-
Nhận định, soi kèo Nagoya Grampus vs Sanfrecce Hiroshima, 12h00 ngày 20/4: Đứng im bắt bảng
-
, từ tháng 7 đến tháng 10/2020, các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam đã ngăn chặn 52.124 cuộc gọi rác quấy rối người tiêu dùng.</p><p>Chỉ riêng trong tháng 10/2020, tổng số thuê bao phát tán cuộc gọi rác đã bị ngăn chặn lên tới 17.507. Viettel là doanh nghiệp viễn thông thực hiện ngăn nhiều cuộc gọi rác nhất khi có tới 9.810 thuê bao. Theo sau đó là VNPT với 6.197 thuê bao, MobiFone là 833 thuê bao, I Telecom là 667 thuê bao.</p><center><img class=)
Số thuê bao phát tán cuộc gọi rác quấy rối người tiêu dùng đã bị ngăn chặn từ tháng 7 đến tháng 10/2020 theo từng doanh nghiệp viễn thông. (Nguồn: Cục viễn thông)
Đây là những con số được đánh giá khá tích cực hiện thực hoá sự quyết tâm của các doanh nghiệp viễn thông cũng như Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc ngăn chặn các loại "rác viễn thông" như cuộc gọi rác, tin nhắn rác trong tương lai.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm từng cho biết vấn đề SIM rác cũng như những loại rác viễn thông phát sinh như tin nhắn rác, cuộc gọi rác sẽ được cơ quan chức năng xử lý căn bản vào cuối năm 2020.
Trước đó từ 1/7/2020, Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp cùng các nhà mạng Viettel, VNPT và MobiFone triển khai giải pháp công nghệ để lọc và cắt liên lạc các thuê bao phát tán cuộc gọi 'rác.'
Các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam cũng đã đưa ra lộ trình thực hiện các biện pháp để xử lý "rác viễn thông." Theo đó, Viettel đã triển khai chính thức từ ngày 1/7/2020; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã triển khai chính thức trước ngày 1/8/2020; các doanh nghiệp viễn thông còn lại sẽ triển khai từ ngày 1/10/2020./.
(Theo Minh Sơn/Vietnam+)
" alt="Nhà mạng đã ngăn chặn hơn 52.000 cuộc gọi rác trong 4 tháng"/>
Nhà mạng đã ngăn chặn hơn 52.000 cuộc gọi rác trong 4 tháng
-
“Miếng mồi” chiết khấu Đất nền là phân khúc luôn nhận được sự quan tâm của giới đầu tư bất động sản, đây không chỉ là kênh trú ẩn an toàn cho những người có tiền nhàn rỗi mà còn có khả năng sinh lời cao.
Quan niệm giá trị đất đai luôn tăng theo thời gian là yếu tố khiến không ít nhà đầu tư mạnh dạn xuống tiền mua đất nền. Trong giao dịch đất nền, có những chiêu trò tuy không mới nhưng vẫn khiến nhiều người “tiền mất tật mang”.
Được nghe nhiều chiêu trò khi mua bán đất nền nhưng mới đây bà N.T.N (ngụ TP.Vũng Tàu) mới được trải nghiệm. Cuối tháng 3/2021, bà N. tham gia lễ mở bán dự án đất nền Thành Đô Smart City toạ lạc tại xã Nghĩa Hành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, của Công ty CP Địa ốc Thành Đô (Công ty Thành Đô).
 |
Dự án Thành Đô Smart City mà Công ty Thành Đô đang rao bán thực chất là dự án Khu dân cư Lan Anh 7. |
Tại đây, bà N. được chào mời lô đất 133m2 với giá gần 1,7 tỷ đồng. Sau khi quảng cáo các tiện ích cao cấp tại dự án, nhân viên bán hàng của Công ty Thành Đô đưa ra chính sách chiết khấu rất hấp dẫn.
Cụ thể, nếu bà N. thanh toán 50% giá trị lô đất sẽ được chiết khấu 7 chỉ vàng, còn đóng 95% giá trị lô đất sẽ được 15 chỉ vàng. Số vàng này sẽ được quy ra tiền và trừ trực tiếp vào giá bán.
