Bộ trưởng "lắng nghe nông dân nói"
Phát biểu khai mạc Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói"sáng 24/11,ộtrưởngquotlắngnghenôngdânnótrần bảo liên Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã có bước phát triển vượt bậc trong những năm qua.
Đời sống của nông dân và cư dân nông thôn được nâng cao về mọi mặt, diện mạo nông thôn có sự thay đổi sâu sắc theo hướng ngày càng hiện đại, văn minh.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn (Ảnh: Anh Thơ).
Tuy nhiên, theo ông Đoàn, với đặc thù của nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Phức tạp trong quản lý, sử dụng đất đai; tích tụ, tập trung đất đai; quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ.
Việc chuyển đổi tư duy sản xuất, áp dụng công nghệ sản xuất xanh của người nông dân còn nhiều khó khăn, thách thức. Bảo vệ môi trường nông thôn, nhất là trong sản suất nông nghiệp, rác thải sinh hoạt, làng nghề khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn. Trong khi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu xuất hiện các hình thái thời tiết cực đoan, thiên tai, bão lũ...
"Diễn đàn là dịp để chúng tôi được lắng nghe các đại biểu nông dân, hợp tác xã tiêu biểu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phản ánh, đề xuất, kiến nghị những khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thi hành Luật Đất đai vừa được Quốc hội thông qua; việc quản lý, điều hành, thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường và về các giải pháp hướng tới mục tiêu NetZero", ông Đoàn nói.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho hay, diễn đàn cũng là tiền đề để lắng nghe, tổng hợp ý kiến của bà con nông dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp trước thềm Hội nghị Thủ tướng đối thoại với Nông dân năm 2024.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy nhấn mạnh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta luôn xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy (Ảnh: Anh Thơ).
Khu vực nông thôn Việt Nam với hơn 62 triệu người dân đang sinh sống, giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
"Khơi thông nguồn lực đất đai, bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước luôn là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước", Bộ trưởng Duy nhấn mạnh.
Cùng với đó, ước tính lượng phát thải của hoạt động nông nghiệp chiếm khoảng 43% tổng lượng phát thải quốc gia, tương đương 65-150 triệu tấn CO2/năm. Thực tế đó, theo Bộ trưởng Duy, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực chung tay cùng nông dân kéo giảm phát thải khí nhà kính trong ngành nông nghiệp, hướng tới mục tiêu NetZero vào năm 2050.
Không chỉ muốn được lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân cả nước nói chung, các địa phương phía Bắc nói riêng, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cũng mong được chia sẻ những sáng kiến hay, cách làm hiệu quả và kiến nghị, đề xuất những giải pháp khả thi nhằm tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực, tạo động lực phát triển mạnh mẽ khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo FC Botosani vs Otelul Galati, 21h30 ngày 14/4: 3 điểm nhọc nhằn
-
Các bà nội trợ và những phụ nữ khác đang tham gia khóa học nghề để tái gia nhập thị trường lao động tại một trụ sở của ĐH Kwansei Gakuin ở Osaka. Ảnh chụp ngày 6/1/2016. Ảnh: KyodoNăm 2008, ĐH Kwansei Gakuin ở khu vực Kansai đã phát động một chương trình giúp đỡ những phụ nữ này quay trở lại công sở.
Những phụ nữ có bằng đại học, tuổi từ 20 đến 50 này đang tham gia chương trình Happy Career Program, trong đó các bà nội trợ chiếm khoảng 60% số học viên.
Nhiều người trong số đó đã nghỉ việc từ khi sinh con, nhưng hiện tại họ mong muốn được đi làm trở lại. Chương trình đào tạo này gồm có các lớp về công nghệ thông tin, kế toán, báo cáo tài chính, kéo dài khoảng 6 tháng.
Cho đến nay, hầu hết những người hoàn thành chương trình học đều đã tìm được việc làm, trong đó có cả những công việc thời vụ.
Chị Noriko Katsuda, 51 tuổi bắt đầu đi làm vào năm 2012 với công việc tư vấn nghề nghiệp cho người trẻ sau khi hoàn thành khóa học này.
Chị Katsuda trước đó từng làm việc cho một nhà sản xuất dược phẩm và cho một tờ báo, nhưng chị nghỉ việc sau khi có bầu. Suốt 14 năm chị làm công việc nội trợ, chị cho biết bản thân “luôn ghen tị với những người đi làm”.
