Nhận định, soi kèo Nữ Mỹ vs Nữ Brazil, 09h30 ngày 9/4: Tròn 10 trận thắng
本文地址:http://profile.tour-time.com/html/94d495513.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Nữ Phần Lan vs Nữ Hungary, 22h30 ngày 8/4: Cục diện khó lường
Ngay sau khi Công ty Bảo Quân mở bán các lô đất biệt thự nêu trên, nhiều khách hàng đã bỏ ra số tiền lớn với hi vọng, khi đến đây sẽ được thụ hưởng những tiện ích của một khu đô thị hiện đại, văn minh. Vào thời điểm mở bán năm 2018, 1 lô biệt thự tại đây có giá thấp nhất vào khoảng 17 triệu đồng/m2.
Sau nhiều năm sinh sống, phần lớn các gia đình đều lắc đầu ngán ngẩm vì quy hoạch bị phá vỡ, kéo theo nhiều hệ lụy.
Nhà vệ sinh "án ngữ" cửa biệt thự
Cách đây 5 năm, gia đình ông Trần Ngọc Lung (65 tuổi) chuyển về sinh sống tại lô đất BT7 trong dự án Khu nhà ở Bảo Quân.
Ông Lung cho biết, theo quy hoạch được tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt, xung quanh nhà ông là các căn biệt thự với kiến trúc hiện đại, đồng bộ, cảnh quan sạch, đẹp.
Thế nhưng, trong thời gian dài, gia đình ông như bị "tra tấn" vì khu dịch vụ giải trí bên cạnh.
Cụ thể, sát phía bên trái nhà ông là khu vệ sinh của 1 cơ sở dịch vụ giải trí, còn phía đối diện là 1 dãy nhà cấp 4 đang được xây dựng nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị.
"Những ngày hè oi nóng, mỗi lần mở cửa ra khỏi nhà là tôi lại bị tra tấn bởi mùi hôi thối bốc lên từ khu nhà vệ sinh bên cạnh. Hiện chúng tôi rất chán nản khi sống trong môi trường ô nhiễm như vậy", ông Lung buồn bã.
Theo ông Trần Ngọc Lung, không chỉ biệt thự mà bất cứ nhà ai và bất cứ ở đâu, việc có một khu nhà vệ sinh án ngữ sát cổng ra vào là điều không thể chấp nhận.
3 nhà hàng "vây" 1 căn biệt thự
Gia đình chị Nguyễn Diễm Vân Anh (35 tuổi) đang sống tại lô đất C3 thì đang bị "vây" bởi 3 nhà hàng.
Căn biệt thự được xây dựng đúng quy hoạch và thiết kế của chị Vân Anh hiện nay đang nằm sát 3 lô đất xây sai quy hoạch, gồm: Nhà hàng Minh Con (lô C21), nhà hàng Buffet Len (lô C20,C4) và nhà hàng vườn bia Minh Con (lô C22).
"Các nhà hàng bủa vây quanh nhà tôi có lượng khách rất đông, gây ồn ào, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt của gia đình. Vào giờ cao điểm, các ống hút mùi của 3 nhà hàng phả ra đường nên người dân không thể tập thể dục qua đây. Cùng với đó, lượng rác thải từ các nhà hàng này thải ra khiến môi trường ô nhiễm nghiêm trọng", chị Vân Anh bức xúc.
Những bức xúc trên không riêng gì gia đình ông Lung hay chị Vân Anh, rất nhiều hộ dân đều bất bình trước cảnh quy hoạch bị phá vỡ tại Khu nhà ở Bảo Quân.
Nhiều hộ dân cho rằng, theo quy hoạch tỉ lệ 1/500 được phê duyệt, các lô đất biệt thự phải được xây dựng theo bản vẽ kiến trúc, kỹ thuật của chủ đầu tư dự án. Sau khi khách hàng xây dựng hoàn thiện phần thô của biệt thự, cơ quan chức năng sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nhưng trên thực tế, nhiều người đã gộp 2 đến 3 lô đất lại để xây nhà hàng và đi vào hoạt động khiến nơi đây giống khu dịch vụ ăn uống, giải trí thay vì không gian cho một khu biệt thự.
Chứng kiến cảnh quy hoạch bị băm nát, vào đầu năm 2023, nhiều hộ dân đã làm đơn kiến nghị gửi tới UBND tỉnh Vĩnh Phúc, UBND TP Vĩnh Yên, Sở Xây dựng... để yêu cầu trả lại nguyên trạng cho dự án.
