Trong tập 11 chương trình Ghép đôi thần tốc - Kết đôi như ý, ông mai bà mối Hứa Minh Đạt - Cát Tường đã “dự ghép” cho 2 cặp đôi.Đó là cặp đôi Lê Văn Cương (29 tuổi), đang khởi nghiệp kinh doanh và nữ kỹ sư tương lai Quang Thảo Trúc (25 tuổi) - ngồi phía ghế đỏ. Chàng huấn luyện viên thể hình Đinh Thanh Sơn (26 tuổi) và nữ chuyên viên tổ chức sự kiện Nguyễn Hoàng Oanh (24 tuổi) - ngồi phía ghế xanh.
Xuất hiện tại chương trình, Thảo Trúc và Hoàng Oanh tạo được thiện cảm tốt với ông mai bà mối nhờ vẻ ngoài xinh xắn, tính cách điềm đạm.
 |
Hoàng Oanh |
Ở tuổi 25, Thảo Trúc mới trải qua một mối tình do gia đình mai mối, nhưng cũng chỉ kéo dài 6 tháng. Dù trẻ tuổi nhưng Thảo Trúc khá nghiêm túc với chuyện hôn nhân khi cho biết: “Em nghĩ xác định sẽ cưới thì mới quen nhau”.
Về phía Hoàng Oanh, tình trường có phần trắc trở hơn, có mối thì vô tình rơi vào thế “người thứ ba”, có mối thì chỉ là “người thay thế”. Ba mối tình đi qua đã để lại cho Hoàng Oanh khá nhiều tổn thương, nhưng sự lạc quan của cô nàng khiến bà mối Cát Tường cũng phải thán phục.
Thảo Trúc và Hoàng Oanh đều thể hiện không quá quan trọng về ngoại hình, sự nghiệp. Họ chú tâm hơn về mặt cảm xúc và sự chân thành của đối phương. Ngay từ phần giới thiệu, Văn Cương khiến ông mai bà mối khá thích thú với khả năng hoạt ngôn, hài hước.
 |
Thảo Trúc |
Sắp chạm ngưỡng 30 và cũng khá thành công ở mặt sự nghiệp nhưng anh chàng vẫn chưa có mối tình chính thức nào vắt vai. “Quen một người để cùng mình đi lên thì dễ, để tìm một người có thể đồng cảm, cùng xây dựng khi em thất bại thì hơi khó. Em kiếm được tiền nhưng không giữ được tiền. Mọi người bảo em lấy vợ đi để mau giàu hơn nên em tới chương trình. Em thích một người phụ nữ truyền thống nhưng vẫn có nét hiện đại”, Văn Cương chia sẻ.
Không kém cạnh đối thủ, chàng huấn luyện viên thể hình Thanh Sơn cũng gây được ấn tượng mạnh nhờ vẻ ngoài điển trai, nụ cười rạng rỡ và body hấp dẫn.
Thanh Sơn tiết lộ hình mẫu lý tưởng muốn hướng tới chính là nữ diễn viên có thân hình “nóng bỏng” - Elly Trần. Ở tuổi rất trẻ, Thanh Sơn đã tiết kiệm cho mình một số tiền khoảng 300 triệu đồng để xây dựng tương lai.
 |
Văn Cương |
Anh chàng còn khá thẳng thắn đặt câu hỏi, liệu nhà gái có yêu cầu có nhà trước khi tiến tới hôn nhân. Về điều này, Hoàng Oanh thể hiện là một người bạn gái khá tâm lý khi chia sẻ: “Đối với em tình yêu phải có sự cố gắng vun đắp xây dựng, không cần phải có tài sản rồi mới tiến tới kết hôn”.
Để chinh phục trái tim nhà gái, Văn Cương và Thanh Sơn rất nhiệt tình thể hiện bản thân bằng màn hít đất và những bản tình ca ngọt ngào, nhưng vẫn không may “mất điểm” vì lịch sử tình trường.
Cụ thể, Văn Cương đã có một mối tình đơn phương suốt 3 năm nhưng không có kết quả. Anh chàng “khắc cốt ghi tâm” tới mức vẫn dùng ngày sinh người đó để làm mật khẩu cho nhiều tài khoản. Về phía Thanh Sơn, đã chia tay 3 năm, anh vẫn giữ mối quan hệ rất tốt với gia đình người yêu cũ. Dù khẳng định chắc chắn sẽ khó có thể nối lại tình xưa, nhưng sự ngập ngừng của Thanh Sơn khiến nhà gái có phần ái ngại, đắn đo.
