"Monsters University" (Lò đàotạo quái vật) sẽ là bộ phim hoạt hình Hollywood tiếp theo có phiên bản lồngtiếng.
òđàotạoquáivậtramắtphiênbảntiếngViệgirl xinhòđàotạoquáivậtramắtphiênbảntiếngViệgirl xinh"Hunger Games 2" tung trailer mới siêu hot"Monsters University" (Lò đàotạo quái vật) sẽ là bộ phim hoạt hình Hollywood tiếp theo có phiên bản lồngtiếng.
òđàotạoquáivậtramắtphiênbảntiếngViệgirl xinhòđàotạoquáivậtramắtphiênbảntiếngViệgirl xinh"Hunger Games 2" tung trailer mới siêu hotTừ ngày 23 tháng Chạp, không khí chuẩn bị thực phẩm, bánh trái ngày Tết bắt đầu nô nức khắp các gia đình. Trong đó, việc chọn gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong... cho món bánh chưng luôn được các bà, các mẹ ưu tiên hàng đầu.
Người trẻ hiện đại đang dần quen với các dịch vụ nấu cỗ, giao bánh tận nhà... nên cái không khí sum vầy bên nồi bánh chưng, hay cảm giác vân vê từng “hạt ngọc trời” khi gói bánh cũng dần trở nên xa lạ. Kỳ thực, ngay cả những hạt nếp tưởng như đơn sơ, mộc mạc cũng mang vẻ đẹp rất riêng, tròn mẩy, vàng óng và gợi lên biết bao cảm thức về một mùa vụ no đủ.
![]() |
Không khó để tìm một bức ảnh bánh chưng đẹp trên mạng, nhưng một tấm ảnh cận cảnh, khắc hoạ chi tiết đường nét tuyệt đẹp của những hạt nếp thì rất hiếm. Với sự giúp sức của camera macro chụp cận cảnh trên Galaxy A51, lần đầu tiên người trẻ có thể thấy rõ hương vị của ruộng đồng bật lên sống động trong ảnh.
Từng hạt nết nẩy mình, to tròn đến hoàn mỹ được khắc hoạ rõ nét trong từng đường nét, khiến chúng ta bị cuốn hút rồi bất giác réo lên những cồn cào trong bụng dạ. Thật thú vị khi một chiếc điện thoại dành cho giới trẻ lại sở hữu một công nghệ chụp ảnh đầy tính nghệ thuật, dẫn trước cả những flagship đắt đỏ trên hành trình giúp người trẻ khai mở những góc nhìn mới mẻ, giúp họ nhìn sâu vào những điều nhỏ bé bình dị mà thân thương vô ngần.
Càng gần đến 30 tháng Chạp, không khí chuẩn bị Tết càng khẩn trương. Lúc này nhiều gia đình đã trang trí nhà cửa và bày biện xong mâm ngũ quả. Tuỳ theo từng vùng miền và quan niệm mà các loại quả dùng để trưng trên ban thờ cũng khác nhau.
Thực tế hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều loại quả có hình dáng độc đáo như dưa hấu vuông, bưởi hình thỏi vàng,... nên không thiếu chủ đề chụp ảnh cho người trẻ. Tuy nhiên lợi thế của camera macro chụp cận cảnh là có thể khai thác sâu những đường nét và chi tiết bên trong những loại quả quen thuộc, mở ra hiệu ứng thị giác hoàn toàn mới cho người xem.
![]() |
Ngắm những giọt nước long lanh đọng trên quả dưới ống kính macro chụp cận cảnh mới thấy chúng ta đã bỏ lỡ vẻ đẹp đậm chất nghệ thuật của thức quả quen thuộc này ra sao. Giọt nước đọng trên lê và sắc vàng óng của vỏ quả khiến người xem như cảm nhận rõ sự tươi ngon cũng hương vị thơm mát của chúng. Sử dụng Samsung Galaxy A51 để khám phá nét đẹp cận cảnh của các loại hoa trái mùa xuân cũng là gợi ý sáng tạo tuyệt vời cho người trẻ trong mùa Tết năm nay.
![]() |
Mùng 1 Tết là lúc các gia đình bận rộn với việc tiếp khách đến chúc Tết, trên bàn bày sẵn đủ loại bánh mứt, rượu, trà. Khoảnh khắc sum vầy không thể thiếu chén rượu, ly trà đầu xuân. Trong nhiều bộ ảnh trên mạng xã hội, hình ảnh thưởng trà thường được chụp với cả bộ ấm chén đồ sộ hoặc khoảnh khắc nhiều người trong gia đình cùng quây quần bên nhau. Tuy nhiên, thức uống này cũng có nét hấp dẫn riêng mà chỉ khi chụp với camera macro chụp cận cảnh mới khai thác hết được.
