您的当前位置:首页 > Giải trí > Một gia đình hơn 20 năm bảo vệ "báu vật" giữa đại ngàn 正文

Một gia đình hơn 20 năm bảo vệ "báu vật" giữa đại ngàn

时间:2025-01-18 17:59:51 来源:网络整理 编辑:Giải trí

核心提示

Vượt khó,ộtgiađìnhhơnnămbảovệquotbáuvậtquotgiữađạingàthời tiết miền bắc hôm nay chịu khổ để bảo vệ rthời tiết miền bắc hôm naythời tiết miền bắc hôm nay、、

Vượt khó,ộtgiađìnhhơnnămbảovệquotbáuvậtquotgiữađạingàthời tiết miền bắc hôm nay chịu khổ để bảo vệ rừng lim

Giữa những đồi keo ở thôn Thanh Quang, xã Thanh Tân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa, có một rừng lim xanh rộng hơn 13ha. Đây là "báu vật" được gia đình bà Vũ Thị Thủy (75 tuổi) dày công chăm sóc, phục tráng, bảo vệ suốt hơn 20 năm qua.

Bà Thủy cho biết, vợ chồng bà quê gốc ở vùng biển Thanh Hóa. Năm 2002, gia đình bà rời quê hương đi định cư, làm kinh tế mới ở xã Thanh Tân, huyện Như Thanh.

Một gia đình hơn 20 năm bảo vệ báu vật giữa đại ngàn - 1

Bà Thủy kể về những ngày tháng cùng chồng phục tráng rừng lim xanh (Ảnh: Hạnh Linh).

Những ngày đầu lập nghiệp ở vùng đất mới, vợ chồng bà Thủy nhận thầu 13ha đất đồi khô cằn với thời hạn 50 năm để trồng trọt. Trong diện tích đất canh tác khi đó có 2 cây lim xanh cổ thụ sum suê lá, hàng năm ra hoa, kết trái.

Vào mùa cây lim rụng quả, chồng bà là ông Lê Huy Thục thường đi quanh gốc cây nhặt quả về ươm, rồi trồng trong khoảnh đồi của gia đình. Cứ như thế, sau hơn 20 năm cần mẫn phục tráng, gia đình bà đã tạo nên kỳ tích; quả đồi khô cằn trước kia nay đã được phủ xanh bởi màu xanh của rừng lim.

"Không ai bắt chồng tôi phải phục tráng, gìn giữ rừng lim xanh, nhưng ông ấy tự nguyện làm. Để có được thành quả như ngày hôm nay, công lớn là tình yêu đặc biệt của chồng tôi dành cho rừng lim", bà Thủy tâm sự.

Những năm tháng phục hồi rừng lim, vợ chồng bà Thủy trải qua không ít khó khăn, vất vả. Thậm chí, có thời điểm thấy ông Thục dồn tâm sức chăm sóc, bảo vệ rừng lim, cả làng cho rằng ông ấy "gàn dở".

"Nhà đông con, nhiều lúc cuộc sống thiếu thốn, tôi khuyên chồng bán vài cây để trang trải, lo cho các con, nhưng ông ấy nhất quyết không đồng ý. Thậm chí, kể cả khi bị bệnh, cần tiền điều trị nhưng ông vẫn không bán lim để chữa bệnh", bà Thủy nói.

Thấy chồng tâm huyết với rừng lim, bà Thủy dần quen, hàng ngày bà theo chồng lên rừng chăm sóc, bảo vệ "báu vật" của gia đình. Không chỉ vậy, các con của ông bà cũng "nối nghiệp" cha, quyết tâm bảo vệ rừng lim.

Một gia đình hơn 20 năm bảo vệ báu vật giữa đại ngàn - 2

Anh Lê Văn Tươi (áo đen) cùng các anh chị em trong nhà thay người bố quá cố bảo vệ rừng lim xanh (Ảnh: Hạnh Linh).

Anh Lê Văn Tươi (35 tuổi, con trai bà Thủy) cho biết, năm 2023, do bị ung thư phổi, ông Thục đã qua đời. Mỗi khi nhìn rừng lim, anh và mẹ lại rất nhớ những kỷ niệm cả gia đình cùng nhau lên đồi chăm sóc, bảo vệ rừng lim.

"Cả cuộc đời dốc sức bảo vệ, chăm sóc rừng lim, bố tôi được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, ngành trao tặng. Nhưng điều làm bố tôi vui nhất trước khi mất là được nhìn thấy anh em tôi đoàn kết, giúp ông hoàn thành tâm nguyện bảo vệ rừng lim", anh Tươi bộc bạch.

Theo anh Tươi, với giá trị kinh tế cao, thấy rừng lim của gia đình, nhiều thương lái tìm đến hỏi mua, nhưng gia đình anh nhất quyết không bán.

Rừng lim "độc nhất vô nhị"

Ông Trần Thanh Kiên, Chủ tịch UBND xã Thanh Tân cho biết, rừng lim của gia đình bà Thủy là "độc nhất vô nhị" của địa phương. Rừng lim không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn nguồn gen sinh học.

"Ông Thục, chồng bà Thủy, là người rất yêu rừng. Ông là gương điển hình trong bảo vệ, phát triển rừng của địa phương. Cả cuộc đời ông đã dành hết tâm sức chăm sóc, bảo vệ rừng lim xanh. Trước khi qua đời, ông căn dặn vợ con phải giữ gìn rừng lim", ông Kiên chia sẻ.

Một gia đình hơn 20 năm bảo vệ báu vật giữa đại ngàn - 3

Ông Thục nhận được giấy khen của các cấp, ngành vì có thành tích trong bảo vệ, phát triển rừng (Ảnh: Lê Văn Tươi).

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lại Thế Chiến, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Như Thanh, cho biết, hành động bảo vệ rừng lim xanh của gia đình bà Thủy là minh chứng cho sự quyết tâm, tình yêu thiên nhiên, góp phần vào công tác phát triển, bảo vệ rừng.

"Chúng tôi rất vui khi tình yêu rừng của vợ chồng bà Thủy được truyền lại cho các con. Hai thế hệ trong gia đình ông Thục đang chung tay bảo vệ, gìn giữ "báu vật" giữa đại ngàn", ông Chiến nói.

Theo ông Chiến, huyện Như Thanh có 834ha rừng lim xanh. Dự kiến đến năm 2030 ngành chức năng cùng với bà con sẽ trồng, phục hồi thêm 190ha, nâng tổng diện tích rừng lim của huyện lên hơn 1.000ha.

Ông Lương Hồng Sỹ, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Như Thanh, cho biết, để rừng không bị "chảy máu" cần có nhiều cá nhân dám nghĩ, dám làm và hết lòng, có trách nhiệm với rừng như gia đình ông Thục.

Ông Sỹ nhận định, việc bảo vệ, phát triển rừng, làm giàu rừng không chỉ hoàn thành mục tiêu tăng năng suất, giá trị lâm sản trên một đơn vị diện tích đất lâm nghiệp mà còn bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn gen quý hiếm, phục vụ cho nghiên cứu khoa học.

"Ngành nông nghiệp huyện khuyến khích bà con phục tráng, phát triển rừng gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Giai đoạn 2026-2030, huyện Như Thanh sẽ phục hồi, trồng mới hơn 1.000ha rừng", ông Sỹ thông tin thêm.