Trong đơn, người dân nêu lên những vấn đề gây bức xúc và các dấu hiệu sai phạm của chủ đầu tư. Thế nhưng, hơn 1 năm nay kể từ khi gửi đơn, thực trạng nhà hàng bủa vây biệt thự vẫn không hề thay đổi.
Đùn đẩy trách nhiệm?Trước đó, VietNamNet phản ánh loạt bài về tình trạng phá vỡ quy hoạch tại Khu nhà ở Bảo Quân.
Theo tài liệu thu thập được, vào tháng 6/2023, ông Nguyễn Việt Phương, Chủ tịch UBND TP Vĩnh Yên ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 1529 đối với Công ty Bảo Quân.
Theo quyết định nêu trên, doanh nghiệp bị phạt 170 triệu đồng vì có vi phạm khi xây dựng không đúng quy hoạch đô thị được duyệt. Trong vòng 90 ngày từ khi quyết định có hiệu lực, công ty phải thực hiện phá dỡ công trình vi phạm và nộp tiền phạt.
Tuy nhiên, sau hơn 1 năm quyết định trên có hiệu lực, doanh nghiệp Bảo Quân vẫn chưa chấp hành việc nộp phạt, cũng không tổ chức tháo dỡ công trình vi phạm.
Thống kê của chính quyền TP Vĩnh Yên xác định, tại Khu nhà ở Bảo Quân có các thửa đất có công trình xây dựng sai quy hoạch gồm: thửa đất C22, C21, C4, C5, C19, C20, C16, C15, C1, B1, B8, A12, A13, A14 tờ bản đồ quy hoạch.
Đáng chú ý, mặc dù các công trình nêu trên đã xây dựng xong và sử dụng từ tháng 4/2023, tuy nhiên chính quyền TP Vĩnh Yên và các phường Liên Bảo, Khai Quang không xác định được cụ thể giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi phạm.
Ngày 13/8/2024, Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc chính thức vào cuộc kiểm tra hiện trạng Khu nhà ở Bảo Quân sau phản ánh của báo VietnamNet. Quá trình kiểm tra, Sở Xây dựng đã có văn bản đề nghị UBND TP Vĩnh Yên nghiêm túc xử lý dứt điểm những công trình xây sai quy hoạch.
Đề cập đến trách nhiệm trong việc buông lỏng quản lý để xảy ra nhiều công trình sai phạm, theo đại diện Sở Xây dựng, UBND TP Vĩnh Yên là đơn vị chịu trách nhiệm chính.
Tuy nhiên, trong phần trả lời VietNamNet, đại diện UBND TP Vĩnh Yên lại cho rằng, trách nhiệm để xảy ra tình trạng xây dựng sai quy hoạch thuộc về UBND cấp phường (ở đây là phường Liên Bảo và Khai Quang).
">Cảnh sống khốn khổ trong biệt thự bị dãy nhà vệ sinh mọc sát vách
Trước đó, ngày 5/10, chị T.T.H. ( SN 1984, trú tại khu phố Trịnh Nguyễn, phường Châu Khê) đến Công an phường trình báo sự việc anh trai chị là T.X.C. (SN 1982, ở cùng khu phố) bị một số người đánh gây thương tích.
Quá trình điều tra xác định, khoảng 8h10 ngày 2/10, anh T.X.C. lái taxi hãng 123 BKS 99A-188.xx đi trên đường Lý Thường Kiệt hướng Đa Hội - Dục Tú, thì vượt ô tô Lexus màu trắng BKS 30K-599.xx. Xe này do Trần Khắc Kiên cầm lái đi phía trước cùng chiều, gây tắc đường. Sau đó, hai bên xảy ra to tiếng.
Khi đó, anh T.X.C. lùi xe đi phía sau, còn Kiên tiếp tục lái xe về phía trước. Đi khoảng 160m, đến trước cửa nhà, Kiên chặn xe của anh T.X.C.
Cùng lúc này, Trần Khắc Duyệt (cháu ruột của Kiên) ở gần đó đi ra. Hai người này chửi bới, túm cổ áo, đánh anh T.X.C. bị thương tích, phải nhập viện điều trị. Còn xe taxi của nạn nhân cũng bị đập gãy gương chiếu hậu. Trong lúc tài xế taxi bị hành hung đã có rất nhiều người can ngăn nhưng không thành.
