BS Đỗ Tuấn Anh chia sẻ, khi nhiệt độ giảm xuống bình thường (bệnh nhân hạ sốt, hết sốt, nhiệt độ < 38 độ C), là thời điểm các dấu hiệu NẶNG xuất hiện. Ảnh: Giao LinhBS Đỗ Tuấn Anh chia sẻ, khi nhiệt độ giảm xuống bình thường (bệnh nhân hạ sốt, hết sốt, nhiệt độ < 38 độ C), là thời điểm các dấu hiệu NẶNG xuất hiện, có thể nguy hiểm đến tính mạng, liên quan đến thoát mạch (dịch/plasma thấm ra khỏi lòng mạch), ứ dịch (ở các khoang cơ thể như: khoang màng phổi gây tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, tràn dịch màng bụng…), tình trạng suy hô hấp, khó thở, chảy máu và suy giảm chức năng nhiều cơ quan trong cơ thể.
BS Đỗ Anh cũng đưa ra các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cần chú ý:
- Bụng chướng, đau bụng
- Nôn (ít nhất 3 lần trong 24h): Nôn liên tục, dai dẳng
- Chảy máu mũi, niêm mạc miệng
- Nôn máu, phân máu
- Khó thở
- Mệt, kích thích, bồn chồn, li bì
- Da lạnh, ẩm
Nếu có 1 trong 6 dấu hiệu dưới đây, trẻ mắc sốt xuất huyết phải vào viện điều trị gấp:
- Đau bụng
- Li bì, kích thích và nôn liên tục
- Thay đổi đột ngột: Đang sốt cao, trẻ hạ thân nhiệt.
- Trẻ bắt đầu xuất hiện chảy máu (mũi, miệng, tiểu máu, phân máu) hoặc da niêm mạc xanh tái.
- Chân tay trẻ lạnh, ẩm
- Đau bụng, ấn tức vùng bụng.
BS Đỗ Tuấn Anh chia sẻ thêm, việc phòng mất nước, thiếu dịch rất quan trọng trong chăm sóc, điều trị trẻ sốt xuất huyết vì nguy cơ mất nước do sốt cao liên tục, nôn hoặc uống không đủ nước so với nhu cầu.
Trong giai đoạn trẻ mắc bệnh và hồi phục, một số thực phẩm giúp trẻ hồi phục nhanh như: nước dừa, nước hoa quả giàu vitamin C, các loại rau xanh...
Những thực phẩm nên tránh cho trẻ sốt xuất huyết ăn như: Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ; đồ uống có caffein, có ga; gia vị cay...
Ca mắc sốt xuất huyết đang tăng nhanh. Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật CDC Hà Nội, ông Khổng Minh Tuấn cảnh báo, tình hình thời tiết năm nay diễn biến phức tạp, số lượng cơn bão có thể kéo dài trong tháng 10, 11, 12, lượng mưa lớn, do đó, bệnh sốt xuất huyết cũng sẽ kéo dài theo.
Theo ông Khổng Minh Tuấn, nếu người dân loại trừ được bọ gậy, dụng cụ chứa nước, không có bọ gậy, không có muỗi sẽ không có sốt xuất huyết.
Đặc biệt, trong các gia đình, dụng cụ dùng chứa nước cần che đậy, không để nước ứ đọng; thường xuyên thả cá vào bồn nước và các dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng, bọ gậy; phế thải ngoài vườn, nơi công cộng như lốp xe, vỏ hộp nhựa, túi bóng... cần thu gom xử lý triệt để.
Môi trường xung quanh nơi ở, chỉ cần các hộp nhựa, xốp đựng thức ăn, các chai lọ, lốp xe... nếu không được thu gom, xử lý cũng dễ là nơi nước mưa ứ đọng, tạo điều kiện cho muỗi truyền bệnh đẻ trứng, xuất hiện bọ gậy, sẽ có nguy cơ xảy ra sốt xuất huyết…
Cùng với đó, người dân cần ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.
Khi mắc bệnh, có biểu hiện sốt, nghi ngờ sốt xuất huyết, người dân cần thông báo ngay cho y tế cơ sở để cán bộ y tế nắm bắt được thông tin và có những tư vấn, hướng dẫn phòng và điều trị kịp thời.
Cô gái 19 tuổi ho ra máu liên tục vì sốt xuất huyết
Bệnh nhân ho ra máu nhiều lần, có biểu hiện của cơn bão Cytokine, viêm phổi nặng." alt="Dấu hiệu trẻ mắc sốt xuất huyết cần phải nhập viện gấp"/>