ ghi sai lên bảng để học trò phát hiện lỗi và “tố ngược” lại thầy.

“Học sinh bị thầy “lừa” như thế tức lắm. Đứa nào không tỉnh táo cứ ghi đầy vở, kiểu gì trong cả buổi học cũng phải gạch đi 2, 3 lần. Bị gạch đi nhiều nên chúng biết rằng, không cần thiết phải ghi chép dài dòng. Ngồi lắng nghe bài giảng để nhớ, nhớ rồi thì không cần ghi”, thầy Cẩn nói.

Cách dạy này mặc dù mất thời gian nhưng thầy Cẩn cho rằng sẽ đem đến cảm xúc rất tốt vì học trò có cơ hội được tranh luận.

“Không gì dễ hiểu bài bằng chuyện… cãi nhau”. Thầy Cẩn luôn dạy học trò, “học môn Vật Lý nên không vô lý được”.  Do vậy, học trò sẽ phải vắt óc suy nghĩ tìm lỗi sai và đưa ra đủ mọi lý lẽ để chứng minh điều mình nói là đúng.

Mỗi tiết học Lý vì thế luôn khiến học sinh hào hứng. Học sinh được quyền nói, được quyền thảo luận về tất cả những nội dung liên quan đến bài học.

“Mình làm tốt, xã hội sẽ trả công như một quy luật”

Người ta có đủ thú vui như chơi chim, chơi cá, chơi cây cảnh còn thầy Cẩn chỉ có đam mê duy nhất là uốn nắn học trò.

“Mỗi khi nhìn “chậu cây” mình chăm bẵm mọc thêm một chiếc lá, nở thêm một nhành hoa, tôi lại thấy mình hạnh phúc”, thầy Cẩn nói.

Trong quãng thời gian “gieo hạt”, thầy Cẩn cảm thấy mãn nguyện vì đã uốn nắn được nhiều cái cây xơ xác trở nên tươi xanh, đủ sức che chở cho bản thân và nhiều người khác.

Có cậu học trò bố phải vào tù và không lâu sau qua đời. Cậu bé suy sụp đến mức vứt bỏ tất cả trong gang tấc. Biết chuyện, thầy giáo Cẩn đã đến tìm gặp và khuyên nhủ. Sau nhiều lần thuyết phục, cậu học trò lạc lối đã quyết thi lại và đỗ Trường Đại học Bách khoa. Giờ đây, cậu đã tốt nghiệp và có tổ ấm nhỏ của riêng mình.

Thầy Cẩn bộc bạch: “Tôi thấy hài lòng vì những việc mình làm. Hôm nay học trò bi quan gặp thầy phải trở nên lạc quan. Nếu học trò có hành động tiêu cực, người thầy phải khiến chúng trở nên tích cực. Theo tôi, đó mới đúng nghĩa của từ giáo dục.”

“Có nhiều người hỏi tôi rằng đông học trò như thế chắc phải kiếm được nhiều tiền lắm nhỉ? Nhưng đó không phải điều tôi quan tâm. Mỗi ngày đi dạy tôi chỉ nghĩ, hôm nay đi dạy sẽ có bao nhiêu học trò trưởng thành. Còn khi mình làm tốt, xã hội sẽ tự “trả công” cho mình như một quy luật công bằng, dù bằng cách này hay cách khác”.

{keywords}

"Hôm nay học trò bi quan gặp thầy phải trở nên lạc quan. Nếu học trò có hành động tiêu cực, người thầy phải khiến chúng trở nên tích cực".

Sống tận tâm với nghề nhưng có lần thầy Cẩn bị đặt điều đến mức tự ái, thầy quyết định xin nghỉ dạy. Thế nhưng, các học trò của thầy nhất định không cho thầy rời bục giảng.

Chúng kéo nhau đến tận nhà, cùng nhau viết thư gửi đến các tòa soạn báo yêu cầu phải lấy lại danh dự cho thầy giáo. Thấy nước mắt của học trò, thầy lại không nỡ bỏ nghề.

Cũng có một vài trường tư mời thầy về làm hiệu trưởng nhưng thầy từ chối vì sợ phải xa viên phấn.

“Có quãng thời gian tôi chuyển sang làm... lãnh đạo. Nhưng vì nhớ nghề, tôi lại quay về công việc giảng dạy. Chỉ cần học trò còn muốn học, tôi sẽ không ngừng dạy”.

