
Hậu quả của việc không sản xuất đủ lithium có thể sẽ rất nặng nề. Đầu tư toàn cầu vào xe điện đã tăng nhanh hơn bất kỳ lĩnh vực năng lượng mới nào trong vài năm qua, vượt xa cả năng lượng gió và mặt trời.
Benchmark Mineral Intelligence cho biết giá lithium giao ngay hiện có thể khiến chi phí một chiếc xe điện tăng thêm 1.000 USD. Cùng với việc giá các loại nhiên liệu thô khác tăng cao, các nỗ lực giảm giá xe điện để cạnh tranh với xe xăng đang trở thành công cốc. Nếu các nhà sản xuất pin không có đủ lithium, việc mở rộng sử dụng phương tiện năng lượng sạch sẽ vô cùng khó khăn, đồng nghĩa các mục tiêu cắt giảm phát thải toàn cầu sẽ "phá sản".
"Có vẻ như quá trình mở rộng sản xuất không đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu", Cameron Perks, nhà phân tích tại Benchmark cho biết.
Cuộc khủng hoảng này nghiêm trọng đến mức Elon Musk phải đăng tweet hồi tháng 4 với nội dung: "Giá lithium đã tăng đến mức điên rồ. Tesla có thể phải tham gia trực tiếp vào khai thác và tinh chế trên quy mô lớn, trừ khi chi phí được cải thiện".
Tesla của Elon Musk, các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc như BYD, Xpeng hay Li Auto đều đã tăng giá xe. Chủ tịch của Xpeng Brian Gu nói với Bloomberg TV hồi cuối tháng 3 rằng "ngành công nghiệp đang đối mặt với những sóng gió rất lớn khi chi phí leo thang".
Loại kim loại màu trắng bạc, nguyên tố nhẹ thứ 3 sau hydro và heli từng có giai đoạn 2018-2020 gặp khủng hoảng khiến giá bán giảm một nửa. Điều này gây ra tình trạng thiếu đầu tư vào các nguồn cung cấp mới ngay cả khi nhu cầu xe điện tăng cao. Đối với các nhà sản xuất pin, "tai ương" còn tăng thêm do đại dịch và xung đột Nga – Ukraine, khiến cho nguồn cung các thành phần khác gồm nickel, than chì và coban đều gặp khó khăn.
Nguồn cung thắt chặt, giá tăng cao đã thúc đẩy hàng loạt các vụ liên doanh giữa nhà sản xuất pin và nhà sản xuất ô tô, đồng thời mở ra làn sóng chủ nghĩa "dân tộc tài nguyên". Đầu tháng 6, Fitch Solutions cho biết lithium đã trở thành "khoáng sản chiến lược" và cảnh báo về "sự can thiệp ngày càng tăng của các chính phủ".
Theo ông Kwaisi Ampofo – người đứng đầu bộ phận kim loại và khai thác tại VloombergNEF, ngành công nghiệp xe điện và sản xuất pin đã thu hút lần lượt 271 và 7,9 tỷ USD trong năm 2021. Trong khi đó, "phần thượng nguồn của chuỗi giá trị (phần khai thác – tinh chế) thu hút rất ít vốn đầu tư trong vòng 5 năm qua".
Một nửa nguồn tài nguyên lithium toàn cầu hiện nằm trong cái gọi là "tam giác lithium" giữa Argentina, Bolivia và Chile – nơi các nhà sản xuất bơm nước muối giàu lithium từ các hồ dưới lòng đất và cho phép chất lỏng bay hơi trong 12-29 tháng để tạo ra một loại bùn có thể xử lý được. Công nghệ hiện tại chỉ có thể thu hồi được khoảng 50% lượng lithium trong nước muối.
Phần lớn nguồn cung còn lại đến từ trầm tích của một loại đá lửa được gọi là spodumene, trong đó Australia là nhà khai thác lớn nhất. Quặng được làm khô và lọc với axit sulfuric và cặn màu xám bạc được vận chuyển đến Trung Quốc để sản xuất thành lithium hydroxit và lithium carbonate – những hợp chất có thể kết hợp với nickel hoặc coban để tạo điện cực pin hoặc với dung môi để tạo chất điện phân.