“Công việc này cho phép tôi gặp gỡ nhiều người hơn. Đó là một phần thưởng” – chị Katsuda nói.
Trong khi đó Chika Shima – một bà nội trợ suốt 16 năm sau khi nghỉ công việc là một người môi giới nhà đất – đã tìm được công việc trong lĩnh vực kế toán, tài chính cho một nhà nhập khẩu thiết bị điện. “Tôi muốn nói với 2 con gái rằng còn có nhiều lựa chọn khác ngoài việc trở thành một bà nội trợ, và các con luôn có thể bắt đầu lại” – chị Shima, 46 tuổi chia sẻ.
Tại Đại học Phụ nữ Nhật Bản ở Tokyo, những cô gái trẻ chưa có công việc ổn định cũng tham gia khóa học này. Trường này mở khóa học 1 năm cho ngành tiếng Anh thương mại, công nghệ thông tin và quản lý rủi ro.
Một phụ nữ 33 tuổi đăng ký chương trình này cho biết cô đã học ngành tâm lý trong trường đại học, sau đó làm việc cho một nhà hàng. Sau khi nghỉ việc ở nhà hàng, cô là một nhân viên hợp đồng. “Tôi muốn có các kỹ năng để trở thành một nhân viên toàn thời gian” – cô nói.
Mako Takato – giám đốc trung tâm học tập lâu dài của trường cho biết những phụ nữ đang làm hợp đồng và chưa từng làm công việc toàn thời gian hiện đang rất quan tâm tới chương trình dạy nghề này. “Cần có một chương trình hỗ trợ tất cả phụ nữ muốn một thử nghiệm mới” – Takato nói.
- Nguyễn Thảo(Theo Japan Today)
Các bà nội trợ Nhật đang quay trở lại công sở
-
Chó robot Vision 60 có thể bơi vượt suối Hệ thống NAUT có khả năng đẩy chó robot tăng tốc đến 5,5 km/h và có thể hoạt động hết công suất bằng nguồn điện chuyên dụng trong khoảng 35 phút.
Ở tốc độ 5,5 km/h, robot Vision 60 không thể dùng cho nhiệm vụ đua tốc độ, nhưng nó hoàn toàn có khả năng vượt suối và vùng nước lặng. Khả năng lội nước làm cho một robot hữu ích trong việc trinh sát và tuần tra ở địa hình ven biển hoặc ven sông, thậm chí có thể được sử dụng ở địa hình khó khăn như đầm lầy hoặc vịnh biển.
Đối với các lực lượng chiến đấu trên bộ, vượt qua chướng ngại vật như vậy đã đủ bỏ lại các phương tiện không có khả năng này ở phía sau.
Ngoài phần đuôi NAUT, chó robot Vision 60 có thể được trang bị máy quét lidar, công cụ cho phép robot lập bản đồ môi trường xung quanh bằng tia laser và thậm chí cả hỗ trợ vũ khí, như phiên bản mang súng bắn tỉa ra mắt vào năm 2021.
Trước đó, Ghost Robotics và SWORD International từng cho ra mắt phiên bản chó robot SPUR trang bị súng trường.
Robot SPUR là sự kết hợp dựa trên cơ sở phương tiện không người lái 4 chân Q-UGV của Ghost Robotics và súng trường Creedmore sử dụng cỡ đạn 6,5mm của SWORD. Với sự hỗ trợ từ các hệ thống điện tử như kính ngắm 30x và camera nhiệt, SPUR đủ khả năng bắn trúng mục tiêu ngay cả khi nó đang di chuyển.
Chó robot Ghost Vision 60 - Ảnh: Ghost Robotics Một phiên bản khác của robot Vision 60 là Ghost Vision 60 cũng được Bộ Nội vụ Mỹ đặt hàng cho nhiệm vụ tuần tra biên giới. Ghost Vision 60 được cho là sẽ không trang bị vũ khí nhưng có kính nhìn đêm và cảm biến nhiệt giúp phát hiện con người.
Hải Phong(tổng hợp)
" alt="Xem chó robot bơi qua suối, vượt đường rừng">Xem chó robot bơi qua suối, vượt đường rừng
-
Ảnh minh họa: Sohu Là con gái duy nhất trong nhà, tôi được mẹ chiều, cưng nựng như viên ngọc. Mẹ sợ tôi phải làm việc nặng nên từ bé không cho tôi động tay chân vào việc gì. Mẹ mong tôi đi học, thành tài, có công việc thu nhập tốt.
