Điều gì đang chờ 'bộ tứ quyền lực' công nghệ Mỹ tại phiên điều trần 29/7?

时间:2025-01-21 01:52:41 来源:NEWS

22 năm trước,ĐiềugìđangchờbộtứquyềnlựccôngnghệMỹtạiphiênđiềutrầlich thi đấu bóng đá hôm nay và ngày mai Bill Gates – khi ấy là CEO Microsoft – đã phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ trước cáo buộc cản trở cạnh tranh. Ông tranh luận Microsoft phát triển các sản phẩm mới với mức giá ưu đãi,;tạo ra nhiều việc làm, cơ hội hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác của nền kinh tế; biến Mỹ trở thành quốc gia dẫn đầu về đổi mới. Bất chấp những điều này, Microsoft vẫn đối mặt với vụ kiện chống độc quyền lịch sử từ chính phủ Mỹ, đánh dấu bước ngoặt cho nền kinh tế số.

Quốc hội Mỹ lại chuẩn bị “quay” bộ tứ quyền lực của làng công nghệ hiện đại: Amazon, Apple, Facebook và Alphabet trong phiên điều trần sắp tới. Microsoft dù vẫn là một đại gia song tránh được làn sóng mới, vốn tập trung vào các mảng như quảng cáo kỹ thuật số.

Ngày 29/7, CEO của 4 hãng nói trên – trong đó có 2 người giầu nhất thế giới – sẽ xuất hiện trước một hội đồng chống độc quyền của Ủy ban lập pháp để trả lời các câu hỏi về cạnh tranh. Tất cả đều tham gia nhưng qua hình thức họp video vì dịch Covid-19.

Mỗi CEO đều có trải nghiệm khác nhau với các nhà lập pháp. CEO Apple Tim Cook từng ra điều trần năm 2013 để bàn về các điểm trong chính sách thuế toàn cầu. CEO Alphabet Sundar Pichai thể hiện sự bình tĩnh trong phiên điều trần cuối năm 2018 về thực hành dữ liệu và cáo buộc thiên vị chính trị của Ủy ban lập pháp cuối năm 2018. CEO Facebook Mark Zuckerberg bị Hạ viện và Thượng viện truy hỏi tới 10 tiếng về vấn đề bảo mật. Duy nhất CEO Amazon Jeff Bezos – người giàu nhất hành tinh – chưa lộ diện lần nào trước Quốc hội. Thực tế, ông cũng hiếm khi xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn mà không có kịch bản sẵn. Vì vậy, ông có lẽ là người được mong chờ nhiều nhất lần này.

{ keywords}
Từ trái qua phải, hàng trên: CEO Amazon Jeff Bezos, CEO Apple Tim Cook; hàng dưới: CEO Facebook Mark Zuckerberg, CEO Alphabet Sundar Pichai. Ảnh: CNN

Vì sao Silicon Valley thành tâm điểm?

Không như trường hợp của Microsoft, chỉ tập trung vào cách công ty dùng Windows để chiếm được lợi thế trên thị trường trình duyệt web và một số loại phần mềm, 4 hãng sắp ngồi “ghế nóng” đối mặt với nhiều loại khiếu nại khác. Nó phản ánh ngành công nghệ đã mở rộng sang mọi ngóc ngách của đời sống, không chỉ trong điện toán mà còn trong mặt hàng thiết yếu, tạp hóa, theo dõi sức khỏe, vận tải…

Trong hơn 1 năm, hội đồng chống độc quyền của Ủy ban lập pháp do Nghị sỹ Đảng Cộng hòa David Ciciline dẫn đầu, đã yêu cầu hàng núi bằng chứng từ các công ty và phỏng vấn nhiều đối thủ. Kết quả có 5 cuộc điều trần công khai, 385 tiếng gọi điện, họp báo và họp hành khác, 93 yêu cầu cung cấp thông tin từ các doanh nghiệp mang về hơn 1,3 triệu tài liệu.

