您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Soi kèo góc Everton vs Leicester, 22h00 ngày 1/2
NEWS2025-02-02 03:57:41【Thế giới】9人已围观
简介 Pha lê - 01/02/2025 09:08 Kèo phạt góc uefa champions leagueuefa champions league、、
很赞哦!(318)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Wolves vs Aston Villa, 0h30 ngày 2/2: Nỗ lực thoát hiểm
- Tôi là một thằng đàn ông đáng nguyền rủa
- Mẹo mách bạn nên mặc gì cho buổi phỏng vấn?
- Trung Quốc phát triển thế hệ tàu cao tốc mới 1.000km/h đi nhanh hơn máy bay
- Soi kèo phạt góc Stuttgart vs PSG, 3h00 ngày 30/1
- Ký ức buồn của thiếu nữ phải 'tiếp' 18 khách/ngày
- 10 điều giúp duy trì ngọn lửa hôn nhân luôn bùng cháy
- Ám ảnh đàn bà ngoại tình của cha con người ăn mày
- Nhận định, soi kèo Jeddah vs Al
- Lời cảnh báo ngọt ngào của mẹ dành cho bố
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Bournemouth vs Liverpool, 22h00 ngày 1/2: Thách thức đội đầu bảng
- Thị trường vật liệu xây dựng trong vài năm trở lại đây đã có nhiều thay đổi. Các loại sàn gỗ dùng để lót sàn nhà đang được ưa chuộng bởi chúng đem lại nhiều lợi ích về giá trị sử dụng, tính thẩm mỹ cao. Theo kinh nghiệm từ chuyên gia để mua được một loại ván gỗ phù hợp nhu cầu thì cần phải hiểu rõ về ưu nhược điểm, các chỉ số đánh giá chất lượng của từng loại gỗ.
Lưu ý khi chọn sàn gỗ cho không gian sống
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Từ khi mang thai đến nay con gái đã tám tuổi, chị Nguyễn Thị Bé (P.14, Q.4) vẫn ở nhà nghỉ khỏe. Chồng bị tật chân, chạy xe ôm thu nhập bấp bênh, nhưng chị vẫn “bình chân như vại”. Học vấn chỉ lớp 5 nhưng chị quyết định nếu không tìm được việc như ý (nhàn hạ, gần nhà, ít thời gian, lương cao…) thì không làm. Chủ nhiệm tổ phụ nữ giúp việc nhà của khu phố thấy chị ở không, giới thiệu chỗ làm, chị lắc đầu: “Tôi không biết chạy xe, đi bộ thì xa quá, chồng đưa rước lại tốn xăng”. Bà cụ hàng xóm đột ngột ngã bệnh, nằm liệt, con cháu bà đặt vấn đề thuê chị Bé chăm sóc. Chị lại viện lý do chưa bao giờ chăm sóc người bệnh nên không làm được. Thực ra, chị ớn cảnh tiêu tiểu hôi hám, dìu đỡ nặng nề, lại phải thức khuya, không ngủ trưa được. Hàng xóm lại đề nghị, nếu không làm trọn thời gian thì làm theo giờ, chị cũng không đồng ý. Chồng về, chị mách lại, khiến chồng chị oang oang chửi đổng, cho rằng hàng xóm đã xúc phạm, hạ nhục nhà mình: “Vợ tôi như vầy mà kêu đi đổ phân, giặt đồ dơ dáy cho mấy người”. “Khí thế” vậy, nhưng khi con bị té gãy tay, anh chị phải chạy sang hàng xóm mượn tiền chạy chữa.
Nặng là… quẳng
Nhiều ông đã suy nghĩ sai lầm là để vợ an nhàn thì mình mới là đàn ông thực sự, mà không biết là mình đang làm hư vợ. Các ông đã không góp ý, không thúc đẩy, động viên vợ làm việc kiếm thêm thu nhập, lâu dần thành quen, càng ngày người vợ càng ngại đi làm. Nếu sớm nhận ra sự nguy hiểm của tình trạng “nhàn cư vi bất thiện” ở vợ, các ông phải giúp vợ có công ăn việc làm, tạo sức ép để vợ cùng gánh vác gia đình, dù mình đủ khả năng kiếm đủ tiền nuôi vợ con.