“Một nhóm 3 – 4 nhân viên phụ trách một khách hàng. Họ tạo không khí mua bán rất sôi nổi như kiểu mình không mua sẽ có khách khác tranh suất. Vì không tỉnh táo nên tôi đã ký hợp đồng đặt cọc và đóng 50 triệu đồng. Đáng nói là chính sách chiết khấu sau đó lại không đúng như tư vấn ban đầu”, bà N. nói.
Sau khi bà N. xuống tiền, nhân viên tư vấn của Công ty Thành Đô nói rằng do nhầm lẫn. Với 50 triệu đồng đặt cọc chỉ được chiết khấu 1 chỉ vàng. Nếu đóng đủ 300 triệu đồng ngay trong ngày thì mới được 5 chỉ vàng. Nếu thanh toán 95% giá trị lô đất và ký hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau 7 ngày mở bán sẽ được chiết khấu 8 chỉ vàng.
Theo bà N, nhân viên tư vấn đã đưa thông tin chiết khấu không đúng sự thật, đánh vào tâm lý ham lợi nhuận của người mua. Hợp đồng đặt cọc có điều khoản nếu không đóng thêm tiền sẽ mất tiền cọc. Ngoài ra, hợp đồng còn đề cập khách hàng đã xem xét đầy đủ hồ sơ pháp lý của dự án, tuy nhiên thực tế nhân viên không cho bà N. xem giấy tờ gì.
Qua tìm hiểu, bà N. mới biết lô đất bà mua nằm trong dự án Khu dân cư Lan An 7 do Công ty TNHH MTV Lan Anh làm chủ đầu tư. Công ty Thành Đô tự bịa ra tên dự án Thành Đô Smart City để chào bán. Đến đây, bà N. chấp nhận mất tiền cọc và xem đây là bài học cho bản thân.
Chào bán đất ở TP.HCM nhưng “lùa” khách đi Đồng Nai
Ngậm ngùi mất 50 triệu đồng, mới đây, bà T.T.T.V (ngụ TP.HCM) chia sẻ về quá trình trở thành nạn nhân trong vụ giao dịch đất nền của Công ty CP Đầu tư kinh doanh BĐS Dreamland (Công ty Dreamland), trụ sở tại Q.Tân Bình, TP.HCM.
Theo bà V, đầu năm 2021 bà được nhân viên bán hàng của Công ty Dreamland chào mời lô đất 70m2 tại Q.Phú Nhuận với giá 1,7 tỷ đồng. Vì đang có nhu cầu về nhà ở và nghĩ rằng ở trung tâm TP.HCM tìm đâu ra lô đất có giá rẻ như trên nên bà V. cũng muốn đi xem đất.
Sau khi chốt lịch hẹn, ngày hôm sau bà V. được nhân viên bán hàng hướng dẫn đến một địa điểm tại Q.2 để tập trung đi xem đất cùng với nhiều khách hàng khác.
Hỏi nhân viên tư vấn trực tiếp về lô đất cho mình ở Q.Phú Nhuận, bà V. được trả lời do chủ nhà bận việc đột xuất chưa về kịp. Trong thời gian chờ đợi, nhân viên Công ty Dreamland này đề nghị bà V. lên xe du lịch 45 chỗ chờ sẵn đi xem khu đất ở Đồng Nai cũng do công ty phân phối.
 |
Được chào mời lô đất ở TP.HCM nhưng khách hàng bị dẫn đi Đồng Nai để xem đất. |
“Lúc trên xe, các nhân viên bán hàng tổ chức trò chơi hỏi đáp có thưởng cho khách hàng, tạo không khí rất sôi nổi. Khi đến một khu đất trống, lác đác có mấy căn nhà tại xã Tây Hoà, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, các nhân viên giới thiệu đây là dự án Golden Dream City mà họ đang bán”, bà V. kể lại.
Ngay khi xuống xe, bà V. và nhiều khách hàng khác được từng nhóm nhân viên tư vấn tận tình. Bên cạnh việc quảng bá về tiềm năng phát triển khu vực, tiện ích nội và ngoại khu, các nhân viên tư vấn còn tung chiêu giảm giá, khuyến mãi… chưa từng có dành cho khách hàng xuống tiền ngay trong ngày hôm nay.