Với quan điểm đem tình yêu thương cho học trò, học trò sẽ đáp trả tình yêu thương, nên mỗi dịp 20-11 đến, thầy Cẩn luôn hạnh phúc vì biết bao thế hệ học trò quay trở về thăm thầy.

“Có đứa mang cả chồng, con đến thăm. Chúng vẫn nhớ và quan tâm thầy theo những cách giản dị, thân tình. Có đứa còn tặng thầy cả bấm móng tay. Chúng bảo không biết thầy thiếu cái gì nên tặng cái này thầy đỡ phải mua. Sự quan tâm của học trò có lẽ là niềm hạnh phúc nhất của những người làm nghề giáo”.

Với thầy Cẩn, hạnh phúc chính là được làm nghề gắn với bảng đen phấn trắng. Hạnh phúc chính là nghĩa tình thầy trò được thầy ghi lại bằng những vần thơ:

“Cả cuộc đời tôi úp mặt vào bảng đen,

Để đem lại cho đời bao khuôn mặt tươi sáng.

Cả cuộc đời tôi cầm viên phấn bạc

Viết cho đời những dòng chữ ân tình!”.

Thúy Nga

Thầy hiệu trưởng khiến học trò “phát cuồng” vì những quy định không giống ai

Thầy hiệu trưởng khiến học trò “phát cuồng” vì những quy định không giống ai

Thầy Hoàng Văn Việt (Hiệu trưởng Trường THPT số 2 Bảo Thắng) khiến học trò phải “phát cuồng” vì những quy định “không giống ai”.

">

Huyền thoại dạy Vật Lý

w quang minh 3 1050.jpg
Nam sinh Quang Minh

Tôi là Pulattie, 72 tuổi, từng là giáo viên trung học tại Texas. Sau khi nghỉ hưu, tôi học tại Trường Charles W.Howard Santa Claus, trường đào tạo Ông già Noel. Hiện tôi làm việc tại bưu điện ở ngôi làng Ông già Noel, Rovaniemi, Lapland, Phần Lan, nằm trong Vòng Bắc cực. Công việc của tôi bận rộn quanh năm, nhưng tôi rất hạnh phúc. Mỗi năm, chúng tôi nhận hàng triệu bức thư của trẻ em khắp thế giới. Tôi đọc không sót bức nào, sau đó viết thư hồi âm và gửi những món quà từ các tổ chức từ thiện đến trẻ em dịp Noel. Tôi vừa là người nhận thư, vừa đưa thư trong vai Ông già Noel đã hơn 10 năm, và tôi cảm nhận ý nghĩa cuộc sống qua từng lá thư nhỏ.

Ông à, tôi chọn công việc này khi đọc bức thư của bé Virginia O'Hanlon, 8 tuổi ở Manhattan, New York gửi tờ The Sun năm 1897: "Xin hãy cho cháu biết sự thật: Có Ông già Noel không?". Biên tập viên Francis đã viết thư trả lời: "Virginia, ông già Noel có thực, cũng như tình yêu và lòng quảng đại luôn hiện diện quanh ta, nhờ đó cuộc sống của chúng ta được vui tươi, hạnh phúc. Nếu không có ông già Noel thì thế giới ảm đạm biết bao, cuộc sống sẽ chẳng có những tâm hồn trẻ thơ, chẳng có thi ca, lãng mạn. Con người chỉ là những cỗ máy khô khan. Ánh sáng niềm tin và hy vọng của trẻ em khắp thế giới cũng sẽ tiêu tan. Ông già Noel vẫn sẽ sống mãi. Hàng trăm nghìn năm sau, ông vẫn sẽ tiếp tục mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những tâm hồn trẻ thơ khắp hành tinh này". Lá thư truyền cảm hứng cho tôi trở thành một Ông già Noel mang thông điệp hạnh phúc đi khắp thế giới.

Thưa ông, 150 năm qua, nhờ sự đồng hành của UPU mà chúng tôi mới thấu hiểu trẻ em khao khát điều gì. Trẻ em tin rằng Ông già Noel chỉ thích đọc thư tay, nên chúng nắn nót từng chữ và gửi đi bằng tất cả niềm tin. Bưu điện Thụy Điển hiện lưu trữ hơn 10.000 bức thư hay nhất mà trẻ em gửi Ông già Noel, trong đó bức thư của em bé lớp Một ở Việt Nam thực sự làm tôi rơi nước mắt: "Gửi ông già Noel. Cháu là Vũ Hoàng Tuấn Kiệt lớp 1B. Mẹ nói bố đang làm ở thiên đường chỗ ông già Noel. Cháu đạt học sinh giỏi, cháu làm lớp trưởng. Cháu xin ông cho bố cháu nghỉ làm để đưa cháu đi coi thú. Cả mẹ cũng được nghỉ, không phải đi quét rác để đi chơi với cháu. Cháu cảm ơn ông ạ. Cháu tặng ông ba viên bi màu của cháu ạ". Những dòng chữ ngây ngô đã chạm đến trái tim bao người. Và hàng triệu lá thư như thế 10 năm qua đã làm tôi mất ngủ.