Ban đầu, vì yêu chiều vợ, các ông vẫn cố gắng chu toàn, nhưng nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng, nhất là khi có con, người đàn ông với nỗ lực đơn lẻ sẽ đuối sức nếu không được chia sẻ kịp thời. Hơn nữa, người vợ không quen làm việc, sẽ ích kỷ, vô tâm, không hiểu giá trị những giọt mồ hôi của chồng. Vấn đề không chỉ là tiền, mà còn là cảm giác được cùng bạn đời chung sức chung lòng, đồng cam cộng khổ. Đường dài thồ nặng, đến lúc nào đó, có thể các ông sẽ quẳng gánh giữa đường.
Khi chuyển từ P.Tân Phong, Q.7 về Nhà Bè sống, chị Bích Thủy (chủ tổ hợp may gia công) tưởng sẽ dễ tuyển được nhân công vì thấy nơi đây có nhiều phụ nữ nhàn rỗi, thường tụ tập chuyện trò, chơi bài. Tuy nhiên, khi chị Thủy đến tuyển, các chị từ chối ngay, người than mắt kém, người bảo đau lưng, nhức mình dù tuổi đời chưa đến 40. Là người có “máu” công tác xã hội, chị Thủy kiên trì động viên, cuối cùng chỉ thu nhận được một chị. Làm chưa đủ tháng, chị này ứng tiền, rồi gia đình mâu thuẫn, chồng đánh chửi, chị bỏ đi mất. Chị Thủy bất lực, e ngại không biết bao giờ các gia đình này thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn: vợ ăn không ngồi rồi, đề đóm, nợ nần; con hư, bỏ học, ăn cắp vặt; chồng nhậu nhẹt, bạo hành... Đã nghèo tiền bạc còn nghèo ý chí thì ai có thể giúp đỡ được?
Thạc sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính Quốc gia, TP.HCM) phân tích: “Lý do sâu xa của tình trạng này còn do giáo dục từ gia đình. Nhiều cha mẹ chỉ dạy con gái cách làm vợ, làm mẹ theo nghĩa nội trợ trong nhà chứ không khuyến khích con ra ngoài xã hội làm việc, khẳng định mình. Vì vậy, cần thay đổi từ việc xây dựng cho con trai, con gái tư tưởng bình đẳng cả về nghĩa vụ và quyền lợi đối với bản thân, gia đình và xã hội. Con gái càng ý thức trách nhiệm đóng góp của mình, càng mong muốn khẳng định bản thân thì càng có tinh thần độc lập, ý chí vượt khó, không chấp nhận sống “tầm gửi”. Khi đó, hạnh phúc hôn nhân sẽ không quá phụ thuộc vào may rủi”.
(Theo Phunuonline)">Vợ “thiểu năng”
- "Các bạn trẻ Gen Z ngày nay mong manh, yếu đuối, hay kêu ca về những khó khăn", đó là nhận xét mà tôi được nghe khá nhiều, đặc biệt là từ các thế hệ trước. Nhưng nói như vậy có thật sự công bằng với thế hệ Z?
Tôi là một người thuộc Gen Y, nhưng xin được "bênh" các bạn Gen Z một chút. Tôi làm việc trong môi trường tiếp xúc với rất nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ Z. Trong cái nhìn của tôi, đúng là các bạn trẻ bây giờ có điều kiện được học hành tốt hơn thời trước, nên nói chung rất thông minh, năng động, giỏi về công nghệ và khá thẳng thắn.