Theo bà V, khi nhóm nhân viên đang tư vấn cho mình thì xuất hiện một vị khách từ đâu đến hỏi mua chính lô đất bà đang tham khảo với giá cao hơn. Chính chiêu trò tạo “sốt ảo” này đã làm bà mất lý trí và sau đó đã ký vào “phiếu thoả thuận đặt cọc” với số tiền đóng trước 200 triệu đồng để mua lô đất 100m2.
Sau khi tìm hiểu từ chính quyền địa phương, bà V. được biết khu đất với tên gọi dự án Golden Dream City được nhân viên Công ty Dreamland chào bán ở xã Tây Hoà, huyện Trảng Bom thực tế là dự án đang triển khai dang dở của doanh nghiệp khác. Biết bị lừa, bà V. đến Công ty Dreamland đòi lại tiền đặt cọc thì chỉ được trả lại 150 triệu đồng.
Trước thực trạng nhiều người sập bẫy khi giao dịch đất nền dự án, Luật sư Trần Nguyễn Ngọc Trâm (Đoàn Luật sư TP.HCM) khuyến cáo, người mua cần tìm hiểu thật kỹ thông tin về chủ đầu tư và hồ sơ pháp lý dự án trước khi quyết định xuống tiền.
Bên cạnh giấy tờ pháp lý dự án, người mua cần kiểm tra tư cách của đơn vị môi giới. Bởi không ít sàn môi giới dù không được chủ đầu tư uỷ quyền phân phối dự án nhưng vẫn tìm kiếm khách hàng để “đứng cửa giữa”. Giao dịch với những đơn vị này rủi ro rất cao.
“Từ nhiều vụ tranh chấp cho thấy, hầu hết các sàn môi giới làm ăn kiểu chụp giật thường đưa ra những điều khoản bất lợi cho khách hàng trong hợp đồng đặt cọc như khách đã được tìm hiểu thông tin pháp lý dự án hoặc mất tiền cọc nếu không thanh toán các đợt tiếp theo. Để tránh tranh chấp, người mua cần đọc kỹ điều khoản ràng buộc trước khi đặt bút”, luật sư Ngọc Trâm tư vấn.
Dưới góc độ đầu tư, Chuyên gia kinh tế - TS.Trần Nguyên Đán cho rằng, bản chất của việc đầu tư là hi sinh tiêu dùng hiện tại để tìm kiếm lợi nhuận trong tương lai. Nhà đầu tư bất động sản hiện nay thường tập trung lợi nhuận từ việc mua đi bán lại hơn là trông đợi vào nguồn thu nhập thường xuyên mà bất động sản đó mang lại.
“Khát khao mong làm giàu nhanh của một bộ phận người dân quá lớn. Đánh vào tâm lý muốn lợi nhuận nhanh chóng này, giới đầu cơ lợi dụng những thông tin quy hoạch để tạo sốt đất. Điều này dẫn đến, thời gian qua, có rất nhiều người bị lừa bởi dự án ảo, dự án ma”, TS.Trần Nguyên Đán chia sẻ.
Theo TS.Trần Nguyên Đán, giới đầu tư chỉ nên xuống tiền vào “đất sống”, tức đất đó tạo ra nguồn thu nhập thường xuyên và ổn định, dựa trên những yếu tố như khu vực đó sẽ hấp thu lượng dân cư đến, đón đầu dòng vốn đầu tư hoặc có sự dịch chuyển về mật độ dân cư.

Dự án “ma” tái xuất ở Bà Rịa – Vũng Tàu, hàng trăm người sập bẫy
Các thửa đất trồng cây lâu năm do cá nhân đứng tên sử dụng, sau đó uỷ quyền lòng vòng rồi thông qua công ty môi giới được “gắn mác” dự án khu dân cư. Nhiều người đã đóng tiền nhưng không được giao đất.
