Năm nay,ọcbổngvàtrợgiúptàichínhcủaĐlich thi dau bong da y Đại học Quốc gia Singapore (NUS) tiếp tục tuyển sinh Cử nhân chươngtrình Học bổng và trợ giúp tài chính cho các ứng viên Việt Nam. Bắt đầu từ 15/10đến 31/12/2011.
Đơn dự tuyển online sẽ mở tại địa chỉ :http://www.nus.edu.sg/oam/apply/international/applications/WYA-applicationform.htm.
Tập hợp ứng viên giỏi từ nhiều nguồn
NUS là đại học công lập hàng đầu ở Singapore, nhiều năm liền được xếp trong top50 viện đại học hàng đầu trên toàn thế giới do Báo The Times (Anh) bình chọn.Hiện tại, NUS tuyển sinh tại Việt Nam với hơn 300 ngành học: Quản trị kinhdoanh, Kiến trúc, Khoa học xã hội & Nhân văn, Khoa học tự nhiên, Kỹ nghệ sinhhọc, Khoa học máy tính, Luật và Kinh tế học, Công nghệ thông tin, Y - Nha -Dược...
NUS có 15 trường đại học thành viên với hơn 300 chuyên ngành Cử nhân, đào tạoliên thông Thạc sĩ và Tiến sĩ. Mới đây, hai đại học lớn của Mỹ là Duke (Y khoa )và Yale (đa ngành) đã hợp tác với NUS để mở trường liên kết đào tạo sinh viênNUS theo lối Mỹ. Hàng năm NUS bắt đầu nhận đơn online dự tuyển các chương trìnhCử nhân của sinh viên quốc tế từ 15/10 đến 31/12. Hàng năm, NUS có thể tuyển hơn1000 sinh viên các nước.
́Tháng Bảy vừa rồi, cộng đồng sinh viên quốc tế tại NUS đã đón nhận thêm gần 70freshmen (tân sinh viên) đến từ Việt Nam. Trong số này, có những gương mặt rấttiêu biểu cho các bạn trẻ học giỏi, có ước muốn “thử sức” mình ở những trườngdanh tiếng.
Pascal Lefebvre (trái) là chủ của Jibe's vàAdie Casket (phải) là người trực tiếp quản lý toàn bộ các hoạt động liên quan đến thể thao biển ở đây. Ảnh: Quỳnh Danh.
Lướt sóng và các môn thể thao biển đang ngày càng trở nên phổ biến ở khu du lịch Mũi Né - Phan Thiết nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi.Tuy nhiên hoạt động mới mẻ này lại hoàn toàn được mang đến và phát triển bởi những vị khách như Pascal chứ không phải người dân địa phương.
"Ban đầu người dân địa phương rất tò mò về dịch vụ này. Họ chưa từng thấy bộ môn lướt ván trước đó", Pascal nhớ lại.
Quản lý của Jibe's, anh Adie Casket, 45 tuổi (quốc tịch Anh), người đã sống ở Phan Thiết 16 năm cho biết: "Thời tiết Mũi Né rất hoàn hảo cho thể thao biển. Những cơn gió lớn và ổn định, bãi biển dài và nắng ấm quanh năm là những điều kiện phù hợp để phát triển các bộ môn này, thế nhưng khi đó không có ai nhận ra".
Chất lượng thiết bị, dụng cụ là một trong những yêu tố quan trọng để thu hút nguồn khách hàng chuyên nghiệp. Ảnh: Quỳnh Danh.
Adie cũng cho biết, sau khi Jibe's được mở ra được vài năm, nhiều công ty nhận ra họ cũng có thể thu được lợi nhuận từ lĩnh vực này ở Phan Thiết.
"Ngày càng nhiều trung tâm được mở ra. Đa số là các trung tâm dạy lướt ván diều, có 3-4 trung tâm dạy lướt ván buồm, thế nhưng đa phần họ chỉ mở cửa theo thời vụ, tập trung vào những tháng du khách đông", anh Adie thông tin thêm.
