Được đi làm, phụ huynh nháo nhác tìm người 'canh' con học online
TheĐượcđilàmphụhuynhnháonháctìmngườicanhconhọtối nay có đá bóng khôngo Công điện số 21 mà Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ký ban hành về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP trong tình hình mới, từ 6h ngày 14/10, các cơ quan, công sở, tổ chức, doanh nghiệp đã trở lại hoạt động bình thường. Chưa kịp mừng vì "được" đi làm, phụ huynh đã nháo nhác tìm cách trông con. Xoay đủ cách trông chừng con học Sau khi nhận được email từ công ty thông báo đi làm trở lại, ngay trong tối hôm qua, chị Phương Anh (quận Ba Đình, Hà Nội) tức tốc di chuyển cả nhà về nhà bà ngoại. Chồng là bộ đội thường xuyên xa nhà, công ty chị cách nhà gần 10km, nên nếu đi làm chị chỉ còn cách nhờ bà trông con. “Nhà có bé 4 tuổi và hai bé đang học lớp 5 và lớp 7, ngoài việc lo ăn uống thì quan trọng nhất là mình muốn nhờ bà trông con học online. Không phải là nhờ bà hướng dẫn các bé mà canh giờ… tắt Internet. Nếu để hai chị em tự học thì không đời nào tự giác rời máy tính. Vì vậy, mình nhờ bà xem thời khoá biểu, hết giờ học là rút dây mạng luôn, đến buổi chiều nếu có học mới cho vào lại”. Anh Thành Nam (quận Đống Đa, Hà Nội) cũng bày tỏ sự lo lắng khi quay lại chế độ làm việc bình thường, nhưng không phải vì công việc. "Thật mừng là lại được đi làm, nhưng cũng thật lo vì hai đứa con tôi ở nhà không có người canh chừng việc học. Cả hai lớn rồi, việc ăn uống chúng nó tự túc được nhưng như hiện nay đến bữa phải gọi mới rời máy tính, cứ lấy lý do học với làm bài tập mới kịp để ngồi lỳ ở đấy. Nếu chúng tôi đi làm cả ngày, e rằng bọn trẻ còn ngồi máy thông buổi trưa, ăn uống ngủ nghỉ không theo nếp, sẽ rất hại sức khoẻ”. Hai vợ chồng anh dự định đến cuối tuần sẽ về Bắc Ninh đưa ông nội lên nhờ trông nom bọn trẻ trong lúc vẫn chưa đến trường được. "Chúng tôi muốn nhờ ông trông nom, nhắc nhở các cháu ăn trưa, ngủ nghỉ cho đúng giờ. Hy vọng tới cuối tuần việc đi lại giữa các tỉnh với Hà Nội sẽ thuận lợi. Nếu không được, chắc hai vợ chồng phải thu xếp để buổi trưa tranh thủ chạy về xem con ra sao". Tối hôm qua, tại nhà chị Phương Ngọc cũng đã có buổi họp gia đình giữa hai vợ chồng với hai cô con gái đang học lớp 9 và lớp 6. Sau khi cho biết bố mẹ tới đây sẽ trở lại làm việc ở cơ quan, vợ chồng chị cùng hai con lên thời khóa biểu cho việc học hành và nghỉ ngơi hàng ngày của các con. "Sau khi phân tích cho hai con về tác hại nếu như ngồi máy tính quá lâu, và về sự tự giác, chúng tôi thống nhất một thời khóa biểu sinh hoạt hàng ngày. Các con viết hẳn cam kết thực hiện thời khóa biểu đó, còn chúng tôi cam kết nếu các con làm đúng sẽ thưởng cho một chuyến du lịch ngắn ngày ngay khi có thể". Chị Ngọc cho biết anh chị hy vọng con sẽ làm được vì hai cô con gái cũng ngoan ngoãn. "Hơn nữa, cuối tuần này chúng tôi sẽ gọi thợ đến lắp camera để có thể quan sát, nhắc nhở con kịp thời". Điều anh Nam cũng như chị Ngọc, chị Phương Anh mong muốn là Sở GD-ĐT Hà Nội sớm có kế hoạch về việc cho học sinh đi học trở lại. "Sở nên cho một mốc thời gian cụ thể, để