-Xây dựng căn hộ diện tích nhỏ,ănhộtriệuHướngđinàochonhàsiêurẻtạâm giá rẻ, hình thành các khu đô thị vệ tinh... dù có nhiều hướng gợi mở, nhưng thực tế vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, cần lộ trình tiếp cận phù hợp.
LTS: Việc lãnh đạo TP.HCM muốn phát triển căn hộ giá rẻ, cho người thu nhập thấp đô thị, theo mô hình đã thành công, của địa phương khác, đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Loạt bài của Báo VietNamNet ghi nhận ý kiến đa chiều từ các chuyên gia, doanh nghiệp xung quanh vấn đề này.
Phát triển nhà cho thuê là quan trọng nhất hiện nay
Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành, dẫn số liệu theo khảo sát của Sở Xây dựng cũng như Viện Nghiên cứu phát triển, từ giờ tới năm 2020, nhu cầu thuê nhà của người dân đang ở trọ tại TP.HCM lên tới 300.000 căn, còn nhu cầu mua khoảng 70.000 - 80.000 căn.
“Nhu cầu thuê gấp 4-5 lần nhu cầu mua nhà. Cho nên chúng ta nên xây dựng những căn hộ nhỏ, giá rẻ để giải quyết nhu cầu cho công nhân thuê ở trước, giúp họ có nơi ở với giá thuê như giá nhà trọ nhưng điều kiện sống tốt hơn.
Phát triển nhà cho thuê là quan trọng nhất hiện nay và chúng ta nên làm điều đó cho người dân. Còn đối với nhà ở dạng bán thì nên có những chính sách cởi mở hơn để thu hút doanh nghiệp tự làm nhà ở thương mại giá rẻ và nhà ở xã hội để bán cho người dân. Tôi nghĩ những căn hộ có diện tích nhỏ như địa phương khác đã làm thì chỉ nên phát triển để cho thuê hơn là để bán, như vậy sẽ quản lý đô thị tốt hơn” – ông Nghĩa nêu quan điểm.
Nên mạnh dạn thí điểm nhà diện tích nhỏ
Theo ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Việt An Hòa, thành phố nên mạnh dạn thí điểm nhà ở diện tích nhỏ (dưới 45m2) theo từng hạn mức hàng năm là hợp lý. Nhà xây rẻ nhưng phải đảm chất lượng xây dựng, tiện ích và chính sách cho mua thoáng với các điều kiện dễ mua, dễ bán.
Việc cung cấp nhà ở giá rẻ là tiêu chí cần phải quan tâm khi muốn thu hút người lao động ở các khu công nghiệp. Không phải cứ căn hộ nhỏ 30 m2 là xấu . Nên xây căn hộ 30 m2 ở gần bán kính 1 km ở các khu công nghiệp ven thành phố. Thực tế rất là nhiều người cần nhà giá rẻ để ở đành phải “đánh đu” rủi ro khi sở hữu nhà đồng sở hữu từ “thượng vàng hạ cám” có căn 200 triệu đến cả tỷ đồng .
Cần “mở luật” và cho cơ chế
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Đất Lành, cho rằng, TP.HCM nên “mở luật”, chấp nhận căn hộ 20 – 30m2, chứ không nên khăng khăng là phải 45m2 mới cho xây dựng. Đồng thời cho phép mật độ xây dựng, mật độ dân số cao hơn.
Khi TP.HCM cho cơ chế, doanh nghiệp sẽ tự chọn địa điểm có hạ tầng phù hợp để làm. Từ đó, sẽ kéo theo sự phát triển kinh tế xã hội chứ không cần Nhà nước phải đầu tư.
Cái quan trọng là TP.HCM phải tạo ra mặt bằng tốt để doanh nghiệp làm. Còn doanh nghiệp làm bằng cách nào thì họ đủ khôn ngoan để nhận biết.
Cần tính toán kỹ và nhìn thoáng hơn
Ông Phan Công Chánh, Chuyên gia bất động sản cá nhân, Tổng Giám đốc CTCP Tư vấn Đầu tư Phú Vinh, cho rằng, việc giải quyết nhu cầu ở cho người nghèo là giá trị tích cực của nhà giá rẻ. Nếu không giải quyết nhu cầu này, thì nhóm đối tượng cần nhà ở xã hội vẫn đang hiện diện tại TP.HCM trong những căn nhà trọ, những phòng cho thuê ẩm thấp, tồi tàn và điều kiện sống rất kham khổ.
“Không cứ nhà ở xã hội là chật chội, là "ổ chuột trên không". Hơn 80% cư dân tại Singapore đang sống trong nhà ở xã hội. Và một dự án nhà ở xã hội của họ đẹp lung linh không kém một dự án nhà ở thương mại nào.
