Kèo vàng bóng đá Espanyol vs Atletico Madrid, 22h15 ngày 29/3: Khách hoan ca

Thế giới 2025-03-31 02:07:02 373
èovàngbóngđáEspanyolvsAtleticoMadridhngàyKhábxh việt nam   Hư Vân - 29/03/2025 13:05  Kèo vàng bóng đá
本文地址:http://profile.tour-time.com/html/92d792275.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo góc Sydney FC vs Melbourne City, 13h00 ngày 29/3

Mùa hè là thời điểm nóng nực khiến nhiều người dễ chán ăn. Trong mâm cơm của gia đình người Việt, các món dưa muối dễ ăn luôn được mọi người ưa thích hơn cả.

1. Dưa cải chua

Dưa cải muối chua là món ăn kèm rất thông dụng trong những bữa cơm gia đình hàng ngày. Với cách muối khá đơn giản, những đĩa dưa muối vàng ươm ăn vào miệng thấy có vị chua nhẹ thơm mùi hành hoa thật là ngon miệng.

Nguyên liệu:

- Dưa cải: 1 kg

- Muối hạt: 5g

- Đường: 2g

- Hành hoa, nước nóng.

Cách thực hiện:

- Rau cải bẹ mua về ngâm muối, rửa sạch, hành hoa rửa sạch cắt khúc dài cùng rau cải.

- Đun nóng già 1 lít nước, chuẩn bị sẵn 1 lọ sạch để muối dưa. Cho nước nóng vào lọ, thêm 5g muối, 2gr đường và dùng vật nặng đè lên dưa, để khoảng 2 ngày là dưa vàng ươm chua thơm rất ngon.

Chỉ cần khéo léo trong khâu chọn cải bạn đầu cùng lượng muối và nước phù hợp là bạn có thể muối dưa cải thành công.

{keywords}

2. Cách muối cà pháo chua giòn ngon nhất

Ngày hè oi ả, có khi chỉ bát canh với mấy miếng cà lại thấy ngon miệng trôi cơm, cùng tìm ra bí quyết để muối được những quả cà vừa trắng vừa giòn ngon bạn nhé.

{keywords}

Cách thực hiện:

- Cà mua loại cà bánh tẻ, phơi trong bóng râm cho héo, bỏ cuống, cắt đôi hoặc muối cả quả.

- Riềng, tỏi rửa sạch đập dập.

- Chuẩn bị nước nóng và muối để muối cà, sau đó dùng vật nặng đè chìm cà xuống nước muối để cà không bị thâm.

Sau khoảng 3 ngày là cà vàng ươm, giòn ngon hấp dẫn rồi đấy!

3. Cách muối xổi cà bát cực ngon

{keywords}

Cách thực hiện:

- Pha 5g muối hạt với 1 lít nước đun sôi để nguội. Cà bát mua về cắt bỏ tai cả, rửa thật sạch để ráo nước. Bổ cà thành các miếng vừa ăn dày chừng 0,5cm rồi thả các miếng cà vào trong âu nước muối ngâm 15 phút cho cà bát ra hết nhựa đen. Sau 15 phút các bạn vớt các miếng cà bát ra rổ thưa để ráo nước rồi lại cho vào âu sạch trộn trực tiếp 3g muối còn lại vào để thêm 15 phút cho cà ngấm mặn thì chắt bỏ toàn bộ nước muối tiết ra từ cà bỏ đi.

- Tỏi bóc vỏ 1 phần đập dập, 1 phần cắt lát, ớt thì tùy khả năng ăn cay của gia đình mà các bạn gia giảm cho hợp khẩu vị. Cho khoảng 500ml nước đun sôi để nguội vào dụng cụ để muối cà, thêm 2g muối, 5g đường, 100ml dấm và tỏi ớt vào khuấy cho tan đều rồi thả các miếng cà bát vào ngập trong nước muối.

- Dùng đĩa hoặc túi nước buộc chặt nén chìm trong nước, tránh để cà nổi lên sẽ làm cà bị thâm, khi ăn sẽ bị đắng, cà không ngấm mà rất không đẹp mắt nhé. Do có dấm gạo trong nước muối nên chỉ sau 2h là cà đã chuyển sang màu vàng sáng, ngấm vị chua cay và có thể dùng được.

4. Rau củ ngâm chua ngọt

Rau củ quả ngâm chua ngọt vừa dễ ăn lại siêu thích hợp với những bữa ăn có món chiên rán hoặc nướng.

{keywords}

Cách thực hiện:

- Cà rốt, củ cải, dưa leo thái khúc dài mỏng, trộn với 1 xíu muối.

- Hòa tan hỗn hợp muối, đường, giấm, tỏi, ớt băm và nước lọc vào bát. Cho tất cả cà rốt, củ cải, dưa leo vào trộn đều, bọc màng bọc khoảng 2-3 tiếng là ăn ngon nhất.

5. Hành tím muối chua ngọt cực ngon

- Hành tím mua về, các bạn rãi ra phơi trong bóng râm vài tiếng cho hành hơi héo thì khi muối hành sẽ nhanh chua và ăn hành giòn hơn.

{keywords}

- Bóc sạch vỏ khô của hành, rửa sạch. Pha nước với 10g muối ngâm hành trong 6-8 giờ để hành ngấm nước muối bớt hăng. Sau 6-8h đổ hành ra rổ thưa để dóc bớt nước.