Không để nhà trai bị “mất điểm”, bà mối Cát Tường đề cập đến vấn đề làm bạn với yêu cũ, để mỗi người có thể thẳng thắn nói ra suy nghĩ. Với quan điểm yêu khá hiện đại, cả 4 người đều đồng nhất nên “thêm bạn bớt thù”, chọn duy trì mối quan hệ với người yêu cũ nếu cả hai chia tay trong êm đẹp.
 |
Thanh Sơn |
Sau thời gian trò chuyện, Văn Cương dường như đã xác định rõ được đối tượng muốn theo đuổi là Thảo Trúc. Anh chàng khá chủ động bày tỏ tình cảm và nhắn nhủ: “Khởi nghiệp thành công nhất của anh là lấy được vợ, anh mong rằng người đó là em”. Trái lại, Thanh Sơn có phần bối rối hơn khi chưa xác định được tình cảm với một ai cụ thể.
Cuối cùng, Văn Cương và Thanh Sơn đều chọn kết đôi với Thảo Trúc. Nhưng không may, Thảo Trúc và Hoàng Oanh đều không cảm nhận được sự rung động với hai anh chàng.
Dù có hơi thất vọng khi lần này mai mối “trắng tay”, nhưng Cát Tường và Hứa Minh Đạt vẫn trân trọng cảm xúc, quan điểm yêu của mỗi người chơi và hy vọng họ sẽ tìm được một người phù hợp trong tương lai.
Lê Phương

Gái xinh ‘vắt vai’ 12 mối tình yêu cầu bạn trai phải ‘cho tiền’ khi hẹn hò
Lên truyền hình tìm kiếm “nửa kia” của mình, cô gái từng trải qua 12 mối tình khiến khán giả bất ngờ khi đưa ra tiêu chí chọn bạn trai gây sốc.
" alt="Ghép đôi thần tốc tập 11: Lấy ngày sinh người cũ làm mật khẩu, chàng trai mất cơ hội hẹn hò mới"/>
Ghép đôi thần tốc tập 11: Lấy ngày sinh người cũ làm mật khẩu, chàng trai mất cơ hội hẹn hò mới
 chuyển ra khỏi căn hộ 55 m2 tại Atlanta (bang Georgia, Mỹ) để trở về nhà bố mẹ ở vùng ngoại ô.</p><p>Ban đầu, cô nghĩ rằng việc phong tỏa chỉ là tạm thời và sẽ sớm kết thúc. Song khi hợp đồng thuê nhà hết hạn vài tháng sau đó, đại dịch vẫn chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt”. Li quyết định để trống căn hộ và dọn về sống với bố mẹ vô thời hạn.</p><p><strong>Trở về ăn bám cha mẹ</strong></p><p>Từ khi chuyển về quê, cô tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ và dành thời gian nhiều hơn cho gia đình. “Việc đi dạo hàng ngày với bố mẹ là khoảnh khắc tuyệt vời nhất mà tôi trân trọng”, Li nói với <em>The Lily.</em></p><p>Thế nhưng, không lâu sau, Li cảm thấy mình như một đứa trẻ 16 tuổi và dần trở nên tù túng. Cô bắt đầu nhớ bạn bè và cảm giác tự do trước đây. “Cha mẹ tôi hơi khô khan trong khi tôi là một người rất giàu cảm xúc. Mỗi ngày sống cùng họ giống như đi tàu lượn siêu tốc”, Li chia sẻ.</p><p>Li là một trong số rất nhiều người trẻ thuộc thế hệ Millennials (sinh từ năm 1981-1996) chuyển đến sống cùng cha mẹ trong mùa dịch. Tại Mỹ, tỷ lệ thanh niên từ 18-29 tuổi đang sống với cha mẹ tăng cao hơn bao giờ hết, theo <em>The Lily.</em></p><p>Một cuộc khảo sát vào tháng 7/2020 của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy 9% người thuộc nhóm tuổi này đã rời khỏi nơi cư trú khi virus SARS-CoV-2 hoành hành.</p><p>20% trong số đó nói rằng họ làm vậy là vì muốn ở bên gia đình trong lúc khó khăn. 18% số khác là vì tác động của vấn đề tài chính.</p><p><strong>Bí bách khi về nhà</strong></p><p>Khi cuộc sống ở Mỹ tiến vào thời kỳ “bình thường mới” với các hạn chế được dỡ bỏ và doanh nghiệp được tiếp tục hoạt động, nhiều người bắt đầu suy nghĩ về việc trở lại không gian riêng của họ.</p><p>“Tác động tiềm ẩn đến sức khỏe tâm thần của việc chuyển đến sống với cha mẹ có thể khác nhau tùy theo trải nghiệm cá nhân. Có rất nhiều kết quả cần xem xét chẳng hạn mối quan hệ của họ với cha mẹ, cách người đó nhìn nhận mình với thế giới”, Saba Harouni Lurie, một nhà trị liệu tâm lý kiêm người sáng lập của Take Root Therapy, cho biết.</p><table><tbody><tr><td><center><img class=)
Họ bị quản thúc khi sống với bố mẹ. Ảnh: Pew Research Center.