Tuy nhiên, chính điều kiện tốt đó của các bạn cũng gây ra nhiều mặt bất lợi:
Thứ nhất, tỷ lệ Gen Z có học thức cao rất nhiều, nên bản thân các bạn phải nỗ lực hơn gấp nhiều lần để sẵn sàng đương đầu cho một cuộc cạnh tranh khốc liệt. Thậm chí, nhiều bạn phải học thêm vô số bằng cấp này nọ để giành được các công việc tốt. Trong khi đó, các thế hệ trước chỉ một số ít có cơ hội học tập lên cao, tuy nhiên nhiên cơ hội việc làm thời đó rộng mở và ổn định hơn thời buổi bão hòa và đào thải nhiều như bây giờ.
Thứ hai, các bạn Gen Z từ bé đã phải chịu định kiến, luôn bị đem ra để so sánh với các thế hệ trước. Thời trước, vì cuộc sống còn nhiều khó khăn nên đa phần chỉ cần phấn đấu có của ăn, của để, sống tốt là được. Nhưng ngày nay, các bạn Gen Z từ bé đã phải chịu áp lực tiếp nối giấc mơ của cha mẹ, phải giàu có, phải thành công vượt các thế hệ trước và hơn con nhà người ta.
>> Gen Z như búp măng non trong 'thời buổi khó sống'
Thứ ba, bối cảnh kinh tế, xã hội ngày nay phát triển bùng nổ, nhưng tài nguyên, quỹ đất lại đang bị các thế hệ trước khai thác gần hết. Ví dụ điển hình là giá nhà đất tăng cao chóng mặt, ô nhiễm môi trường ngày một trầm trọng... Đây là cơ hội phát triển cho thế hệ trước (có của ăn của để) lo cho con cái họ, nhưng cũng để lại hậu quả, thách thức, kèm thêm sự bất lực cho thế hệ trẻ.
Vậy nên, tôi nghĩ rằng, chúng ta cần đồng cảm và động viên các bạn trẻ nhiều hơn thay vì đổ lỗi, chỉ trích họ. Hơn thế nữa, mục đích sống sau cùng cũng là phải hạnh phúc, do vậy lựa chọn của các bạn trẻ cần được tôn trọng. Miễn là các bạn thấy hài lòng, không gây hại đến ai, không vi phạm pháp luật là được.
Hơn nữa, việc các bạn Gen Z sẵn sàng rũ bỏ bớt mong cầu, đi ngược lại sự xô bồ của số đông thế hệ cũ, bỏ qua áp lực vật chất phù phiếm để tìm đến sự thoải mái trong tâm hồn và tìm kiếm điều tốt đẹp trong con người cũng là biểu hiện của sự can đảm, mạnh mẽ đó chứ.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
">'Gen Z bất lợi khi sinh ra trong điều kiện đủ đầy'
Soi kèo phạt góc Leganes vs Rayo Vallecano, 3h00 ngày 1/2
Các nhân viên đang phân tích giám định ADN. Ảnh TH
Ca xét nghiệm kì lạ
Bà Nga kể: “Hôm đó là buổi sáng, sau khi hoàn tất mọi thủ tục của một vụtranh chấp con, phải kiện nhau ra tòa, chúng tôi mời đương sự vào lấy mẫu xétnghiệm. Khi ba người đi vào mặt nặng mày nhẹ, nhìn họ không thể cho đây là mộtcặp được bởi vì người cha kém mẹ đứa trẻ đến vài chục tuổi, tuy nhiên thế giannày không phải là hiếm. Điều đáng nói ở ca xét nghiệm này là sự bí ẩn về ngườiphụ nữ trong cuộc tên Nhật Lệ mà mãi cho tới gần một năm sau tôi mới giải mãđược”.
