Ngôi làng làm vài nghìn bánh dày, cơm nắm mỗi ngày phục vụ dân Thủ đô

[Giải trí] 时间:2025-01-18 05:48:56 来源:NEWS 作者:Kinh doanh 点击:51次

 

{ keywords}
Con phố san sát nhà cao tầng trên trục đường chính của xã Lạc Đạo,ôilànglàmvàinghìnbánhdàycơmnắmmỗingàyphụcvụdânThủđômallorca – barcelona huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Nguyễn Thảo

Về thôn Ngọc, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, không ai là không biết gia đình anh Sơn nổi tiếng với nghề làm bánh dày hơn 20 năm nay. 

Từ cán bộ xã cho tới người dân, ai cũng mách ‘cứ thấy cái nhà nào to đẹp nhất làng là nhà anh Sơn’. Gia đình anh Sơn, anh Sên được truyền nghề từ thời mẹ anh, bà Dư - một trong những người làm bánh dày đầu tiên trong xã.

Hiện tại, cơ sở làm bánh dày của anh Sơn cũng là nơi cung cấp bánh dày lớn nhất Lạc Đạo.

Căn nhà khang trang, rộng rãi được anh xây dựng từ năm 2018. Tầng 1 căn nhà được sử dụng làm nơi sản xuất bánh. Gian bên trong là nơi nấu và giã xôi thành một thứ bột bánh dẻo quyện vào nhau. Gian ngoài là khu vực cất trữ gạo và nặn bánh.

Chỉ vào chồng gạo chất cao, anh Sơn bảo ‘chỗ này tầm 20 tấn gạo, dùng trong khoảng 2 tháng’, tức là mỗi ngày gia đình anh sử dụng khoảng 300 kg gạo để làm ra vài nghìn cặp bánh dày.

Có 2 loại bánh dày mà gia đình anh Sơn đang làm, là bánh dày chay và bánh dày đỗ. Để làm ra những chiếc bánh dày dẻo thơm, cần gạo nếp loại ngon. Sau khi nấu xong, xôi được cho vào máy giã.

Xem Video:

'Ngày xưa, bánh được giã hoàn toàn bằng tay. Đến tận năm 2000 mới có máy giã bánh' - anh Sơn chia sẻ và ‘khoe’ những ngón tay chai sần.

Ông chủ cơ sở bánh dày cũng cho biết, nhiều thứ làm bằng máy có thể không ngon bằng làm tay nhưng riêng bánh dày thì giã máy cho ra thứ bột dẻo đều hơn, ăn ngon hơn hẳn.

Công đoạn sản xuất một mẻ bánh dày bắt đầu từ 1-2 giờ chiều và kéo dài đến nửa đêm tùy theo số lượng bánh và nhân công của mỗi gia đình. Khoảng 3-4 giờ sáng, người làm bánh lại phải dậy để giao bánh cho khách, chủ yếu là bà con trong xã lấy bánh ra Hà Nội bán.

Có một số ngày lễ tết như cúng cơm mới, giỗ Tổ Hùng Vương, đám cưới, đám ma, lượng bánh được tiêu thụ sẽ lớn hơn đáng kể, đòi hòi phải bắt đầu công việc từ buổi sáng. Trong những dịp này, bánh đôi khi được đặt theo kích thước đặc biệt, có thể to bằng một chiếc đĩa để thắp hương.

{ keywords}
Sau khi xôi được giã bằng máy, các thợ nặn bánh bắt đầu công việc của mình. Ảnh: Nguyễn Thảo

Đến nhà chị Hằng, anh Hoàng Anh ở xóm Ngọc vào buổi chiều cũng là lúc cả nhà đang làm mẻ cơm nắm, xôi các loại. Anh Hoàng Anh đang lo cho mấy nồi cơm cỡ chừng hơn 20kg gạo/ nồi. Trong khi chị Hằng, chị gái và mẹ chồng chị đang nắm xôi, đóng khuôn thành từng chiếc vuông vức.

Anh Hoàng Anh cho biết, mỗi ngày gia đình anh nấu chừng 5 nồi cơm như thế này, tổng cộng khoảng 100kg gạo để làm món cơm nắm muối vừng. Ngoài ra, chị còn làm thêm xôi trắng, xôi chè – thứ quà vặt được đóng khuôn đẹp đẽ trên chiếc đĩa nhựa dùng một lần. Có loại được lót lá chuối xanh trông rất bắt mắt.