Thưa ông, thế giới càng phát triển, con người càng xa cách nhau, dần trở nên vô cảm với nhau. Trẻ em dần thiếu thốn tình yêu thương, và chúng cần lắm một nơi để giải bày tâm sự. Chúng khao khát được chia sẻ bằng những dòng thư tay chân thành nhất, gửi đến một nơi mà chúng tin sẽ có người lắng nghe để được nhận lại tình yêu thương. Và đó chỉ có thể là Ông già Noel!

Tôi hình dung 150 năm tới, khi nhân loại dùng thư điện tử và nhiều phương tiện liên lạc hiện đại khác, thì tất cả các bưu cục toàn thế giới sẽ vẫn có hòm thư tay miễn phí cho trẻ em, khi viết thư gửi Ông già Noel. Mỗi nước có một trụ sở nhận thư, gửi thư và quà như tại làng Ông già Noel này.

Tôi ước ao sẽ có nhiều trường đào tạo Ông già Noel, để những người yêu trẻ học cách mang đến hạnh phúc cho trẻ. Đặc biệt nhất, để những lá thư, món quà mà trẻ em mong đợi đến đúng vào Giáng sinh trên toàn thế giới, tôi mơ về một hình thức chuyển thư, quà tự động được lập trình sẵn nhưng cũng rất lãng mạn: một cỗ xe tuần lộc đưa Ông già Noel bay trong không trung, sáng rực rỡ trong đêm, và những món quà sẽ được Ông trao tận tay cho từng đứa trẻ trong tiếng cười reo, tiếng cảm ơn líu lo của con trẻ.

Ông Tổng giám đốc UPU năm 2174 yêu mến, giấc mơ của tôi chắc chắn sẽ thành hiện thực, vì tôi tin ông sẽ làm được, và cũng tin rằng dù thế giới có phát triển như thế nào thì "Ông già Noel vẫn sẽ sống mãi, vẫn tiếp tục mang niềm vui và hạnh phúc cho những tâm hồn trẻ thơ trên khắp hành tinh này"!

Có người đã từng nói: "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình yêu thương". Bắc Cực không lạnh khi có ngôi làng của sự kết nối đầy ấm êm và thương mến như vậy!

Mong lá thư sẽ đến được với ông và giấc mơ hạnh phúc của trẻ thơ sẽ thành hiện thực. Gửi đến ông một cái ôm ấm áp!

Ông già Noel ở Rovaniemi

Pulattie

Nguyễn Đỗ Quang Minh

Có gì trong bức thư của nam sinh đoạt giải Nhất, cuộc thi viết thư UPU năm 2024?Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9 ở Đà Nẵng, đã giành giải Nhất, cuộc thi viết thư UPU năm 2024 với bức thư hoá thân thành ông lão làm việc tại bưu điện để nói về việc trẻ em thiếu thốn tình thương.">

Bức thư giành giải Nhất thi viết thư UPU 2024 của nam sinh Đà Nẵng

Nhận định, soi kèo Le Havre vs Lens, 21h00 ngày 12/1: Bóng tối bao trùm

Tổng giám đốc Viettel chia sẻ tại hội nghị Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới vừa tổ chức sáng 23/2. Ảnh: Lê Anh Dũng

Đến năm 2009, Viettel đã khai trương dịch vụ viễn thông tại Campuchia và Lào. Sau đó là các thị trường ở châu Phi, châu Mỹ như Mozambique, Cameroon, Peru, Burundi và Tanzania,... Trong 10 năm, từ 2009 đến 2018, Viettel đã phát triển tại 10 thị trường.

“Doanh thu bình quân của Viettel Global là 25%, với 5 thị trường giữ vị trí số 1 về thị phần. Có thị trường trong vòng 1 năm đã vươn lên vị trí số 1 (Burundi). Đây là bàn đạp để chúng tôi đưa các thiết bị số của Việt Nam ra thế giới”, ông Tào Đức Thắng cho hay.