Lời khai của các CEO trong phiên điều trần ngày 29/7 là đoạn cuối của cuộc điều tra.

Amazon bị chỉ trích vì cáo buộc dùng dữ liệu bán hàng từ người bán bên thứ ba để xác định nên bán mặt hàng nào và “chặt chém” các thương gia bán cùng mặt hàng trên Amazon như thế nào. Apple bị đối thủ tố cáo dùng chính sách App Store để hạn chế thiết kế ứng dụng và buộc họ phải dùng kênh thanh toán riêng của Apple.

Sự thống trị của Facebook trong thị trường quảng cáo trực tuyến cũng là vấn đề nhức nhối. Facebook bị đặt câu hỏi về việc có hay không họ “giết chết” các tờ báo nhỏ lẻ thông qua bóp nghẹt doanh thu quảng cáo và thôn tính startup nhỏ hơn để bóp nát cạnh tranh. Google bị tố ưu tiên dịch vụ “của nhà trồng được” trên trang kết quả tìm kiếm và bị châu Âu phạt vì bán dịch vụ kèm với hệ điều hành Android.

Cả 4 công ty đều phủ nhận cáo buộc chống độc quyền.

Xét theo một khía cạnh nào đó, phiên điều trần có thể xem là đỉnh điểm sau nhiều năm giám sát và chỉ trích tác động của ngành công nghệ đối với quyền riêng tư, nội dung thù ghét, bầu cử. Dù chúng không có nhiều liên hệ trực tiếp tới cạnh tranh – vấn đề chính trong phiên điều trần, nhiều nhà phân tích hi vọng nó sẽ được nêu ra tại đây.

Họ sẽ “phòng thủ” ra sao?

Trước cuộc tranh luận, ít nhất một công ty đã công bố nghiên cứu cho thấy họ bị “oan”. Apple vừa tung ra nghiên cứu chỉ ra mức ăn chia 30% với nhà phát triển ứng dụng thông qua hệ sinh thái App Store không hề đắt và phổ biến trong hệ sinh thái số. Apple nhắc tới Google Play Store, Microsoft Store và các chợ ứng dụng khác.

Chắc chắn, bộ tứ CEO sẽ tranh luận mạnh mẽ, tương tự Gates năm 1998, rằng các công ty của họ giúp hình thành và phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp mới. Nhà lập pháp sẽ đóng vai trò tìm kiếm lỗ hổng trong phản biện của CEO và đánh vào các vấn đề họ không chuẩn bị.

Tuy nhiên, theo David Heinemeier Hansson, nhà sáng lập công ty phần mềm quản trị dự án Basecamp, các tranh luận trong phiên điều trần có thể không phải các vấn đề quan trọng. Hansson là một trong những người lên án Apple và từng làm chứng trước hội đồng chống độc quyền hồi tháng 1.

Ông cho rằng phiên điều trần có thể tạo ra động lực để mở đường cho vụ kiện chống độc quyền của Bộ Tư pháp hoặc các luật sư liên bang. “Tôi cho rằng bản thân sự kiện quan trọng hơn bất kỳ điều gì mà mỗi lãnh đạo sẽ nói. Điều lạ lùng là chúng ta đã trải qua 25 năm mà không có bất kỳ thi hành chống độc quyền nào trong giới công nghệ kể từ vụ Microsoft”, Giám đốc công nghệ Basecamp chia sẻ.

Du Lam (Theo CNN)

Địa chỉ xem buổi điều trần 4 CEO công nghệ tuần này

Địa chỉ xem buổi điều trần 4 CEO công nghệ tuần này

Theo lịch phiên điều trần với các CEO của Facebook, Amazon, Google và Apple vào ngày 29/7, khung giờ bắt đầu sẽ là 12 giờ trưa theo giờ Mỹ, tương đương 23 giờ đêm theo giờ Việt Nam.

推荐内容