Ngôi làng Indian Creek nằm trên một hòn đảo tư nhân rộng 121 ha ở vịnh Biscayne, thuộc thành phố Miami, Florida, Mỹ. Đây là nơi sinh sống của 86 cư dân cùng 35 ngôi nhà.
Người dân sinh sống ở đây thuộc tầng lớp siêu giàu, doanh nhân có thế lực lớn hoặc những ngôi sao nổi tiếng và giàu có. Bởi vậy, làng Indian Creek còn có tên gọi khác là "boongke của các tỷ phú".
![]() |
Làng Indian Creek là nơi sinh sống của giới siêu giàu ở Mỹ |
Không có gì ngạc nhiên khi ngôi làng được nhiều tầng lớp bảo vệ đặc biệt. Hòn đảo có lực lực cảnh sát tư nhân riêng, máy bay phản lực tuần tra 24/7. Người bình thường khó lòng tới thăm bởi tính độc quyền của khu vực.
![]() |
Ngôi làng được lực lượng cảnh sát tư nhân bảo vệ, máy bay phản lực tuần tra 24/7 |
Hòn đảo này nối với đất liền thông qua một cây cầu. Trong làng có một sân golf 18 lỗ. Làng Indian Creek chỉ có một con đường phục vụ giao thông, bao quanh là những căn biệt thự sang trọng, xa xỉ.
![]() |
Một căn biệt thự trong làng nhìn từ trên cao |
Đi cùng với mức độ nổi tiếng, giá bất động sản tại làng cũng cao đến chóng mặt. Trung bình, mỗi biệt thự có giá khoảng 21,48 triệu USD. Mỗi căn nhà đều có tầm nhìn tuyệt đẹp, hướng về phía sông nước, nhưng được bảo mật rất gắt gao.
![]() |
Đây là căn biệt thự của siêu mẫu Adriana Lima. Cô mua căn nhà vào năm 2009 với giá 9 triệu USD |
Khu phức hợp giải trí trên đảo được thiết kế theo phong cách Địa Trung Hải, xây từ năm 1929. Đây là nơi có nhiều tiện ích cho cư dân như bến đậu du thuyền.
![]() |
Các bất động sản ở Indian Creek hiếm khi nào được rao bán trên thị trường |
Làng Indian Creek hiện là nơi sinh sống của những cư dân có tiếng tăm bậc nhất, trong đó có thể kể tới tỷ phú Norman Braman, tỷ phú Carl Icahn, danh ca Ricky Martin, và siêu mẫu Adriana Lima.....
Tắm onsen là một trải nghiệm hấp dẫn du khách ở Nhật Bản dù có nhiều quy định buộc phải tuân theo.
" alt=""/>Ngôi làng của giới siêu giàu: Lực lượng cảnh sát tư nhân bảo vệ, máy bay phản lực tuần tra 24/7Qua thời gian, cô út đã lấy chồng, có cuộc sống khá giả. Vợ chồng tôi cũng mua được một căn nhà cấp 4 ở ngoại thành Hà Nội, hàng ngày 2 vợ chồng làm công nhân, nuôi 2 con.
![]() |
5 năm nay, nghĩ đến chuyện bố mẹ đã ngoài 80 tuổi, ở quê không có thu nhập, ăn uống kham khổ, chúng tôi đón hai ông bà đến sống cùng để chăm sóc, nuôi dưỡng.
Tháng 3 vừa rồi, tôi vay lãi 300 triệu để hùn vốn làm ăn nhưng việc làm ăn thất bát. Tiền làm ra không thấy, chỉ thấy lãi mẹ đẻ lãi con.
Hai vợ chồng mất ăn mất ngủ khi chủ nợ tìm đến dọa nạt suốt ngày. Bước đường cùng, chồng tôi bảo bố mẹ bán ruộng và 1 mảnh đất thổ cư ở quê.
Mảnh đất ở mặt đường mới mở nên được giá gần 400 triệu. Hai vợ chồng nhẩm tính, số tiền đó cùng với số tiền chúng tôi mới vay mượn được sẽ đủ trả nợ. Sau này hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn, lấy lại những gì đã mất.
Nào ngờ, mẹ chồng tôi về quê bán đất rồi đến nhà con gái ở nửa tháng. Lúc trở lại Hà Nội, bà đưa cho chúng tôi 150 triệu. Bà nói, tiền bán đất và ruộng, bà gửi và cho con gái 1 ít vì từ khi con gái lấy chồng, bà chưa cho đồng nào. Còn lại 150 triệu này, bà cho con trai và con dâu trả nợ.
Chồng tôi nhìn số tiền 150 triệu, mặt tái nhợt, không nói nên lời. Tôi ức đến nghẹn cổ.
Tôi không có ý chiếm hết số tiền bán đất của bố mẹ. Nhưng đang lúc nước sôi lửa bỏng, vợ chồng tôi nợ đầm đìa, lãi mẹ đẻ lãi con thì bà làm như vậy là không nghĩ cho chúng tôi.
Tối hôm đó, tôi bảo với chồng, 'từ nay đừng bắt em phải coi nhà chồng như ruột thịt của mình nữa. Vì lúc khó khăn, mọi người đã quay lưng với chúng ta'.
