Tròn 10 ngày sau đám tang của phóng viên Đặng Tuyền (bút danh Hải Đường - báo Pháp luật TP.HCM),àymẹbayvềtrờicontraiphóngviênHảiĐườngnóicâulặngngườlịch thi đấu nha hôm nay những người thân quen với gia đình vẫn tới lui căn căn nhà nhỏ để giúp bố mẹ chị cơm nước, thu dọn nhà cửa và thắp cho chị nén nhang. Thế nhưng mẹ của chị Tuyền - bà Trịnh Thị Diễn, chỉ có thể đáp lại những tấm lòng ấy bằng cái gật đầu và một gương mặt thất thần. Bà không tin đứa con gái mạnh mẽ, cá tính và rất bản lĩnh của mình lại có thể đột ngột ra đi như vậy. “Con người ta tận số thì trước đó phải có điều khác lạ, bố mẹ người thân phải thấy nóng lòng nóng ruột. Nó lại là đứa bơi giỏi thì làm sao mà chết đuối hả cô?”, bà nói. | 10 ngày đã trôi qua, những người thân trong gia đình phóng viên Hải Đường vẫn chưa chấp nhận được sự thật. |
Ngày nhận tin chị Tuyền mất tích, bà Diễn không đủ sức khỏe để đi tìm con. Thế nhưng trong thâm tâm, bà vẫn tin chị Tuyền chỉ đang tác nghiệp đâu đó. Hết việc rồi chị sẽ trở về, an toàn và đầy bản lĩnh như bao lần dấn thân khác. Chỉ đến khi Trần Đặng Trường Giang - con trai 6 tuổi của chị Tuyền chỉ lên trời rồi nói một câu ngô nghê: “Mẹ con kia rồi, mẹ bay về trời rồi” thì bà giật mình. 5 phút sau, bà nhận được điện thoại của chồng thông báo: Đã tìm thấy xác con. Tin báo khiến người mẹ không thể trụ vững. Nhiều người phải đỡ bà và ra sức an ủi vì sợ bà quá sốc mà nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng bà vẫn cố với tay để ôm lấy bé Trường Giang: “Thế là từ nay, thằng bé mất mẹ rồi”. Nỗ lực phi thường của người thương binh nặng Sinh ra trong một gia đình khó khăn, bố phóng viên Đặng Tuyền - ông Đặng Văn Tĩnh (61 tuổi) là thương binh hạng 2/4. Tỷ lệ thương tật 73%. Sau khi kết hôn với bà Trịnh Thị Diễn, ông bà sinh được 3 người con (chị Tuyền là con gái cả). Cả hai đã phải động viên nhau vượt lên số phận. Hai ông bà nhận canh tác hơn 1 mẫu ruộng cùng nhiều công việc làm thuê làm mướn khác để có tiền trang trải cuộc sống và lo cho các con ăn học thành người. Trong làng, nhiều người thấy ông chỉ còn một tay và một chân lành lặn nhưng vẫn vác trên vai máy tuốt lúa, đi theo cái cày, cái bừa để cùng vợ kiếm thóc gạo về nuôi con đều thán phục. Có người nhắc ông không nên lao động quá cực nhọc kẻo ảnh hưởng sức khỏe của mình. Tuy nhiên ông chỉ muốn làm việc thật chăm chỉ để các con ông có đủ cơm ăn áo mặc và có điều kiện học hành. Khi các con đã lớn khôn cũng là lúc các vết thương tái phát khiến sức khỏe của ông bị giảm sút nhiều. Ông liên tục phải nhập viện điều trị. Vì vậy hai ông bà không làm ruộng nữa. Ông chuyển hướng kinh tế sang trồng 60 gốc bưởi và chăm sóc cho mảnh vườn này để kiếm thu nhập. Mọi việc tưởng yên ổn, gánh nặng kinh tế trên vai đã nhẹ dần thì bà Diễn lại đổ bệnh. “Bác sĩ bảo tôi bị u vòm họng mãn tính. Tôi cũng đã thuốc thang chữa trị thế nhưng khi đi khám lại họ yêu cầu tôi đến viện K làm sinh thiết. Sau khi có kết quả, bác sĩ dặn tôi phải thuốc thang đầy đủ để tránh khối U di căn”, bà Diễn nói. | Bà Diễn ngồi tựa cửa, nước mắt đã cạn khô vì nỗi đau mất con |
Tiền thuốc mỗi tháng cho khối u vòm họng và những bệnh lặt vặt khác của bà Diễn khoảng 3 triệu đồng. Vì vậy ông Tĩnh quyết định mua một chiếc xe ba gác để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Tiền kiếm được từ xe ba gác, ông dùng trang trải cuộc sống hàng ngày. Tiền lương thương binh, ông gói riêng để thuốc thang cho bà Diễn. Vài tháng trở lại đây, bà Diễn không uống thuốc tây nữa mà chuyển sang thuốc nam cho bớt tốn kém. Số tiền để ra, ông bà dự định sẽ gom góp thành một khoản để lo tuổi già và thêm thắt với chị Tuyền lo cho tương lai của cháu Giang. | Ông Tĩnh, bố của phóng viên Tuyền |