Ngày tôi lấy chồng, mẹ dặn tôi kĩ lắm, rằng có việc gì phải chạy ngay sang nhà mách mẹ, để mẹ xử lý con rể.
Từ ngày về làm dâu, mọi chuyện trong nhà, tôi đều phải nói nhỏ vì sợ mẹ đẻ nghe thấy. Mỗi lần bố tôi uống rượu rồi cất giọng mắng chửi mẹ tôi, cả nhà chồng đều nghe được khiến tôi ái ngại.
Cái Tết đầu tiên ở nhà chồng năm vừa rồi thực sự quá bi hài với tôi. Hôm 29 Tết, tôi đi chợ mua sắm đủ thứ cho nhà chồng. Vì năm đầu làm dâu, nên tôi phải cố gắng thể hiện sao cho tốt. Thấy tôi nổ xe máy, mẹ vội chạy ra ngõ chặn hỏi: “Con đi đâu đấy, sắm Tết à?”. Tôi chưa kịp gật đầu thì mẹ đã ngồi lên xe tôi và đòi đi cùng, trong khi mẹ chồng cũng định bảo tôi chở ra chợ sắm đồ.
Hai bà thông gia nhìn nhau khiến tôi ái ngại. Cuối cùng, mẹ đẻ không thắng nổi mẹ chồng, bà tiu nghỉu nhìn con gái chở “mẹ người ta” đi, trong lòng chắc đầy ghen tị.
Tôi biết tính mẹ nên mua một ít cho nhà chồng cũng phải nghĩ đến nhà mình. Chỉ là mẹ chồng tôi không ưng cho lắm, vì bà phải vác cả đống đồ.
Về đến nhà, tôi mang hoa sang đưa mẹ đẻ nhưng mẹ đứng ở bờ tường này nhìn sang nhà chồng tôi bĩu môi bảo: “Hoa của nhà con đẹp hơn, nở to hơn nhà mẹ nhỉ? Hoa nhà mẹ là hoa loại 2 à? Đúng là nuôi con gái…”.
Câu nói đó vô tình lọt vào tai mẹ chồng khiến bà không hài lòng, còn tôi chỉ biết nháy mắt, xua tay. Tối 30, gần lúc giao thừa, tôi đang ở bên nhà chồng chuẩn bị lễ cúng thì nghe tiếng bố tôi mắng mẹ ầm ĩ. Tôi biết ngay ông vừa uống rượu, nên vội gọi cho mẹ đưa ông vào trong nhà kẻo đúng lúc giao thừa bố nói linh tinh, nhà chồng tôi nghe được không hay.
Vừa dứt giao thừa, sang năm mới, cả nhà chồng ngồi uống rượu vang, lì xì, chúc nhau năm mới thì mẹ tôi gọi điện liên tục, bắt tôi sang xông nhà. Chả là năm nay bà đi xem bói bảo tôi được tuổi xông nhà. Tôi dặn mẹ phải xong thủ tục nhà chồng thì tôi mới sang, nhưng mẹ nhấp nhổm không yên.
Đến 1h sáng, tôi với chồng sang nhà mẹ đẻ chúc năm mới rồi về ngủ. Sáng mùng 1 Tết, tôi dậy từ 5h để chuẩn bị cơm cúng và đón tiếp khách. Mẹ tôi từ bên sân ngó sang, gọi với: “Con ra đây mẹ bảo”. Ngày đầu năm mới, mẹ tôi lại gọi với sang như thế đúng là mất lịch sự. Tôi bực quá xua tay rồi vội vào trong nhà nhắn tin cho mẹ.
Cả buổi sáng hôm đó, tôi biết mẹ cứ ngó ra, ngó vào xem con gái phải làm những gì. Khổ chỗ rửa bát của nhà chồng ở ngay sân, sát vách nhà mẹ đẻ nên bà chỉ cần nhón chân là có thể nhìn sang.
Hôm đó nhà chồng làm 5 mâm cỗ. Một mình tôi rửa cả 5 mâm bát. Thấy con gái làm lụng vất vả lại không được ăn mặc đẹp, mẹ tôi tức lắm. Bà cứ lấy điện thoại gọi vào máy tôi liên tục, kêu mẹ ốm để tôi phải sang chăm sóc, không phải rửa bát. Tôi tưởng mẹ ốm thật vội chạy về thì thấy mẹ vừa ngồi vừa cười, kêu tôi không phải rửa bát, cứ để đó cho chồng rửa.