Cách nhanh nhất để tăng nguồn cung là tăng cường sản lượng từ các nguồn hiện có này. Ganfeng Lithium, một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới, cho biết sẽ sử dụng lợi nhuận kỷ lục để tăng sản lượng. Pilbara Minerals của Úc đặt mục tiêu nâng công suất sản xuất thêm 50% vào quý kết thúc vào tháng 9 bằng cách mở rộng mỏ Pilgangoora ở Tây Úc. Đây là dự án có sự tham gia của các đối tác Trung Quốc gồm Great Wall Motor và CATL.
Đối với các nhà sản xuất nước muối-lithium, việc tăng sản lượng gặp hạn chế bởi giấy phép và thời gian để chất lỏng bay hơi.
Các siêu cường khai thác mỏ như Australia và Canada đều hứa hẹn sẽ giúp phát triển các nguồn tài nguyên khoáng sản, bao gồm lithium. Trung Quốc gân đây thông báo các nhà địa chất của họ đã phát hiện ra một mỏ spodumene trên cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng ở khu vực đỉnh Everest có thể chứa hơn 1 triệu tấn oxit lithium. Tuy nhiên, sẽ phải mất nhiều năm để phát triển một mỏ mới và ở một số quốc gia, quá trình này còn gặp sự phản kháng của cộng đồng địa phương.
"Có rất nhiều lithium trong lòng đất nhưng đầu tư kịp thời mới là vấn đề", Joe Lowry – người sáng lập công ty tư vấn Global Lithium cho biết. "Tesla có thể xây dựng một nhà máy gigafactory trong khoảng 2 năm. Các nhà máy cathode có thể xây trong khoảng thời gian ngắn hơn nhưng có thể mất tới 10 năm để xây dựng một dự án nước muối lithium".
Đề xuất khai thác mỏ Jadar trị giá 2,4 tỷ USD của Tập đoàn Rio Tinto trên vùng đất nông nghiệp ở phía tay Serbia, nơi có thể trở thành mỏ lớn nhất châu Âu, bị đình trệ khi hàng nghìn người biểu tình tuần hành trên phố.
Rio cho biết mỏ này ban đầu dự kiến mở cửa vào năm 2026, tạo ra hơn 2.000 việc làm, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường cao nhất – bao gồm cả việc sử dụng nước tái chế và xe tải điện. Dự án Barroso của Savannah Resources ở Bồ Đào Nha và dự án ở Nevada của Americas Corp ở Mỹ và một số dự án khác đều đang gặp rắc rối với cộng đồng địa phương.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất lithium còn phải đối mặt với một vấn đề lớn hơn. Một phần lý do khiến người tiêu dùng sẵn sàng trả tiền cho một chiếc xe điện là vì nó tốt hơn cho môi trường. Nhưng chuỗi cung ứng lithium còn lâu mới đạt được mức độ thân thiện với môi trường như vậy.
"Các nhà sản xuất khoáng sản lithium là một trong những đơn vị đầu tiên cần giảm phát thải", Dominic Wells – nhà phân tích chi phí phát triển bền vững tại Wood Mackenzie cho biết.
Sa mạc Atacama ở phía bắc Chile là một trong những nơi khô hạn nhất trên Trái Đất nhưng việc khai thác khoáng chất từ những bãi muối khổng lồ ở đây cần rất nhiều nước. Theo BloombergNEF, có thể mất khoảng 70.000 lít nước để tạo ra một tấn lithium.
Theo Wood Mackenzie, việc khai thác spodumene tiêu tốn nhiều năng lượng. Việc vận chuyển chất cô đặc đến Trung Quốc để tinh chế có thể thải ra lượng carbon dioxide cao gấp 3,5 lần so với lithium chiết xuất từ nước muối.
Các nhà sản xuất ô tô đang nỗ lực bảo vệ hình ảnh "xanh" cho các mẫu xe điện của họ. Họ theo đuổi các công nghệ mới để cắt giảm chi phí, cắt giảm việc sử dụng nước và xanh hoá các hoạt động khai thác. Ken Hoffman, chuyên gia cao cấp của McKinsey &Co cho biết: "tiết kiệm điện và nước trong sản xuất lithium là một mục tiêu quan trọng. Bất kỳ ai có thể cung cấp công nghệ để làm việc này, họ sẽ tạo ra lợi nhuận cao".