Chồng tôi tức đỏ mặt. Hôm sau anh nhẹ nhàng bảo tôi phải nghĩ thật thoáng để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Tôi thương chồng nhưng sao vẫn thấy tức giận quá. Có ai hiểu cho tôi không?
Tôi về nhà chồng 4 năm thì 3 năm chứng kiến em chồng đưa 2 con về ăn Tết cùng bố mẹ đẻ. Nhưng năm nào cũng vậy em chỉ hạch sách mà không chịu chi ra bất cứ đồng tiền nào.
" alt=""/>Tâm sự bức xúc, bán 400 triệu tiền đất, mẹ chồng giấu giếm cho con gái quá nửa
Bà Phạm Thị Tuyết (58 tuổi) - chủ một cơ sở sản xuất bánh chưng cho hay, các hộ dân ở đây bận rộn nhất từ ngày rằm tháng Chạp đến hết 3 tháng đầu năm. |
Để có được mẻ bánh ngon, mềm, đạt chất lượng, ngay từ khâu nguyên liệu người làm bánh đã phải chuẩn bị công phu. |
Nguyên liệu làm bánh chưng bao gồm: Lá rong, gạo nếp nhung hoặc nếp cái hoa vàng còn nguyên cám, đỗ lọc vỏ, thịt lợn ba chỉ hoặc thịt vai ướp với các gia vị như nước mắm, hạt tiêu sọ... |
Anh Nguyễn Văn Mão - người làng Tranh Khúc chia sẻ thêm, đỗ dùng trong bánh chưng là loại tách vỏ, sau khi ngâm sẽ được đồ với chút muối và được làm nhuyễn. Sau đó, đỗ được mang đi bọc với thịt đã tẩm ướp. |
Lá dong dùng để gói bánh được thu mua từ các tỉnh miền núi. |
Trước khi gói, lá dong được rửa sạch. |
Sau đó lau khô và tước xơ như thế này. |
Mặc dù bận rộn nhưng khi có du khách muốn trải nghiệm công việc gói bánh chưng, bà Tuyết sẵn sàng chia sẻ. |
Người dân làng Tranh Khúc không dùng khuôn mà vẫn gói bánh thủ công bằng tay. Làm dâu làng Tranh Khúc từ năm 1982, bà Tuyết phải mất 2 năm mới có thể gói được chiếc bánh vuông vức, không quá chặt cũng không quá lỏng lẻo. |
Để công việc sản xuất bánh chưng vừa đạt chất lượng cũng như số lượng, các cơ sở sản xuất bánh chưng ở Tranh Khúc đều có sự phân công chuyên nghiệp. Trong đó, người ngâm gạo, người rửa lá, người làm đỗ, người gói bánh, người luộc bánh... |
Người gói bánh thường là người khéo tay, có kinh nghiệm. |
Hiện nay, dân làng Tranh Khúc không còn sử dụng bếp than, củi để luộc bánh mà đã chuyển sang dùng bếp điện hoặc nồi hơi. Nồi hơi giúp luộc được nhiều bánh hơn, ngon hơn, tuy nhiên giá thành đầu tư cũng cao hơn. |
Thời gian để luộc bánh theo tiêu chuẩn là từ 9 - 11 tiếng. Sau khi luộc, lúc bóc bánh ra, bánh không bị nhão, cắt miếng bánh ta thấy mềm nhưng vỏ bánh vẫn có độ săn nhất định. |
Sau khi luộc chín, ép nước, bánh làng Tranh Khúc được cho vào túi nilon, ép chân không. |
Việc ép chân không giúp sản phẩm giữ được lâu hơn, không bị mốc, đảm bảo thẩm mỹ. |
Từ làng quê nghèo, gần 20 năm trở lại đây, nhờ phát triển nghề truyền thống của cha ông mà cuộc sống của người dân Tranh Khúc thay đổi rõ rệt. Nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên, số lượng xe ô tô riêng cũng tăng đáng kể. |
Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Văn Mạnh - Văn phòng UBND xã Duyên Hà cho biết: 'Năm 2011, làng Tranh Khúc được UBND TP Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống Hà Nội. Những năm trước, cả làng có 200 hộ sản xuất bánh chưng. 3 năm trở lại đây, do cơ chế thị trường, một số hộ nhỏ sát nhập lại với nhau thành hộ lớn để phát triển thương hiệu, thuận tiện cho công việc đăng ký kinh doanh, thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm... nên làng chỉ còn 116 hộ làm nghề'. 'Dịp Tết 2019, làng Tranh Khúc đưa ra thị trường 385.000 chiếc bánh chưng, mang về doanh thu trên 20 tỷ. Tết nguyên đán năm 2020, dự kiến giá bánh tăng hơn do giá thịt lợn tăng', ông Mạnh nói. |
Bốn làng nghề: Làng Gốm, Làng Mây, Làng Hương và Làng Lụa sẽ được ban tổ chức chọn để trang trí trong Lễ hội tết Việt 2020.
" alt=""/>Làng sản xuất hàng nghìn bánh chưng dịp Tết, thu nhập 20 tỷ/năm