Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nội dung số bày tỏ tâm tư khi tham gia toạ đàm "Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt trên môi trường số" do Câu lạc bộ nhà báo CNTT tổ chức.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hân, CEO Thủ đô Multimedia, nhiều doanh nghiệp Việt đang hoang mang bởi đã thực hiện các thủ tục đăng ký sở hữu ở cả Việt Nam và nước ngoài nhưng vẫn xảy ra tranh chấp, hậu quả là mất thời gian, nguồn lực. Do đó, các doanh nghiệp kêu gọi sự đồng hành và những giải pháp tổng thể để phát triển.
Là một đơn vị đang vướng phải tranh chấp bản quyền ở nhiều thị trường quốc tế, ông Tạ Mạnh Hoàng, CEO Sconnect cho biết doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn khi đối thủ (Entertainment One UK Limited) lợi dụng chính sách của các nền tảng xuyên biên giới để cạnh tranh không lành mạnh trong vụ việc “sói Wolfoo” và “lợn Peppa”.
Đến nay, hoạt động của Sconnect bị gián đoạn khi phải dồn nguồn lực triển khai thủ tục pháp lý và không thể kinh doanh với đối tác. Do đó, sự đồng hành của các cơ quan quản lý, hiệp hội có ý nghĩa lớn với doanh nghiệp khi phát sinh tranh chấp quốc tế.
Ở góc nhìn của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mới, theo ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Tổng giám đốc Ant Group, các lĩnh vực khác như xuất khẩu gạo, cá tra… gặp trở ngại khi ra nước ngoài thì có Bộ Công Thương hay các hiệp hội hỗ trợ. Nhưng với các công ty sản xuất nội dung số Việt Nam dù làm ra những sản phẩm tốt, mang về doanh thu lớn nhưng khi gặp khó khăn hay bị tranh chấp bản quyền, bị cạnh tranh bởi những doanh nghiệp mạnh ở nước ngoài thì không biết dựa vào đâu. “Chúng tôi cảm thấy cô đơn trên thị trường quốc tế và mong muốn được sự đồng hành của các cơ quan nhà nước khi đi ra nước ngoài”,ông Tuấn nói.
Đồng hành cùng doanh nghiệp nội dung số
Theo ông Võ Thanh Hải, CEO Viettel Media, vi phạm bản quyền tại Việt Nam là một bài toán nhức nhối. Tuy nhiên, trong thời gian qua, với sự tham gia quyết liệt của Bộ TT&TT và các bộ ngành, vấn đề vi phạm bản quyền đã cải thiện đáng kể. “Vai trò của nhà nước và cơ quan quản lý đứng ra thúc đẩy quá trình này và trực tiếp đàm phán với các doanh nghiệp, nền tảng quốc tế rất rõ nét. Điều đó tạo nền tảng cho bước tiến tiếp theo là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp trong nước”, ông Hải nói.
Ông Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ chia sẻ, quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề phức tạp, có chuyên môn sâu, nếu không có sự trợ giúp về chuyên môn đúng thì khó giải quyết các vụ việc. Do đó, ông Hồng cho rằng doanh nghiệp cần tiếp cận một cách rõ ràng, chuyên nghiệp, đặc biệt là phải đầu tư nhân lực cho lĩnh vực này.
Ông Hồng cho hay, nhãn hiệu là một trong những đối tượng bị xâm phạm nhiều trên Internet và thương mại điện tử. Trong bối cảnh kinh doanh xuyên quốc gia, phải xác định việc đăng ký ra nước ngoài là vô cùng quan trọng và cần có chiến lược để bảo vệ nhãn hiệu của mình tại những thị trường đó. “Khởi nghiệp trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo cần chú trọng đến việc bảo vệ mình. Các doanh nghiệp start up có nguồn lực hạn chế nhưng nếu không tính đến những yếu tố cạnh tranh nhất là về sở hữu trí tuệ và nhãn hiệu thì chỉ cần một vụ việc về pháp lý, chúng ta sẽ mất hoàn toàn khả năng hoạt động”, ông Hồng nói.
Trở lại với CEO Viettel Media, vị này cho hay trong khi các doanh nghiệp nhất là startup còn hạn chế về nguồn lực thì sự hỗ trợ của cơ quan Nhà nước có vai trò quan trọng. Các vi phạm truyền thống như website lậu rất khó quản lý được bởi trang web này đóng, nội dung sẽ được đưa lên trang khác. Việc chặn domain, website lậu chưa có cơ chế chặt chẽ và nhanh chóng để thực thi. Nếu chặn được những đối tượng này một cách hiệu quả, môi trường kinh doanh tại Việt Nam sẽ được cải thiện rất nhiều, giúp cho nền kinh tế nói chung.