Mẹ không hiểu, mới làm dâu lại đang là ngày mùng 1 Tết, sao tôi có thể để 5 mâm bát cho chồng rửa được?
Như thông lệ, con gái thường về ngoại ăn Tết vào ngày mùng 2 nhưng mẹ chồng nói nhà tôi gần nên không cần về, ngày nào thích thì chạy sang cũng được. Dù vậy, mẹ đẻ tôi không chịu, bà yêu cầu tôi phải sang nhà ngủ đúng ngày mùng 2 Tết. Chồng tôi bảo nhà gần nên anh không cần sang ngủ cùng vợ, nhưng mẹ tôi không cho. Đầu năm mới, vợ chồng xa nhau là không may mắn.
Mấy hôm đó, nhà chồng đều có khách. Mẹ chồng liên tục gọi tôi chạy sang làm cỗ nhưng mẹ đẻ nhất định không cho. Bà kiếm cớ đưa tôi đến nhà họ hàng để tránh chuyện nấu nướng, rửa bát. Cứ lúc nào thấy khách đến nhà chồng tôi, là mẹ lập tức đưa tôi đi trốn. Dù trong lòng rất ngại nhưng tôi không biết phải làm sao để chiều lòng đôi bên.
Mẹ bảo: “Con cứ coi như lấy chồng xa đi. Đã về nhà ngoại ăn Tết thì chuyên tâm đi, đừng bận tâm chuyện nhà chồng. Không có con thì mọi năm nhà chồng con vẫn lo được mọi chuyện, con sao phải khổ thế?”. Thực ra mẹ nói cũng đúng. Nếu cứ ngồi bên này mà hóng bên kia rồi có khách lại chạy về dọn dẹp, thì còn gì là về ngoại ăn Tết?
Nhưng tình hình cứ thế này mãi thì thực sự bất ổn. Không chỉ ngày Tết mà ngày thường tôi cũng chẳng thể nào sống yên. Có khi sang năm tôi với chồng phải phấn đấu mua nhà ra ngoài ở riêng mới được. Đúng là một cái Tết bi hài.
Kỳ nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đã đi qua. Người Việt lại trở về với bồn bề công việc, học hành. Tuy nhiên, những dư âm của ngày Tết hẳn vẫn còn trong mỗi người.
Hãy chia sẻ với chúng tôi về cái Tết vừa qua của bạn. Bài viết xin gửi về địa chỉ email: bandoisong@vietnamnet.vnhoặc bình luận phía cuối bài. Trân trọng!
Độc giả Thanh Mai (Hà Nội)
Giới trẻ mời bố mẹ lên thành phố cùng ăn Tết, gọi video hỏi thăm họ hàng
TRUNG QUỐC - Mệt mỏi với các phong tục truyền thống, giới trẻ ở nước này mời bố mẹ lên thành phố ăn Tết, gọi video thăm hỏi họ hàng để có một cái Tết thư giãn và nhẹ nhàng." alt="Cái Tết bi hài của cô gái lấy chồng sát vách nhà mẹ đẻ">Cái Tết bi hài của cô gái lấy chồng sát vách nhà mẹ đẻ
-
Nhận định, soi kèo Wolves vs Tottenham, 20h00 ngày 13/4: Chủ nhà vào phom
-
- GS Ngô Bảo Châu đã cùng tham gia chương trình Tết xa nhà do Hội Thanh niên Sinh viên khu vực Chicago mở rộng tổ chức vào ngày 28 tháng Chạp vừa qua.
Gần 150 học sinh sinh viên và người Việt hiện đang sinh sống và làm việc tại Chicago cùng các thành phố lân cận đã đến tham dự Chương trình Tết xa nhà để chào đón Tết Bính Thân 2016. GS Ngô Bảo Châu cũng đã tham gia chương trình này.
Đây cũng là lần đầu tiên cộng đồng thanh niên sinh viên tại Chicago có một sự kiện chính thức mừng Tết Âm lịch cổ truyền.
Chương trình văn nghệ có những tiết mục mang đậm nét văn hoá dân tộc như múa nón, thổi sáo, đàn tranh, nhảy sạp.
Bên cạnh đó là các ca khúc thường vang lên mỗi dịp năm mới như Điệp khúc mùa xuân, Khúc Giao Mùa… và các màn biểu diễn như nhảy hiphop, violin, và guitar cổ điển.
Đặc biệt, khách mời của chương trình, đoàn võ Vovinam tại Chicago đã mang đến tiết mục múa lân công phu.