Tất cả do cách tiếp cận của chúng ta từ ý tưởng, thiết kế, xây dựng, vận hành dự án. Nếu làm được điều này thì ý nghĩa nhân văn sẽ rất lớn. Nhóm đối tượng này cũng cần được quan tâm đúng mức với nhu cầu chính đáng là có một nơi an cư đúng nghĩa để yên tâm gắn bó với công việc tại thành phố. Ý nghĩa lớn nhất của dự án nhà ở xã hội chính là trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng này” – ông Chánh nói.
Chuyên gia này cũng lưu ý, quỹ đất sạch; khu vực triển khai; ý tưởng thiết kế; diện tích và giá bán; công nghệ xây dựng; quản lý và vận hành sau khi bàn giao; các biện pháp chống đầu cơ là những điểm cần lưu ý đầu tiên khi triển khai nhà giá rẻ hay nhà ở xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống cho những nhóm đối tượng thu nhập còn hạn chế này.
Quang Nam
Lâm từng là chàng trai khỏe mạnh. Năm 2004, đang học năm nhất đại học, khi đi đón người thân từ quê vào chơi anh bị xe tông, ngã xuống đất, gãy hai đốt sống cổ.
“Sau hai lần phẫu thuật không thành công, bác sĩ nói, tôi sẽ thành người tàn phế. Ông khuyên nên về quê để được bố mẹ chăm sóc, nhưng tôi nghĩ mình không may mắn có được cơ thể lành lặn thì phải có thứ khác”, Lâm nói, quyết định ở lại Sài Gòn kiên trì điều trị bằng phương pháp tập vật lý trị liệu.
Suốt từ năm 2004 - 2006, ban ngày, anh cùng em trai đi bán vé số kiếm tiền trang trải cuộc sống. Đêm đến, hai anh em lang thang các bệnh viện tìm chỗ ngủ.
Biết hoàn cảnh của anh, bà Hoàng Nữ Ngọc Tim, người sáng lập Làng May mắn, đã đưa Lâm vào làng sống, tạo điều kiện cho anh đi chữa bệnh và học nghề công nghệ thông tin.
Lúc đó, chị Thơ đang làm công nhân ở quận 7. Một lần nhìn thấy chàng thanh niên ngồi xe lăn, thường xuyên làm thơ đăng trên một nhóm mạng xã hội mà cả hai là thành viên, chị kết bạn làm quen. Hơn một tháng đối đáp thơ với nhau, chị quyết định đi gặp anh bạn mới quen vì nghĩ rằng, cả hai là bạn thì đến thăm xem người kia sống thế nào.
Từ quận 7 qua quận Bình Tân chỉ mấy km nhưng điện thoại bị hỏng, địa chỉ chỗ anh ở lộn xộn, từ sáng sớm đến tận trưa chị mới tìm ra. “Lúc đó, tôi vừa khát vừa mệt và chỉ muốn đi về. Nhưng thấy anh đẩy xe lăn từ xa ra đón, tôi mình thật có lỗi”, người vợ quê Bến Tre nhớ lại.
Vào nơi anh ở, được chứng kiến chàng trai cầm thìa xúc ăn, những việc tắm rửa, vệ sinh cá nhân phải nhờ người giúp, Thơ nghĩ mình phải làm gì đó. “Nhìn anh ấy nhăn mặt vì đau khi cầm cái thìa xúc cơm ăn, thương lắm”, Thơ nói. Mấy tháng đầu cứ cuối tuần chị lại qua dọn dẹp, nắn bóp tay chân cho anh.
Anh Lâm ban đầu không tin một cô gái cao ráo như Thơ lại có thể gắn bó với một người tàn tật như mình. “Trước cô ấy, nhiều người nói muốn đến với tôi, nhưng chỉ được thời gian ngắn là họ đi. Tôi không muốn lại buồn vì chuyện tình cảm nữa”, Lâm kể, ánh mắt nhìn vợ trìu mến.
Bị từ chối nhưng Thơ không bỏ cuộc, quyết định dọn đồ đến gần anh thuê phòng ở. Ngày nào cũng vậy, cứ đi làm về là chị qua chăm anh chàng hàng xóm.
“Cô ấy cứ đòi đút cho tôi ăn. Tôi nói, tôi tự xúc được. Nhưng thấy tôi cầm thìa không vững, xúc cơm mà đổ cô ấy ứa nước mắt. Lúc đó, tôi nhận ra, ở cô gái này có một tâm hồn rất đặc biệt”, Lâm nói bằng giọng biết ơn người bạn đời của mình.
