Người đẹp Việt mất cân đối vì vòng một quá khổ
Vóc dáng và gương mặt nhỏ nhắn nhưng vòng 1 đẫy đà khiến cơ thể Lâm Chí Khanh,ườiđẹpViệtmấtcânđốivìvòngmộtquákhổlịch bóng đá giao hữu quốc tế Elly Trần, Angela Phương Trinh… trở nên mất cân đối.
(责任编辑:Nhận định)
下一篇:Siêu máy tính dự đoán Tottenham vs Bodo/Glimt, 2h00 ngày 2/5
-UBND TP Hà Nội thống nhất quy mô 3 dự án bãi xe ngầm tại Công viên Nhân Chính, Nhà thi đấu Quần Ngựa, Công viên Thống Nhất có 5 tầng hầm.
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 112/TB-UBND, truyền đạt kết luận của tập thể lãnh đạo UBND Thành phố tại cuộc họp nghe báo cáo tiến độ triển khai thực hiện các bãi xe ngầm trên địa bàn Thành phố.
(Ảnh minh họa)
Theo đó, UBND Thành phố thống nhất quy mô 3 dự án bãi xe ngầm tại Công viên Nhân Chính, Nhà thi đấu Quần Ngựa, Công viên Thống Nhất có 5 tầng hầm (trong đó: tầng hầm 1 có chức năng thương mại dịch vụ, 4 tầng hầm 2,3,4,5 phía dưới để xe).
Bãi xe ngầm tại Công viên Thống Nhất nghiên cứu thêm để xe ngầm từ Cổng chính Công viên đến hồ. Giao Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì, phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục chấp thuận ranh giới, chỉ giới đường đỏ, thẩm định và phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng, phương án kiến trúc theo quy định hiện hành.
Đối với bãi xe ngầm trước Quảng trường cách mạng 19/8 và vườn hoa Cổ Tân: Giao Sở Quy hoạch Kiến trúc làm việc với Sở Văn hóa và Thể thao xác định ranh giới bảo vệ di tích lịch sử được xếp hạng, tổng hợp phương án quy hoạch và đầu tư, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành ủy.
UBND TP giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Cục Thuế Hà Nội nghiên cứu xây dựng cơ chế đặc thù khuyến khích các Nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng bãi xe ngầm: giá trông giữ xe, kết hợp giữ bãi đỗ xe và trung tâm thương mại, tiền sử dụng đất, nghiên cứu phương án cho phép Nhà đầu tư bán tối đa 30% số lượng chỗ đỗ xe; đề xuất, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 31/3/2017.
Hồng Khanh
" alt="Hà Nội xây bãi giữ xe ngầm 5 tầng tại công viên Thống nhất" />Theo Sài Gòn Giải Phóng, trao đổi với báo chí, bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM cho biết, Sở đã nắm được thông tin về vụ việc giáo viên lớp 2 có hành vi đánh, chửi và véo tai học sinh tại Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (quận Tân Phú).
“Quan điểm của Sở GD-ĐT thành phố là giáo viên đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo, đánh học sinh như thế phải cho nghỉ việc, ra khỏi ngành giáo dục", bà Thu chia sẻ.
Theo Zing, vị Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cũng cho biết, trường này thuộc quyền quản lý của UBND quận Tân Phú, nên quận có trách nhiệm xử lý vụ việc. Về phía Sở GD-ĐT TP HCM đã đề nghị quận xử lý nghiêm ở mức cao nhất.
Ảnh cắt từ clip. Trước đó như VietNamNet đưa tin, trong clip 23 phút được trích xuất từ camera do phụ huynh bí mật đặt trong lớp 2/11 Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (Q. Tân Phú, TP.HCM) rất nhiều học sinh bị cô giáo đánh, mắng nhiếc.
Trong khung hình của camera, chỉ rõ nét 12 em học sinh. Tuy nhiên, có lúc, cô giáo vượt qua khung hình để đánh một học sinh ở bàn thứ 3, vị trí góc dãy bên trái. Hình ảnh bắt gặp khá nhiều là học sinh bị đánh vào đầu, chỉ cần đi qua, "tiện tay cô", trò cũng bị đánh.