" alt="Chiêu trò bán đất nền ‘biết rồi, khổ lắm, nói mãi’ vẫn khiến nhiều người sập bẫy"/>
Chiêu trò bán đất nền ‘biết rồi, khổ lắm, nói mãi’ vẫn khiến nhiều người sập bẫy
-
Công an quận Bình Tân, TP.HCM hôm nay (22/1), đang điều tra, trích xuất hình ảnh camera hiện trường và dọc các tuyến đường nhằm truy bắt nhóm đối tượng đi ô tô nổ súng bắn người như nói trên.Hiện trường vụ nổ súng là khu vực trước cửa hàng xăng dầu 540 nằm trên quốc lộ 1A, đoạn phường Bình Hưng Hoà B, quận Bình Tân.
 |
Hiện trường vụ nhóm đi ô tô nổ súng bắn người là khu vực trước cửa hàng xăng dầu 540 ở quốc lộ 1A, đoạn đi qua quận Bình Tân |
Theo thông tin ban đầu, 21h tối 20/1 có một nhóm khoảng 7 - 8 người đi trên nhiều xe máy, dừng xe tại trước cửa hàng xăng dầu 540 ở quốc lộ 1 để nói chuyện với nhau. Lúc này có một ô tô 7 chỗ di chuyển chậm qua.
Người trong xe rút súng giương ra ngoài, bắn liên tiếp bốn phát về nhóm người đi xe máy trên. Rồi lập tức ô tô phóng nhanh trên quốc lộ 1A, hướng về phía trạm thu phí An Sương - An Lạc.
Thời điểm nổ súng, một người đàn ông đi xe gắn máy trên đường đã trúng đạn vào cằm, thương tích nhẹ.
Nhận tin báo, công an địa phương vào cuộc điều tra và có thu giữ một số vỏ đạn tại hiện trường vụ nổ súng.

Kẻ nổ súng bắn vào xe của “thánh chửi” Dương Minh Tuyền ra đầu thú
Hồ Văn Khoa, người nổ súng bắn vào xe Dương Minh Tuyền tại Hải Dương đã ra Cơ quan Công an TP Hà Nội đầu thú.
" alt="Điều tra nhóm người đi ô tô nổ súng bắn người ở vùng ven Sài Gòn"/>
Điều tra nhóm người đi ô tô nổ súng bắn người ở vùng ven Sài Gòn
-
Nhận định, soi kèo Atletico Tucuman vs CA Independiente, 07h30 ngày 19/4: Đạp đáy giữ đỉnh
-

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM trình bày về Chương trình Chuyển đổi số của thành phố. Ảnh: Thanh TùngXác định đi đầu về chuyển đổi số trong cả nước
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết đã phối hợp ngay từ đầu với Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) để xây dựng chương trình chuyển đổi số cho thành phố, xác định vai trò đi đầu trong cả nước. Ngay sau 1 tháng kể từ khi Chính phủ ban hành quyết định thì TP.HCM cũng có Quyết định 2393 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số của thành phố
Ông Đức khẳng định chương trình đặt mục tiêu là TP.HCM trở thành đô thị thông minh, sáng tạo, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt nhất, đồng thời đặt lên hàng đầu năng suất và hiệu quả công việc của chính quyền, người dân, doanh nghiệp.
TP.HCM xác định ưu tiên phát triển thương mại điện tử đi đầu về khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo.
Song song với đó, một số lĩnh vực sẽ được ưu tiên phát triển nhanh chóng để mang lại lợi ích cho người dân, chủ yếu là y tế và giáo dục. Những lĩnh vực như giao thông, tài chính ngân hàng, du lịch - vốn đã có thành tựu nhất định - sẽ được tiếp tục tạo môi trường đi lên.
Bên cạnh những hạng mục đã triển khai thành công, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết vẫn còn khó khăn trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu người dân. Việc nhập dữ liệu hộ tịch tương đối ổn nhưng quá trình triển khai cơ sở dữ liệu người dân bị tắc trong một năm qua. Ông Đức đề xuất Bộ TT&TT hỗ trợ hoàn thành công việc này.