Biết gia đình sẽ phản đối việc mình đang làm, Thơ nói cả hai hãy bí mật làm đám cưới để sự việc đã rồi thì mẹ sẽ đồng ý. “Anh ấy bị như vậy đã thiệt đủ đường rồi, tôi không muốn anh phải tổn thương thêm nữa”, Thơ nói.
Thế nhưng Lâm lại nghĩ khác. Anh quyết tâm lấy được bằng vi tính, có việc làm để thuyết phục bố mẹ bạn gái.
Ban đầu, với 10 ngón tay quắp lại, việc di chuột và đánh bàn phím với anh vô cùng khó khăn. “Hai tay tôi yếu, không cầm được bất cứ thứ gì. Tôi cứ bỏ tay lên bàn phím là chữ nó nhảy loạn xạ. Cố gắng đưa hai tay cầm con chuột di qua di lại nhưng mặt nhăn lại vì đau, tôi chỉ muốn bỏ cuộc”, chàng trai quê Thanh Hóa nhớ lại.
Sau đó, với sự kiên trì của mình, sự giúp đỡ của bạn gái và cô giáo, Lâm từ từ tập bằng cách, cột thìa vào tay tự xúc cơm ăn, cột các thanh gỗ nhỏ vào từng ngón tay để tập duỗi.
“Mới đầu, anh ấy cứ đưa được cái thìa vào miệng là đồ ăn đổ hết ra ngoài, nhìn xót lắm, nhưng anh muốn tự làm, không cho tôi giúp. Kiên trì tập đến hơn một năm thì anh làm được”, Thơ nhìn chồng bằng anh mắt ngưỡng mộ, nói.
Hiện anh đang tập vật lý trị liệu để vừa duy trì sức khỏe và giúp các ngón tay, chân vận động đễ hơn. |
Với sự hậu thuẫn của chị, anh cũng học xong được bằng vi tính. Dù đánh chữ chỉ với một ngón tay, di chuột bằng cả hai bàn tay nhưng các thao tác của anh rất nhanh và chuyên nghiệp.
Hiện, Lâm đang là giáo viên dạy vi tính cho trường tiểu học ở Làng May mắn và nhận làm quảng cáo cho các doanh nghiệp tại nhà.
Năm 2016, dù chưa báo cho gia đình biết nhưng anh chị đưa nhau đi đăng ký kết hôn để được sống chung một nhà sau hơn bốn năm hẹn hò.
“Mẹ tôi gặp anh lần đầu rất thích. Mẹ bảo, tôi phải biết trân trọng và biết san sẻ với anh”, chị Thơ nói. Hiện chị đã nghỉ làm công nhân, ở nhà cùng làm kinh tế với anh và lên kế hoạch sinh con.
Bà Loan cho biết, bà và con dâu rất thân thiết, thường chụp hình cùng nhau. |
Sau khi nghe con trai báo tin, vợ chồng bà Loan liền vào Sài Gòn từ tháng 11/2018 để giúp các con chuẩn bị cho đám cưới, đi gặp nhà gái.
“Con dâu tôi rất hiền lành, tốt tính. Con trai tôi thật có phước khi lấy con dâu tôi. Cả hơn tháng nay, vợ chồng tôi liên tục nhận được điện thoại của anh em, họ hàng gọi đến chúc mừng vì Lâm đã lấy được vợ”, bà tâm sự.
Bà Hoàng Nữ Ngọc Tim, người sáng lập Làng May mắn, cho biết anh Lâm là người hiền lành, yêu thương giúp đỡ người khó khăn hơn mình và biết vượt lên chính mình. "Sau khi Lâm tốt nghiệp khoá học nghề, chúng tôi tạo điều kiện cho cậu ấy dạy tại trường tiểu học do làng thành lập", bà Ngọc Tim nói. |
Người vợ Sài Gòn nửa đời chấp nhận chồng yêu nam giới
Nghĩ chồng có bồ nhí bên ngoài, bà Ngân lén bám theo nhằm đánh ghen. Thế nhưng, bà bàng hoàng khi tận mắt chứng kiến cảnh chồng tay trong tay với một người đàn ông khác.
" alt=""/>Chuyện tình thầy giáo ngồi xe lăn và cô gái Bến TreTôi nhanh chóng báo tin cho mẹ, nghĩ mẹ sẽ hoan hỷ khi sắp được lên chức bà nội. Thế nhưng phản ứng của mẹ khi đón nhận tin vui này lại khiến tôi ngạc nhiên: "Có chắc đứa bé là con của mày không?".
