Dễ dàng nhận thấy nét giống nhau từ tên gọi, tiểu tiết, màu sắc của 2 sản phẩm
Trải qua một thời gian không hẳn là dài nhưng chắc chẳn không phải ngắn để tồn tại và phát triển như bây giờ, các sản phẩm, công ty phát hành game phải đối mặt với rất nhiều rào cản. Nếu việc chung tay xây dựng nên một làng game Việt văn minh, thành công là điều mà các đơn vị lẫn người chơi đều cố gắng, thì nhan nhản đâu đó vẫn là những chiến lược, kế sách "không đẹp" hòng kiếm doanh thu. Tên game na ná nhau giờ đã là "chiêu thức" quá cũ, những tâm thư sướt mướt, những con số khủng cũng chẳng còn hấp dẫn gì nhiều, thay vào đó là những chiêu trò mới hơn, lạ hơn, độc hơn và cũng... ảo diệu hơn. Một trong số này có lẽ phải nói đến việc tiện tay "vay mượn hình ảnh" của những sản phẩm khác, dù nói thẳng ra rằng có thể giữa hai sản phẩm chẳng có bất kỳ sự liên quan nào, cả về cốt truyện, lối chơi hoặc thể loại game.
Mặt trận "game bẩn" giờ đã có trang tin riêng
Tại một số trang tin tức giải trí và cả kênh truyền thông hữu hiệu nhất hiện nay là Facebook, có thể thấy mỗi ngày hàng loạt nội dung quảng cáo về game được đăng tải. Tuy nhiên, có hơn quá nửa trong số đó là những chiêu bài dùng mọi cách để thu hút người xem. Không chỉ sử dụng những danh xưng rất kêu, những câu từ đậm chất gợi dục mà còn cả những nội dung có hơi hướm "ăn theo" những sản phẩm thành danh khác. Có rất nhiều game thủ phản hồi với lời lẽ không mấy tích cực, nhưng đây cũng là sự phản kháng, chỉ trích rất bình thường khi một số đơn vị phát hành ngày càng lố lăng trong việc quảng bá game bằng mọi cách.
" alt=""/>Vấn nạn 'nhái' thương hiệu hình ảnh tại làng game Việt
Ảnh: Tổng hợp
" alt=""/>Cậu được mấy điểm vậy?