Đầu tư ra nước ngoài luôn đi kèm với thách thức và rủi ro. Trước hết đó là sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, ẩm thực, thể chế chính trị, luật pháp. Bên cạnh đó, còn có nguy cơ xảy ra tranh chấp pháp lý tại một số thị trường, nhiều nơi thậm chí còn bất ổn chính trị. 

Một nhân viên người bản địa của Movitel - nhà mạng do Viettel đầu tư phát triển tại Mozambique. 

Theo Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel, rủi ro còn đến từ sự biến động của tỷ giá ngoại tệ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt khi ra thế giới thường thiếu bạn đồng hành do không có cộng đồng doanh nghiệp đi cùng. Tại nhiều quốc gia, Việt Nam chưa có hiệp định bảo hộ đầu tư và tránh đánh thuế hai lần.

Ngoài những thách thức, "go global" cũng mang đến nhiều cơ hội. Đó là tiềm năng mở rộng thị trường, tạo ra không gian phát triển mới, tạo môi trường đào tạo con người. Đi ra nước ngoài cũng giúp gia tăng giá trị thương hiệu cho cả Việt Nam và doanh nghiệp, cùng với đó là cơ hội học hỏi khi được thử sức cạnh tranh với những tập đoàn hàng đầu thế giới.

“Năm 2006, Viettel mới là tân binh trên thị trường viễn thông Việt Nam và vẫn còn vô danh với thế giới. Đến năm 2022, giá trị thương hiệu của chúng tôi đạt 9 tỷ USD, đứng thứ 17 thế giới và số 1 Đông Nam Á về viễn thông. Việc cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài cũng là bài học quan trọng để chúng tôi tự tin hơn, góp phần thúc đẩy sự đổi mới tại Việt Nam”, ông Tào Đức Thắng nói 

Ông Tào Đức Thắng - Ảnh: Lê Anh Dũng

Người đứng đầu Viettel cho rằng, để bơi ra biển lớn, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam phải có khát vọng đủ lớn, đủ tự tin, tự hào. Nếu không có khát vọng, sẽ khó thoát khỏi vùng an toàn bởi thị trường nội địa vẫn ổn định, trong khi đi ra nước ngoài nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, phải có sự tự tin rằng người Việt mình có thể làm được. 

“Đến nhiều nơi toàn hoang mạc, nhiều người dân không biết Việt Nam ở đâu, tưởng nước mình vẫn còn chiến tranh. Đó là lúc cần có lòng tự hào để cho thế giới thấy chúng ta là ai”, Tổng giám đốc Viettel chia sẻ. 

Chia sẻ bài học “go global”, ông Thắng khuyên các doanh nghiệp Việt cần khảo sát, đánh giá kỹ về tình hình chính trị, kinh tế xã hội, luật pháp trước khi quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, phải tập trung nguồn lực để triển khai nhanh nhằm tận dụng cơ hội, nâng cao hiệu quả dự án

Các doanh nghiệp Việt cũng cần gắn kết chặt chẽ với chính quyền địa phương sở tại, thượng tôn pháp luật, tham gia xây dựng chính sách, kinh doanh nhưng phải gắn liền với lợi ích xã hội. 

Người đứng đầu Viettel cho rằng khi đầu tư ra nước ngoài, bên cạnh việc kinh doanh, các doanh nghiệp phải gắn liền với lợi ích xã hội.

Kinh nghiệm của Viettel là chọn người đứng đầu thị trường vừa có chuyên môn, vừa tháo vát, bản lĩnh. Không chỉ vậy, khi “mang chuông đi đánh xứ người”, phải phát huy vai trò làm chủ của người bản địa để gắn lợi ích công ty với đất nước, người dân địa phương. 

Các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài nên thâm nhập sâu vào đời sống kinh tế xã hội để may đo sản phẩm phù hợp với người dùng sở tại. 

Ông Tào Đức Thắng cho biết, sau chiến sự tại Burundi, bất ổn chính trị tại Myanmar, Viettel đã vươn lên số 1 tại những thị trường đó. “Khó khăn sẽ xảy ra nhưng cơ hội luôn có, nếu dễ dàng thì các nước khác đã đầu tư rồi. Phải kiên định, kiên trì vượt qua khó khăn và có niềm tin rằng nếu chúng ta làm đúng, thượng tôn pháp luật thì chúng ta sẽ có cơ hội”, Tổng giám đốc Viettel nói. 