Cũng trong ngày 30/8, lúc 15h29, học sinh giật mình khi cô giáo cầm thước chỉ xuống phía dưới lớp quát: "Hai con này đứng lên cho tui! Hai con này", rồi cô đi thẳng xuống phía dưới lớp học, bên ngoài khung hình camera. Nhiều học sinh phía trên đều quay xuống nhìn theo cô có phần lo sợ.
Ngoài những học sinh khác bị đánh, bị véo tai, đáng chú ý nhất là học sinh nam ngồi bàn đầu tiên bên trái, em này liên tục bị cô đánh, có lúc em cúi người khóc thì bị cô gọi ngồi thẳng dậy và mắng.
Có lúc lại thấy cô giáo "lao vội" từ bàn giáo viên xuống và ra sức đánh em. Sau đó về chỗ, có vẻ vẫn chưa hả giận, cô tiếp tục mắng những lời nặng nề đối với đứa trẻ 7 tuổi: "Con người chứ có phải con vật đâu. Con vật không có lỗ tai mới không nghe tiếng người, nên mới phải đợi bị đánh mới làm. Mình là con người có lỗ tai cô nói hiểu rồi phải làm chứ. Phải nói nặng là sao! Ở đây có ai không có lỗ tai không biết nghe tiếng người không?... Tôi đã đem lên đây cho ngồi học đàng hoàng tử tế rồi. Mà ngồi nhìn bảng không viết chữ nào, cho xuống dưới góc cuối ngồi một mình không ai quan tâm… Vô lớp đừng đòi làm vua. 50 người đòi làm vua hết sao được, muốn làm vua thì về nhà làm. Tưởng mình là ai?". Ngay sau đó, một số em học sinh lên để cô chỉ bài cũng bị cô véo tai, đánh vào đầu.
Đến gần cuối ngày 30/8, cô còn bắt một học sinh quỳ gối trên bục giảng và mắng nhiếc.
Theo thông tin trên báo chí, camera là do phụ huynh trong lớp bí mật lắp đặt, sau khi nhận được phản ánh của nhiều học sinh và phụ huynh khác trong lớp. Cô giáo trong clip là Nguyễn Hồng H. hiện đã bị đình chỉ chủ nhiệm lớp 2/11.
Chuyển thanh tra xử lý, không bao che
Cập nhật: Sáng ngày 7/10, ban giám hiệu Trường Tiểu học Phan Chu Trinh đã có trao đổi với báo chí.
Cuộc gặp gồm có bà Trần Thị Ánh Tuyết và Trần Thị Mai Hoa, cả hai là phó hiệu trưởng nhà trường. Hiệu trưởng Đỗ Thị Sửu do có công việc phải xử lý nên không có mặt.
Bà Trần Thị Ánh Tuyết cho biết nhà trường không bao che sự việc. Hiện tại, nhiều phụ huynh của trường khá sốc và không chấp nhận cô giáo lớp 2/11 bạo hành học sinh được tham gia các hoạt động giảng dạy. Bà Trần Thị Mai Hoa cho hay, nhà trường đã trao đổi với cha mẹ học sinh và nhận trách nhiệm về hoạt động giảng dạy của giáo viên.
“Mong phụ huynh chờ đợi để sự việc được xử lý đúng trình tự, đúng thẩm quyền”- bà Hoa nói
Trước lo lắng không chỉ học sinh lớp 2/11 mà nhiều học sinh của trường đã xem clip, bà Hoa cho rằng nhà trường hết sức cân nhắc, nếu học sinh có hỏi chuyện thì giáo viên và cha mẹ lưu ý về vấn đề nhạy cảm. “Chúng tôi nghĩ làm sao để các em biết rằng đây là sự việc không mong muốn, không ai chấp nhận sự việc và nếu xảy ra với các em thì phản hồi với cha mẹ, nhà trường biết”- bà nói.
Theo bà Hoa, tới thời điểm hiện tại trường chưa có chủ trương lắp camera trong lớp. Camera mới được lắp đặt ở cổng trường, hành lang để theo dõi sự an toàn của trẻ. Nhà trường cũng rất muốn tìm hiểu việc phụ huynh lớp 2/11 lắp được camera để ghi lại các hình ảnh của cô giáo, nhưng hiện tại sẽ quan tâm việc xử lý giáo viên và ổn định tâm lý cho học sinh, cán bộ công nhân viên... trước.
Bà Hoa cho biết cô giáo đánh mắng học sinh về trường đã 10 năm. Tuy nhiên bà từ chối nêu phản hồi của cô giáo khi sự việc bị phát hiện. "Việc này đã được chuyển lên các cơ quan chức năng của quận để xử lý".