chúng tôi còn thu xếp công việc. Chẳng hạn như đến ngày 1/11 đi học thì còn xin nghỉ làm hay gửi gắm người này người khác, đầu tháng 12 thì có khi nhờ bà ở quê ra trông. Hoặc hết hẳn học kỳ I thì có khi tìm giúp việc" - anh Nam nói. Nhớn nhác tìm người trông Còn tại TP.HCM, từ đầu tháng 10, công ty của vợ chồng chị Thu Hà (Quận 10, TPHCM) đã yêu cầu nhân viên đi làm trở lại. "May mắn là cả hai công ty vẫn làm theo chế độ 50-50, tức là một nửa làm việc ở nhà, một nửa đến công ty. Vì vậy, mình và chồng đăng ký đi làm đan xen để có người trông con. Tuy nhiên, chị Hà biết rằng chế độ làm việc này không thể kéo dài nên vài ngày nay đã hỏi tìm người giúp việc. "Theo Sở GD-ĐT TP.HCM thì các con còn ở nhà đến hết học kỳ I, tức là còn khoảng 3 tháng nữa mới tới trường. Thời điểm này tìm người trông con khá khó vì sau giãn cách mọi người đã về quê nhiều chưa lên lại. Hơn nữa, phải tìm người đã tiêm đủ hai mũi, trẻ trẻ một tí để còn hướng dẫn họ hỗ trợ bé lớp 2 nhà mình khi học online mỗi khi mạng có vấn đề, rồi còn quản bé 4 tuổi...". Nói chung, vì yêu cầu nhiều nên khó tìm, chị Hà đã nhắn hỏi đủ trong các hội nhóm, kể cả hàng chục nhóm… bán hàng online mà chị tham gia trong mùa dịch. “Vợ chồng tôi đã thống nhất nếu không tìm được sẽ thay phiên nhau nghỉ không lương mỗi người một tháng ở nhà trông con, vậy là được hai tháng, rồi tính tiếp”. Chị Thanh Lan (quận Tân Bình, TP.HCM) may mắn hơn khi đã gửi gắm được cô giáo mầm non cả bé 3 tuổi và bé 8 tuổi. "Bé nhỏ nhà mình từ những lần nghỉ dịch trước đã gửi cho cô rồi. Nên nay vừa có thông tin đi làm mình đã gọi hỏi cô ngay. Điều quan trọng là lần này còn bé lớp 3 vẫn phải học online, nên mình nói khó với cô để cô nhận hỗ trợ. Sáng nhà mình chở các bé đến cô, chiều tan làm đón về". Tuy nhiên, mức lương gửi cô cũng là khoản chi phí không nhỏ với gia đình chị. "Trước đi học thì bé nhỏ học mầm non tốn hơn 2 triệu đồng mỗi tháng, bé lớn cũng chừng đấy. Bây giờ gửi cô Trung bình mỗi bé 150 nghìn đồng/ ngày bao gồm bữa trưa, nên mỗi tháng nhà mình hết khoảng 8 triệu. Cũng còn may là cô nhận thì yên tâm phần nào". Phương Chi Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay đến thời điểm này chưa nhận được thông tin hay chỉ đạo nào từ UBND TP về việc cho học sinh trở lại trường học tập trực tiếp. Hà Nội chưa có kế hoạch cho học sinh trở lại trường
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Arsenal vs Dinamo Zagreb, 3h00 ngày 23/1: Thắng nhẹ vừa phải
-
Theo công văn của Bộ TT&TT, trong thời gian qua, xảy ra tình trạng nhiều phóng viên, cộng tác viên của các cơ quan báo chí hoạt động tác nghiệp bằng các loại giấy tờ, thẻ dễ gây nhầm lẫn với Thẻ nhà báo. Có không ít trường hợp sử dụng các loại giấy tờ, thẻ này để tiếp xúc doanh nghiệp, mời chào quảng cáo, gây phiền hà cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín nghề nghiệp của các nhà báo đang hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
Bằng văn bản 3366/BTTTT-CBC, Bộ TT&TT đề nghị kiểm tra, rà soát và chấn chỉnh việc cấp các loại giấy tờ, thẻ gây nhầm lẫn với Thẻ nhà báo.