- Cho giấm vào âu to, cho tỏi bóc vỏ cắt lát, ớt cắt lát, đường, 5g muối và thêm 300ml nước nguội vào khuấy tan rồi thả hành tím vào muối sau cùng. Nén chặt hành trong 3 ngày để hành chua ngon là có thể mang ra dùng được. Chú ý nén hành ngập hoàn toàn dưới nước để hành ngấm đều và không bị thâm.

(Theo Em Đẹp)
">

5 món dưa muối chua giòn cực ngon cho ngày hè

Chiều 4/10, tại buổi tiếp xúc cử tri ở phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng (TP Cần Thơ), do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu; ông Đoàn Hoà Minh, đại diện cho hơn 500 hộ dân trong khu đô thị mới (ĐTM) Hưng Phú trình bày ý kiến về việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của họ bị công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 8 (công ty 8) - chi nhánh TP Cần Thơ mang đi thế chấp trong ngân hàng.

{keywords}
Buổi tiếp xúc cử tri ở phường Hưng Thạnh (quận Cái Răng) "nóng" vụ công ty 8 mang sổ đỏ của hàng trăm người dân đi thế chấp trong ngân hàng 

Lo mất trắng tài sản 

Theo đó, hàng trăm sổ đỏ của các hộ dân trong khu ĐTM Hưng Phú bị công ty 8 mang thế chấp cho ngân hàng nhiều năm nay. Trong đó, có người mua nhà từ lúc trai trẻ đến giờ già, bị tai biến mà vẫn chưa có sổ đỏ, dù họ đã trả tiền đầy đủ cho công ty 8.

Ông Minh phản ánh, dự án khu ĐTM Hưng Phú (lô 49) đã triển khai 17 năm, song đến nay, người dân mua nhà đất trong dự án vẫn chưa có sổ đỏ.

Trong đó, hơn 200 sổ đỏ đã bị công ty 8 đem thế chấp cho ngân hàng và khoảng 1.000 lô nền chưa được làm sổ đỏ.

{keywords}
Ông Đoàn Hoà Minh, đại diện cho hơn 500 hộ dân trong khu đô thị mới (ĐTM) Hưng Phú trình bày ý kiến 

Mới đây, người dân nhận được thông báo về việc bán đấu giá khoản nợ của công ty 8 tại ngân hàng Agribank, chi nhánh TP. HCM.

Trong đó, tài sản bảo đảm khoản nợ là các bất động sản tại lô số 49, bao gồm cả nhà, đất của người dân, khiến bà con vô cùng hoang mang, vì có nguy cơ mất trắng tài sản trong giao dịch bán nợ này.

Bức xúc, người dân đã tập trung tại văn phòng công ty 8 – chi nhánh Cần Thơ yêu cầu dừng đấu giá.

Theo ông Minh, lúc này chính quyền TP yêu cầu công ty 8 và ngân hàng tạm dừng đấu giá. “Tuy nhiên, việc đấu giá không thực hiện được là do không có đối tác nộp hồ sơ”, ông Minh nói.

Theo ông Minh, sau đó ngân hàng tiếp tục thông báo mời tham gia đấu giá lần hai nên các hộ dân làm đơn đề nghị đến chính quyền, công ty 8 và ngân hàng đề nghị tạm dừng đấu giá. Cũng như công ty 8, ngân hàng tổ chức cuộc họp khách hàng có sự chứng kiến của UBND TP Cần Thơ đưa vào 4 quy chế đấu giá. 

Trong đó, nhấn mạnh việc người trúng thầu phải chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của khách hàng đã mua nhà, đất tại dự án; lập thủ tục cấp sổ đỏ cho khách hàng, cũng như không phát mãi tài sản nhà, đất mà khách hàng đã mua, không thu thêm tiền ngoài họp đồng mua bán, chuyển nhượng, góp vốn mà công ty đã ký với khách hàng.

Người trúng đấu giá có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của công ty 8 liên quan đến dự án lô số 49.

{keywords}
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Lê Quang Mạnh trả lời cử tri vấn đề liên quan đến công ty 8

Theo ông Minh, cuộc đối thoại giữa người dân với công ty 8, ngân hàng do UBND quận Cái Răng tổ chức thì phía ngân hàng đã không chấp nhận đề xuất đưa các cam kết bảo đảm quyền lợi của khách hàng vào qui chế đấu giá.

Lý do, ngân hàng nêu là “người mua không thừa hưởng nghĩa vụ của công ty 8 và phía ngân hàng cũng không có trách nhiệm. Do đó, không thể đưa cam kết đó vào quy chế đấu giá bán nợ”.

“Chúng tôi vô cùng thất vọng và tuyệt vọng vì đã kiến nghị, kêu cứu việc công ty 8 không trả sổ đỏ nhà đất cho dân từ rất lâu, rất nhiều lần tới rất nhiều cơ quan chức năng nhưng chưa được giải quyết”, ông Minh nói.

Có dấu hiệu hình sự, công an sẽ khởi tố

Trả lời ý kiến của cử tri, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Lê Quang Mạnh cho biết, vụ việc này đã kéo dài rất nhiều năm và UBND TP và chính quyền các cấp hết sức quan tâm đến vấn đề này.