![]() |
Góc chụp cận cảnh đặc tả màu sắc vàng ươm của trà. Thêm một vài lá trà trên mặt ly càng khiến bức ảnh thêm phần nghệ thuật. Người xem không chỉ cảm nhận được vị trà chát ngọt mà còn thấy cảm giác bình yên và phong cách sống chậm rãi khởi lên từ bức ảnh trên.
Chỉ mất một chút thời gian sắp đặt và khởi động camera macro chụp cận cảnh ngay trên trình chụp ảnh mặc định của Samsung Galaxy A51 là người trẻ đã có thể sở hữu ngay những tác phẩm đậm chất nghệ thuật thế này.
Chúng ta có thể cảm nhận Tết bằng mọi giác quan, trong đó vị giác với vô vàn những món ngon là điều không thể thiếu. Với sự giúp sức của camera macro chụp cận cảnh trên Samsung Galaxy A51, lần đầu tiên người trẻ có thể tái hiện vị ngon của Tết một cách đủ đầy và nguyên vẹn trong từng bức ảnh.
Thu Hằng
" alt=""/>‘Hương vị đoàn viên’ trong loạt ảnh cận cảnh món ngon TếtChúng tôi giới thiệu Internet và trình bày phương án đưa Internet trực tiếp vào Việt Nam thay vì đường vòng mà Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện hàn lâm khoa học VIệt Nam) đề xuất. Còn nhớ, lúc đó mọi người xôn xao, lo lắng rằng mở Internet sớm quá sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng. Tôi thuyết phục: “Chúng ta không lo phát triển sớm Internet với quan điểm là “quản lý đến đâu phát triển đến đó”. Tại kỳ họp, Tổng bí thư Đỗ Mười cho phép chúng tôi mang máy tính vào để giới thiệu với các ủy viên trung ương về Internet. Rất vui là sau đó, Trung ương thông qua và đến tháng 12/1997 Internet Việt Nam chính thức kết nối với thế giới.
Vài năm đầu Internet không phổ biến được đáng kể. Tuy nhiên, đến khi Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị về phát triển công nghệ thông tin với tinh thần “năng lực quản lí phải theo kịp tốc độ phát triển” ra đời thì Internet bắt đầu bùng nổ. Vì sao lại có tinh thần tiến bộ như vậy, thưa ông?
Lúc đầu, việc kết nối Internet còn rất chậm về tốc độ, chúng tôi đã tích cực xây dựng hạ tầng viễn thông của VNPT để đáp ứng yêu cầu nhanh và hiệu quả.
Do hạ tầng tốt lên, chúng tôi đề ra phương thức “năng lực quản lý phải theo kịp tốc độ phát triển” với sự góp công sức của nhiều người. Bên Đảng có đồng chí Phan Diễn, Ngô Văn Dụ… bên Chính phủ có các Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, Phạm Gia Khiêm, Bộ Công an có Thứ trưởng Nguyễn Khánh Toàn, Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Đặng Hữu và rất nhiều cán bộ khoa học khác rất ủng hộ. Chúng tôi cũng xin ý kiến cả nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Các vị lãnh đạo đều yên tâm.
Sau khi Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị vào năm 2000 ra đời, thì Internet phát triển như có luồng gió mới. Tôi nhớ, những người đứng đầu các cơ quan trung ương, những tầng lớp liên quan đến giáo dục, khoa học, công nghệ đều rất hào hứng áp dụng Internet. Internet được đưa vào các trường học, bệnh viện, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp…lợi ích là rất rõ dù nguồn thu chưa lớn.
Như vậy, muốn thúc đẩy phát triển nhanh thì Nhà nước phải hướng dẫn, dẫn dắt xã hội chứ không vì chỉ thấy các tiêu cực mà lo sợ, rồi co lại.
Việc bắt kịp cuộc cách mạng công nghệ 4.0 được coi là quyết định trong việc phát triển đất nước trong giai đoạn tới đây. Ông thấy chúng ta đang thực hiện việc này ra sao?
Để làm thành công điều gì cũng luôn phụ thuộc vào con người. Nếu không coi nhân lực là yếu tố đầu tiên thì sẽ thất bại.
