Chia sẻ với phóng viên VietNamNetvào ngày 9/9, Cục An toàn thông tin cho hay: Qua quá trình theo dõi, quản lý và vận hành “Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua đầu số 5656/156”, trong nửa đầu năm 2024, đơn vị đã tiếp nhận 479.398 phản ánh của người sử dụng, trong đó có 1.493 phản ánh liên quan đến tên định danh, chiếm 0,35% trên tổng số phản ánh tiếp nhận được. Như vậy, ước tính mỗi tháng có gần 250 phản ánh liên quan đến tên định danh.
Cục An toàn thông tin cũng đã làm việc với 40 đơn vị sở hữu tên định danh bị phản ánh, đã có 32 đơn vị phải giải trình và thừa nhận sai phạm, sau đó đã có 21/32 đơn vị thực hiện khắc phục các vi phạm này.
Qua làm việc với 40 doanh nghiệp sở hữu tên định danh bị phản ánh, Cục An toàn thông tin nhận thấy hầu hết các đơn vị đã vi phạm quy định về trách nhiệm của người quảng cáo, cụ thể là đã gửi tin nhắn, gọi điện quảng cáo vào các số thuê bao nằm trong ‘Danh sách không quảng cáo’; gửi tin nhắn, gọi điện quảng cáo khi chưa có sự đồng ý trước của người nhận.
Trên cơ sở xem xét mức độ vi phạm, Cục An toàn thông tin đã thu hồi 6 tên định danh được sử dụng để phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác bao gồm 4 tên định danh DVKH-247, CSKH-247, CSKH.24H, DVKH24H của Công ty cổ phần Giải pháp CNTT quốc tế ITS và 2 tên định danh PMCARD, CTPMC của Công ty cổ phần Power Membership Card.
Đồng thời, Cục An toàn thông tin đã chuyển hồ sơ của đơn vị vi phạm khác là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Truyền thông Suntech sang Thanh tra Bộ TT&TT để xác minh, xử lý vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó, Cục An toàn thông tin đã tiến hành thông báo nhắc nhở việc tuân thủ các quy định về trách nhiệm của người quảng cáo đã được gửi tới tất cả cá nhân, tổ chức đã được cấp tên định danh. Các tổ chức, cá nhân mới được cấp chứng nhận tên định danh cũng được gửi kèm thông báo về những nội dung cần biết liên quan đến trách nhiệm của người quảng cáo khi sử dụng tên định danh để quảng cáo cùng thông tin mức phạt nếu vi phạm.
Đại diện Cục an toàn thông tin chia sẻ thêm, đã có những chuyển biến tích cực sau khi cơ quan chức năng tổ chức làm việc và có biện pháp xử lý với những cá nhân, tổ chức quảng cáo có hành vi vi phạm khi sử dụng tên định danh. Theo thống kê, số lượng phản ánh hợp lệ liên quan đến tên định danh gửi về “Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác” trong thời gian từ 19/7 – 18/8 là 138 phản ánh hợp lệ, giảm khoảng 45% so với trung bình phản ánh các tháng trước.
“Về định hướng thời gian tới, song song với việc tiếp tục theo dõi, giám sát tình hình sử dụng tên định danh của các cá nhân, tổ chức, chúng tôi xác định sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Thanh tra Bộ TT&TT để xử lý, xử phạt nghiêm các tổ chức/cá nhân có hành vi vi phạm quy định về tin nhắn rác, cuộc gọi rác nói chung và sử dụng tên định danh trong hoạt động quảng cáo nói riêng”, đại diện Cục An toàn thông tin cho biết.
Theo khuyến cáo của Cục An toàn thông tin, để tránh bị làm phiền từ các tin nhắn, cuộc gọi quảng cáo sử dụng brandname, người sử dụng có thể đăng ký vào danh sách không quảng cáo (DNC) theo 2 cách gồm qua tin nhắn và qua website.
Cụ thể, với cách gửi SMS, người dùng soạn tin nhắn theo cú pháp DNC gửi 5656 để đăng ký; và soạn tin nhắn theo cú pháp HUY DNC gửi 5656 để hủy đăng ký soạn tin nhắn theo cú pháp.
Chọn cách thực hiện qua website, người dùng cần truy cập vào trang khongquangcao.ais.gov.vn, sau đó thực hiện theo 3 bước: Nhập số thuê bao muốn đăng ký không nhận tin nhắn, cuộc gọi rác và đăng ký hoặc rút khỏi danh sách không quảng cáo; nhập mã OTP mà hệ thống gửi tin nhắn về cho thuê bao; hệ thống sẽ thông báo kết quả xử lý.