Quan điểm xuyên suốt của lãnh đạo TP là chính quyền phải làm mọi biện pháp để đảm bảo lợi ích hợp pháp của người dân đã mua đất, nhà của công ty và đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp.

{keywords}
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân vụ việc này thuộc thẩm quyền giải quyết của TP Cần Thơ

Trong thời gian qua, UBND TP đã liên tục chỉ đạo các cơ quan chức năng, Công an TP, Sở TN&MT, các sở ngành liên quan và UBND quận Cái Răng thực hiện nhiều biện pháp cùng lúc.

“Chúng tôi luôn kiên trì làm việc với phía công ty 8 để tiếp tục rút sổ đỏ ra giao cho người dân. Tổng số sổ đỏ cấp cho khu ĐTM Hưng Phú là 743 giấy, trong đó công ty 8 đã trả dân 520 sổ và dùng 223 sổ đem đi thế chấp ngân hàng.

Đến nay, qua làm việc liên tục, chính quyền đã rút ra được 118 giấy để trả cho dân; còn lại 105 sổ. Mới đây, chúng tôi đã làm việc với công ty 8 và lấy ra được 9 sổ để cấp cho người dân”, ông Mạnh cho hay

Ông Mạnh cho biết thêm, TP luôn yêu cầu công ty 8, ngân hàng và công ty tổ chức đấu giá phải xây dựng cho bằng được phương án đảm bảo lợi ích cho người dân đã mua nhà, đất của công ty 8.

{keywords}
Các hộ dân giăng băng rôn yêu cầu Công ty 8 trả sổ đỏ hôm 22/7
{keywords}
Ông Trần Hữu Vị (áo thun) nói mua nhà từ lúc còn đẹp trai tới lúc bị tai biến vẫn chưa nhận được sổ đỏ

UBND TP cũng luôn chỉ đạo Công an TP liên tục theo sát diễn biến để đảm bảo tất cả các vấn đề có thể xảy ra…

“Hiện nay, ngoài Agribank, công ty 8 còn cầm sổ đỏ ở nhiều ngân hàng khác. Nếu vụ việc có dấu hiệu hình sự thì chúng tôi sẽ chuyển cho công an TP để khởi tố. Tuy nhiên, để đảm chắc chắn căn cứ pháp lý, đảm bảo lợi ích bà con mới là điều quan trọng nhất”, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ nói.

Theo người đứng đầu UBND TP Cần Thơ, vừa qua, để làm sao đảm bảo phương án bán đấu giá rõ ràng, UBND quận Cái Răng cùng cơ quan chức đã tổ chức cuộc đối thoại yêu cầu công ty 8, ngân hàng, công ty đấu giá phải giải thích, chứng minh được cho người dân thấy phương án này đảm bảo lợi ích cho họ.

Tại cuộc họp rất nhiều câu hỏi, yêu cầu của người dân được đặt ra và công ty 8 đã chấp thuận, nhưng ngân hàng thì không.

“Chúng tôi nhất trí là phương án này phải được ngân hàng, công ty đấu giá cùng ký vào. Khi những lợi ích của người dân được thể hiện rõ trong phương án thì những bước tiếp theo sẽ được thực hiện theo đúng quy định pháp luật”, ông Mạnh nói.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, đây không phải lần đầu bà được nghe vụ việc tại khu ĐTM Hưng Phú và UBND TP Cần Thơ cũng đã chỉ đạo giải quyết.

“Tôi khẳng định đây thuộc thẩm quyền của TP Cần Thơ phải giải quyết theo hướng như Chủ tịch UBND TP đã nói, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dân", Chủ tịch QH nhấn mạnh.

Mua nhà từ lúc trai trẻ, giờ già, bị tai biến mà vẫn chưa có sổ đỏ

Mua nhà từ lúc trai trẻ, giờ già, bị tai biến mà vẫn chưa có sổ đỏ

Hàng trăm khách hàng ở Cần Thơ đã trả đủ tiền mua đất nhưng chưa nhận được sổ đỏ do chủ đầu tư mang đi cầm cố tại ngân hàng.

">

Chủ tịch Cần Thơ trả lời vụ 'mua nhà từ lúc trẻ, giờ già vẫn chưa có sổ đỏ'

Nhận định, soi kèo NAC Breda vs Groningen, 22h30 ngày 29/3: Khách hết động lực

{keywords}

Nấu nướng trong môi trường thông gió kém, tương đương với việc cơ thể hút 2 bao thuốc lá mỗi ngày, ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe. Do đó, sau khi nấu ăn xong, nên để máy hút mùi thêm khoảng 4-5 phút, để giúp loại bỏ hoàn toàn các chất có hại, hoặc có thể mở cửa sổ thông gió trong nhà bếp.

3. Cười có thể thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người cười khi xem phim hài sẽ tăng 21% lưu thông máu và hiệu quả kéo dài trong 24 giờ, và khi họ xem một bộ phim tài liệu nghiêm túc, tốc độ lưu thông máu giảm xuống 18%. Nghiên cứu này đã chứng minh cho câu nói “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” lưu truyền từ ngày xưa. Vì vậy, trong cuộc sống, mọi người hãy luôn cố gắng tìm kiếm nụ cười.

