Nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Đông Đô và đồng phạm bị khởi tố với tội danh "Giả mạo trong công tác"
Ngoài 8 trường hợp có bằng ngôn ngữ tiếng Anh mà không phải đi học, ông Trần Ngọc Quang, nguyên Phó Trưởng phòng Đào tạo và quản lý sinh viên Trường ĐH Đông Đô đã nhận hồ sơ từ bà Phạm Diệu Thúy, nguyên cán bộ Khoa Thú y Trường ĐH Đông Đô, kinh phí thu từng trường hợp là 45 triệu đồng/trường hợp.
Sau khi nhận hồ sơ và kinh phí, ông Quang nộp về Phòng Tài vụ mỗi trường hợp 30 triệu đồng theo quy định của nhà trường, số tiền còn lại (95 triệu đồng) do ông Quang giữ, sử dụng cá nhân. Đến nay, cả 8 trường hợp trên đều đã nhận bằng.
Mặt khác, để thu hút học viên, Trường ĐH Đông Đô ra thông báo chiêu sinh với những lời giới thiệu hấp dẫn về lợi ích của việc học Văn bằng hai ngành Ngôn ngữ Anh tại trường này như được miễn thi môn tiếng Anh trong việc thi tuyển, thi chuyển ngạch công chức, viên chức, thi đầu vào, đầu ra trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, giảng viên, giảng viên chính, chuyên viên, chuyên viên chính theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Đặc biệt, Trường còn giới thiệu sự ưu việt của việc theo học này bằng so sánh Văn bằng hai ngành Ngôn ngữ Anh "có giá trị vĩnh viễn trong thời gian công tác và học tập, trong khi các chứng chỉ tiếng Anh khác đều có thời hạn như B1, B2 khung tham chiếu Châu Âu (2 năm), TOEIC (2 năm), IELTS (2 năm)".
Với tất cả những “ưu việt” trên, mức học phí học viên phải đóng do hiệu trưởng Trường ĐH Đông Đô ký năm học 2018-2019 là 29,82 triệu đồng (đối với sinh viên học tại tầng 5 số 60B Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, Hà Nội) và 35 triệu đồng đối với sinh viên học cơ sở khác.
Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyển sinh đào tạo tại cơ sở chính ở Hà Nội, Trường ĐH Đông Đô cũng tăng cường “mở rộng” địa bàn tuyển sinh đào tạo văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh sang một số tỉnh khác, liên kết với chính quyền địa phương.
Theo cơ quan điều tra, từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, Trường ĐH Đông Đô đã cấp 600-700 văn bằng "dạng cấp tốc" như trên, ước tính tổng tiền thu hàng chục tỷ đồng.
Mặc dù không được phép đào tạo Văn bằng 2, song Trường ĐH Đông Đô vẫn dễ dàng “qua mặt” các cơ quan quản lý.
Mới đây, Bộ GD-ĐT khẳng định, đối với Trường ĐH Đông Đô, Bộ GD-ĐT chưa nhận được bất cứ văn bản đề nghị nào liên quan đến việc cho phép đào tạo văn bằng 2 của trường. Do vậy Bộ chưa có văn bản cho phép trường này được đào tạo văn bằng 2.
Cũng vì trong Báo cáo kết quả tuyển sinh các năm từ 2016 đến 2018 gửi về Vụ GDĐH của trường không có thông tin về việc đào tạo văn bằng 2 nên Bộ GD-ĐT cũng không yêu cầu trường báo cáo.
Từ những kẽ hở trên đã tạo điều kiện để Trường ĐH Đông Đô ngang nhiên đào tạo văn bằng 2 dù không phép trong suốt nhiều năm.
Với những sai phạm trên, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc về tội “Giả mạo trong công tác” đối với Dương Văn Hòa - Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô, Trần Ngọc Quang - Phó trưởng Phòng đào tạo và quản lý sinh viên, Phạm Vân Thùy và Lê Thị Lương - cán bộ Trường ĐH Đông Đô. Ngày 20/8, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) cũng đã ký quyết định truy nã đối tượng Trần Khắc Hùng - Chủ tịch HĐQT kiêm Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục Trường ĐH Đông Đô. Trần Khắc Hùng bị khởi tố với tội danh "Giả mạo trong công tác", quy định tại điều 359, bộ luật Hình sự năm 2015. |
Khi thông báo tuyển sinh, Trung tâm GDTX Hải Phòng cho biết, đơn vị này có liên kết đào tạo với Trường ĐH Đông Đô. Tuy nhiên đến nay, nhiều học viên té ngửa trước phủ nhận: “Trung tâm chỉ cho thuê phòng, không chịu trách nhiệm quản lý”.
" alt=""/>Trường ĐH Đông Đô cấp văn bằng, chứng chỉ giả thế nào?Mục tiêu của đề án là sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở và linh hoạt.
Bộ LĐ-TB&XH sẽ cơ cấu lại hoặc giải thể các trường trung cấp, cao đẳng hoạt động không hiệu quả hoặc không đáp ứng đủ tiêu chí, điều kiện thành lập và hoạt động GDNN; sáp nhập theo lộ trình các trường trung cấp công lập vào trường cao đẳng công lập, trước mắt thực hiện đối với các trường trung cấp có nhiều ngành, nghề đào tạo trùng với ngành, nghề đào tạo của trường cao đẳng trên địa bàn.
Bên cạnh đó, sẽ từng bước chuyển trường cao đẳng, trung cấp công lập thuộc các bộ, ngành Trung ương về chính quyền địa phương quản lý đối với các trường đóng trên địa bàn các địa phương, mà có nhiều ngành, nghề đào tạo trùng với các trường do địa phương quản lý.
Đối với các trường cao đẳng, trung cấp công lập đang hoạt động có hiệu quả, đã tự chủ; các trường đang được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt phương án tự chủ thì tiếp tục triển khai đào tạo theo quy định hiện hành, không xem xét sắp xếp, tổ chức lại. Trường hợp cần thiết phải xem xét để sáp nhập với các trường khác thì phải bảo đảm nguyên tắc hoạt động hiệu quả sau sắp xếp và được sự đồng thuận của các cơ sở GDNN.
Bộ sẽ tiến hành sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề thành một cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn cấp huyện, và hợp tác chặt chẽ với các trường cao đẳng, trung cấp để tổ chức đào tạo.
Đối với các trường công lập đào tạo các ngành, nghề, đối tượng đặc thù (trường dân tộc thiểu số, trường dạy nghề cho người tàn tật, trường thủ công mỹ nghệ, trường đào tạo các nghề phục vụ kinh tế biển...), thì xây dựng Đề án phát triển và nâng cao chất lượng làm căn cứ đầu tư và giao kinh phí hoạt động thường xuyên.
Ngoài ra, đề án khuyến khích việc thành lập mới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài, ưu tiên doanh nghiệp thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Thúy Nga
- Có 22 nghề trọng điểm đang được tuyển sinh và tổ chức đào tạo theo chuẩn quốc tế tại 45 trường cao đẳng trong cả nước với tổng số sinh viên là 1.056.
" alt=""/>Sẽ ưu tiên doanh nghiệp thành lập trường nghềỞ Barca, Lionel Messi ra sân 778 trận, ghi 672 bàn, 305 pha kiến tạo, 10 chức vô địch Liga, 4 chức vô địch Champions League và nhiều danh hiệu khác. Cùng chiêm ngưỡng 25 pha solo ngoạn mục của M10 trong màu áo Barca.
" alt=""/>Lionel Messi và những vũ điệu mê hoặc trên sân cỏ