Công việc "khó" này đang thu hút các công ty khởi nghiệp (startup). Họ theo đuổi việc chiết xuất lithium trực tiếp để tăng tốc độ sản xuất. Hoffman của McKinsey ước tính công nghệ này có thể được đưa vào vận hành vào cuối năm sau. "Bạn không cần 2 năm phơi khô để tách lithium khỏi nước muối và thay vì chỉ nhận được khoảng 40% lượng lithium, bạn có thể nhận về gấp đôi số đó".
Ngay cả khi công nghệ này thành công, chuỗi cung ứng vẫn cần thời gian để đáp ứng kịp nhu cầu thị trường. "Ngay cả khi công nghệ này hoạt động, chúng ta vẫn còn kém xa so với kế hoạch phát triển EV của các công ty xe hơi trong ít nhất một thập kỷ", Lowry nói.
Thực ra là có. Thế giới đã và đang tìm kiếm các giải pháp thay thế cho pin lithium-ion nhưng chưa có hãng nào tiến gần đến việc thay thế lithium trên thị trường ô tô và quan trọng nhất, hầu hết các công nghệ thay thế đó cần nhiều năm nữa mới có thể thương mại hoá.
"Lithium-ion vẫn sẽ là công nghệ pin thống trị, ít nhất là đến năm 2035", Ampofo của BloombergNEF cho biết. "Các nhà sản xuất ô tô nhiều khả năng phải trở thành nhà khai thác để giúp phát triển và mở rộng quy mô khai thác lithium".
Pin lithium-ion đạt độ cân bằng hoàn hảo giữa mật độ năng lượng cao và độ an toàn. Ulderico Ulissi, trưởng nhóm nghiên cứu pin tại Rho Motion dự đoán pin natri-ion thể rắn có thể sẽ thách thức pin lithium-ion trong một số ứng dụng vào nửa sau của thập kỷ này.
Một nguồn lithium tiềm năng khác là từ việc tái chế pin cũ – một hoạt động có thể đáp ứng 16% nhu cầu hàng năm vào năm 2035. Tuy nhiên, số lượng pin cần tái chế sẽ chỉ tăng lên sau năm 2030. "Về cơ bản, không có nhiều pin để tái chế thời điểm hiện tại", Hoffman của McKinsey cho biết, nói thêm rằng việc tái chế cũng gây ra các vấn đề nhất định về môi trường.
Trong khi đó, rào cản với vấn đề tăng sản lượng nằm ở chỗ không phải ai cũng tin rằng thị trường vẫn sẽ "khát" lithium trong thời gian dài. Các nhà khai thác không muốn chịu cảnh dư thừa nguồn cung khiến giá lao dốc một lần nữa giống năm 2018.
Kết quả là cuộc khủng hoảng lithium được dự báo sẽ không sớm biến mất – để lại một ngành công nghiệp ô tô như đang ngồi trên đống lửa.
(Theo Trí Thức Trẻ)

Hiện thực tàn khốc trong ngành xe điện: Hiếm có công ty nào thực sự sản xuất được xe, có doanh nghiệp vốn cạn là phải dừng hoạt động
Các nhà đầu tư vào lĩnh vực xe điện đang phải đối mặt với một hiện thực tàn khốc.
" alt="Khủng hoảng lithium – cơn ác mộng đe doạ thổi bay giấc mơ nghìn tỷ USD của ngành xe điện toàn cầu"/>
Khủng hoảng lithium – cơn ác mộng đe doạ thổi bay giấc mơ nghìn tỷ USD của ngành xe điện toàn cầu
118 giảng viên của một trường CĐ tại tỉnh Quảng Nam sắp phải chịu cảnh thất nghiệp bởi trường không tuyển được sinh viên.Nhiều giảng viên tại Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam (TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) cho biết họ hết sức buồn và lo lắng bởi nhà trường thông báo không tiếp tục ký hợp đồng lao động vì không có tiền trả lương.
 |
Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam không tuyển được sinh viên nên giảng viên chịu cảnh mất việc |
Đang yên lành, hàng trăm người bị mất việc đồng nghĩa với hàng trăm gia đình có nguy cơ lâm cảnh khó khăn. “Chúng tôi được nhà trường thông báo sẽ không ký hợp đồng và mong được thông cảm vì trường không có tiền. Cầm lá đơn xin nghỉ việc mà trường đã soạn sẵn, tôi run hết cả người” – một nữ giảng viên tại trường này cho hay.