4. Sau khi tỉnh dậy, cố gắng nằm thêm 2 phút trước khi rời khỏi giường

{keywords}

Trong các trường hợp đột quỵ và tử vong đột ngột, có khoảng 25% trường hợp xảy ra vào sáng sớm khi họ thức dậy vào buổi sáng. Sau khi tỉnh giấc, không nên bật dậy luôn, cố gắng nằm lại giường 2-3 phút, rồi mới từ từ ngồi dậy, vận động chân tay, đánh thức các cơ quan trong cơ thể, sau đó có thể rời khỏi giường. Bật dậy đột ngột, rất có thể vì huyết áp biến đổi nhanh chóng, dẫn đến não bị thiếu oxy, thiếu máu cấp tính, gây ra đột tử.

5. Đánh răng đủ 3 phút

Theo nghiên cứu của các chuyên gia răng miệng, việc đánh răng quá nhanh sẽ không thể loại bỏ các mảng bám còn tồn đọng trên răng. Còn việc đánh răng quá lâu thì lại có nguy cơ bào mòn men răng, ảnh hưởng đến các mô mềm. Chính vì vậy, chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên chải răng khoảng 2-3 phút/lần

Các chuyên gia răng miệng cho biết nếu đánh răng đúng cách thì việc chải răng có thể duy trì tác dụng đến 24h. Bởi vậy để việc vệ sinh răng miệng tốt và phát huy tối đa tác dụng, thời gian đánh răng đúng cách nên vào lúc sau khi ăn sáng khoảng 30 phút và trước khi đi ngủ.

6. Nâng mông khoảng 3 phút

{keywords}

Nâng mông đều có tác dụng bảo vệ nhất định đến sức khỏe đường ruột, hệ tiết niệu và sơ quan sinh sản, đặc biệt có thể phòng ngừa và điều trị mụn trứng cá. Thời gian trong ngày, mỗi khi rảnh có thể tập bài nâng mông, mỗi lần giữ 2 - 3 phút.

7. Tập yoga giảm đau lưng 56%

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với những người bị đau lưng nhẹ hoặc trung bình, tập yoga trong 90 phút và tập hai lần một tuần có thể giảm đau lưng tới 56% và giảm chỉ số trầm cảm xuống 60%. Nếu bạn không có điều kiện để tập yoga, bạn có thể thư giãn lưng và để mọi bộ phận trên cơ thể bám vào giường càng lâu càng tốt.

{keywords}

Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ôm người mình yêu thương là công thức giải tỏa áp lực tốt nhất. Đặc biệt là khi bạn lo lắng, việc nắm tay người bạn quen có thể làm giảm huyết áp và nhịp tim, khiến bạn thư giãn và nhẹ nhõm hơn.

Hà Vũ (Dịch theo Sohu)

4 hành vi bất thường của con người trước khi chết ít người biết

4 hành vi bất thường của con người trước khi chết ít người biết

Nhận được một số đặc điểm kỳ lạ của con người trước khi chết, có thể giúp gia đình biết cách chiều lòng người ốm vào thời khắc cuối cùng của họ.

">

7 thói quen nhỏ và đơn giản mang lại lợi ích suốt đời, ai cũng có thể thực hiện

{keywords}Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự sự kiện ITU Digital World 2021. (Ảnh: Lê Anh Dũng)

2h chiều nay, ngày 13/10, Hội nghị bàn tròn Bộ trưởng trong khuôn khổ Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2021) sẽ thảo luận về vấn đề “Thúc đẩy phát triển hạ tầng: Nghĩ lại về vai trò của Chính phủ trong chuyển đổi số”.

Điều hành phiên này là bà Doreen Bogdan-Martin, Cục trưởng Cục phát triển ITU. Sự kiện có sự tham gia của Bộ trưởng các nước gồm Banglades, Thái Lan, Bhutan, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Mông Cổ, Ả rập Saudi… Ngoài ra, còn có sự góp mặt của ông Ziyang Xu, Tổng giám đốc điều hành, ZTE Corporation và ông John Giusti, Giám đốc chính sách, GSMA. Về phía Việt Nam, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng sẽ tham gia thảo luận cùng các bộ trưởng trong ITU.

Hiện phần lớn thế giới đã có sẵn cơ sở hạ tầng băng thông rộng cho phép chuyển đổi số. Nhưng sự tồn tại của mạng, tốc độ và hiện trạng triển khai có sự khác nhau đáng kể trong mỗi quốc gia, giữa các nước và khu vực. Khi số lượng người dùng và thiết bị, việc sử dụng dữ liệu cũng như kỳ vọng về tốc độ và chất lượng tiếp tục tăng nhanh, các mạng hiện tại cần được cập nhật hoặc thay thế nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lai.

Tuy nhiên, nhiều vấn đề được đặt ra như làm thế nào để tăng tốc và tối ưu hóa việc triển khai hạ tầng băng rộng một cách tốt nhất? Những kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất và nghiên cứu điển hình thành công khác nhau như thế nào giữa các nước phát triển và đang phát triển?

Bên cạnh đó, một số vấn đề khác cũng được đặt ra tại hội nghị như khi mạng đường trục cần thiết đã có sẵn thì những rào cản để tiếp cận người dùng cuối là gì? Vai trò của chia sẻ cơ sở hạ tầng, cả trong lĩnh vực viễn thông và với các nhà cung cấp dịch vụ tiện ích là gì?