Nga Nguyễn, thành viên đội văn nghệ chia sẻ, “Tập múa rất vui và giúp tôi quen được nhiều bạn mới. Chúng tôi cố gắng tận dụng tối đa thời gian, cộng thêm ghi hình video để tự tập và xem lại lúc rảnh rỗi”.
Ngoài các tiết mục văn nghệ, chương trình còn có phần đấu giá gây quỹ, gian hàng quà Tết, cùng các trò chơi tập thể.
Số tiền thu được từ chương trình sau khi trừ chi phí tổ chức sẽ được Ban Tổ chức gửi đến quỹ từ thiện xã hội Cơm Có Thịt để ủng hộ hành trình đến trường của các em nhỏ vùng cao.
Dưới đây là một số hình ảnh của Chương trình Tết xa nhà:
Phương Chi- Ảnh do Hội Thanh niên Sinh viên khu vực Chicago mở rộng cung cấp
" alt="GS Ngô Bảo Châu đón Tết cùng du học sinh tại Chicago">GS Ngô Bảo Châu đón Tết cùng du học sinh tại Chicago
- 最近发表
-
- Kèo vàng bóng đá Bournemouth vs Fulham, 02h00 ngày 15/4: Khó tin The Cherries
- Học sinh Hà Nội nghỉ Tết 9 ngày
- Mời Shark Liên rót 1 triệu USD, Voicebot AI cam kết không đạt KPI sẽ hoàn tiền
- Diễn viên 'Về nhà đi con' được chồng thứ 4 quỳ gối tặng hoa
- Nhận định, soi kèo Bình Dương vs SHB Đà Nẵng, 18h00 ngày 13/4: Tìm lại niềm vui
- Chồng như đứa trẻ không chịu lớn, tôi dọa ly hôn bị anh nói câu chua chát
- Với tôi, Tết bắt đầu từ tháng Chạp đi giẫy mả, nghe sự tích ông bà
- Cô giáo Hưng Yên có khuôn mặt trẻ thơ
- Nhận định, soi kèo Santos Laguna vs Queretaro, 06h00 ngày 14/4: Níu nhau dưới đáy bảng
- Với tôi, Tết bắt đầu từ tháng Chạp đi giẫy mả, nghe sự tích ông bà
- 随机阅读
-
- Siêu máy tính dự đoán Atletico Madrid vs Valladolid, 02h00 ngày 15/4
- Hồng Loan gây sốt khi nhảy 'Ghen cô Vy' với bạn trai Tiến Linh
- Đan Trường, Thanh Thảo cùng Sao ở Mỹ tích đồ ăn tránh dịch Covid
- Mạc Văn Khoa phủ nhận làm đám cưới với bạn gái vào cuối năm
- Soi kèo góc Atalanta vs Bologna, 17h30 ngày 13/4: Thế trận căng thẳng
- Thủy Tiên quyên được 9,5 tỷ chống hạn mặn, Khánh Thi tiếp tục kêu gọi
- CEO Gojek rút lui vào hậu trường sau thương vụ IPO đình đám
- Trang điểm lộng lẫy, tay xách túi đồ ăn thừa ở khách sạn về có kém sang
- Kèo vàng bóng đá Arsenal vs Brentford, 23h30 ngày 12/4: Khó cho Pháo thủ
- YouTuber Vinh Vật Vờ: ‘Không ai nổi tiếng được mãi, phải tận dụng thời gian kẻo sau này hết thời’
- Google Nga xin phá sản
- Sự thật đằng sau việc Sheryl Sandberg từ bỏ Facebook
- Nhận định, soi kèo Telavi vs Gagra Tbilisi, 23h00 ngày 14/4: Phá dớp đối đầu
- Gần kết hôn, cô gái bàng hoàng biết mình giống người yêu cũ đã chết của bạn trai
- Các trường đại học đầu tiên công bố phương án tuyển sinh năm 2016
- 7 trường mầm non bị thu giữ thực phẩm không rõ nguồn gốc
- Nhận định, soi kèo Monaco vs Marseille, 22h00 ngày 12/4: Bệ phóng Stade Louis II
- Xem chó robot bơi qua suối, vượt đường rừng
- Jack hợp tác với đạo diễn Nguyễn Quang Dũng sau thời gian vắng bóng
- Sao Hàn 28/2: Baek Yerin đại thắng, BTS trắng tay ở Korean Music Award 2020
- 搜索
-
- 友情链接
-