Tôi nhớ, ngay chiều hôm đó, người phụ nữ này đã gọi điện cho tôi. Chị bảorằng muốn gặp tôi để nói chuyện riêng, tôi cũng nói thẳng: “Nếu chị muốn tâm sựgì thì tôi sẽ tiếp chị tại trung tâm. Còn nếu chị muốn có một kết quả xét nghiệmtheo ý muốn của mình thì dù có gặp cũng chẳng giải quyết được gì”. Nghe vậy chịta đã khóc và nói: “Em khổ tâm lắm chị ơi, chị chiếu cố cho hoàn cảnh của em vàcho em gặp riêng tại nhà chị đi”. Tôi đã khước từ lời đề nghị và chị ta lạikhóc…Theo dõi kết quả ca xét nghiệm của trường hợp này, tôi rất ngỡ ngàng khithấy đứa trẻ không có quan hệ máu mủ gì với người đàn ông đang nhận là cha vàcũng không phải con của người phụ nữ nhận là mẹ.
Biết được kết quả bất thường như vậy tôi đã chủ động gọi cho báo cho chị Lệ.Chị này chẳng lấy làm ngạc nhiên, chỉ khóc rất nhiều. Tôi ái ngại hỏi chị khôngthắc mắc gì về kết quả sao, người phụ nữ không nói gì mà lại khóc. Một lúc sauchị ta cầm tờ tiền mệnh giá 500 nghìn đồng dúi vào tay tôi và nói trong nướcmắt: “Nếu không ảnh hưởng đến trung tâm thì chị có thể kết luận “Không phải làbố” thôi còn bỏ dòng “Không phải là mẹ” trong giấy kết quả xét nghiệm đi có đượckhông ạ? Tôi lắc đầu giải thích: “Thế đâu có được, đã lấy mẫu thì phải kết luậnquan hệ của chị với cháu bé chứ, chị cất tiền đi”.
Chị Lệ hiểu ra, có vẻ xấu hổ với hành động của mình. Rồi như không thể kìmnén được hơn nữa, chị ta khóc nức lên: “Em thương các con em quá, em có tội… Emđã giết chết chúng rồi!... Em đau đớn quá... ân hận quá chị ơi!”. Rồi chị ta nắmchặt tay tôi và nói như nói với chính mình “Em sẽ trở về trong đó, rồi em sẽ đixa, rất xa… còn lúc này em không thể nói gì được… Em sẽ gọi cho chị sau. Mongchị đừng cho ai hay kết quả này, chị cứ gửi kết quả cho tòa án”. Sau khi chị Lệđi rồi, trong tôi có vô vàn câu hỏi nhưng vì chuyện riêng mà người ta không nóinên mình cũng đành chịu. Chỉ có điều tôi cảm nhận, đó là một người phụ nữ tốt vàcó một bí mật gì đó rất đau lòng. Vì thế tôi cũng không trách chuyện chị ta nhờtôi sửa kết quả xét nghiệm.
Bà Nguyễn Thị Nga đang quan sát nhân viên của mình phân tích ADN. Ảnh TH.
Cuộc gọi bất ngờ
Bà Nga kể tiếp: “Gần một năm sau, tôi nhận được một cuộc gọi từ nước ngoàicủa một người phụ nữ, nghe giọng và xưng tên tôi nhận ra ngay đó là chị Nhật Lệ.Chị bảo rằng đã định gọi cho tôi lâu rồi vì nghĩ rằng nợ tôi một lời giải thích.Nhưng chị muốn thời gian trôi đi để tất cả lùi về quá khứ và bây giờ là lúc chịcó thể giãi bày. Chị nói, vì tôi có biết một phần quan trọng của cuộc đời chịnhưng lại là người dưng và hiện đang sống ở nơi rất xa nhau nên chị muốn kể chotôi nghe hết về bí mật cuộc đời, để giải thích cho những hành động khó hiểu khiđến trung tâm để xét nghiệm. Và hơn thế nữa, chị cũng được tâm sự với một ngườinào đó những điều đang phải chịu đựng để cho vơi bớt phần nào.