Hội nghị Bộ trưởng cũng nêu ra nhiều câu hỏi cần giải đáp như: Làm thế nào mà các cơ quan quản lý và Chính phủ có thể phối hợp với khu vực tư nhân để khuyến khích hợp tác, tạo ra sân chơi bình đẳng về công nghệ và mở rộng thị trường? Đại dịch đang tiếp diễn đã ảnh hưởng ra sao đến quyết định của các nhà hoạch định chính sách và các chiến lược băng rộng quốc gia? Ngoài ra, các Bộ trưởng sẽ thảo luận về phương thức để các quốc gia có thể học hỏi lẫn nhau - và những cạm bẫy cần tránh là gì?

Ông Houlin Zhao, Tổng thư ký ITU nhìn nhận một nửa thế giới hiện đã được kết nối nhờ công nghệ thông tin và truyền thông. Đây là minh chứng cho vai trò không thể phủ nhận của lĩnh vực này. Tuy nhiên, chúng ta chỉ thực sự đạt tới thước đo thành công khi một nửa còn lại cũng được kết nối với giá cả phải chăng nhờ công nghệ.

Tổng thư ký ITU cho rằng, xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông chính là thách thức mà thế giới phải đối mặt. Chúng ta phải thu hút nhà đầu tư đến những nơi không phải lúc nào cũng có lãi. Phải tìm cách thu hút nguồn lực đầu tư vốn có giới hạn để phát triển hạ tầng ngành viễn thông. Ngành thông tin và truyền thông phải được hỗ trợ về tài chính, đầu tư, thúc đẩy mối quan hệ đối tác trên toàn hệ sinh thái số.

Theo ông Houlin Zhao, Việt Nam là một mô hình tốt để các quốc gia trên thế giới có thể học hỏi kinh nghiệm. Việt Nam đã chung tay cùng nhiều nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh trong việc phát triển ngành viễn thông dù đó là những nơi ít thu được lợi nhuận và thường bị các nhà đầu tư khác bỏ qua.

Phát biểu tại lễ khai mạc ITU Digital World 2021 ngày hôm qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, sự dẫn dắt, định hướng của nhà nước cần đi đôi với sự năng động, hiệu quả của thị trường. Vì vậy, hợp tác giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân rất cần được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi. Chuyển đổi số phải lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển. Quá trình này chỉ thực hiện thành công khi mỗi người dân tích cực tham gia và được thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Bởi vậy, vai trò dẫn dắt của Chính phủ cũng như các sáng kiến, kế hoạch hợp tác trọng tâm của ITU phải hướng tới mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh, thế giới số phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm chủ quyền số và an toàn, an ninh mạng. ITU cần phát huy mạnh mẽ hơn vai trò là một tổ chức chuyên ngành của Liên Hợp Quốc trong việc định hướng khuôn khổ quốc tế về chủ quyền số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

Nguyễn Thái 

 

Gian hàng Việt Nam tại ITU Digital World thể hiện một Việt Nam số kiên cường

Gian hàng Việt Nam tại ITU Digital World thể hiện một Việt Nam số kiên cường

Lấy chủ đề “Resilient Digital Viet Nam”, gian hàng quốc gia Việt Nam tại ITU Digital World 2021 đã thể hiện một quốc gia số kiên cường, thích ứng với mọi biến chuyển của thời đại, nhìn ra những điểm sáng để biến nguy thành cơ. 

">

Vai trò của chính phủ trong chuyển đổi số lại nóng trên bàn nghị sự

{keywords}Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tham dự hội nghị về chuyển đổi số tại Bộ Giao thông Vận tải. Ảnh: Đức Huy

Kính thưa đồng chí Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể!

Thưa các đồng chí và các bạn!

Tôi xin phép nói một số ý về chuyển đổi số.

1- Để hiểu hơn về chuyển đổi số (CĐS) thì nên làm rõ nội hàm của 3 từ tiếng Anh là: Digitization, Digitalization và Digital Transformation.

Digitization, tiếng Việt gọi là số hoá, là số hoá thông tin. Thông tin được số hoá và lưu trữ, xử lý trên máy tính. Từ phổ biến là mua máy tính. Và là vấn đề của công nghệ. Người được nhắc đến nhiều nhất là kỹ sư công nghệ thông tin (CNTT).

Digitalization, tiếng Việt gọi là ứng dụng CNTT, là số hoá các quy trình. Là số hoá chiều dọc, số hoá các chức năng của một tổ chức. Thí dụ của nó là phần mềm quản trị nhân lực, phần mềm kế toán. Từ phổ biến là dự án CNTT. Và nó cũng là vấn đề của công nghệ là nhiều. Người được nhắc đến nhiều nhất là Giám đốc công nghệ thông tin (CIO) trong doanh nghiệp và Bộ trưởng Bộ CNTT trong Nhà nước.