Ông Võ Thanh Hải cũng đánh giá, Trung tâm Bảo vệ các sản phẩm nội dung số (Cục PTTH và TTĐT, Bộ TT&TT) vừa được thành lập đóng vai trò tích cực và trọng yếu trong vấn đề này, tạo ra cơ chế để các doanh nghiệp đăng ký bản quyền, có phương pháp làm việc về mặt kỹ thuật, liên quan đến những biện pháp của nhà mạng. “Nhà mạng tự chặn rất khó vì phát sinh lưu lượng data, doanh thu… Nhưng nếu có sự tham gia của cơ quan quản lý một cách triệt để và nhanh chóng, không cần văn bản, công văn, giấy tờ, đấy là cái chúng ta hoàn toàn có thể làm được để bảo vệ quyền lợi chính đáng đối với cộng đồng sáng tạo - một cộng đồng mong manh, thiếu nguồn lực”.
Duy Vũ
Khác với Huawei – vốn đối mặt với các lệnh cấm vận khắc nghiệt từ Mỹ, Xiaomi không có tên trong bất kỳ danh sách đen thương mại nào của Mỹ. Do đó, có thể mua được những con chip mới nhất từ Qualcomm, yếu tố quan trọng để duy trì cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, nơi Apple và Samsung đang thống trị. Xiaomi cũng vẫn được sử dụng dịch vụ Google – thứ đã “khai tử” mảng kinh doanh di động Huawei ở nước ngoài.
Dù mới bán mẫu sedan SU7 vào tháng 3, Xiaomi đã tìm thấy thành công trên thị trường nhờ chiến lược định giá hợp lý. Cho đến nay, công ty của Lei giao hơn 30.000 xe đến tay khách hàng. “Lính mới” đang trên đà đạt mục tiêu thường niên 100.000 xe vào tháng 11.
Để so sánh, Tesla bán được 603.664 xe tại Trung Quốc năm 2023, tăng 37% so với năm 2022.
Xiaomi tiết lộ kế hoạch ra mắt bộ phận EV vào tháng 3/2021, chỉ hai tháng sau khi Mỹ cấm vận. Theo Lei, Xiaomi đã từ chối vốn đầu tư mạo hiểm, thay vào đó tự bỏ ra 10 tỷ USD để bước vào thị trường ô tô điện. Lei gọi đó là “dự án khởi nghiệp lớn cuối cùng” của cuộc đời mình. Trong 10 tỷ USD này, Xiaomi dành 5,5 tỷ NDT (756,3 triệu USD) xây nhà máy ở Bắc Kinh rộng 718.000m2.
Thị trường EV Trung Quốc đã trở nên bão hòa với vô số các startup và hãng xe truyền thống, tạo ra cuộc chiến giá khốc liệt. Là người đến sau, Xiaomi phải đối đầu với Tesla, Xpeng, Nio nên quyết định giảm giá để nhanh chóng giành sân. Tại buổi giới thiệu SU7, Lei cho biết công ty đang bán lỗ mẫu xe, giá khởi điểm 215.900 NDT (hơn 751 triệu đồng).
Nhà máy Bắc Kinh đã phải tăng ca gấp đôi vào tháng 6 để đáp ứng đơn hàng. Theo truyền thông địa phương, thời gian sản xuất hằng ngày tại đây tăng từ 8 giờ lên 16 giờ, sản lượng hằng tháng tăng lên gần 20.000 xe. Trước đó, CEO Lei chia sẻ nhà máy có thể sản xuất 40 xe SU7 mỗi giờ.
Xe điện Xiaomi trang bị chip Qualcomm và Nvidia, cũng như chip SoC S1 và cảm biến hình ảnh C1 tự phát triển.
(Theo SCMP, Cailian)
" alt=""/>Xiaomi làm xe điện vì sợ hãi trước lệnh cấm vận của MỹKhi bắt đầu diễn ra buổi ra mắt sách, Huyền Chip chia sẻ vui rằng: "Bạn tôi khuyên nên đội mũ bảo hiểm để tránh gạch đá".
Những ngày qua, đông đảo người đã đòi cô đưa ra bằng chứng về chuyến đi, cụ thể là visa, và tại họp báo Huyền đã công bố để khẳng định mình không hề nói dối. Ảnh: Zing |
"Tôi không tính tổng chi phí chuyến đi"
Phần quan trọng trong buổi hội thảo này là khi Huyền Chip đã giải đáp những thắc mắc của cộng đồng mạng gây “bão” trong thời gian qua.
Huyền Chip đã có câu trả lời cực kỳ rõ ràng như số lượng visa cụ thể cô có được – bằng “màn” xuất trình visa ấn tượng với sự giúp đỡ của GS Nguyễn Lân Dũng.
TIN LIÊN QUAN Cô gái ngừng đại học, đi 25 nước" alt=""/>Xem Huyền Chip đối mặt với 'bão'
|