 |
Hội nghị công bố Chương trình Chuyển đổi số của TP.HCM. Ảnh: Thanh Tùng |
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Chương trình Chuyển đổi số ngay sau khi Thủ tướng ban hành Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia. Bộ TT&TT cảm ơn thành phố đã hưởng ứng mạnh mẽ, đi đầu trong triển khai. Trong năm 2020 này, các bộ ban ngành và địa phương sẽ ban hành chiến lược hoặc chương trình chuyển đổi số của mình.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đã kết tinh nhiều chương trình lớn của ngành TT&TT như: Make in Vietnam; Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam; Xây dựng hạ tầng số quốc gia; Phát triển hạ tầng bưu chính chuyển phát; Phát triển hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam; Chuyển đổi số Quốc gia bao gồm chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; Báo chí truyền thông với sứ mệnh khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng; Bộ TT&TT là đầu mối một cửa cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Chuyển đổi số là dám chấp nhận các mô hình mới
Chia sẻ tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: "Chuyển đổi số là thời kỳ dám ứng dụng công nghệ mới, dám thay đổi mô hình quản trị, dám thay đổi mô hình kinh doanh, dám chấp nhận các mô hình mới quan trọng hơn là sáng tạo công nghệ. Sáng tạo công nghệ là câu chuyện toàn cầu, còn ứng dụng là câu chuyện dám hay không dám của địa phương, của lãnh đạo địa phương. Ứng dụng công nghệ để đổi mới sáng tạo sẽ là câu chuyện chính."
 |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thanh Tùng. |
"Ai dám thí điểm cái mới, sớm ứng dụng cái mới, dám cho cái mới một tờ giấy khai sinh, thì người đó mới có cơ hội thành công, bứt phá vươn lên và thay đổi thứ hạng. Nhưng phải là đi trước người khác thì mới có cơ hội thay đổi thứ hạng."
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đề nghị TP.HCM tăng mức chi ngân sách cho chuyển đổi số. Hiện mức chi ngân sách cho CNTT tại TP.HCM vào khoảng 0.4%. Trong khi đó trung bình các quốc gia dành cho CNTT trung bình 1% ngân sách. Riêng một số nước phát triển, đặc biệt như Hàn Quốc - hiện dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử - đã chi 2% ngân sách cho CNTT.
 |
Bí Thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định việc chuyển đổi số tại TP.HCM hướng tới mục tiêu gia tăng năng suất lao động, giảm chi phí, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Ảnh: Thanh Tùng. |
Đáp lời Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cảm ơn Bộ đã đồng hành ngay từ đầu để giúp TP.HCM là địa phương đầu tiên của cả nước xây dựng Chương trình Chuyển đổi số.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đã lập tức yêu cầu các sở ngành nghiên cứu mức chi ngân sách cho CNTT theo gợi ý của Bộ trưởng: Cần sơ kết về hiệu quả mức chi 0.4%, đồng thời nghiên cứu mức chi trung bình 1% của thế giới, và cả mức 2% của Hàn Quốc.
Bí thư Thành ủy TP.HCM khẳng định việc chuyển đổi số tại TP.HCM hướng tới mục tiêu gia tăng năng suất lao động, giảm chi phí, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Về đề xuất của một số doanh nghiệp trong việc kết nối với kho dữ liệu của TP.HCM, ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định thành phố đang xây dựng trung tâm dữ liệu để doanh nghiệp kết nối. Ông cũng đề xuất thành lập một trung tâm trưng bày các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số để bất kỳ ngành nghề nào cũng được 'mắt thấy tai nghe", có thể trải nghiệm và dùng thử sản phẩm.
 |
Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tổng kết hội nghị. |
Phát biểu tổng kết, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết sẽ cụ thể hoá các ý kiến của Bí thư Thành ủy và Bộ trưởng Bộ TT&TT để đưa vào chương trình chuyển đổi số của thành phố.
(Quý độc giả có thể tham khảo quyết định phê duyệt và báo cáo công bố Chương trình Chuyển đổi số của TP.HCM, cùng toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại đây.)
Hải Đăng

Chính phủ chỉ đạo các bộ, tỉnh tăng chi tiêu cho chuyển đổi số
Chính phủ vừa chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây dựng Chương trình chuyển đổi số và ban hành trong năm 2020, đồng thời tăng chi tiêu cho chuyển đổi số để thu hút các doanh nghiệp tập trung đầu tư.