Digital Transformation, tiếng Việt gọi là chuyển đổi số (CĐS), là số hoá toàn bộ tổ chức, 100% hoạt động của tổ chức được chuyển lên trên môi trường số và tiếp theo là thay đổi cách hoạt động của tổ chức. Là số hoá chiều ngang. Phải làm lại chiến lược của tổ chức, làm lại vận hành của tổ chức. Từ phổ biến là thể chế, là thay đổi. Và nó là vấn đề về thể chế, về thay đổi nhiều hơn là vấn đề về công nghệ. Người được nhắc đến nhiều nhất là CEO trong doanh nghiệp và Thủ tướng Chính phủ trong Nhà nước. Ý muốn nói rằng, CĐS là công việc của người đứng đầu nhiều hơn là của người phụ trách công nghệ.

2- Dữ liệu có phải dầu mỏ không? Không, dữ liệu không phải dầu mỏ. Dầu mỏ thì 1+1 bằng 2. Dữ liệu thì 1+1 sẽ lớn hơn 2, mà nhiều khi là lớn hơn rất nhiều, bởi vì dữ liệu mà to ra thì giá trị sẽ tăng theo cấp số nhân. Dầu mỏ thì dùng là hết. Dữ liệu mà sử dụng thì vẫn còn đó. Dầu mỏ thì người này dùng sẽ không còn cho người kia dùng nữa. Dữ liệu thì người này dùng tạo ra giá trị sẽ không ảnh hưởng gì đến việc một người khác nữa dùng và tạo ra giá trị khác, càng nhiều người dùng càng tốt.

3- Làm CĐS cho ngành giao thông cần bao nhiêu doanh nghiệp công nghệ số? Chắc chắn không phải 1, cũng không phải 2, cũng không phải 3 mà sẽ là nhiều hơn rất nhiều. Dữ liệu của ngành giao thông thì người nhìn thấy giá trị rõ nhất nhiều khi không phải người trong ngành. Chúng ta sẽ không biết được ai sẽ là người tạo ra giá trị nhiều nhất từ dữ liệu ngành giao thông và vì thế mới có việc mở dữ liệu cho các doanh nghiệp khai thác và tạo ra giá trị cho đất nước.

4- CĐS thì có nên bắt đầu từ những dự án to không? Câu hỏi quan trọng nhất về mọi dự án là nó có hiệu quả không, chứ không phải câu hỏi về to hay nhỏ. Hiệu quả có nghĩa là bỏ ra 100 đồng thì phải mang về lớn hơn 100 đồng. CĐS là một công việc mới và sẽ là một quá trình rất dài và liên tục. Vậy nên, hãy bắt đầu từ những dự án mà sau 1 năm, hoặc cùng lắm 2 năm phải mang lại kết quả và hiệu quả. Những trải nghiệm này sẽ mang lại niềm tin vào CĐS và để ra những quyết định lớn hơn. Hãy luôn nhìn vào giá trị và hiệu quả mà các dự án CĐS mang lại. Hãy thận trọng với những dự án hoành tráng!

5- Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có thể giải được các bài toán của ngành giao thông không? Thành công của CĐS thì công nghệ chỉ chiếm 20-30%. Phần lớn là phụ thuộc vào quyết tâm chuyển đổi hoạt động của người đứng đầu và sự tường minh của bài toán mà tổ chức đó đặt ra cho giới công nghệ. Các doanh nghiệp công nghệ số nước nhà hoàn toàn có thể giải được những bài toán của ngành giao thông, nếu thiếu tri thức thì họ có thể hợp tác quốc tế. Phản ứng nhanh, linh hoạt, sáng tạo, am hiểu công nghệ, thay đổi kịp thời theo yêu cầu của người dùng, có thể tự bỏ tiền đầu tư làm thí điểm trước, hiểu văn hoá, đó là những thế mạnh của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

6- Tại sao có nhiều doanh nghiệp công nghệ sẵn sàng bỏ chi phí của mình để làm thí điểm CĐS với ngành giao thông? Bởi vì các dự án CĐS đều phải có người làm “chuột bạch”, tức là phải có môi trường, có tri thức của ngành và có dữ liệu để thử. Doanh nghiệp công nghệ không thể tự làm được. Vậy nên, có người cho làm là hạnh phúc rồi. Sản phẩm được tạo ra luôn có công của cả người lập trình và công của người dùng. Sau này, kể cả trường hợp ngành giao thông không mua sản phẩm của họ thì họ cũng đã có sản phẩm. Sự hợp tác hai bên này là điều kiện tiên quyết để dự án CĐS thành công.

7- Bộ trưởng Bộ Giao thông thời CNTT và thời CĐS có gì khác nhau? Thời CNTT thì Bộ trưởng chỉ là người quyết định chi tiền, Giám đốc CNTT sẽ là người làm. Thời CĐS thì Bộ trưởng là người làm trực tiếp, nếu chỉ chi tiền mà không làm trực tiếp thì sẽ mất tiền là chính. Vì CĐS không phải là mua công cụ để tự động hoá các quy trình cũ mà là thay đổi cách hoạt động, thay đổi quy trình, mà đây lại là việc của Bộ trưởng.

8- CNTT và công nghệ số (CNS) thì có gì khác nhau?

CNS thì có có thêm công nghệ Big Data (dữ liệu lớn) có thể lưu trữ, xử lý được những dữ liệu rất lớn với giá rất rẻ và rất nhanh. Trước đây thời CNTT sẽ không dám thu thập và lưu trữ nhiều dữ liệu vì đắt, lại không xử lý được nên dữ liệu lớn không mang lại giá trị.