" alt="Bộ TT&TT chấn chỉnh việc cấp các loại thẻ gây nhầm lẫn với Thẻ nhà báo">Bộ TT&TT chấn chỉnh việc cấp các loại thẻ gây nhầm lẫn với Thẻ nhà báo
-
Theo ông Phạm Văn Dũng, Tổng Giám đốc Ford Việt Nam, 2015 là năm đánh dấu 20 năm Ford hoạt động tại Việt Nam. Được dẫn dắt bởi chiến lược kinh doanh “Một Ford” (One Ford), Ford đã có sự phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam.
Đây là năm đầu tiên hãng đạt được mốc doanh số 20.740 xe bán ra, với những dòng liên tiếp đứng đầu các phân khúc như Eco Sport, Ranger và Transit.
Ví dụ với dòng bán tải Ranger mới, được đưa về thị trường Việt Nam tháng 8/2015 thì tới tháng 11 và 12/2015, Ford Ranger đã liên tiếp đứng đầu trong 10 xe bán chạy nhất thị trường Việt Nam.
" alt="Ford Việt Nam sắp tung ra chương trình bán xe cũ">Ford Việt Nam sắp tung ra chương trình bán xe cũ
-
Bi Boyz
" alt="Hài hước câu chuyện cấm và chọn trong LMHT">Hài hước câu chuyện cấm và chọn trong LMHT
-
Nhận định, soi kèo Gil Vicente vs Porto, 03h30 ngày 20/1: Đòi lại ngôi nhì
-
Nhân viên đã có 2 năm 10 tháng làm việc tại Nexttel chia sẻ, một số nơi ở Cameroon, phụ nữ phải có bầu hoặc sinh con với người mình yêu trước lễ cưới. Theo quan niệm địa phương, làm như vậy để chứng minh người phụ nữ khỏe mạnh. Surad Jibrin (28 tuổi) là một trong những người Cameroon đầu tiên làm việc tại Nexttel – công ty con của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel). Do quá đam mê công việc, Surad Jibrin chưa lập gia đình.
"Trong tình yêu, chuyện tiền bạc không phải là vấn đề lớn. Nhưng là một người đàn ông, chúng tôi luôn muốn có thu nhập tốt để có thể chăm lo cho bạn gái và gia đình mình", Surad Jibrin chia sẻ.
Còn với nam giới, họ phải kiếm được nhiều tiền để làm trụ cột trong gia đình. Một cô gái sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi có bạn trai/chồng làm việc ở công ty có thu nhập ổn định như Nexttel.
Surad Jibrin cũng trải lòng rằng công việc khiến anh ít có thời gian chăm sóc bố mẹ. Tuy nhiên, bố mẹ anh đều thông cảm vì chế độ đãi ngộ từ Nexttel thuộc top doanh nghiệp hàng đầu ở Cameroon.
Giấc mơ tham gia World Cup của đội trưởng Nexttel
Tháng 9/2014, Viettel với thương hiệu Nexttel chính thức cung cấp dịch vụ di động tại Cameroon - quốc gia từng 7 lần đại diện châu Phi tham dự FIFA World Cup vào các năm 1982, 1990, 1994, 1998, 2002, 2010 và 2014. Dù trước đó ở Cameroon có 2 nhà mạng khác, nhưng Nexttel là hãng đầu tiên cung cấp dịch vụ 3G, để người dân có thể truy cập Internet ngay trên các thiết bị di động.
Surad Jibrin là một trong những nhân viên Nexxtel đầu tiên đã lên chức Trưởng phòng quản lý tài sản công ty. Ngoài giờ làm việc, Surad Jibrin cùng với các đồng nghiệp chơi bóng đá. "Bóng đá là môn phổ thông nhất, đội bóng của chúng tôi có cả người Việt Nam và người Cameroon thi đấu lẫn nhau, rất vui vẻ và tràn ngập tiếng cười", anh chia sẻ
Với Surad Jibrin, bóng đá không chỉ là môn thể thao giúp anh giải tỏa áp lực công việc và thỏa mãn niềm đam mê với trái bóng tròn. Sau giờ làm việc hoặc dịp cuối tuần, Nexttel thường tổ chức các trận đấu giao hữu. Trên sân cỏ, lãnh đạo người Việt Nam cũng chịu những cú ngã nhào vì va chạm.
"Về thể lực, các bạn người Việt Nam chưa tốt bằng chúng tôi. Tuy nhiên, các bạn ấy rất nhanh nhẹn và sở hữu kỹ thuật cá nhân tốt. Trên sân cỏ, chúng tôi bình đẳng. Còn trong công việc, chúng tôi luôn tôn trọng những kỹ sư Việt Nam vì sự thông minh và cần cù của họ", Surad Jibrin thẳng thắn nói.