“Chúng tôi rất cầu thị và muốn lắng nghe ý kiến của cha mẹ học sinh. Nhà trường có bộ phận tiếp dân vì vậy trong thời điểm nào, phụ huynh cũng có thể tới trường để nêu ý kiến. Còn nếu phụ huynh muốn gặp giáo viên ngoài buổi dạy, chúng tôi có thể sắp xếp để trao đổi. Hiện nay giáo viên cũng đã cung cấp số điện thoại của mình cho phụ huynh”- vị phó hiệu trưởng cho hay.
Bà Hoa cho rằng nhà trường đã giáo dục học sinh bảo vệ thân thể, sức khỏe. Nhưng qua sự việc này, trường nhận thức hơn nữa cần đẩy mạnh công tác giáo dục để các em mạnh dạn chia sẻ, trao đổi khó khăn của mình, những điều các em thấy không an toàn
Thanh Hùng - Khánh Hòa (tổng hợp)
Cô giáo đánh học sinh, ban giám hiệu hứa "không bao che"
Trường Tiểu học Phan Chu Trinh cũng rất muốn biết làm thế nào phụ huynh lắp camera trong lớp, nhưng công việc ưu tiên trước hết là ổn định tâm lý cho học sinh, giáo viên và xử lý nghiêm cô giáo đánh trẻ.
" alt="Đề nghị đuổi khỏi ngành giáo viên liên tục đánh, véo tai học sinh ở TPHCM" />Ảnh minh họa. Trước đó, trên diễn đàn VietPhD xôn xao câu chuyện 'giảng viên đại học top đầu nhưng lương 7 triệu'. Người đăng bài tự nhận là giảng viên một trường thuộc hệ thống ĐH Quốc gia Hà Nội.
“Mình làm cũng mười mấy năm, nhưng lương hiện nay tầm hơn 7 triệu” - tài khoản này viết.
“Mình mang tiếng làm việc cho trường thuộc ĐH top của Việt Nam, nhưng lương thì thua bác thợ hồ, người giao hàng. Giảng viên trường mình nhiều người phải làm thêm nghề tay trái mới có đủ lương để sống. Công việc thì phải dạy đủ giờ mới hoàn thành nhiệm vụ. Mấy năm nay ngành mình không có sinh viên, nên không có giờ dạy, phải làm đủ thứ việc trên trời, dưới đất để bù giờ, thời gian dành cho nghiên cứu khoa học cũng không nhiều”.
Giảng viên này chia sẻ rất buồn và mong mỏi những người có thẩm quyền quan tâm hơn tới đời sống giảng viên, trong bối cảnh vật giá ngày càng leo thang.
ĐH Quốc gia Hà Nội nói gì?
Về vấn đề này, một cán bộ của văn phòng ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, cũng cần phân định rạch ròi, lương và thu nhập thực tế được nhận.
“Hiện nay, tinh thần của ĐH Quốc gia Hà Nội cũng đang muốn tạo động lực cho cán bộ, giảng viên làm việc. Nếu theo hệ thống lương chung thì cũng có những bất cập. Tuy nhiên, thu nhập thì hiện nay tùy từng đơn vị. Có những đơn vị thu nhập tăng thêm rất nhiều”, vị này nói.
“Tôi tin nếu tổng thu nhập của một giảng viên trình độ cỡ tiến sĩ, nếu làm mười mấy năm, không có chuyện mức thu nhập tầm hơn 7 triệu”, vị này nói.
Một lãnh đạo ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, sẽ cho kiểm tra, rà soát những phản ánh này. Bởi, theo ông, hiện số giảng viên mới thu hút về là gần 200 tiến sĩ với mặt bằng thu nhập đều tầm 15-30 triệu đồng.
“Nếu chỉ lương, thì tiến sĩ với hệ số lương 3.0 nhân với mức lương cơ sở, cộng với trợ cấp hàng tháng của trường khoảng tầm 7-8 triệu. Tuy nhiên, lương chỉ là khoản chiếm dưới 50% thu nhập của giảng viên nhà trường”.
Ngoài ra, ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển sinh mới đến 11.000 sinh viên mỗi năm. Do đó, rất khó xảy ra việc giảng viên không có giờ dạy.