CNS thì có thêm công nghệ IoT (Internet vạn vật) để đo đạc, thu thập dữ liệu về thế giới xung quanh, thí dụ như các bộ cảm biến đặt dưới lòng đường xem có xe ô tô nào đang đỗ tại đó không và truyền dữ liệu về trung tâm để thông báo cho những người lái xe về chỗ có thể đỗ xe. Các bộ cảm biến bây giờ nhỏ, tốn ít nguồn, truyền được dữ liệu qua mạng viễn thông, giá thì rẻ, có thể lắp đặt hàng triệu cái. Nếu tưởng tượng cả thế giới vật lý được số hoá và được đo lường theo thời gian thực và cập nhật dữ liệu thì Bộ Giao thông sẽ biết ngày mai có bao nhiêu km đường và ở đâu cần bảo dưỡng.

CNS có một công nghệ mới là Cloud Computing (điện toán đám mây). Trước đây cứ phải đi đầu tư các hệ thống CNTT, mỗi cục, mỗi vụ, mỗi sở, mỗi huyện, mỗi xã là một hệ thống, không biết bao nhiêu mà kể, nhưng tất cả chúng cũng chỉ để làm một việc giống nhau. Rồi cứ mấy năm lại phải đầu tư lại và cũng không biết tuyển đâu ra người để vận hành nó. Bây giờ thì cả Bộ là một phần mềm dùng chung từ Trung ương đến địa phương, phần cứng cũng là một, cần bao nhiêu thì thuê, không cần đầu tư vận hành, giá lại rẻ hơn nhiều.

CNS thì có thêm công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo). Có lẽ AI của Cuộc cách mạng 4.0 là sự khác biệt lớn nhất so với ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Trước đây, công nghệ là thay lao động chân tay, bây giờ AI thay lao động trí óc. Con người thì đọc sách, AI thì học trên dữ liệu, rất nhiều dữ liệu của rất nhiều ngày và ra quyết định rằng ngày mai thứ 4, trời có mưa to, lại là ngày Quốc tế phụ nữ, tại ngã tư Cầu Giấy vào lúc 4h30 chiều thì đèn đỏ sẽ để 55 giây, chứ không phải 30 giây như ngày hôm trước, vì 55 giây là hiệu quả nhất và giảm tắc đường. AI giúp tự động hoá quá trình ra quyết định. Trước đây, máy móc tự động rồi, nhưng quá trình ra quyết định vẫn chưa tự động thì nay với trợ giúp của AI, quá trình ra quyết định là tự động. AI thay người ra quyết định ở một số việc.

9- Có người nói về văn hoá thời CĐS, nó là gì vậy? Nếu có chăng một cái như vậy thì đó là tinh thần giống như khởi nghiệp, mọi thứ đều phải thử, đều rất nhanh, chấp nhận sai rồi sửa, nghĩ thì lớn mà làm thì từ nhỏ, mọi thứ khá bừa bộn, người làm nhiều nhất là Bộ trưởng, ai cũng hỏi Bộ trưởng mà Bộ trưởng chẳng biết hỏi ai, sẽ không biết cái gì đúng, cái gì sai mà phải là thử đi rồi biết.

10- Ngành giao thông nên bắt đầu từ bài toán nào? CĐS thì thường hiệu quả nhất là ở các bài toán khó, tồn tại lâu dài trong ngành giao thông. Thí dụ, tắc đường ở thành phố lớn, vậy đèn giao thông có thể thông minh hơn không? Chi phí cho logistics chiếm tỷ trọng cao trong GDP, vậy Big Data về các phương thức và phương tiện vận tải có thể giúp phân tải đều cho các phương thức và phương tiện, cả chiều đi và chiều về, do vậy mà giảm giá thành không? Tai nạn giao thông nhiều, Big Data về tình trạng đường sá (IoT), thời tiết, tuổi người lái xe, nơi và thời gian xảy ra tai nạn, người bị tai nạn đi phương tiện gì,... rồi dùng AI có cho chúng ta dự đoán và hạn chế được gì không? Chúng ta có dữ liệu để đánh giá hiệu quả các con đường đã xây chưa, chúng ta có dữ liệu từ viễn thông và các ngành khác để dự đoán lưu lượng của một con đường mới không? Liệu IoT có phải là cách tốt để dự đoán chính xác sự xuống cấp của các con đường và thời điểm phải bảo dưỡng chúng không?

11- Chúng ta có cách nào để không phải cái gì cũng cứ phải làm thử trước không vì thế thì chậm lắm? Cái may của CĐS là nhiều bài toán khá là giống nhau ở các quốc gia. Nhiều bài toán của ngành giao thông Việt Nam đã được các nước giải quyết rồi, đang hoạt động hiệu quả rồi, vậy thì ta học và làm luôn thôi. Chúng có thể chiếm tới 60-80%. Trong thời đại thay đổi nhanh này thì học hỏi người đi trước luôn là cách nhanh và hiệu quả nhất. Và cũng là dễ nhất nữa.

12- Bộ Giao thông có thể nhờ Bộ TT&TT lead một dự án nào không? Rất hân hạnh. Thường thì dự án nào bên giao thông thấy khó thì có thể sẽ không khó với ngành TT&TT. Anh Thể nên giao một việc khó.