Trở lại Mũi Né vì thể thao biển
Đó là đánh giá của Adie, anh cho rằng lý do đưa khách du lịch quay trở lại Mũi Né hàng năm một phần là nhờ hoạt động thể thao ngày càng phát triển.
Mũi Né được đánh giá là nơi có điều kiện thuận lợi nhất Việt Nam trong phát triển thể thao biển. Ảnh:Pascal Lefebvre.
Ông Pascal chia sẻ vào những mùa cao điểm như dịp Tết Nguyên đán, trung tâm của ông đón rất nhiều khách từ Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan...
"Khách Hàn và Nhật có khi họ đến Mũi Né và ở lại cả tuần chỉ để lướt sóng, chơi những môn thể thao biển. Người Nhật thường đến Hawaii chơi, thế nhưng chi phí và dịch vụ ở đó lại đắt đỏ, trong khi ở đây tất cả dịch vụ, khách sạn, đồ ăn lại rẻ hơn rất nhiều. Chính vì vậy ở đây thu hút khá nhiều khách châu Á", Pascal giải thích.
Với số lượng lớn giáo viên bao gồm cả người nước ngoài và giáo viên trong nước, trung tâm có thể dạy cả người Việt và khách du lịch nước ngoài. Ảnh: Quỳnh Danh.
Vào những mùa cao điểm từ tháng 11 đến tháng 5 hàng năm, trung bình mỗi ngày giáo viên ở trung tâm của Pascal dạy từ 5-6 học viên, mùa thông thường có khoảng 2 học viên mỗi ngày.
"Nhiều du khách chỉ đến đây vào các kỳ nghỉ và không có ý niệm gì về thể thao biển. Tuy nhiên khi ở tại các resort xung quanh, họ bị hấp dẫn bởi người chơi khác và muốn thử, đặc biệt với bộ môn lướt ván diều". Adie kể.
Giải thích về điều này, anh nói thêm: "Chúng tôi có 50 đến 60 chiếc ván diều ở đây với nhiều kích cỡ khác nhau, đây là bộ môn rất dễ gây chú ý và thu hút mọi người xung quanh".
Ngày càng nhiều người Việt quan tâm và học chơi các môn thể thao biển. Ảnh: Quỳnh Danh.
Bước đi tiềm năng còn bỏ ngỏ
Sự kiện Festival Thuyền buồm quốc tế năm 2011 do Pascal cùng một số doanh nhân khác và UBND tỉnh Bình Thuận đồng tổ chức.
Anh Trương Kỳ Tài, 33 tuổi là một trong số hiếm hoi những người ở Phan Thiết là vận động viên thể thao biển chuyên nghiệp. Ảnh:Pascal Lefebvre.
Nói với Zing.vn, Ông Võ Thành Huy, Phó giám đốc Sở VHTT&DL Bình Thuận cho biết tỉnh có kế hoạch phát triển để trở thành trung tâm thể dục thể thao biển mang tầm quốc gia. Mặc dù đã có một số trung tâm đào tạo tư nhân song chính quyền tỉnh vẫn đang hướng đến việc xây dựng một trung tâm công cộng của địa phương.
"Phan Thiết được biết đến là thành phố du lịch có công đồng người Nga cũng như các quốc gia Đông Âu đến du lịch và sinh sống đông đảo. Nhóm du khách này đến Phan Thiết chủ yếu là do điều kiện thời tiết nắng ấm, gió lớn và họ có thể chơi lướt ván thỏa thích", ông Huy nói. Nhiều người Nga sinh sống ở đây với công việc dạy các môn thể thao biển cũng như các dịch vụ liên quan đến thể thao biển.
Cậu bé được những con sóng nuôi lớn
Hơn 10 năm gắn bó với lướt sóng, Trương Kỳ Tài đã trở thành một vận động viên chuyên nghiệp, một con đường khác với nhưng công việc của những người đàn ông sống ở làng chài. Ảnh:Pascal Lefebvre.