Nói về thu nhập giảng viên ở các trường đại học thuộc hệ thống ĐH Quốc gia Hà Nội, vị này nói, chỉ có Trường ĐH Y Dược - ĐH Quốc gia Hà Nội là mới thành lập, còn ít sinh viên nên thu nhập của giảng viên thấp nhất. Với giảng viên trình độ tiến sĩ, Trường ĐH Công nghệ báo cáo thu nhập bình quân trên 30 triệu đồng, Trường ĐH Việt Nhật đảm bảo trên 25 triệu đồng, Trường Quốc tế trên 30 triệu đồng, Trường ĐH Giáo dục bình quân khoảng 16 triệu đồng và Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng không thấp,...
Thanh Hùng
" alt="Tiến sĩ sốc vì thu nhập 8 triệu/tháng, ĐH Quốc gia Hà Nội nói gì?" />Với mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, Thủ tướng đề nghị báo chí phải đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Cùng dự có Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu, Trưởng Đoàn báo chí, doanh nghiệp đồng hành cùng APEC; đại diện lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí và doanh nghiệp.
Nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chúc mừng đội ngũ những người làm báo trên cả nước và vui mừng trước những bước phát triển mạnh mẽ của đội ngũ làm báo, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Khẳng định Đảng, Nhà nước luôn coi trọng vai trò của báo chí, đã dành nhiều thuận lợi để báo chí thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, Thủ tướng đề nghị tổ chức định kỳ hằng năm cuộc gặp mặt với báo chí-doanh nghiệp và với thời gian gặp mặt dài hơn để Thủ tướng có thể trao đổi nhiều hơn với các nhà báo, doanh nghiệp.
“Tôi tin tưởng rằng báo chí, doanh nghiệp sẽ mãi là những người bạn đồng hành trên bước đường hội nhập vì sự nghiệp phát triển của chính mình và phồn vinh của đất nước”, Thủ tướng bày tỏ.
Điều này càng đặc biệt hơn trong thời điểm cả nước đang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, cần phát huy đồng bộ mọi nguồn lực, khơi dậy mọi tiềm năng, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Sự nghiệp đó cần sự tham gia tích cực, đồng bộ của báo chí, doanh nghiệp, với sự thay đổi mạnh mẽ hơn, tiếp cận những cái mới để truyền tải, tạo cảm hứng, góp phần định hướng mọi cá nhân, mọi cộng đồng xã hội, phát huy tinh thần, khả năng sáng tạo, cùng chung sức, chung lòng xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
Dẫn báo cáo xếp hạng về đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2017 vừa được công bố mà theo đó, Việt Nam tăng 12 bậc, Thủ tướng nói: “Ai làm nên đổi mới sáng tạo này? Tất nhiên, có vai trò của đổi mới môi trường kinh doanh, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các cấp, các ngành, nhưng chính doanh nghiệp là người đổi mới sáng tạo quyết liệt, trực tiếp nhất”.
Với mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, Thủ tướng đề nghị báo chí đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp.
Đồng thời, báo chí phải đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của xã hội về thông tin, hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần thực hiện công khai, minh bạch quá trình và kết quả xử lý công việc của cơ quan hành chính nhà nước. Qua đó, góp phần bảo đảm thực hiện nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" để hoạt động của Chính phủ, của bộ máy hành chính các cấp phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Thủ tướng cho rằng, báo chí là cầu nối hữu hiệu giữa doanh nghiệp và Chính phủ. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
“Tôi lúc nào cũng đọc báo trước khi đi làm”
Đồng thời, báo chí cần thực hiện tinh thần "trọng dân, gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân" để phản ánh kịp thời, trung thực những nguyện vọng, ý kiến của người dân, truyền tải thông tin thiết thực, phù hợp với người dân. Cho rằng báo chí phải lắng nghe hơi thở của cuộc sống, Thủ tướng bày tỏ: “Tôi tuy bận nhưng lúc nào cũng đọc báo trước khi đi làm. Nhiều vấn đề chúng ta phát hiện qua báo chí. Chính sách hình thành nên từ đây, từ kênh báo chí quan trọng”.
Báo chí và doanh nghiệp cần tích cực tham gia đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, chống tham nhũng, lãng phí. Với trí tuệ, sự tận tâm, tấm lòng ngay thẳng và tinh thần dũng cảm, các nhà báo cần vượt qua khó khăn thách thức để phản ánh những bất cập, đấu tranh phê phán những hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức.