13- Cách làm thời CNTT và CĐS có gì khác nhau? Thời CNTT thì có thể làm từng phần, chỗ làm chỗ không, khi dùng thì nửa trong hệ thống nửa ngoài hệ thống, nhân viên thì dùng nhưng thủ trưởng không dùng, dữ liệu thì nhà ai người đó giữ, nói nhiều đến chi mà ít nói đến giá trị tăng thêm, người bận rộn nhất là Giám đốc CNTT, khoe nhau thì là nhiều máy chủ, máy tính. Thời CĐS thì chỉ có thể là tất cả các đơn vị trong tổ chức cùng làm, người đầu tiên phải dùng là thủ trưởng, không vào hệ thống thì không làm việc được và không còn lúc trong lúc ngoài, dữ liệu thì liên thông không còn cát cứ, câu hỏi đầu tiên thường là dự án mang lại giá trị tăng thêm gì thay vì chỉ là chi bao nhiêu, người bận rộn nhất là người đứng đầu tổ chức, khoe nhau là nhiều dữ liệu.

14- Dữ liệu thời CNTT và CĐS có khác nhau không? Thời CNTT thì từ phổ biến về dữ  liệu là cơ sở dữ liệu (CSDL), người này tên gì, ngày sinh, quê quán, cái ô tô này loại gì, được mua ngày nào, biển số nào, đây là những dữ liệu ổn định. Thời CĐS thì từ phổ biến là dữ liệu lớn, là dữ liệu sống, là dữ liệu do con người, đồ vật sinh ra hàng ngày, nó lớn hơn hàng vạn, hàng triệu lần so với dữ liệu ổn định, là cái ô tô này đi bao nhiêu km, đi qua những con đường nào, cái lốp xe đã mòn đến mức nào rồi, những rung xóc ngày hôm nay đã làm giảm tuổi thọ ô tô thêm bao nhiêu. Những dữ liệu sống này được liên kết với nhau, được phân tích và sẽ tạo ra nền kinh tế dựa trên dữ liệu, tạo ra sự phát triển đột phá cho đất nước.

15- Tại sao cứ nói CĐS là hay là tốt mà nhiều ứng dụng CĐS rất chậm đi vào cuộc sống? CĐS là thay đổi. Mà thay đổi là không dễ. Thay đổi một thói quen còn khó hơn nhiều. Thay đổi thói quen của cả một xã hội còn khó hơn nữa. Thói quen mới nhiều khi phải bắt đầu từ biện pháp hành chính để mọi người phải dùng.

16- Dành bao nhiêu tiền cho CNTT, CĐS thì vừa, có cần định mức không? Cái mà mới thì làm sao biết để định mức. Nhưng có số liệu thống kê qua nhiều năm, ở nhiều nước. Chi cho CNTT và bây giờ là CĐS thì các nước trung bình là 1% ngân sách, nước nào cao thì chi hơn, có khi trên 2%. Nếu coi tổ chức như một cơ thể thì hệ thống thông tin như cái não. Cái não tuy nhỏ nhưng nếu thông minh thì sẽ làm cho toàn bộ tổ chức hiệu quả hơn rất nhiều. 100 đồng chi cho phát triển hạ tầng giao thông, nếu trong đó chi 1 đồng cho hệ thống thông tin thì cái phần 99 đồng hạ tầng kia có thể có giá trị như là 130 đồng, có khi còn hơn. Ngành giao thông trước đến nay chi cho CNTT thường là chưa được 0,1%. Ngành giao thông đang quản lý một lượng tài sản rất lớn và những tài sản này đang tham gia vào phát triển kinh tế, nếu giao thông mà thông minh hơn, tắc đường giảm, thời gian chờ đèn đỏ giảm, xe vận tải chiều đi chiều về đều có hàng, xe không phải dừng lại mua vé, các con đường đều được tính toán hiệu quả, có dữ liệu để phân tải hiệu quả các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không,... thì ngành giao thông có thể góp thêm cho tăng trưởng GDP của đất nước rất đáng kể.

Kính thưa các đồng chí,

Tôi trân trọng cảm ơn anh Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức buổi làm việc hôm nay. Hai Bộ đã trình bày hiện trạng, Chương trình CĐS Quốc gia, đường hướng tương lai của CĐS ngành giao thông, các doanh nghiệp cũng đã phát biểu và đề xuất. Chúng tôi hiểu hơn câu chuyện của ngành giao thông. Và Bộ Giao thông vận tải cũng thấy rõ hơn những gì mà CĐS có thể mang lại cho ngành và đặc biệt hơn là niềm tin vào các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có thể giải quyết các bài toán của ngành giao thông. Chúng ta sẽ ký với nhau một thoả thuận về những việc mà hai Bộ sẽ làm, nhất là những việc cụ thể cho 2 tháng còn lại của năm nay và cả năm sau. Tôi có niềm tin là dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng và sự quyết tâm của các đồng chí lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ, công cuộc CĐS ngành giao thông sẽ có sự chuyển biến mạnh mẽ và những lợi ích mà nó mang lại sẽ được nhìn thấy trong thời gian sớm nhất.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng

 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Lễ trao giải Viet Solutions 2021

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Lễ trao giải Viet Solutions 2021

VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Lễ trao giải Viet Solutions 2021.

">

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu về chuyển đổi số tại Bộ Giao thông Vận tải

友情链接