Nhiều thanh thiếu niên bản địa, những người sinh ra và lớn lên ở làng chài đã bắt đầu nhìn ra biển theo một cách mới, khác với người cha làm nghề đánh bắt cá. Họ không còn nhìn thấy những mẻ cá, họ thấy những con sóng lớn, đó là cơ hội để trở thành những vận động viên chuyên nghiệp.
Anh Trương Kỳ Tài, 33 tuổi, đã lướt sóng ở Hàm Tiến trong 10 năm. Anh không chỉ chứng kiến sự phát triển của lướt sóng ở quê hương mình mà còn là một trong những người Việt Nam bắt đầu ra biển để chinh phục những con sóng.
"Những công ty như Jibe's xuất hiện đã tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều người địa phương. Họ bắt đầu học cách lướt ván, đến nay họ có thể dạy học, có người đi thi đấu các giải lớn, hay có người khác cũng ra ngoài và mở cơ sở kinh doanh riêng. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ họ", Adie chia sẻ.
Adie cùng hai vợ chồng anh Trương Kỳ Tài, chị Trần Kim Chi. Ảnh: Quỳnh Danh.
Với dáng người nhỏ bé, ít ai nghĩ chị Trần Kim Chi lại là người có thể làm chủ những chiếc ván diều cỡ lớn để lướt băng băng trên mặt nước.
Người phụ nữ 30 tuổi với làn da nâu khỏe khoắn, rắn rỏi của người miền biển không giấu sự hài lòng về công việc của mình. "So với những công việc khác của phụ nữ ở đây, làm việc ở trung tâm này có thể xem là ổn định hơn. Lương ở mức cơ bản, đủ để chăm lo cho gia đình", chị chia sẻ.
Tuy nhiên, chị cũng khẳng định: "Làm công việc này cần có sự đam mê với lướt sóng, chinh phục những con sóng, ngoài ra còn phải là người thích mạo hiểm, thử thách".
Những người phụ nữ như chị Kim Chi hoàn toàn có thể làm chủ những con sóng. Ảnh: PascalLefebvre.
Ở Jibe's, tôi cũng gặp Bảo, một cậu bé khoảng 4-5 tuổi, Bảo là con trai của chị Chi và anh Tài. Cậu bé thường xuyên theo bố mẹ đến chỗ làm và được tiếp xúc với những bộ môn thể thao biển từ sớm.
Cũng lớn lên ở Mũi Né nhưng có lẽ Bảo sẽ có một tuổi thơ khác về biển, sẽ không còn là những chiếc thuyền ra khơi và trở về với ăm ắp cá. Tuổi thơ của Bảo sẽ là những chiếc ván buồn, ván diều đầy màu sắc nhấp nhô trên biển.
Mải 'yêu đương' trên ban công, cặp du khách lãnh đủ trái đắng
Mải mê 'yêu đương' lãng mạn trên ban công, cặp đôi du khách bất ngờ rơi từ độ cao 4m xuống đất và phải cấp cứu trong tình trạng khẩn.
" alt="Người đàn ông Pháp có 20 năm gắn bó với ngành lướt sóng ở Mũi Né"/>
Xe ôm công nghệ của một hãng tại vỉa hè khu vực quận Đống Đa, Hà Nội.
‘Các shipper là nạn nhân của nhiều trò lừa đảo. Trong đó phổ biến nhất là việc chủ và khách 'bắt tay' cùng lừa đảo’.
Theo anh Long, một ngày, shipper nhận được cuộc gọi yêu cầu giao hàng. Đơn (quần áo) có giá trị chỉ 200 nghìn đồng cùng 40 nghìn tiền ship, shipper sẽ phải đặt cọc cho khách 200 nghìn sau đó mang hàng đi. Sau khi giao hàng cho khách, shipper sẽ nhận lại 240 nghìn từ khách và kết thúc đơn.
‘Sau khoảng 2, 3 lần xuôi chèo mát mái, shipper tiếp tục nhận được đơn hàng có giá trị hơn, khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng. Shipper phải vay mượn để đặt cọc cho chủ 2 triệu đồng, sau đó mang hàng đi giao.