Lãnh đạo ngành công nghệ thông tin và truyền thông cho rằng, vì chúng ta có lợi thế dân số trẻ, thích ứng với công nghệ cao nhanh, kinh tế đang có đà phát triển và hội nhập sâu với thế giới.
Bây giờ là lúc chúng ta phải trí thức hoá nguồn nhân lực ấy. Toàn bộ xã hội phải tham gia vào việc nâng cao tri thức, kiến thức cho đến tận những kĩ năng của người dân trong việc hiểu, nắm vững, và sử dụng được sản phẩm, dịch vụ mới.
Cạnh tranh trong thời đại 4.0 chính là cạnh tranh về nhân lực để thu hút được người tài. Việt Nam muốn vươn lên phải chấp nhận cuộc cạnh tranh này.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) với việc kết nối cơ sở dữ liệu lớn (Big Data) cùng các công nghệ cloud, và các công nghệ mới như in 3D, Blockchain… sẽ tạo ra quá trình tự động hoá trong sản xuất và điều hành hiệu quả cho các tổ chức, doanh nghiệp và thậm chí đến yêu cầu cá nhân.
Việc ngành ta thành lập Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trong doanh nghiệp là đúng hướng vì nó gắn kết giữa nghiên cứu với đào tạo và kinh doanh. Chúng ta phải thu hút những người tài trong và ngoài nước cùng làm việc, nghiên cứu, đào tạo, tham gia tích cực vào đổi mới sáng tạo, ứng dụng AI xây dựng xã hội 4.0.
Tôi cho rằng cần tiếp tục “thông minh hóa” hạ tầng chuyển đổi số. Trước đây, chúng ta có mạng lưới hiện đại như cáp quang, mạng 3G, Internet và hai vệ tinh lớn nhưng bây giờ là giai đoạn cao hơn trong việc chuyển đổi hạ tầng kỹ thuật số thông qua các công nghệ mới, giải pháp mới để kết nối hạ tầng viễn thông với các ngành, lĩnh vực khác như dịch vụ công, giao thông, y tế, giáo dục; an ninh quốc phòng, môi trường… Các công ty viễn thông, tin học cũng cần đổi mới mô hình kinh doanh để đáp ứng những yêu cầu mới của công cuộc chuyển đổi số. Cần chú ý áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế và trong nước để đảm bảo không gian mạng trong sạch, giải quyết được những vấn đề an ninh an toàn mạng, góp phần phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Câu chuyện “toàn cầu hóa kinh doanh” cũng cần chú ý. Ngày càng nhiều các hình thức kinh doanh, dịch vụ mới xuyên quốc gia ra đời dựa trên nền tảng công nghệ số và internet, tạo nhiều cơ hội việc làm, thu nhập và những tiện ích xã hội khác. Chúng ta tiếp thu những tinh hoa, kiến thức của nhân loại để tham gia vào nền kinh tế hội nhập.
Ông nhìn nhận thế nào về những việc mà Bộ Thông tin & Truyền thông đã và đang làm trong việc chuyển đổi số?
Hạ tầng chuyển đổi số ảnh hưởng rất lớn đến các ngành. Hạ tầng này là một ngành kinh tế xã hội mang lại quyền lợi kinh tế và lợi ích cho xã hội rất lớn. Phải nhấn mạnh, đây là hệ thần kinh của đất nước mà từ đó sự chỉ đạo và điều hành của nhà nước được thông suốt mọi lúc, mọi nơi làm cho kinh tế xã hội phát triển và an ninh quốc phòng được bảo. Có lẽ vì vậy, hiếm có ngành nào mà Bác Hồ quan tâm như ngành này từ những ngày đầu thành lập. Bộ ta có vị trí rất quan trọng trong việc giữ vững vai trò, vị trí và uy tín của mình.
Việt Nam ngày nay đã trở thành một trong những nước phát triển Internet với tốc độ cao và tỉ lệ người sử dụng lớn. Sự bùng nổ này tạo điều kiện cho chúng ta sử dụng các dịch vụ công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh mới, thay đổi cách suy nghĩ để tìm ra những cách làm mới từ quản lí, phân phối đến phục vụ tốt hơn.
Chính vì thế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh chuyển đổi số là cơ hội cho Việt Nam phát triển.