Đó là cô Lê Thị Minh Phương, giáo viên Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, Thủ Đức, TP.HCM. 32 năm trong nghề, cô Phương là giáo viên giỏi nhiều năm, là người tiên phong trong việc hình thành và phát triển lớp chuyên Ngữ văn của Trường THPT Nguyễn Hữu Huân. Đây là ngôi trường cô Phương học từ 3, và cũng là cơ quan 32 năm qua.
![]() |
Cô Lê Thị Minh Phương, nữ giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền ở TP.HCM |
Cô Phương nói mình đã từng khóc nhiều lắm. Đến độ người trong nhà phát hoảng nhưng tôn trọng nên không dám hỏi trực tiếp mà phải tìm đồng nghiệp. Đó là lúc cô buộc phải rời phân hiệu trường ở Long Thạnh Mỹ (nay là Trường THPT Nguyễn Huệ - quận 9) để về trường chính, phải tạm biệt lớp học trò chủ nhiệm đầu tiên A6.
"Người ta nói tôi dở hơi khi về trường chính sướng hơn, ngay trung tâm. Nhưng tôi gắn bó yêu thương biết bao nhiêu những đứa học trò Long Thạnh Mỹ còn quá nhiều thiếu thốn. Nghĩ lại đến bây giờ nước mắt tôi vẫn còn rơi. Tôi vẫn còn nhớ như in nét chữ của học trò A6 hồi nào, những Huỳnh Long, Trúc Linh, Tuấn Kiệt, Thanh Đạm, Út, Mỹ Tiên, Hạnh Dung, Luyến, Lê Thanh, Nguyễn Thanh, Thọ, Hữu Danh, Quang Trung, Ba, Bảy, Hữu Chí, Hồng Kỳ, Đức Thành, Bích Thủy, Thu Trang, Nữ….".
Gọi điện cho học sinh bị phụ huynh ào ào mắng
32 năm gắn bó với nghề giáo, những tình huống dở khóc dở cười đến với cô cũng không ít. Ấn tượng nhất là lần gọi điện thoại cho học sinh lớp chủ nhiệm nhưng vô tình phụ huynh cầm máy. "Tôi chỉ hỏi tên học sinh, phụ huynh ào ào mắng mỏ một trận là thế nọ, thế kia không kịp cho mình đính chính, giới thiệu. Mãi khi phụ huynh dừng tôi mới thỏ thẻ "xin lỗi tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp"… Thú thực tôi vừa bực mà cũng vừa vui. Có lẽ cái giọng mình trẻ trung quá chăng" - cô Phương cười.
Cứ ngày 20/11 là đóng cửa
Với cô Phương, Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, tôn vinh nghề của mình và ngày này cùng với ngày khai giảng năm học mới luôn xúc động và có cảm giác lâng lâng. Thế nhưng dần rồi cô Phương cũng thấy ngại và hơi phiền…
"Với tôi, ngày 20/11 thấy hơi ngại và phiền. Từ lâu lắm rồi, tôi không nhận quà dịp này. Tôi luôn báo trước với học trò vì mong các em thông cảm, vì sợ các em nghĩ mình giận hờn gì đó, cũng ngại phiền khi các em tốn kém thêm. Cũng từ rất lâu, ngày 20/11 tôi không mở cửa, không ở nhà tiếp học trò. Chắc tụi nhỏ cũng quen, nên cũng lâu lắm rồi tôi không có quà 20/11. Nếu có thì cũng là chút gì đó nhỏ nhỏ, vui vui của vài đứa trò cũ về trường đúng ngày lễ cô trò có dịp gặp nhau. Tôi trân trọng tất cả những gì của các em trao tôi, vì tôi biết đó là cả tấm lòng đâu chỉ trong ngày 20/11"- cô Phương nói.
![]() |
Cô Minh Phương (ở giữa) và đồng nghiệp trong ngày khai giảng năm học |
Thế nhưng, ở vị trí chủ nhiệm lớp cô Phương lại gợi ý kĩ cho học sinh cách thức tặng quà và nội dung quà tặng cho thầy cô bộ môn vì thấy điều này thật cần thiết. "Giáo viên chủ nhiệm phải là người chuẩn bị, nhắc nhở cho học trò không thì các em vô tâm, qua loa quá hay tốn tiền nhiều thêm, nặng nề cho phụ huynh không cần thiết. Tôi nhắc học trò chủ nhiệm không tính phần quà tặng cho mình. Khi nào các em ra trường, còn nhớ tới cô, có về thăm thì tặng gì cô cũng nhận hết".