">Chặn đường hành hung tài xế taxi ở Bắc Ninh, 2 chú cháu bị khởi tố
Ranger Raptor 2023 là mẫu xe thế hệ thứ 2 của dòng xe bán tải hiệu năng cao, chuyên dành cho đi địa hình của Ford. Mẫu xe này được phát triển dựa trên mẫu bán tải cỡ trung Ford Ranger hiện đang bán tại Việt Nam.
Tuy nhiên, thay vì sử dụng động cơ xăng EcoBoost V6 3.0 Twin Turbo như một số thị trường, Ford Ranger Raptor 2023 dành cho thị trường Việt Nam vẫn sử dụng động cơ Bi-Turbo 2.0L công suất 207 mã lực, mô-men xoắn 500 Nm giống như phiên bản Ranger Wildtrak.
So với tin đồn về giá bán dự kiện 1,329 tỷ đồng trước đó, Ford Ranger Raptor 2023 đã được bán ra thấp hơn 1 chút, ở mức 1,299 tỷ đồng nhưng vẫn cao hơn so với giá mẫu Ranger Raptor hiện tại gần 100 triệu đồng. Xe vẫn được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan chứ không lắp ráp trong nước như mẫu Ford Ranger.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Ngoại hình của Ranger Raptor 2023 phần lớn được phát triển dựa trên mẫu xe bán tải Ranger thế hệ mới nhưng xe được tạo một số điểm nhấn để đem đến sự khác biệt như vòm bánh xe vồng ra ngoài, đèn pha hình chữ C đặc trưng của dòng xe tải Ford.
Bên cạnh đó, mẫu xe mới này còn được trang bị đèn pha Matrix LED, dòng chứ FORD to bản trên lưới tản nhiệt, cản trước được thiết kế tách biệt với lưới tản nhiệt, bậc lên xuống bằng nhôm đúc, la-zăng 17 inch và lốp đa địa hình BFGoodrich.
Bên trong, Ford Ranger Raptor 2023 sở hữu bộ ghế ngồi thể thao cho cả hàng ghế trước và sau, các chi tiết nội thất sử dụng tông Đen/Đỏ. Khu vực điều khiển trung tâm bao gồm cụm đồng hồ kỹ thuật số 12,4 inch và màn hình giải trí cảm ứng 12 inch với hệ thống thông tin giải trí Ford SYNC4 và hệ thống âm thanh B&O 10 loa.
Về khả năng vận hành, bên cạnh trang bị khóa vi sai cầu sau, hộp số phụ 2 tốc độ điều khiển bằng điện vốn đã có trên mẫu bán tải Ranger, mẫu xe hiệu suất cao Ford Ranger Raptor 2023 sẽ có thêm trang bị hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian, điều mà các mẫu xe Ford Ranger không có được.
Cùng với đó, Ford Ranger Raptor 2023 còn có 7 chế độ lái tùy chọn với chế độ Baja chuyên dụng cho vận hành off-road ở tốc độ cao, hệ thống thống kiểm soát hành trình trên đường địa hình Trail Control.
Tại Việt Nam, khách hàng đã đặt Ranger Raptor sẽ phải đợi đến tuần cuối cùng của tháng 4 mới có thể được nhận xe.
Đáng chú ý, Ranger Raptor 2023 sẽ phải đăng ký biển xe tải mà không còn được đeo biển xe con như vài năm trước. Do đó khách hàng dù đã bỏ ra tiền tỷ để sở hữu mẫu xe "chơi" này sẽ chỉ có niên hạn sử dụng là 25 năm.
Bù lại, quy định này sẽ giúp chủ xe chỉ chỉ phải đóng lệ phí trước bạ 6-7,2% (tùy địa phương) thay vì đóng mức 10-12% như xe con.
Hiện tại, ở phân khúc bán tải hiệu suất cao, Ford Ranger Raptor đang "một mình một chợ" trong cuộc chơi này. Nhưng có thể trong năm nay, mẫu xe này sẽ có thêm sự cạnh tranh đến từ đối thủ Toyota Hilux GR Sport. Dự kiến, phiên bản Hilux GR Sport có thể sẽ được công bố cùng với màn ra mắt của Toyota Hilux 2023.