{ keywords}
Anh Hoàng Anh đang nấu cơm để làm cơm nắm muối vừng. Ảnh: Nguyễn Thảo

Theo tìm hiểu của PV, mỗi cân gạo sẽ nặn được 15-17 nắm cơm, mỗi chiếc được bán buôn với giá 2,5 nghìn đồng. Mỗi cặp bánh dày cũng được giao buôn với giá 1,5-2 nghìn đồng/cặp tùy theo kích cỡ.

Gia đình anh Sơn, chị Hằng là những cơ sở được cho là sản xuất ra số lượng bánh nhiều nhất nhì xã Lạc Đạo. Họ tận dụng những nhân công trong gia đình và thuê thêm người dân trong xã theo mùa vụ.

Được biết, trong xã hiện có khoảng 3 gia đình làm bánh dày và 5-7 nhà làm cơm nắm với số lượng lớn như nhà anh Sơn, chị Hằng. Còn lại là các hộ làm với quy mô nhỏ lẻ, tự làm tự bán hoặc làm các loại bánh khác như bánh chưng, bánh khúc, bánh khoai, bánh nếp…

{ keywords}

 

{ keywords}

Ngoài cơm nắm, nhà chị Hằng còn làm cả các loại xôi. Ảnh: Nguyễn Thảo

Ông Nguyễn Văn Đậu – Phó chủ tịch UBND xã Lạc Đạo cho biết, ngoài nghề làm bánh dày, cơm nắm, người dân trong xã còn nhiều nghề phụ khác như: sản xuất loa thùng, bàn bi-a, nhổ đinh gỗ, nấu rượu, làm nem chua, giò chả…

Những người ở nhà làm ruộng, tranh thủ lúc nông nhàn có thể đi làm thuê cho các hộ làm bánh, tái chế nhựa, làm gỗ với mức thu nhập khoảng 200 nghìn/ngày.

Tất cả những loại thực phẩm mà người dân xã Lạc Đạo sản xuất ra mỗi ngày chủ yếu là phục vụ cho thị trường Hà Nội. Cứ khoảng 3-4 giờ sáng, dọc trục đường chính của xã đi qua thôn Ngọc, những hàng dài xe máy nối đuôi nhau giao hàng, nhận hàng để kịp đưa lên Thủ đô vào sáng sớm.

Với những mặt hàng cồng kềnh khác, người dân trong xã sắm ô tô để vận chuyển. Theo ông Đậu, hiện xã có trên 300 chiếc ô tô vừa phục vụ đi lại của người dân vừa phục vụ chở hàng ra Hà Nội buôn bán.

{ keywords}
Nhờ có nhiều nghề phụ mà đời sống kinh tế của người dân xã Lạc Đạo được cải thiện đáng kể. Ảnh: Nguyễn Thảo 

‘Hiện có tổng cộng 23 công ty đóng trên địa bàn xã, tạo công ăn việc làm cho người dân. Thanh niên trẻ nếu không làm nghề hay buôn bán, dịch vụ thì sẽ đi làm công nhân với mức thu nhập từ 3-4 triệu đồng tới 8-10 triệu đồng/ tháng. Đời sống kinh tế của người dân tương đối khá giả’ - ông Đậu cho hay.

Đi dọc trục đường chính của xã Lạc Đạo cũng dễ dàng nhận thấy những nhà cao tầng, biệt thự nằm san sát nhau, cung cấp đầy đủ các loại dịch vụ không kém gì những khu phố sầm uất của Hà Nội.

Cô Khanh -một người dân Lạc Đạo mỗi ngày đi hơn 30km tới phố Trần Duy Hưng (Hà Nội) để bán bánh - cho biết, để kiếm được đồng tiền, ai cũng phải 'đổ mồ hôi, sôi nước mắt'. Nghề làm bánh phải làm đêm hôm nên sáng sớm hôm sau người dân phải ngủ bù, 9-10 giờ gõ cửa vẫn chưa dậy là chuyện bình thường.

Ngôi làng có chục nghề phụ, biệt thự san sát như giữa lòng Thủ đô

Ngôi làng có chục nghề phụ, biệt thự san sát như giữa lòng Thủ đô

 'Cứ thấy ai bán bánh dày, cơm nắm ở Hà Nội là người Lạc Đạo' - cô Khanh, người bán bánh dày, cơm nắm gần 8 năm nay nói.

(责任编辑:Thế giới)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接