Viettel chia sẻ 100Gbps dung lượng kết nối Internet quốc tế cho VNPT

Viettel chia sẻ 100Gbps dung lượng kết nối Internet quốc tế cho VNPT

Bộ TT&TT mong muốn các nhà mạng sẽ hình thành văn hóa chia sẻ, ứng cứu lẫn nhau lúc khó khăn như thời điểm hiện nay nhiều tuyến cáp biển cùng gặp sự cố. Mục tiêu cao nhất là đảm bảo quyền lợi của người dùng Việt Nam.">

Chủ tịch Viettel: 'Muốn ra nước ngoài thì khát vọng phải cao, tự tin phải lớn'

Theo đơn thư của ông Lê Văn T. (48 tuổi), trú tại xã Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá thì vợ ông là bà Nguyễn Thị Q. nguyên Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Y.B., huyện Yên Định đã bị ông Trịnh Hữu T. nguyên Hiệu trưởng trường này nhiều lần "cưỡng bức" tại trường.

Cụ thể, theo ông T., năm 2007, vợ ông là bà Nguyễn Thị Q. được phân công về làm Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Y.B., huyện Yên Định. Đến năm 2009, bà Q. bị hiệu trưởng là ông Trịnh Hữu T. liên tục có hành vi rủ rê, gạ gẫm, tán tỉnh. Khi thấy hiệu trưởng có thái độ không đúng mực với mình, bà Q. đã nhiều lần phản kháng.

Sau nhiều lần dụ dỗ, tán tỉnh không được, ông Trịnh Hữu T. đã có hành vi cưỡng bức bà Q.

{keywords}
Bà Q. đang trao đổi với PV

Sự việc này xảy ra nhiều lần và ông Trịnh Hữu T. còn dùng điện thoại quay “clip” lại cảnh mỗi lần cưỡng bức bà Q. để đe dọa không được tố cáo, nếu không ông ta sẽ tung “clip” lên mạng xã hội và gửi về cho chồng bà Q. Vì vậy, bà Q. phải chịu đựng trong suốt thời gian dài.

Đến cuối năm 2016, ông T. được một nữ giáo viên tên M. công tác tại Trường Tiểu học Y.B. gọi điện thông báo vợ mình có quan hệ bất chính với ông Trịnh Hữu T. 

Ông Lê Văn T. đã gặng hỏi vợ. Lúc này, bà Q. thừa nhận, mình nhiều lần bị ông Trịnh Hữu T. "cưỡng bức". Do lo chuyện nếu bại lộ sẽ ảnh hưởng đến danh dự, công việc và gia đình nên bà Q. đã không dám tố cáo.

Ông Lê Văn T. đã nhiều lần gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng nhưng cho rằng đến nay vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.

{keywords}
Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo làm rõ

Ông Nguyễn Thiện Chinh, Trưởng phòng GD-ĐT Yên Định xác nhận, cách đây 3 năm, ông Lê Văn T. đã gửi đơn tố cáo ông Trịnh Hữu T.. Các cơ quan ban ngành của huyện cũng đã vào cuộc và kết luận đơn tố cáo của vợ chồng ông T. và bà Q. là không có căn cứ.

“Xét thấy đây là vấn đề mất đoàn kết nội bộ trong đơn vị, nên Hội đồng kỷ luật đã quyết định điều chuyển cả hai người này đi nơi khác (ông Trịnh Hữu T. về trường khác, bà Q. về trường khác)”, ông Chinh thông tin.

Về phía ông Lê Văn T., do không đồng tình với cách giải quyết của các cơ quan chức năng ở huyện Yên Định nên tiếp tục gửi đơn tố cáo lên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.

Ngày 14/12/2018, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa giao Thường trực Huyện ủy xem xét, chỉ đạo UBND huyện Yên Định và các cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh nội dung đơn tố cáo, xử lý nghiêm sai phạm (nếu có) theo quy định.

Lê Dương - Vũ Hạnh

Hiệu trưởng chặn tiền ăn của học sinh chia cho giáo viên

Hiệu trưởng chặn tiền ăn của học sinh chia cho giáo viên

 Nữ hiệu trưởng tự ý giữ lại hàng trăm triệu đồng tiền ăn do Chính phủ hỗ trợ học sinh vùng khó khăn rồi chia cho giáo viên.

">

Hiệu trưởng bị tố cưỡng dâm hiệu phó nhiều năm liền

友情链接