Sự chỉ đạo của Bộ TT&TT hiện nay là đúng xu hướng thế giới, mang tính tiên phong của Việt Nam và cũng đang kế thừa những tư tưởng đổi mới tư duy, hiện đại hoá đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Với sự lớn mạnh của công nghệ thông tin Việt Nam năm 2019, Chính phủ đã phê duyệt đề án chuyển đổi số quốc gia. Để đề án này thành công, đương nhiên Bộ Thông tin và Truyền thông phải đóng vai trò dẫn dắt, đi đầu trong việc quản lí.
Chính lúc này, các doanh nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông cần bứt phá, thay đổi mô hình kinh doanh, ứng dụng mạnh các công nghệ cao đáp ứng thời kì chuyển đổi số.
Không có cách nào khác, trước đây các doanh nghiệp chúng ta đi thẳng vào công nghệ hiện đại thì nay là cả nước bứt phá trong tiến trình chuyển đổi số, từ lãnh đạo đến người dân, doanh nghiệp phải chấp nhận sự thay đổi này, mà trước hết vẫn là phải thay đổi tư duy của chính mình.
Cuộc cách mạng 4.0 hiện nay chúng ta đang có những thuận lợi rất lớn là Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52 – NQ/TW ngày 27/09/2019 về một số chủ trương chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng 4.0 như: Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới; tăng trưởng cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện, đột phá chiến lược hiện đại hóa đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số nhanh và bền vững dựa trên khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh.
Quá trình chuyển đổi số mà chúng ta đang thực hiện là một phần của việc thực hiện Nghị quyết trên.
" alt=""/>Nguyên Bộ trưởng Bộ BCVT Đỗ Trung Tá: Tri thức hóa nguồn lực là chìa khóa để dẫn đầuVietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hùng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược về công tác đấu thầu thuốc theo quy định mới để làm rõ hơn những nội dung này.
Kinh phí mua thuốc giảm 30%
- Xin ông cho biết kết quả ban đầu sau khi áp dụng TTLT số 01/2012/TTLT-BYT-BTC về đấu thầu mua thuốc tại các cơ sở y tế, đặc biệt là kết quả về vấn đề kinh phí mua thuốc?
Hiệu quả kinh tế của các gói thầu đã được cải thiện một cách rõ ràng với việc tiết kiệm được khoảng 30% kinh phí tiền mua thuốc của các bệnh viện và đưa giá thuốc trúng thầu giữa các bệnh viện về sát mặt bằng chung (theo giá trúng thầu thấp nhất).
Ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược |
Phân tích kết quả trúng thầu của 7 Sở Y tế đã thực hiện đấu thầu theo quy định mới và báo cáo về Bộ Y tế cho thấy so sánh trị giá tiền mua thuốc theo giá thuốc trúng thầu năm 2013 của 20 mặt hàng có tỉ trọng sử dụng cao trong đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế (chiếm khoảng 30% trị giá thuốc trúng thầu tại các bệnh viện) với việc mua sắm các mặt hàng này năm 2012 cho thấy số tiền tiết kiệm được là 115,49 tỉ, tương đương với 28% tổng trị giá trúng thầu của các mặt hàng này tại 7 Sở Y tế.
- Giá của các loại thuốc trúng thầu thay đổi như thế nào sau khi áp dụng thông tư mới về đấu thầu thuốc?
So sánh giá của các mặt hàng thuốc cụ thể cùng nhà sản xuất, cùng tên thương mại trúng thầu năm 2012 (theo quy định cũ) và năm 2013 (theo quy định mới) tại các bệnh viện, hầu hết các mặt hàng năm 2013 đều có giá giảm so với năm 2012, nhiều mặt hàng có giá giảm mạnh như: Fascort (Methyl prednisolon 4mg) giảm 42,86%; Quincef (Cefuroxim 125mg) giảm 34,64%; Teonam (Imipenem 500mg + Cilastatin 500mg) giảm 10,6%; Getzlox (Levofloxacin 750mg) giảm 6,88%...
Một số nhóm thuốc cụ thể qua khảo sát tại 7 tỉnh, thành phố đã có kết quả đấu thầu theo TTLT số 1 như: Levofloxacin 500mg/100mg năm 2012, các cơ sở mua 8 mặt hàng với 5,249 tỉ đồng/36.563 viên, năm 2013 mua 9 mặt hàng với 5,613 tỉ đồng/52.530 viên (tiết kiệm được 34,43% chi phí sử dụng); Kháng sinh Imipenem + Cilastatin (500mg + 500mg) năm 2012 mua 8 mặt hàng với 4,948 tỉ/17.567 lọ, năm 2013 mua 7 mặt hàng với 11,984 tỉ đồng/57.500 lọ (tiết kiệm 35,15% chi phí sử dụng)…
Ưu tiên giá rẻ?