Ông Nguyễn Anh Dũng, Trưởng phòng Tổ chức hành chính Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam, xác nhận trường vừa ra thông báo cho các giảng viên sẽ không tiếp tục ký hợp đồng trong thời gian tới vì trường gặp khó khăn, không có tiền để trả. Trong số 118 người nằm trong đề án tinh giản lao động, từ nay đến cuối năm sẽ có 44 giảng viên phải nghỉ việc, năm 2016 có hơn 40 giảng viên và số còn lại sẽ bị cho nghỉ trong năm 2017.
Theo ông Dũng, nhà trường gặp khó khăn bởi tình hình tuyển sinh những năm gần đây liên tục giảm và không ổn định ở các ngành nghề. Đặc biệt, năm 2015, cơ chế tuyển sinh mới của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định điểm đầu vào đại học thấp nên tình hình tuyển sinh bậc CĐ, trung cấp rất khó khăn.
Tính đến thời điểm này, nhà trường mới tuyển được hơn 1.300/3.750 chỉ tiêu. Hiện toàn trường có 3.325 HSSV trong khi đội ngũ cán bộ viên chức và người lao động của trường lên đến 326 người, dẫn đến tình trạng thừa người thiếu việc. “Trong số 173 lao động hợp đồng có thời hạn, sẽ có 118 người phải mất việc trong 3 năm tới. Những giảng viên biên chế cũng sẽ được tính đến việc tinh giản hoặc luân chuyển sang các bộ phận khác” – ông Dũng nói.
Ông Lương Văn Vui, Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam, cho biết nhà trường đã làm đủ mọi cách, kể cả cử các đoàn về tận các thôn, xã để vận động HSSV nhưng việc tuyển sinh gặp nhiều khó khăn, có ngành chỉ tuyển được vài người. Trước tình cảnh đó, trường không còn cách nào khác ngoài việc phải giảm số lượng giảng viên.
Theo ông Vui, mỗi năm trường được UBND tỉnh Quảng Nam cấp 11 tỉ đồng, nguồn thu của trường khoảng 17 tỉ đồng nhưng mỗi tháng phải trả khoảng 1,5 tỉ đồng tiền lương (chưa tính bảo hiểm). Vì lượng giảng viên đông trong khi HSSV ít nên trong năm 2015, trường bị thâm hụt đến 1,3 tỉ đồng. Với số lượng HSSV như hiện nay, dự kiến trong năm 2016 sẽ bị thâm hụt đến 5,8 tỉ đồng.
Theo Tr. Thường/Người lao động.
" alt="Không tuyển được sinh viên, 118 giảng viên mất việc"/>
Không tuyển được sinh viên, 118 giảng viên mất việc
Biên bản làm việc giữa ông Từ Lương - Phó Giám đốc Sở TT&TT, bà Mỵ Trân - Phó Chánh Thanh tra Sở và Đàm Vĩnh Hưng vào chiều 6/2 tại Sở TT&TT TP. HCM ghi nhận: Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng do mong muốn thông tin sớm cho mọi người biết về tình hình dịch virus corona nên đã đăng thông tin sai "Hai người Trung Quốc bị nhiễm virus đã chết tại Chợ Rẫy" trên fanpage 3,3 triệu theo dõi có dấu tick xanh ngày 26/1.Ngay sau khi xác minh lại, ca sĩ đã gỡ bỏ thông tin nói trên vào tối cùng ngày.
Đàm Vĩnh Hưng cho rằng đã kịp thời sửa sai, nhận thức nghiêm túc về chấp hành pháp luật nên mong được Sở TT&TT xem xét xử lý nhẹ. Anh cũng cam kết chấp hành đúng quy định pháp luật về việc cung cấp thông tin trên mạng Internet.