Tương tự như Li, khi các bang lần lượt “khóa cửa”, Sheeta Verma (20 tuổi) trả lại căn hộ nhỏ ở Boston để về nhà bố mẹ tại San Francisco. Cô gái 20 tuổi vui mừng khi được thưởng thức bữa ăn gia đình với bố mẹ thay vì ngồi ở Boston lo lắng cho sức khỏe của họ.
Tuy nhiên, 10 tháng làm việc từ xa tại quê là một thử thách lớn với Verma. Cô không có nhiều bạn bè ở đây và việc đó khiến cô cảm thấy cô đơn.
“Tôi sống như đứa trẻ khi chuyển về nhà bố mẹ. Có vẻ như điều này khiến tôi phải trả giá đắt cho sức khỏe tinh thần vì phải làm việc và vật lộn với nỗi bất an của chính mình. Tôi có cảm giác như mình đang sống lùi lại”, Verma nói.
Giống như Li và Verma, Lucie Wilkins, một bà mẹ 39 tuổi, cũng buộc phải ngừng việc kinh doanh vừa khởi động vì đại dịch. Công việc y tá thú y không đủ để nuôi cô và con trai. Vì vậy, 2 mẹ con đã trả lại nhà cho thuê và chuyển đến ở với bố mẹ.
Con trai của Wilkins, hiện 7 tuổi, thích nghi rất tốt. “Chúng tôi luôn cố gắng duy trì sự tích cực cho thằng bé. Nó dành phần lớn thời gian chơi cùng bà ngoại. Cha mẹ tôi đã giúp nấu ăn và chăm sóc cháu trai. Thật tuyệt khi được ở bên họ”, Wilkins kể.
Tuy nhiên, đôi khi Wilkins có cảm giác như cô và con trai đang xâm phạm không gian của cha mẹ và không thể sống đúng như mong muốn của mình.
 |
Tuy nhiên, đây là cơ hội để bố mẹ và con cái hiểu nhau hơn, gắn kết gia đình. Ảnh: NBC News. |
Theo nhà trị liệu Lurie, thời gian ở bên ông bà có thể giúp ích cho trẻ em, tạo cơ hội cho các mối quan hệ thân thiết hơn. Nhưng điều đó có thể gây mệt mỏi cho các bà mẹ khi tìm kiếm sự trợ giúp từ nhà ngoại và cùng cha mẹ hòa nhập vào cuộc sống riêng.
Vào thời kỳ hậu Covid-19, những người rời thành phố về quê sẽ phải xem xét lại một số thay đổi khi họ chuyển chỗ ở. Đó có thể là tính độc lập khi tiếp nhận một không gian khác. Song dù thế nào đi nữa, sự lựa chọn này cũng mang lại nhiều mặt tích cực. Điều họ cần làm là duy trì kết nối với bố mẹ và sự thống nhất dưới mái nhà chung.
“Vì rất nhiều lý do, tôi thực sự biết ơn vì có thể chuyển về nhà trong thời gian đại dịch bùng phát. Tôi gần gũi với cha mẹ hơn bao giờ hết và thực sự bắt đầu lo lắng về việc không được gặp họ mỗi ngày. Tuy nhiên, tôi vẫn thích cuộc sống một mình hơn”, Li kết luận.
Tháng 6/2021, Li đã chuyển đến nhà riêng của mình nhờ số tiền tiết kiệm trong một năm nghỉ tránh dịch.
“Tôi cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều khi sống một mình và không còn bị ảnh hưởng bởi hội chứng sợ vụt mất, bỏ lỡ cơ hội. Tôi tìm ra đâu là thứ khiến tôi hạnh phúc thực sự”, Li bày tỏ.
Theo Zing

Không ai muốn nuôi con, tòa án đưa ra phán quyết gây tranh cãi
Khi cả ông bố và bà mẹ đều từ chối nuôi đứa con gái, tòa án địa phương đã bác bỏ đơn ly hôn của cặp đôi này.
" alt="Những đứa trẻ to xác ăn bám cha mẹ già vì dịch bệnh"/>
Những đứa trẻ to xác ăn bám cha mẹ già vì dịch bệnh