Chung quy lại, tài khoản Facebook giờ đây đã trở thành một thứ tài sản có giá trị với rất nhiều người. Có cung ắt có cầu, người cần mua tài khoản Facebook sẽ có người bán. Có người bán sẽ có hacker ra tay.
Và đây là những lý do khiến tài khoản Facebook bỗng trở thành miếng mồi ngon cho hacker Việt Nam chiếm đoạt trong những năm trở lại đây.
Chiếm đoạt fanpage, group
Những năm trước, hack nick người nổi tiếng rồi đòi tiền chuộc là một phương thức kiếm ăn khá phổ biến trong giới hacker. Tuy nhiên, biện pháp này khó thực hiện lâu dài với rủi ro nghề nghiệp tương đối cao. Chưa kể, người càng nổi tiếng thì càng dễ lấy lại nick Facebook.
Vì thế, các hacker bắt đầu chuyển hướng sang tấn công những tài khoản Facebook bình thường nhưng có quyền quản trị các group hoặc fanpage lớn. Những thứ này có thể đổi tên được và dễ dàng bán lại với giá trị cao mà không gặp nhiều rủi ro.
Group gắn với tài khoản Facebook cá nhân là thứ dễ bị chiếm đoạt trong khoảng thời gian rất ngắn.
Xa hơn, chỉ có những fanpage có tích xanh mới được quyền chạy quảng cáo livestream và được đề xuất, như trường hợp của fanpage Ivanovic nói trên. Đây là thứ vô cùng có giá trị với những người bán hàng online trong bối cảnh Facebook siết chặt quy định chạy quảng cáo hàng giả, hàng nhái như hiện nay.
Như vậy, thay vì tốn công lập page mới, ‘xin xỏ’ Facebook cấp tích xanh thì cách chiếm đoạt lại của người khác dễ dàng hơn rất nhiều.
Lấy thông tin cá nhân
Ngày nay, nick Facebook không chỉ đơn thuần là một tài khoản đơn lẻ. Nhờ ứng dụng đăng nhập một bước (SSO), người dùng có thể sử dụng nick Facebook đăng nhập nhanh vào nhiều app, game hoặc trang web khác.
Do đó, mất nick cũng đồng nghĩa với việc không chỉ lộ email, số điện thoại mà còn lộ cả tài khoản đăng nhập vào vô vàn những thứ khác, trong trường hợp bạn có sử dụng. Mọi việc sẽ còn tệ hơn nữa nếu email và mật khẩu Facebook trùng với tài khoản ngân hàng, email cá nhân.
Bán xác (via)
Không phải nick Facebook nào cũng có giá trị, giữ quyền quản trị fanpage hoặc group lớn, nhưng tại sao bạn vẫn bị mất nick?
Vì ngay cả những nick Facebook vô giá trị nhất cũng có thể sử dụng vào mục đích spam tin rác, tag một loạt bạn bè, gửi lời mời kết bạn hay mời like fanpage ồ ạt, gọi chung là seeding. Tất nhiên, những nick này sau đó sẽ bị Facebook ‘trảm’ thẳng tay, nhưng liệu có tên hacker nào quan tâm điều đó.
Các kênh rao bán nick Facebook vẫn hoạt động hết sức sôi nổi.
Các nick Facebook ‘cùi’ nói chung vẫn có thể được giao dịch, bán lại với số lượng lớn cho những người cần. Người cần ở đây có thể là người bán hàng online đang cần nick clone số lượng lớn để comment dạo, seeding tăng tương tác. Hoặc người quản trị page cần nick clone để tăng lượt xem video, tăng tương tác bài đăng.
Các nick Facebook như vậy được người trong giới gọi là xác, hoặc via. Vì nó là những nick vô chủ nhưng vẫn có thể tồn tại trên Facebook như người thật, bằng sự trợ giúp của tool tự động.
Nhưng không chỉ có nick Việt Nam, bất cứ nick nước ngoài nào cũng có tác dụng tương tự (tăng view, tăng tương tác, sở hữu page tích xanh chạy quảng cáo). Do đó, chỉ cần là nick Facebook đều có thể lọt vào tầm ngắm của các hacker Việt Nam, nếu không cẩn thận.