Tuy nhiên khi đến nơi, người giao hàng gọi điện cho khách ra nhận hàng nhưng số điện thoại không gọi được. Shipper gọi lại cho chủ thì điện thoại cũng trong tình trạng tương tự. Cuối cùng, người giao mở hàng ra kiểm tra phát hiện toàn vật dụng hư hỏng, không có giá trị. Như vậy người giao hàng bị lừa mất 2 triệu đồng’, anh Long chia sẻ.
Cũng theo anh Long, các shipper thấy đơn hàng ‘ngon’, ví dụ chỉ đi khoảng 6-7 km nhưng được trả 100 nghìn đồng, rất dễ ‘cắn câu’.
Anh Long chia sẻ về một vụ lừa đảo khác xảy ra với người bạn trong giới ship hàng của anh cách đây vài tháng.
‘Đó là một sinh viên nhận được cuộc điện thoại yêu cầu giao hàng với giá khá cao. Vào khoảng 11h30, khách yêu cầu anh đến khu vực Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) để nhận hàng.
Khi sinh viên đến, khách yêu cầu vào ngõ mới trả tiền. Đi vào ngõ, khách là một người đàn ông, rút dao ra kề vào cổ yêu cầu shipper xuống xe. Tên cướp bắt buộc shipper phải nhảy xuống một cái giếng cạnh đó. Sau đó, hắn lấy xe phóng đi mất’, anh Long kể lại.
May mắn cái giếng mà shipper nhảy xuống là một giếng cạn. Anh ta thoát được ra ngoài, sau đó đến cơ quan chức năng trình báo.
‘Đối tượng tiến hành cướp xe có thể nghiện ngập, không còn gì để mất nên hành động rất liều lĩnh’, anh Long nhận định.
Để tránh nguy hiểm, những người giao hàng lâu năm có nguyên tắc riêng của mình. Họ quan sát khách và mạnh dạn từ chối nếu cung đường quá xa hoặc vào đêm muộn.
Ngoài ra, anh Long nhấn mạnh, shipper không nên nhận hàng ở những nơi địa chỉ không cụ thể như chân toà nhà chung cư, đầu ngõ, quán cà phê... phải vào tận nhà, cửa hàng của người thuê mình. Khi tới địa điểm giao hàng, họ cần cảnh giác, quan sát xung quanh, không đến nơi vắng vẻ và tránh mang theo tài sản có giá trị.
Nếu như các shipper lo lắng gặp những trường hợp lừa đảo, khách khó tính thì các chủ cửa hàng cũng đau đầu khi gặp phải shipper làm việc thiếu chuyên nghiệp.
Chị Lê Thị Hoa (SN 1987), chủ một shop hàng ở Thanh Xuân, Hà Nội, cũng vướng phải những lần ấm ức trong khi thuê người chuyển hàng cho khách.
‘Lần đó, khách và shipper cãi nhau lớn và yêu cầu tôi đứng ra phân xử. Shipper giao một món hàng và gọi điện thoại báo khách ra nhận. Tuy nhiên sau 1 cuộc điện thoại, không thấy khách ra nhận hàng, shipper liền đi về.
Người giao hàng cho rằng, khách không tôn trọng người giao khi để người khác phải chờ đợi. Trong khi đó, khách lại than vãn mới chờ được khoảng 3 phút, shipper đã nổi giận, bỏ về’, chủ cửa hàng kể lại.
Chị Hoa nói, gọi người giao hàng xảy ra rất nhiều vấn đề. Khi nào đơn được giao tận tay khách, các chủ cửa hàng mới yên tâm.
‘Thậm chí, có những shipper còn lừa tiền của khách’, chị Hoa cho biết thêm.
Cách lừa của shipper là thu phí giao hàng cao hơn so với thỏa thuận. Cụ thể đơn hàng trị giá 30 nghìn đồng nhưng shipper lấy lên 80 - 100 nghìn.
Lúc giao hàng, khách không ở nhà chỉ có người mẹ đã cao tuổi ra nhận hộ. Bà cụ không hay biết, giao đúng số tiền trên. Khi khách gọi điện phàn nàn chi phí giao hàng cao, chị Hoa mới tá hỏa.