Ngô Minh
Bạn có bình luận thế nào về mẫu Ford Ranger Raptor mới này? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ford Ranger Raptor 2023 giá tăng gần 100 triệu đồng
Kèo vàng bóng đá Rio Ave vs Boavista, 02h15 ngày 8/4: Đối thủ yêu thích
Vợ chồng chị Mai Hương sinh được 3 người con, Bảo Thy là chị cả, lại đang mắc bệnh ung thư. Không có ruộng vườn, cũng chẳng có công việc ổn định, quanh năm anh chị đi làm mướn, kiếm tiền trang trải sinh hoạt. Anh Nguyễn Văn Tùng (chồng chị Hương) được thuê chở bánh bao buổi sáng, thu nhập bấp bênh nhưng anh cũng chẳng dám nghỉ vì công việc này giúp anh có thời gian để chăm sóc cho 2 đứa con nhỏ ở nhà.
Ngay sau khi bài viết được chia sẻ, nhiều bạn đọc đã gọi điện thăm hỏi bé Bảo Thy. Chị Mai Hương cho hay, qua số tài khoản cá nhân, gia đình được giúp đỡ hơn 10 triệu đồng. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, tổng số tiền bé Bảo Thy được bạn đọc ủng hộ là hơn 45 triệu đồng.
Bác sĩ điều trị cho Bảo Thy thông tin: “Sắp tới bệnh viện sẽ có buổi hội chuẩn thêm với các chuyên gia về trường hợp của Bảo Thy để tối ưu hóa kết quả. Trường hợp này rất đặc biệt bởi khối lượng khối u quá lớn, gần như xâm lấn hết khuôn mặt. Do đó chúng tôi vẫn phải hội chuẩn để xem có nên phẫu thuật cắt bỏ hoặc xạ trị”.Vì thế, em Thy vẫn rất cần tiếp tục được hỗ trợ để có thêm kinh phí chữa bệnh lâu dài.
">Bé Nguyễn Bảo Thy bị biến dạng khuôn mặt được bạn đọc ủng hộ hơn 35 triệu đồng
Các bác sĩ tiến hành điều trị tình trạng thủy đậu bằng thuốc đặc trị, kháng sinh, kháng nấm, đặt nội khí quản thở máy, lọc máu.
Đến ngày 3/6, bệnh nhân diễn tiến rối loạn toan chuyển hóa, sốc nhiễm trùng nặng, suy đa cơ quan, tính mạng bị đe dọa. Trước tình hình nguy cấp, ê-kíp điều trị quyết định sử dụng phương án cuối cùng là thực hiện ECMO cứu người bệnh.
Đến nay, bệnh nhân N.T.L vẫn đang điều trị tích cực, hôn mê, chưa cai được ECMO.
Các bác sĩ cho rằng biến chứng thủy đậu như trường hợp trên khá hiếm gặp do diễn tiến nặng nề trong thời gian kéo dài. Mặc dù có bảo hiểm y tế nhưng dự tính bệnh nhân phải chi trả khoảng 400 triệu đồng viện phí.
Bác sĩ khuyến cáo người có cơ địa suy giảm miễn dịch, người già, bệnh nhân ung thư, thai phụ… sẽ có nguy cơ chuyển nặng khi mắc thủy đậu. Do đó, khi thấy dấu hiệu như như sốt cao, phát ban, da nổi nốt sần… người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám, tránh tình trạng biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Khi bị thủy đậu, người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng, các nốt ban đỏ trên da.
Ở trẻ em, thủy đậu có thể gây biến chứng như viêm tai, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm thận cấp, viêm não. Phụ nữ mang thai bị thủy đậu gây nên hội chứng thủy đậu bẩm sinh cho thai nhi, gây dị tật ở sọ, dị tật gây bại não, teo liệt tứ chi...
Người đàn ông mắc thủy đậu, viện phí hết 400 triệu đồng vẫn chưa hồi phục
Tháng 8/2020, Setra họp cổ đông và ra các nghị quyết thông qua phương án phát hành 20 mã trái phiếu với tổng giá trị 2.000 tỷ đồng. Tất cả trái phiếu này đều không có tài sản đảm bảo, đáo hạn vào tháng 8/2025, lãi suất từ 11%/năm.
Dù kết quả kinh doanh năm gần nhất của Setra không có lãi nhưng kiểm toán viên của Công ty Kiểm toán A&C đã "xử lý kỹ thuật", sửa báo cáo tài chính để Setra đủ điều kiện phát hành trái phiếu.
Mục đích sử dụng vốn trái phiếu của Setra là để đầu tư vào dự án Trung tâm thương mại và căn hộ tại số 220 Bình Thới, Q.11 (dự án Khu căn hộ cao cấp Bình Thới), diện tích đất gần 9.000m2.