Phương Nguyễn
Phụ huynh cần chú ý khi đăng ảnh con mình lên mạng xã hội để tránh gặp tình huống oái ăm như thế này.
" alt=""/>Vì sao tài khoản Facebook lại trở thành miếng mồi ngon cho hacker Việt Nam?Và thậm chí đã ra mắt cách đây hơn sáu năm, Valve vẫn đang gặp vấn đề với những người chơi thích rời bỏ trận đấu ngay giữa chừng.
Khảo sát về số lượng người chơi quit game giữa chừng trong 50,577.217 số trận đấu trải đều ở tám mức rank của Dota 2
Theo số liệu thống kê của GOSU AI, một chương trình sử dụng trí tuệ nhân tạo để chuyên nghiên cứu về Dota 2, đã chỉ ra rằng cứ 11.7% số trận đấu diễn ra thì sẽ có ít nhất một người rời bỏ từ sớm.
Cũng theo GOSU AI, ba lý do khiến đại đa số người chơi bỏ lửng trận đấu lần lượt là do mất kết nối trong một khoảng thời gian dài, rage quit và AFK. Ngoại trừ Immortal, nơi người chơi “ưa thích” rage quit hơn hẳn so với tất cả bậc rank khác.
Lý do tại sao game thủ Dota 2 lại thoát giữa trận
Những người chơi không hoàn thành trọn vẹn trận đấu thường bắt gặp trong Dota 2, League of Legendsvà Overwatch. Bởi nhiều lý do mà nhiều người quyết định dừng cuộc chơi ngay khi họ nhận thấy mình bắt đầu thua thế hoặc đồng đội không làm theo ý.
Điều này thường dẫn tới tương quan lực lượng giữa hai đội mất cân bằng. Đội mất người không chỉ chịu thiệt về mặt quân số, nguồn lực cung cấp cũng giảm thiểu và dĩ nhiên sức sát thương cũng khó có thể sánh được với đối thủ.
Valve, giống với nhiều nhà phát triển khác, đã cố gắng khắc phục tình huống không ai mong muốn này bằng nhiều hình thức xử phạt người chơi thoát game trước khi có kết quả chung cuộc.
Theo đó, Valve trừ điểm Priority (Ưu tiên) với bất cứ người chơi Dota 2nào đã từ bỏ nhiều trận hoặc bị ai đó report nhiều lần liên tiếp.
Dota 2client cũng đã có riêng một hệ thống phát hiện những hành vi xấu như throw game, feeding và AFK trong suốt một thời gian dài. Hệ thống này sẽ theo sát người chơi có dấu hiệu khả nghi và trao án phạt Low Priority dựa vào mức độ nghiêm trọng của hành vi.
Lưu ý rằng tất cả người chơi Dota 2đều sẽ khởi đầu với mức Normal Priority nhưng khi nó bị giáng xuống Low Priority thì trải nghiệm của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cụ thể, Low Priority buộc người chơi mất nhiều thời gian chờ đợi matchmaking hơn bình thường, chỉ cho phép họ tham gia mode unranked Single Draft, không được phép nhận item rớt ra và nhận điểm Trophy.
Cách để thoát khỏi trạng thái Low Priority khá đơn giản nhưng cũng tẻ nhạt không kém.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các lượt reports và số lượng trận đấu bỏ dở, người chơi dính “mác” Low Priority cần phải trải qua một số lượng game nhất định với những ai cũng đang rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Khi đáp ứng được yêu cầu, họ sẽ quay trở lại Normal Priority.
Tuy nhiên, số lượng thống kê lại cho thấy càng ở bậc rank thấp, người chơi Dota 2thoát game lại càng phổ biến. Đó có thể là bởi họ là những “lính mới” và dễ dàng bị kích động, nản chí khi đang trong chuỗi trận toàn thua.
Đơn cử như ở bậc rank Herald, 20.5% trong tổng số 171,626 trận đấu được khảo sát đều có tối thiểu một người chơi thoát game. Khi mà gần ¼ số trận rank bình thường đang gặp phải vấn đề nhức nhối trên, rõ ràng nó không còn là chuyện nhỏ.
