Chuyện kinh doanh hiếm hoi và kỳ lạ ở Triều Tiên
Chỉ vài năm trước đây, một người đàn ông Thụy Điển trẻ tuổi đã vượt biên giới để vào lãnh thổ CHDCND Triều Tiên. Trong túi xách của anh là vô số cuộn chỉ và một lượng lớn tiền mặt.
Câu chuyện đó là bản chất của việc kinh doanh trong nền kinh tế khép kín nhất thế giới hiện nay.
Tor Rauden Kallstigen là một gương mặt mới tinh đồng sáng lập Noko Jeans - nhãn hiệu quần áo đầu tiên của phương Tây gắn mác "Sản xuất tại Bắc Triều Tiên".
"Ở Triều Tiên, họ không sản xuất bất kỳ nguyên vật liệu nào" - Kallstigen nói. "Từ cái cúc, cho tới chỉ, hay bất cứ thứ gì - bạn phải gửi mọi thứ tới đất nước này".
Và thậm chí sau đó, vẫn có những thứ mà bạn không thể đơn giản là gửi đến đây.
"Do đó chỉ là một dự án nhỏ nên chúng tôi mang tiền mặt đến để cấp vốn cho sản xuất, bởi vì làm việc theo cách của ngân hàng sở tại quá là phức tạp" - Kallstigen giải thích.
Triều Tiên không phải là nơi đầu tiên mà mọi người có thể nghĩ đến khi thiết lập việc kinh doanh, chủ yếu là do thể chế chính trị.
Người dân sở tại hầu như không hề có mối liên hệ nào với thế giới bên ngoài - internet hay là các đường dây điện thoại quốc tế đều bị cấm.
Nhưng vẫn còn nhiều điều khác khiến bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng, khi xem xét tới các khó khăn thực tế. Một nền kinh tế bị nuốt chửng từ nhiều thập kỷ trước đó do việc kế hoạch hoá kinh tế, với các con đường được tu sửa một cách qua quýt, các nguồn điện cung cấp không ổn định, và lực lượng lao động luôn phải đối mặt với nạn đói.
Đó là trước khi bạn tìm cách xuyên qua các lệnh cấm vận nhằm vào quốc gia này do Liên Hợp Quốc và các nền kinh tế lớn khác ban hành.
Tor Rauden Kallstigen, đồng sáng lập Noko Jeans |