- Ông có ý kiến thế nào về một số ý kiến lo ngại việc ưu tiên về giá trong quy định đấu thầu làm tăng nguy cơ thuốc giá rẻ chất lượng không đảm bảo?
Trước hết, ý kiến cho rằng thuốc trúng thầu theo quy định tại TTLT số 01 có chất lượng không đảm bảo là không có cơ sở và không hiểu rõ về quy trình tổ chức đấu thầu cũng như việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh.
Theo quy trình đấu thầu mua thuốc, trước khi chuyển sang công đoạn đánh giá về giá, phải qua công đoạn đánh giá tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng thuốc đạt yêu cầu, cuối cùng việc lựa chọn mặt hàng trúng thầu theo quy định tại Luật đấu thầu là lựa chọn mặt hàng có giá đánh giá thấp nhất. Như vậy việc đánh giá về giá thuốc dự thầu là tiêu chí cuối cùng để lựa chọn mặt hàng trúng thầu.
![]() |
Kinh phí mua thuốc tại các bệnh viện giảm mạnh sau khi áp dụng quy định mới về đấu thầu. Ảnh: Cẩm Quyên |
Ngành dược là ngành được tiêu chuẩn hoá cao. Theo quy định hiện hành, tất cả các mặt hàng thuốc lưu hành tại thị trường Việt Nam phải đạt tiêu chuẩn chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam (Dược điển Việt Nam) hoặc tiêu chuẩn chất lượng các nước phát triển như Dược điển Anh, Dược điển Mỹ, Dược điển Châu Âu… và được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành (nghĩa là phải được nghiên cứu, đánh giá đáp ứng về hiệu quả và an toàn trong điều trị).
Các thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam, để được cấp số đăng ký lưu hành (hoặc Giấy phép nhập khẩu) thì yêu cầu tiên quyết về pháp lý là thuốc phải được cấp phép lưu hành tại nước sản xuất (được các nước này đánh giá chất lượng, hiệu quả và an toàn).
Ngoài ra, thuốc sau khi được cấp số đăng ký lưu hành, hệ thống kiểm nghiệm (các Viện kiểm nghiệm trung ương và các Trung tâm kiểm nghiệm trên toàn quốc) thực hiện công tác hậu kiểm về kiểm tra chất lượng thuốc, tất cả các trường hợp không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo hồ sơ đăng ký lưu hành sẽ bị xử lý theo quy định (thu hồi, rút số đăng ký lưu hành).
Do đó, với các quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành phải đảm bảo chất lượng và an toàn, hiệu quả khi sử dụng. Vì vậy, ý kiến cho rằng thuốc trúng thầu giá rẻ chất lượng không đảm bảo là cảm tính, không có cơ sở, gây hiểu nhầm cho dư luận.
- Ưu đãi về giá không có nghĩa là thuốc trúng thầu không đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp Dược phẩm đang “kêu” về vấn đề phân nhóm trong đấu thầu thuốc. Cùng đạt các quy định về chất lượng nhưng các thuốc sản xuất tại các nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PICs-GMP thuộc các nước tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật cao về quản lý dược phẩm thuộc tổ chức ICH, có hiệu quả điều trị cao hơn rất khó để cạnh tranh về giá với các thuốc sản xuất tại các nhà máy thuốc các nước khác cũng đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/S-GMP có hàng rào kỹ thuật thấp hơn (nhưng vẫn đạt chuẩn). Ông có đánh giá gì về vấn đề này?
Đây là một thực tế đang diễn ra, đòi hỏi thông tư về đấu thầu thuốc cần được điều chỉnh cho phù hợp hơn với thực tế. Cục Quản lý Dược đang xem xét việc phân nhóm sâu hơn đối với các thuốc đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PICs-GMP sản xuất tại các nước tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật cao về quản lý dược phẩm thuộc tổ chức ICH để tăng cơ hội cho các cơ sở y tế trong việc lựa chọn được các thuốc có hiệu quả điều trị cao hơn của các nhà sản xuất uy tín trúng thầu.
- Xin cảm ơn ông!
Yến Ngọc (thực hiện)