" alt="TP.HCM quyết tâm dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số"/>
TP.HCM quyết tâm dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số
-

Tỉnh Bình Phước vừa trở thành địa phương thứ chín trong cả nước đạt chỉ tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (Ảnh Sở TT&TT Bình Phước cung cấp).Cung cấp dịch vụ công trực tuyến là kết quả đầu ra, đánh giá hiệu quả của triển khai Chính phủ điện tử. Việc cung cấp dịch vụ công hoàn toàn qua mạng không những góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp mà còn làm cho hoạt động của các cơ quan nhà nước được minh bạch, hiệu quả.
Chính vì vậy, trong thời gian qua, Bộ TT&TT đã liên tục đôn đốc và hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp quyết liệt nhằm đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4.
Một chỉ tiêu quan trọng đã được Chính phủ đặt ra trong Nghị quyết số 17/2019/NQ-CP là trong năm 2020 các bộ, ngành, địa phương phải cung cấp tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
Đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết, tỉnh Bình Phước vừa trở thành địa phương thứ 9 trong cả nước đạt chỉ tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
Thống kê cho thấy, vào cuối năm ngoái, tỉnh Bình Phước có tổng số 1.774 thủ tục hành chính, bao gồm 1.014 dịch vụ công mức độ 3, 4, đạt 57,16%; số dịch vụ công mức 4 chỉ có 256 dịch vụ, đạt tỷ lệ 14,43%. Đến hết quý II/2020, số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của Bình Phước là 1.467 dịch vụ, đạt 77,45%. Trong đó, số dịch vụ công trực tuyến mức 4 là 592 dịch vụ, đạt tỷ lệ 31,26%.
 |
Cổng dịch vụ công tỉnh Bình Phước hiện cung cấp 1.467 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, đạt 77,45%. |
Theo đại diện Sở TT&TT tỉnh Bình Phước, thực hiện các nội dung đôn đốc của Bộ TT&TT, ngay từ tháng 3/2020, Sở đã tham mưu để UBND tỉnh có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành; Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn đẩy mạnh cung cấp và tuyên truyền sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh tại địa chỉ: http://dichvucong.binhphuoc.gov.vn.
Đồng thời, chủ động phối hợp với Sở TT&TT, Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước đẩy mạnh triển khai cung cấp, khai thác, tuyên truyền sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị.
Ngoài ra, việc tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn, hỗ trợ người dân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính bằng hình thức trực tuyến cũng đã được tỉnh Bình Phước tăng cường.
Đáng chú ý, để đẩy mạnh tiếp nhận, giải quyết hồ sơ dịch vụ điện tử, tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước và bộ phận tiếp nhận, trả kết quả cấp huyện, xã, kể từ ngày 19/5/2020, các cơ quan, đơn vị đã thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ dịch vụ công điện tử, không nhận hồ sơ giấy.
Về kết quả triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 4 trên toàn quốc, số liệu của Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT cho thấy, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 của các bộ, ngành, địa phương đã có cải thiện, từ mức 11,13% thời điểm cuối năm ngoái đã tăng lên đạt 14,11% tại thời điểm Quý II/2020.
Đến nay, đã có 7 bộ, ngành gồm các bộ: KH&ĐT, Nội vụ, Tài chính, TT&TT, Giao thông Vận tải, Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; và 9 tỉnh, thành phố gồm An Giang, Đà Nẵng, Lào Cai, Lạng Sơn, Thừa Thiên - Huế, Tiền Giang, Nam Định, Bình Dương, Bình Phước hoàn thành chỉ tiêu cung cấp tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4.
Đặc biệt, như ICTnews đã đưa tin, với cách làm mới, Bộ Y tế và Bộ TT&TT đã đưa toàn bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của bộ mình lên cung cấp trực tuyến mức độ 4, mức độ cao nhất được thực hiện hoàn toàn qua mạng.
Trong thời gian tới, mô hình triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của hai bộ Y tế và TT&TT sẽ được xem xét ở tất cả mọi khía cạnh, kể cả về an ninh, an toàn thông tin; sau đó, sẽ thống nhất và nhân rộng mô hình ở tất cả các bộ, các cơ quan. Chắc rằng, sau khi nhân rộng, số lượng các bộ, ngành, địa phương hoàn thành chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4 của Chính phủ sẽ có sự tăng trưởng mạnh.