Tôi khẳng định với mẹ rằng đứa bé là con tôi, vì chúng tôi yêu nhau thật lòng, vả lại cô ấy không phải kiểu đàn bà dễ dãi trong các mối quan hệ. Nhưng mẹ tôi lại đưa ra các lập luận rằng: Nhà cô ấy nghèo và các cô gái nghèo thường mong đổi đời bằng cách lấy một người chồng có điều kiện tốt, cách nhanh nhất để trói buộc một người đàn ông chính là có bầu. Mẹ cho rằng hoặc cô ấy cố tình có bầu với tôi, hoặc cũng có thể cô ấy có bầu với người khác và dùng đứa trẻ để trói chân tôi.
Vì chuyện này, tôi và mẹ đã xảy ra mâu thuẫn. Bạn gái tôi biết chuyện nên rất buồn. Nhưng cô ấy vẫn động viên tôi và nói rằng "chỉ cần chúng ta thương nhau thật lòng, dần rồi mẹ cũng sẽ hiểu và tác thành cho chúng ta thôi".
Lần mới nhất tôi đề cập chuyện cưới xin với mẹ, mẹ tôi kiên quyết: "Thôi được, mẹ sẽ cho con cưới con bé với điều kiện con phải đưa giấy xét nghiệm ADN về đây". Tôi bảo mẹ chuyện đó không khó, đợi sinh xong sẽ làm nhưng mẹ tôi không đồng ý, muốn phải xét nghiệm ngay với lý do: "Đợi cưới rồi, sinh xong rồi xét nghiệm lòi ra "nuôi con tu hú" thì mày thành đàn ông một đời vợ à. Rồi thiên hạ người ta cười cho thối mũi ra à?".
Tôi nhận thấy mẹ nói cũng có lý, xét nghiệm trước hay sau gì thì cũng thế thôi. Vả lại mấy hôm gần đây bạn gái cứ hối thúc chuyện cưới xin, bảo tôi nói khéo với mẹ để mẹ đồng ý. Cô ấy sợ càng lâu bụng càng to ra, bà nội biết chuyện sẽ giận sẽ buồn.
Nghĩ vậy tôi liền tìm gặp bạn gái nói yêu cầu của mẹ tôi và quả quyết:
- Mẹ nói, khi có kết quả ADN, chỉ cần là cháu bà, bà sẽ tổ chức đám cưới cho hai đứa thật hoành tráng. Em yên tâm nhé.
- Anh cũng muốn em xét nghiệm à?
- Thì giờ em không làm, mẹ anh không cho cưới. Mẹ sợ đó không phải là con anh.
- Mẹ sợ, hay là anh sợ?
- Em làm sao thế, chỉ là xét nghiệm thôi mà, chẳng phải là rất đơn giản à, em còn muốn gì nữa.
Cô ấy không nói gì nữa nhưng tôi nhận ra hình như cô ấy muốn khóc. Cuối cùng, sau một hồi im lặng, cô ấy nói đồng ý cùng tôi đến trung tâm xét nghiệm.
Hôm nhận kết quả, tôi mừng như phát điên lên. Việc đầu tiên tôi làm là gọi điện về cho mẹ tôi bảo rằng bà có cháu đích tôn rồi. Mẹ tôi cũng vui, nói sẽ sớm làm đám cưới cho hai đứa. Tôi ôm người yêu reo vui: "Thế là chúng ta được cưới nhau rồi. Em sẽ là cô dâu đẹp nhất, đám cưới sẽ to nhất thị trấn này". Nhưng đáp lại tôi, vẻ mặt người tôi yêu lại không biểu lộ một chút cảm xúc nào hết cả. Cô ấy bảo tôi:
- Anh cầm giấy kết quả này về đưa cho mẹ anh nhé. Bảo với mẹ anh là bà có một đứa cháu trai. Nhưng vì bà đã không tin đó là cháu mình, nên đứa cháu này không cần một người bà như vậy nữa. Còn em, em cũng không cần một người chồng như anh. Mẹ anh có thể nghĩ em vì tham giàu mà đến với anh, có thể nghi ngờ đứa bé không phải là con anh, nhưng anh thì không được phép làm điều đó.
Cô ấy bỏ đi rồi tôi vẫn chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra. Chẳng phải kết quả đứa bé là con tôi à? Chẳng phải chỉ cần như thế này là đám cưới sẽ được diễn ra à. Cô ấy cứ phức tạp hóa vấn đề lên làm gì thế? Cuối cùng cô ấy chịu làm tất cả những chuyện này để làm gì nếu không phải là để có một đám cưới?
Theo Dân trí
Báo tin mang bầu bị nhà anh hắt hủi, 7 năm sau họ phải trả giá
Đúng là ở đời không ai học hết được chữ ngờ và tôi tin, nhân quả sẽ đến với kẻ sống không có tình có nghĩa." alt=""/>Bạn gái có bầu đòi cưới, nhưng khi mẹ tôi cho cưới cô ấy lại từ chối- Tin HOT Nhà Cái
-