Lúc này, chị gọi điện cho shipper thì nhận được lời giải thích: ‘Em thu nhầm’. Anh ta hứa sẽ trả lại tiền bằng cách nạp thẻ điện thoại cho chị Hoa.
Tuy nhiên sau đó, anh ta lờ đi. Mặc dù số tiền không nhiều nhưng các làm việc như vậy cũng khiến các chủ shop bức xúc.
Đợi 1 tiếng giữa nắng nóng, shipper bị khách Hà Nội ‘bom hàng’ tiền triệu
Không phải bỏ vốn, công việc giao hàng đưa đến cho các shipper nguồn thu nhập khá tốt tuy nhiên họ cũng gặp phải nhiều tình huống cười ra nước mắt từ công việc này.
" alt="Cuộc điện thoại ‘giá hời’ giữa đêm khiến shipper mắc bẫy"/>
Khu chợ cũng nằm gần núi Bài Thơ - thắng cảnh nổi tiếng cả nước. Chợ thường họp sáng sớm và chiều muộn.
Chỉ cách khu chợ chừng 5 phút đi thuyền, mặt biển nổi lềnh bềnh nhiều rác thải, nilon các loại.
Tác hại của nilon đã được những nhà khoa học, các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới đưa ra cảnh báo từ nhiều năm trước đối với môi trường. Nilon rất khó phân hủy trong môi trường tự nhiên. Theo kết quả nghiên cứu, chiếc túi nilon nhỏ bé và mỏng manh như vậy nhưng lại có quá trình phân hủy có thể kéo dài từ 500 đến 1.000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời.
Rác tập trung nhiều gần các xóm thuyền của ngư dân.
Nhiều khu vực rác thải nilon trôi nổi với mật độ khá dày đặc.
Đủ loại rác thải được đổ xuống biển.
Không chỉ là di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận 2 lần (năm 1994 và 2000), vịnh Hạ Long còn được bình chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới và luôn nằm trong danh sách những vịnh đẹp nhất trên thế giới cho đến nay.
Những thùng rác cỡ lớn nổi trên mặt biển được đặt rải rác khắp khu xóm chài nhưng tình trạng xả rác bừa bãi xuống biển vẫn tồn tại ở nơi đây.
Phút xao lòng khi đi qua ngõ hoa lãng mạn giữa lòng thủ đô
Đi qua ngõ nhỏ đầy hoa và cây này, nhiều người có cảm giác bình yên lạ thường.
" alt="Rác nilon dập dềnh mặt biển, người Việt nhìn nhau đỏ mặt ở vịnh Hạ Long"/>
Quà tặng được trao cho Bảo nhưng vẫn chưa thấy nụ cười.
Chúng tôi ghé vào quán hủ tiếu và cơm trưa bên đường. Quán ọp ẹp cũ kỹ. Bàn ghế không nhiều và quán đang vắng khách. Chủ quán, một phụ nữ đứng tuổi đứng bên cạnh nồi nước lèo đang sôi ùng ục.
Hỏi chị công việc làm ăn, chị thở dài, 'ngày nào đắt khách lắm thì bán được khoảng 1,5kg bánh hủ tiếu, lời chừng 50.000đ. Ở đây là vùng quê biên giới, đa số là dân nghèo nên ít có người ăn. Khách chỉ là những người đi đường chợt ghé vào tìm chút gì cho ấm bụng'.
'Chị bán một mình không có ai phụ sao?', chúng tôi hỏi và được chị cho biết, 'nhà chỉ có 2 bà cháu lay lắt sống. Sáng nay nó vào trường tập trung nhận quà Trung thu rồi'.
Thì ra, đây là ngoại của Bảo. Chị là Nguyễn Thị Sằng, 50 tuổi.
30 năm trước chị có chồng. Khi sinh đứa con đầu lòng là mẹ Bảo được 7 ngày thì chồng bỏ đi biền biệt tới nay. Một mình chị nuôi con sống đến tận bây giờ. 'Nhưng, anh ơi cái số của tui sao nó đen đủi quá', chị than thở.