Theo nguồn tin từ Sở TT&TT, Đàm Vĩnh Hưng đã đến gặp và làm việc sớm hơn dự kiến (thay vì ngày 11/2 như thông tin ban đầu) nên Sở nhận định đây là tinh thần thiện chí của ca sĩ.


Thanh tra Sở kết luận Đàm Vĩnh Hưng đã đăng thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội theo điểm e Khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin mạng.
Vì vậy, đại diện Thanh tra Sở yêu cầu Đàm Vĩnh Hưng chấp hành đúng quy định pháp luật, đính chính lại thông tin trên fanpage của mình và chịu trách nhiệm vi phạm hành chính cho hành vi cung cấp nội dung sai. Việc phạt hành chính sẽ căn cứ theo điểm a Khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Tuy nhiên, vì Nghị định 174/2013/NĐ-CP chưa quy định về trường hợp tài khoản cá nhân (fanpage Đàm Vĩnh Hưng Official) cung cấp nội dung thông tin sai sự thật nên mức phạt áp dụng tại điểm a, Khoản 3 điều này sẽ là 50%; hay Đàm Vĩnh Hưng sẽ nộp phạt hành chính từ 10 đến 15 triệu đồng.
 |
Đàm Vĩnh Hưng nhận sai, đã đính chính thông tin sai. |
Tối 6/2, Đàm Vĩnh Hưng chính thức công khai cải chính thông tin sai cũng như giãi bày về nghi vấn trốn tránh. Anh viết:
"Gửi đến công chúng và những nguời cũng vội vã như tôi,
Ở thời điểm ban đầu khi bắt đầu đối diện với dịch Corona, cũng vì quá lo lắng cho nguời thân bạn bè, các fan... tôi đã hấp tấp, chưa kiểm chứng thông tin nên đã vô tình truyền đi những thông tin tiêu cực chưa chuẩn xác.
Vậy nên tôi cũng mong quý vị đừng vội vã đón nhận những thông tin thêu dệt, không có căn cứ về tôi.
Tôi không giết người, cướp của hay buôn bán ma tuý nên chưa bao giờ phải lẩn tránh. Tôi luôn có trách nhiệm với những gì mình đã làm. Nếu như tôi không có thái độ đúng mực thì chắc chắn, cơ quan chức năng đã không dành cho tôi những lời lẽ trân trọng như trong văn bản tôi đăng ngay dưới đây.
Tôi không mong ai cũng sẽ thấu hiểu, nhưng chỉ mong đừng ai bị bất kỳ những luồng thông tin bẩn nào dẫn dắt để quy chụp và đánh giá sai những điều mà tôi đã làm và cống hiến.
Tóm lại, tôi đã tìm thấy bài học dành riêng cho mình ở sự cố, tai nạn nghề nghiệp lần này. Tôi đã không ngần ngại chủ động liên lạc với cơ quan quản lý để trình bày sự việc và lắng nghe sự tư vấn cũng như thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của một công dân khi vi phạm pháp luật.
Nộp phạt hành chính nghiêm túc và rút kinh nghiệm cho bản thân. Tôi sẽ chọn lọc và kiểm chứng kỹ các nguồn tin trước khi chia sẻ với mọi người.
Ở những thời điểm như thế này, chúng ta phải luôn bình tĩnh và tỉnh táo để cảm nhận thật sâu sắc những thứ đang diễn ra. Giữ gìn sức khoẻ và luôn cập nhật những thông tin chính thống nha mọi người".
Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định các hành vi bị cấm trong quản lý, cung cấp, sử dụngdịch vụ Internet và thông tin mạng. 1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích: ... e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: a) Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; |
Cẩm Lan

Sở gửi giấy mời tận nhà Đàm Vĩnh Hưng vì viết sai về virus corona
Trong tuần tới, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM sẽ gửi giấy mời về nơi cư trú của Đàm Vĩnh Hưng. Trước đó, Sở đã cố gắng liên lạc nhưng nam ca sĩ tắt máy.
" alt="Đàm Vĩnh Hưng nhận sai, xin lỗi vì đưa tin sai về dịch virus corona"/>
Đàm Vĩnh Hưng nhận sai, xin lỗi vì đưa tin sai về dịch virus corona