Vân Anh

Bộ Y tế và Bộ TT&TT hoàn thành 100% dịch vụ công trực tuyến mức 4
Bộ Y tế và Bộ TT&TT là hai bộ đầu tiên hoàn thành việc đưa tất cả dịch vụ công thuộc thẩm quyền giải quyết của mình lên cung cấp trực tuyến mức độ 4, mức độ cao nhất được thực hiện hoàn toàn qua mạng.
" alt="Tỉnh Bình Phước nâng tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 lên trên 31%"/>
Tỉnh Bình Phước nâng tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 lên trên 31%
-
Với mong muốn góp sức, sát cánh cùng tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19, Cen TP.HCM Minh đã trao tặng Bệnh viện Phục hồi Chức năng - Điều trị Bệnh Nghề nghiệp 1 tủ bảo quản âm sâu - 40 độ C, 15 máy thử đường huyết, 2 monitor theo dõi bệnh nhân, 50 huyết áp kế điện tử, 15 bộ đặt nội khí quản, 8.000 găng tay, tổng giá trị hơn 877 triệu đồng; trao tặng Bệnh viện Lê Văn Thịnh 1 máy điện tim, 2 monitor theo dõi bệnh nhân, 10 bơm tiêm điện với tổng giá trị 665 triệu đồng. |
Ban Giám đốc Cen TP.HCM tặng thiết bị y tế cho Bệnh viện Phục hồi Chức năng - Điều trị Bệnh Nghề nghiệp |
 |
Bệnh viện Lê Văn Thịnh tiếp nhận thiết bị y tế từ Cen TP.HCM |
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và căng thẳng tại TP.HCM, Cen TP.HCM hy vọng số thiết bị y tế này sẽ giúp 2 bệnh viện trên nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch, tiếp thêm sức mạnh để thành phố sớm vượt qua giai đoạn khó khăn.
Cen TP.HCM là chi nhánh của CenLand tại TP.HCM, chuyên phân phối các dự án BĐS của chủ đầu tư Vinhomes và Vinpearl (Tập đoàn Vingroup). Bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2020, Cen TP.HCM phân phối thành công các dự án nghỉ dưỡng và căn hộ trung - cao cấp tại khu vực phía Nam như: căn hộ cao cấp Vinhomes Grand Park, nhà phố thương mại Grand World Phú Quốc…
Bên cạnh các hoạt động bán hàng, Cen TP.HCM luôn nỗ lực chung tay cùng cộng đồng, xã hội. Cen TP.HCM đang tích cực hưởng ứng chiến dịch “Home now for Vietnam stronger” do Cenhomes.vn phát động. Thông qua chiến dịch này, khách hàng có thể lựa chọn được căn nhà ưng ý, phù hợp trong thời gian nhanh chóng và hỗ trợ thực hiện giao dịch an toàn, tiện lợi ngay trong mùa dịch thông qua nền tảng công nghệ số.
 |
Chiến dịch “Home now for Vietnam stronger” kêu gọi khách hàng ở nhà và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển trên nền tảng Cenhomes.vn |
Ngoài chính sách đặc biệt của từng dự án, khách hàng còn có cơ hội tham dự sự kiện “Trúng nhà quá đã - Quên ngay dịch giã” với hình thức bốc thăm trúng thưởng BĐS với tổng giải thưởng lên tới 5 tỷ đồng.
Thêm vào đó, từ ngày 2/9 - 15/10/2021, mỗi giao dịch thành công trong chương trình sẽ đóng góp 5 triệu đồng để tiếp sức cho cộng đồng trong việc phòng chống Covid-19.
Hiện tại, Cen TP.HCM vẫn đang hoạt động online để duy trì hoạt động bán hàng và hỗ trợ khách hàng kịp thời. Trong thời gian tới, Cen TP.HCM sẽ tiếp tục các hoạt động vì cộng đồng để chung tay cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh.
Doãn Phong
" alt="Cen TP.HCM chi viện hơn 1,5 tỷ đồng thiết bị y tế chống dịch Covid"/>
Cen TP.HCM chi viện hơn 1,5 tỷ đồng thiết bị y tế chống dịch Covid