Tin tốt là nếu bạn thuộc nhóm người chơi từ rank Ancient trở lên, số lượng người rời bỏ trận giữa chừng giảm dần đều từ múc 9.8%. Điều đó chỉ ra rằng, người chơi càng có nhiều kinh nghiệm hay hiểu biết nhiều hơn về Dota 2thì họ càng quan tâm tới Priority và cố gắng không làm gánh nặng cho team.
Không may, điều đó không giải quyết được vấn đề mà những người chơi mới làm quen với Dota 2đã và đang gặp phải. Dù họ cố nỗ lực, cố gắng để cải thiện mức rank nhưng số lượng lớn những người chơi có thói quen thoát game sẽ phá hỏng trải nghiệm, khiến họ mất vui và có thể dẫn tới chia tay Dota 2mãi mãi.
Nếu như Valve không mạnh tay hơn nữa thì chẳng ai có thể thay thế họ cải thiện được vấn đề. Yếu tố ý thức người chơi là một phần quan trọng của những tựa game như Dota 2– nó có thể rất tuyệt khi mọi người cùng nhau tận hưởng và sẽ cực kỳ tồi tệ nếu ai cũng vì cái tôi cá nhân.
Với những công cụ chuyên thống kê những số liệu thuộc dạng vi mô như GOSU AI, khá là thú vị khi biết được một phần nào thói quen chơi game của cộng đồng.
Giống với hầu hết các chủ đề trên trang mạng Reddit được đưa ra thảo luận đề tìm ra giải pháp, công khai những con số kiểu như thế này có thể sẽ khiến nhiều người thay đổi suy nghĩ, chơi game tích cực hơn?!
ABC (Theo Dot Esports)
" alt=""/>Dota 2: Người chơi rank Immortal ‘ưa thích’ rage quit nhấtTheo người nhà anh Hiếu, sau bão số 2 anh Hiếu trèo lên nhà sửa lại mái ngói thì không may bị ngã. Sau đó, anh Hiếu được đưa đến BV đa khoa TP Vinh (Nghệ An) thăm khám, kết luận bị gãy cột sống.
Bệnh viện TP Vinh giới thiệu anh Hiếu qua BV Chấn thương chỉnh hình Nghệ An để chữa trị.
Đến ngày 23/7, các bác sĩ của BV này phẫu thuật cột sống cho anh Hiếu. Sau đó, anh Hiếu dần hồi tỉnh, nói chuyện bình thường.
Bệnh viện nơi xảy ra sự việc. |
“Khoảng 3h chiều 25/7, sau khi tiêm thì anh Hiếu đột nhiên lên cơn co giật. Đến khoảng 5h sáng nay thì bác sĩ gọi chúng tôi vào và thông báo tình trạng Hiếu nguy kịch.
Khi đó, để bệnh nhân lại thì không còn cách nào khác, mà đưa đi Hà Nội cũng không kịp” - ông Nguyễn Hách (55 tuổi, người thân anh Hiếu) nói.
Tử vong sau mũi tiêm kháng sinh
Cũng sáng nay, Phó Giám đốc Lê Văn Hữu cho biết, quá trình điều trị cho bệnh nhân Hiếu diễn ra bình thường. Tuy nhiên, anh Hiếu đột nhiên lên cơn co giật rồi tử vong sau khi được tiêm thuốc kháng sinh.
Theo ông Hữu, sau khi sự việc xảy ra phía bệnh viện đã gặp và động viên gia đình bệnh nhân. Đồng thời, đang làm việc với gia đình để giải quyết vụ việc.
Người nhà bệnh nhân tập trung yêu cầu làm rõ nguyên nhân tử vong của anh Hiếu. |
Hiện bệnh viện đã báo cáo sự việc với Sở Y tế Nghệ An, đồng thời báo với cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ cái chết của bệnh nhân. Khi có kết luận chính thức sẽ thông tin với báo chí, ông Hữu cho biết thêm.
Được biết, bố mẹ anh Hiếu đều mất sớm, cuộc sống gia đình rất khó khăn. Anh Hiếu vừa kết hôn và có một con 8 tháng tuổi thì xảy ra sự việc đau lòng.
Hà Nội ghi nhận trường hợp đầu tiên tử vong vì sốt xuất huyết trong năm nay, bệnh nhân là nữ sinh viên 19 tuổi.
" alt=""/>Sau mũi tiêm, bệnh nhân co giật chết tại bệnh viện