Trong tháng 8/2020, Setra đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD Group), chủ đầu tư dự án Khu căn hộ cao cấp Bình Thới.
Để hợp thức hoá tư cách trái chủ sơ cấp, Công ty Điền Gia Cát đã ký hợp đồng đặt mua 20 mã trái phiếu và sau đó chuyển 2.000 tỷ đồng cho Setra. Tiếp đó, Setra chuyển số tiền này cho VIPD Group theo hợp đồng hợp tác.
Theo dấu dòng tiền, cơ quan điều tra phát hiện Công ty VIPD chuyển 2.000 tỷ đồng cho một pháp nhân khác với nội dung “chuyển tiền theo thoả thuận”. Pháp nhân này lại tiếp tục chia nhỏ 2.000 tỷ đồng và chuyển tiếp cho 4 cá nhân khác để rút tiền mặt.
Tính đến tháng 10/2022, 20 mã trái phiếu do Setra phát hành vẫn còn dư nợ 2.000 tỷ đồng và có 2.431 trái chủ thứ cấp.
Đất công thành đất tư
Theo cơ quan điều tra, Setra báo cáo mục đích phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu là để đầu tư vào dự án Khu căn hộ cao cấp Bình Thới. Tuy nhiên, số tiền thu về đã được chuyển lòng vòng, điểm đến cuối cùng là các cá nhân được bà Trương Mỹ Lan thuê để hợp thức hoá giao dịch.
Về chủ đầu tư dự án Khu căn hộ cao cấp Bình Thới, tiền thân của VIPD Group là Công ty cổ phần Bất động sản Phú Vinh (Công ty Phú Vinh), được thành lập vào năm 2008. Tại thời điểm này, 90% vốn của Công ty Phú Vinh thuộc sở hữu của Công ty cổ phần An Phú.
Công ty Phú Vinh được lập ra để triển khai dự án Khu căn hộ cao cấp Bình Thới. Đến tháng 4/2011, Công ty cổ phần An Phú đã chuyển nhượng toàn bộ vốn tại Công ty Phú Vinh cho nhà đầu tư khác.
Năm 2013, Công ty Phú Vinh đổi tên thành VIPD Group, đồng thời tăng vốn điều lệ từ 400 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng và sau đó là 12.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, VIPD Group đã giảm vốn và đến năm 2022 còn 992 tỷ đồng.
Sau hơn chục năm, dự án Khu căn hộ cao cấp Bình Thới vẫn còn nằm trên giấy. Liên quan đến quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại số 220 Bình Thới, Q.11, có 4 người nguyên là lãnh đạo thuộc Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) vướng lao lý. Vụ án được đưa ra xét xử vào tháng 12/2023.
Theo tìm hiểu, khu đất 220 Bình Thới trước đây là trụ sở của Công ty Đúc số 1, trực thuộc VEAM. UBND TPHCM đã phê duyệt đề án di dời doanh nghiệp này vào khu công nghiệp.
Năm 2006, VEAM hợp tác với Công ty Phương Nam lập ra liên doanh là Công ty Đúc Phương Nam. Ngoài kiến nghị cơ quan chức năng TPHCM cấp giấy chứng nhận khu đất 220 Bình Thới cho Công ty Đúc số 1, VEAM thoả thuận sẽ chuyển nhượng quyền sử dụng khu đất này lại cho Công ty Đúc Phương Nam.
Tuy nhiên, năm 2007, Công ty Đúc Phương Nam giải thể, VEAM mang quyền sử dụng khu đất 220 Bình Thới trị giá 115 tỷ đồng góp vốn vào Công ty Phú Vinh, tiền thân của VIPD Group.
Sau đó, VEAM đã chuyển nhượng toàn bộ vốn góp bằng nguyên giá cho Công ty Phương Nam. Đến năm 2008, VEAM đã không còn sở hữu vốn tại Công ty Phú Vinh, tiền thân của VIPD Group.
VIPD Group từng gây chú ý trên thị trường bất động sản khi vào năm 2013, nhiều thông tin cho rằng doanh nghiệp này đã chi gần 10.000 tỷ đồng để mua lại trung tâm thương mại Vincom Center A trên đường Nguyễn Huệ, Q.1 và sau đó đổi tên thành Union Square.
Dự án căn hộ cao cấp ẩn sau 2.000 tỷ đồng trái phiếu vụ Vạn Thịnh Phát
友情链接