Từng tờ báo, từng phóng viên phải tự rèn luyện, giữ gìn với tinh thần là không sử dụng báo chí để hại nhau, nói xấu nhau, gây mất thương hiệu và lộ bí mật.
Thủ tướng cho rằng, báo chí là cầu nối hữu hiệu giữa doanh nghiệp và Chính phủ. Báo chí không chỉ cung cấp thông tin kịp thời, đa dạng, phong phú, chính xác mà còn phải kịp thời phát hiện, phản biện, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, giúp doanh nghiệp nhận ra các yếu kém, thiếu sót để khắc phục, sửa chữa, tiếp tục vươn lên trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Thủ tướng cũng mong muốn báo chí cổ vũ cho việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xây dựng thương hiệu Việt Nam, khuyến khích khởi nghiệp mà đi liền với đó là phát triển doanh nghiệp. “Có bài viết nào điều tra vì sao 4-5 triệu hộ cá thể không chuyển sang doanh nghiệp? Tránh thuế, tránh thủ tục hay gặp vấn đề này khác? Tôi lấy ví dụ như vậy”, Thủ tướng nói.
Bên cạnh môi trường kinh doanh, Thủ tướng nhấn mạnh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là hướng đi quan trọng của các cấp, các ngành, “anh nào tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh thì đáng là một tấm gương”.
“Làm thương trường cũng khổ lắm, cũng rủi ro lắm. Mình phải thông hiểu cái này để tạo điều kiện, tạo niềm tin xã hội, niềm tin thị trường, niềm tin bảo vệ cái đúng”, Thủ tướng chia sẻ và cho rằng báo chí có vai trò quan trọng đối với vấn đề này.
Báo chí cần cổ vũ những tấm gương doanh nghiệp vượt khó; sát cánh cùng các chuyên gia kinh tế để theo dõi, phân tích tình hình kinh tế-xã hội, kịp thời đưa ra những dự báo, giúp doanh nghiệp lựa chọn được đường hướng kinh doanh đúng đắn, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thương hiệu Việt Nam.
Báo chí và doanh nghiệp cần cùng chung tay xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam, văn hóa doanh nghiệp. Nêu những tấm gương tốt, việc làm hay cho những giá trị tốt đẹp, chuẩn mực văn hóa được lan tỏa sâu rộng trong xã hội, cộng đồng và mỗi gia đình.
Nhân dịp này, Thủ tướng biểu dương các doanh nghiệp tích cực làm công tác an sinh xã hội, có doanh nghiệp không phải chỉ lo kinh doanh, lợi nhuận mà làm vì say mê lao động, sáng tạo, đóng góp cho xã hội.
Báo chí cần tuyên truyền tích cực các điển hình tiên tiến, gương người tốt, góp phần cổ vũ mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua lao động giỏi, sáng tạo, nâng cao năng suất lao động.
Trong thời điểm hiện nay, báo chí đóng vai trò nòng cốt trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, đi đầu trong đấu tranh chống lại các thế lực phản động, thù địch, tích cực đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, chủ động bác bỏ các nội dung bôi nhọ, bịa đặt, vu khống, gây chia rẽ nội bộ, làm mất đoàn kết trong Đảng, trong xã hội.
Hội nhập hiệu quả trong khuôn khổ APEC có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tạo nên nguồn lực mới cho phát triển đất nước, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp. Thủ tướng mong muốn báo chí cũng như doanh nghiệp tích cực tuyên truyền về sự kiện này.
Ảnh Quang Hiếu Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Trưởng đoàn Báo chí-doanh nghiệp đồng hành cùng APEC Thuận Hữu cảm ơn sự quan tâm của Thủ tướng Chính phủ đối với báo chí, doanh nghiệp. Đây là nguồn động viên to lớn đối với báo chí và doanh nghiệp cả nước. Năm 2017, Việt Nam vinh dự là chủ nhà Năm APEC. Đối với giới báo chí, APEC là cơ hội hiếm có để quảng bá đất nước Việt Nam, đồng thời là cơ hội để báo chí giúp các doanh nghiệp kết nối với các bạn bè, đối tác ở khu vực và thế giới. Để tận dụng cơ hội đó, báo chí và doanh nghiệp cần sát cánh cùng nhau.