Khi được hỏi là người tiên phong trong việc hình thành và phát triển lớp chuyên văn của THPT Nguyễn Hữu Huân, cô Phương bảo mình hoàn toàn không phải là người giảng dạy lớp chuyên Văn đầu tiên của trường; mà đó là cô Nguyễn Thị Hoàng Oanh, nguyên tổ trưởng Ngữ văn nay đã hưu trí. "Có lẽ tôi may mắn hơn khi nhận lớp chuyên thứ nhì và đã đạt được khá nhiều thành tích từ lớp học sinh chuyên này cho trường".
Cô Phương cho rằng đến thời điểm hiện tại những thành tích đạt được từ các giải học sinh giỏi thành phố hay các kì thi Olympic truyền thống thật sự là công sức, là trí tuệ của các thành viên trong tổ Ngữ văn như cô Đặng Thị Huy Lam, thầy Nguyễn Văn Khôi, cô Nguyễn Thị Thu Thảo, cô Nguyễn Thị Thu Phương, cô Nguyễn Thị Tường Vi, cô Đặng Huỳnh Nga, cô Trần Thị Ngọc Lập, cô Ngô Thị Thu Thủy…
Cô Phương chọn nghề giáo từ truyền thống gia đình và cũng là ý thích cá nhân. Trong gia đình cô cả 5 chị em gái đều là giáo viên.
Cô Phương cũng ấn tượng về nghề giáo từ hình ảnh những người thầy lúc đi học vỡ lòng trước khi vào lớp 1 (trước 1975).
"Đó là thầy Long, một thầy giáo làng nhưng rất nghiêm khắc. Đến cấp tiểu học tôi vẫn nhớ như in hình ảnh đẹp tuyệt vời của cô Giêng, cô hiệu trưởng Trường nữ tiểu học Thủ Đức (nay là Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực) với tà áo dài thướt tha, nhẹ nhàng, tóc dài, giọng nói vừa êm êm vừa toát lên uy quyền. Cô Tị lớp 1 người tròn ơi là tròn. Cô Lưu (già), lớp 2 rất thương học trò. Cô Hiệp, lớp 3 da mặt rất trắng. Cô Bích Liên, lớp 4 ốm yếu mà tôi hay mua thức ăn dùm cô. Cô Yến, cực kì nghiêm khắc lớp 5 với cách dạy học trò xếp hàng thật nhanh còn lớp học sạch như lau như li. Tôi nhớ lắm hình ảnh cô Thiềm, giáo viên chủ nhiệm năm lớp 6 thật hiền, thật đẹp. Cô Nụ lớp 7 dạy Văn giọng Bắc ấm áp, luôn ân cần…".
Làm nghề truyền kiến thức còn phải truyền nhân cách
Với cô Phương, người thầy- nghề giáo thật đáng kính và đáng quý. Vì vậy với cô làm nghề truyền kiến thức còn cần phải biết truyền nhân cách nên mình phải biết giữ mình.
"Không thể hoàn hảo để trở thành tấm gương sáng cho học trò nhưng cũng đừng quá ơ thờ, cẩu thả. Cần nhắc, cần gợi, cần bảo ban các em nhiều điều trong cuộc đời, nhiều hành xử trong cuộc sống…dù một chút thôi những kinh nghiệm của đời mình bằng chân tình nói với các em. Tôi thấy đó là điều cần làm phải làm ở bất người nào chọn cho mình cái nghề đứng trên bục giảng"- cô Phương đúc kết.
Chỉ còn mấy tháng nữa, cô Minh Phương sẽ chính thức nghỉ hưu. Nữ giáo viên thấy tiếc vì mình không được giảng dạy chương trình học mới. "Đọc chương trình đổi mới tôi thấy thích thú vì mới đúng là học văn. Đó là cảm nhận và sáng tạo chứ không là sự rập khuôn, máy móc".
Lê Huyền
- Từng chật vật để sống, Sĩ Đức Quang rồi cũng nhận ra "Cứ làm tốt công việc của mình thì vẫn có thể tồn tại được’”.
" alt=""/>Cô giáo 'cứ 20/11 là đóng cửa'An Na
Ảnh: PEOPLE