'Anh biết không nuôi con lớn khôn rồi nó có chồng. Vợ chồng nó ở với tôi. Tưởng cuộc sống sẽ an vui nào ngờ chỉ được vài năm, khi thằng Bảo vào lớp 1 thì mẹ nó nghe lời ngon ngọt nào đó tìm đường sang Trung Quốc kiếm việc làm. Rồi một hôm, tôi nhận được tin nó chết. Chắc là chôn bên đó chứ tiền đâu mà đưa xác về. Không lâu sau, cha nó bị tai nạn bỏ bà cháu tôi ra đi'.
Ngoại Bảo bên chiếc giường hàng ngày bà cháu thường nằm.
Nấu hủ tiếu cho khách.
'Thằng Bảo nhỏ mà tội lắm', chị nói tiếp. Nó rất chăm học. Tuy nhiên cũng có những lúc nó lơ là, tôi phải nói cho nó biết sự cần thiết của việc học, nó nghe lời và sửa đổi. Nó không đi chơi, chỉ quanh quẩn trong nhà. Nó làm tất cả những việc nó có thể làm được nên tôi cũng đỡ đi phần nào.
Có những lần tôi bệnh, nó đến tận giường chăm sóc cho ngoại. Nó nấu cháo rồi bưng vô đút cho tôi từng muỗng. 'Ngoại ráng ăn cho mau hết bệnh'. Câu nói của nó làm cho tôi ứa nước mắt', người phụ nữ nói, mắt nhòe lệ.
Bà đưa chúng tôi dạo quanh nhà. Nhìn vào chiếc giường hai bà cháu nằm, phía trên mái tôn bị thủng nhiều chỗ, chúng tôi hỏi: 'Như vậy mưa sao chị ngủ'?.
'Mưa thì mình né sang chỗ không dột. Cố gắng lắm nhưng tiền ăn còn chưa đủ lấy đâu sửa nhà', chị buồn bã than thở.
Ông Nguyễn Văn Lập - Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Văn Bửu, nơi Bảo theo học, cho biết trường hợp của Bảo rất đáng thương. Nhà trường luôn tìm cách giúp cháu được thuận lợi trong việc học.
Chúng tôi trở lại trường vừa đúng lúc các học sinh ra về. Chúng hớn hở, vui tươi. Gặp Bảo đang bước nhanh. 'Con có chơi Trung thu với các bạn không?', chúng tôi cất tiếng.
'Ngoại đang bệnh chắc là con không chơi được. Thôi con hẹn chị Hằng và chú Cuội sang năm'. Bảo trả lời chúng tôi với giọng buồn thiu ...
Trung thu rộn tiếng cười của các học sinh vùng biên giới
Một nhóm thiện nguyện với hơn 30 người từ TP.HCM mang theo rất nhiều quà Trung thu đến chơi và vui với các bé thiếu nhi ở vùng biên giới giáp với Campuchia.
" alt="Trung thu buồn của đứa bé mồ côi, mất bố mẹ khi mới vào lớp 1"/>
Đức cho biết, dù học đại học xong, phải đi xuất khẩu lao động nhưng cô thấy quyết định của mình là đúng, vì cuộc sống ở Nhật cho cô nhiều trải nghiệm tốt. Ảnh: NVCC.
Công việc của tôi rất nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi người làm phải chuyên nghiệp và cẩn thận. Buổi sáng, tôi cùng các công nhân khác đi hái lá. Chiều thì phân loại, xếp lá vào hộp để giao cho nơi tiêu thụ. Chúng tôi chỉ được nghỉ ngày chủ nhật. Các ngày lễ Tết thì đi làm.
Nơi tôi làm có 9 người Việt nữa. 10 chị em tôi ở cùng một phòng, ăn uống cùng nhau. Chỗ ở cách nơi làm khá gần, nên chúng tôi di chuyển bằng xe đạp.