“Tuyền học giỏi từ bé. Khi thi đại học, con bé cũng đỗ cả hai trường. Ban đầu cháu chọn trường đại học Ngoại ngữ nhưng học hết năm thứ 2 thì cháu quyết định nghỉ học và thi tuyển vào khoa Báo chí trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Hà Nội. Từ đó, con bé gắn bó với nghiệp làm báo và luôn trăn trở với những hoàn cảnh khó khăn cũng như những nhức nhối của xã hội. Nhưng cuộc đời con bé lại lắm bão giông", ông Tĩnh kể về cô con gái cả bằng giọng đứt đoạn. Nước mắt người đầu bạc tiễn người đầu xanh Dấn thân với nghề và luôn hăng hái xông pha vào những vụ việc khó nên Tuyền được nhiều bạn bè, đồng nghiệp nể trọng. Những hoàn cảnh khó khăn, những cháu bé mồ côi thường xuyên được Tuyền giúp đỡ rất quý mến chị. Thế nhưng chị lại có cuộc hôn nhân đứt gánh, phải trở thành mẹ đơn thân và phải mang con về gửi bố mẹ. | Bé Trường Giang đỡ di ảnh mẹ. |
“Con bé yêu Giang vô cùng tận. Cháu không muốn xa con nhưng vì công việc nay đây mai đó và đầy hiểm nguy nên mới phải gửi con về cho bố mẹ nuôi. Tôi vẫn nhớ lần đưa Giang về, con bé nói với tôi: “Giang là tài sản vô giá của con. Con không thể tin tưởng và không thể giao Giang cho bất cứ ai ngoài bố mẹ. Vì vậy bố mẹ cố gắng chăm cháu Giang giúp con”. Sau đó nó đi Hải Phòng làm, tối tối lại điện về cho con. Vậy mà bây giờ …”, bà Diễn gạt nước mắt rồi ngước nhìn lên ban thờ con gái. Lúc này, đồng hồ cũng điểm 11h trưa, nhìn thấy những người họ hàng giúp bà đặt lên ban thờ chị Tuyền một mâm cơm cúng, bà Diễn lại mếu máo: “Con bé say nghề nên lần nào về nhà cũng vội vã. Có hôm bê mâm cơm lên rồi cũng không kịp ăn vì phải đi tác nghiệp gấp. | Trên đường từ cánh đồng trở về nhà, cậu bé ngước ánh mắt thơ ngây tìm mẹ trong những áng mây. |
Tôi vẫn bảo cháu, kiếm một nghề nào đó mà làm cho yên bình, ổn định chứ làm nghề này chẳng biết kiếm được bao nhiêu mà bữa đói bữa no. Cơm bưng lên rồi còn phải bỏ đi. Bây giờ thì con không đi tác nghiệp nữa nhưng cơm 3 bữa đặt lên cũng nào có ăn được…”. Ông Trịnh Văn Quát, trưởng thôn An Lãng, xã Văn Tự, Thường Tín, Hà Nội cho biết, trong làng nhiều người nể phục bố mẹ chị Tuyền vì sự nỗ lực của họ trong cuộc sống. Ông Đặng Văn Tĩnh, bố chị Tuyền, là thương binh nặng, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Bản thân Tuyền là cô gái cá tính. Từ bé đã học giỏi và rất có tấm lòng nhân ái. Mọi trường hợp khó khăn trong làng đều được Tuyền hỗ trợ tặng quà nên các cháu rất quý mến Tuyền. Nay Tuyền mất đi, chính quyền địa phương sẽ có ý kiến đề xuất lên cấp trên và tạo mọi điều kiện về mặt giấy tờ để cháu Giang nhận được sự quan của cộng đồng, xã hội. |
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bà Trịnh Thị Diễn, thôn An Lãng, xã Văn Tự, huyện Thường Tín, Hà Nội (SĐT: 0163.594.4702). 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.135 (bé Trần Đặng Trường Giang) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account:VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Hình ảnh nhói lòng trong đám tang phóng viên Hải ĐườngPhóng viên Hải Đường (tên thật là Đặng Tuyền) ra đi, bỏ lại ngày lễ 21/6 cận kề với biết bao dự định. Vắng em, ngày này chúng tôi thấy mọi bó hoa chúc mừng đều bớt đi phần thắm... |