Sau khi được ban giám đốc thông báo Nexttel sẽ dự giải bóng đá toàn cầu dành cho nhân viên Viettel trên toàn thế giới, Surad Jibrin mơ mình sẽ được tham gia một World Cup đặc biệt như vậy.
Trước khi tuyển chọn cầu thủ người Cameroon đi thi đấu, Giám đốc Nexttel người Việt Nam nói với Surad Jibrin, Viettel World Cup 2016 sẽ được tổ chức ở một cơ ngơi khang trang bậc nhất, trên những sân đấu 5 sao do chính Viettel xây dựng. “Điều này khiến chúng tôi háo hức và tò mò nhiều lắm”, anh chia sẻ. Tuy nhiên, giấc mơ của Surad Jibrin còn trở nên đặc biệt hơn khi anh được chọn làm đội trưởng Nexttel. Chơi rất hay trong các trận đấu ở công ty và có tài chỉ huy đồng đội, Surad Jibrin đã được tín nhiệm.
" alt="Tiền vệ người Cameroon thỏa ước mơ chơi bóng ở sân đấu 5 sao Việt Nam">Tiền vệ người Cameroon thỏa ước mơ chơi bóng ở sân đấu 5 sao Việt Nam
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo PSIS Semarang vs Persis Solo, 19h00 ngày 20/1: Thất vọng cửa dưới
- 5 chiếc điện thoại đã định hình ngành công nghiệp smartphone
- Nhà sáng lập Acer thúc giục Đài Loan xây dựng thành phố thông minh
- Chủ tịch CMC: “Nếu không có sáng tạo, công ty công nghệ sẽ không thể tồn tại”
- Nhận định, soi kèo AS Monaco vs Aston Villa, 0h45 ngày 22/1: Khách tự tin
- Trời quá lạnh, game thủ mang chăn từ nhà ra quán net
- FIFA Online 3: 5 trung vệ đáng thử nhất sau Roster Update
- TP.HCM hỗ trợ mỗi dự án khởi nghiệp tới 2 tỷ đồng
- Nhận định, soi kèo Al
- Chiêu thu hút khách hàng Chuyển vùng Quốc tế của MobiFone
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo El Gouna vs National Bank, 21h00 ngày 21/1: Khó cho cửa dưới
- FPT Telecom chính thức đóng cửa nhacSO.net
- Hơn 55% người dùng Việt lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
- Diễn tập an toàn thông tin ASEAN ứng cứu sự cố mã độc tống tiền
- Nhận định, soi kèo Slovan Bratislava vs Stuttgart, 3h00 ngày 22/1: Mục tiêu phải thắng
- Đà Nẵng tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp Nhật Bản
- (Clip LMHT) Soi thần đồng The Shy với tài cầm LeeSin đi rừng cực vi diệu
- Lộ diện hình ảnh sedan Toyota Corolla bản nâng cấp 2016
- Nhận định, soi kèo Slovan Bratislava vs Stuttgart, 3h00 ngày 22/1: Mục tiêu phải thắng
- Hé lộ một số tính năng mới của TLBB3D Mobile trong năm 2016
- Công ty 'mẹ' của Google có thể bị EU phạt nặng
- Xiaomi ra mắt Redmi Note 3 Pro dùng chip Snapdragon 650
- Nhận định, soi kèo Sparta Prague vs Inter Milan, 03h00 ngày 23/1: Tiễn chủ rời giải
- Galaxy Note 7 có thể 'thiêu rụi' cả Samsung
- Apple phát hành bản chính thức iOS 9.2.1
- Chưa ra mắt, Lumia 650 đã cho đặt hàng với giá 6,2 triệu đồng
- Nhận định, soi kèo Nữ Juarez vs Nữ Pumas UNAM, 5h45 ngày 21/1: Thời thế thay đổi
- Các nhà mạng, CP đều chưa báo cáo Bộ TT&TT về vụ Sam Media
- Chưa ra mắt, Lumia 650 đã cho đặt hàng với giá 6,2 triệu đồng
- Nghiên cứu dùng bàn đứng để cải thiện sức khoẻ và IQ học sinh
- 搜索
-
- 友情链接
-