Ông chủ của chúng tôi là người Nhật. Ông ấy kỹ tính và nguyên tắc. Chúng tôi phải đi làm đúng giờ, thật thà, nghe lời và sạch sẽ. Làm xong việc gì, khâu nào thì phải dọn sạch. Chỉ cần một lá sâu, giấy bóng lẫn trong lá chúng tôi cũng bị nhắc nhở. Có khi, chị em tôi bị mắng cả tiếng đồng hồ, nhưng chỉ biết bấm bụng cười mỉm, vì chỉ biết lý do mình bị mắng chứ không hiểu ông ấy nói gì.
Cuộc sống xa nhà của bạn như thế nào?
Nơi sống là gần biển, khí hậu gần giống với quê tôi nên tôi thích nghi khá nhanh. Có điều, lúc mới qua, tôi phải chật vật để tìm đồ ăn Việt. Ở quê tôi quen nấu ăn bằng nước mắm. Lúc mới qua, tôi chưa biết chỗ mua nên phải nấu bằng muối, khá khó ăn. Tôi bị giảm cân. Bây giờ, mấy chị em tôi đã đặt mua nước mắm trên mạng rồi.
Sống ở Nhật nhưng tôi may mắn được làm việc với nhiều người Việt nên không gặp khó khăn về ngôn ngữ. Mấy chị em tôi đi làm về, cùng nhau nấu ăn, chở nhau đi chơi, ai khó khăn thì giúp đỡ nên rất vui. Đi xa nhà hơn hai năm, nhưng tôi chưa một lần khóc vì nhớ nhà.
Đức trong một lần thăm quan vườn dâu ở Nhật. Ảnh: NVCC.
Khu vực tôi ở có nhiều nhà vệ sinh công cộng. Dịch vụ rất tốt, sạch sẽ và tiện lợi. Tuy nhiên, ở đây có một vài người đàn ông biến thái thường lân la đến khu vực nhà vệ sinh nữ để quấy rối. Họ thấy có người bên trong là gõ cửa, nói những từ nhạy cảm. Mấy chị ở phòng tôi ai cũng đã gặp. Lúc đó rất sợ. May mắn, chị em tôi đi đâu cũng có nhau nên la lên, vậy là gã đàn ông kia sợ bỏ chạy.
Để an toàn, chị em tôi hạn chế dùng nhà vệ sinh công động. Đi đâu, mấy chị em cũng đi ba bốn người. Gặp những kẻ biến thái ngoài đường, chị em tôi dứt khoát với họ hoặc tránh thật xa.
Tới đây, khi hết hạn hợp đồng lao động ở Nhật, bạn tính như thế nào?
Hơn hai năm làm việc bên này, tôi đã trả xong số nợ vay lúc đi, hỗ trợ kinh tế cho bố mẹ. Bây giờ, tôi đang gắng làm việc, tiết kiệm để tích lũy tương lai cho mình.
Tháng 5/2020, tôi hết hạn hợp đồng. Ba mẹ nói, tôi hãy về quê lấy chồng sinh con. Tuổi của tôi so với những người trong làng thì quá lứa rồi. Nhưng tôi thì khác. Tôi muốn khi lập gia đình, sinh con thì phải có một công việc ổn định đã.
Bây giờ, về nước tôi sẽ khó xin các công việc văn phòng, vì tôi chưa có kinh nghiệm. Tôi tính, khi trở về sẽ kinh doanh cái gì đó, bán quần áo, mở quán cà phê... chẳng hạn. Có thể, tôi sẽ tiếp tục đi Nhật, nhưng đi theo dạng du học để có tương lai tốt hơn.
Xin cảm ơn bạn về những chia sẻ.
Cô gái Sài thành đang khiến dân mạng sục sôi tìm kiếm là ai?
Những ngày gần đây, cô gái Nguyễn Thảo Mi (TP.HCM) bất ngờ nổi tiếng khi được nhiều người quan tâm, tìm kiếm thông tin cá nhân.
" alt="Tốt nghiệp đại học không xin được việc, cô gái Nghệ An đi Nhật nhặt lá tía tô"/>