Chị Lệ kể rằng: chị là một người phụ nữ góa chồng, có một cô con gái và haitrai. Chị đã phất lên nhờ thời kỳ thịnh vượng của chứng khoán. Vì thương tình,chị cho một người bạn cũ làm ăn thất bát vay một số tiền khá lớn không lấy lãivà cũng chẳng có giấy tờ gì. Thế rồi người bạn trở mặt, cứ khất lần không chịutrả số tiền đã vay và càng ngày càng tỏ ra thách thức, không đếm xỉa gì đến tìnhnghĩa. Chị nghĩ có lẽ vì mình mẹ góa con côi nên người ta âm mưu cướp không sốtiền đó nên quyết định tìm một người giúp đòi nợ. Qua sự giới thiệu, chị nhờđược một thanh niên có có dính dáng đến “dân xã hội” và số tiền trên nhanh chóngđược trả lại.
Chẳng hiểu do lâu ngày vắng đàn ông, do cảm kích mà chị rơi vào vòng tay củagã ma cô này lúc nào không hay. Khi biết mình dính bầu, chị vô cùng lo sợ tìmcách dứt bỏ mối quan hệ với gã ma cô và quyết định đi bỏ cái thai. Không may chochị là gã ma cô đã đoán trước được ý định của chị và đe dọa: “Bà mà vất bỏ đứacon của tôi, tôi sẽ giết bà và cả các con của bà”. Đã từng chứng kiến “thân thế,sự nghiệp” của hắn nên chị đành phải đồng ý. Kể từ đó, gã ma cô coi chị tìnhnhân dễ bảo, cứ lúc nào thiếu tình, thiếu tiền là mò đến. Chị không muốn ba đứacon với người chồng trước biết chuyện nên tìm cách che giấu.
Chị phải nói dối các con phải đi công tác xa dài ngày nhưng thực chất tìm mộtnơi để sinh đứa bé. Chị tìm đến một bản làng xa, làm bạn với một người phụ nữđang mang bầu cùng tháng với ý định sau này sẽ gửi con lại nhờ người phụ nữ nàynuôi hộ. Chị bịa ra một câu chuyện bị chồng ruồng rẫy nên phải bỏ nhà đi để bảovệ đứa con để mong nhận được sự thương cảm. Sinh xong, chị đợi con cứng cáp rồigửi lại cho người phụ nữ ở bản làng và cung cấp tiền cho chị ấy nuôi cả hai đứatrẻ. Chị quay về sống với cuộc sống như cũ, chỉ thi thoảng lên thăm đứa con ởbản xa. Gã ma cô biết chuyện nhưng hắn không quan tâm đến đứa con, vẫn chỉ đếnkhi cần tiền hoặc tình.
Lời nói dối... tử tế
Chị quyết định phải chấm dứt mối quan hệ với gã ma cô kia rồi đón con về vànói dối mọi người là xin thêm một đứa con nuôi. Dù rằng về ruột thịt, hắn là chacủa con chị nhưng thực tế thì hắn không xứng đáng và đứa trẻ sẽ chỉ có hại hơnkhi có một người cha như vậy. Để thực hiện ý định, chị đã bán nhà thay đổi chỗ ởnhưng ác nghiệt thay vẫn không thoát khỏi bàn tay của gã ma cô. Một lần hắn đếntìm, yêu cầu chị đưa cho hắn một số tiền lớn để cưới vợ thì sẽ ra đi vĩnh viễn.Số tiền hắn đòi quá lớn nên hai người đã lớn tiếng cãi vã. Đúng lúc đó, cô congái đầu về nhà và tình cờ nghe hết mọi chuyện.
Quá sốc, cô con gái mới lớn vừa khóc vừa chạy ra khỏi nhà khi nhìn thấy mẹ.Một tai nạn khủng khiếp xảy ra trước cửa nhà khiến chị mất đứa con gái đầu lòng.Trong lúc chị đang quá đau buồn và ân hận vì cái chết của đứa con gái thì haiđứa con trai nhỏ vì quá sốc, mất niềm tin vào người mẹ yêu quý nên đã tự vẫntheo chị gái. Trong khoảng thời gian ngắn mất cả ba đứa con khiến chị như bịphát điên. Chị không ăn không ngủ, ngày này qua ngày khác chỉ ngồi khóc rồi lạingồi nhìn vào chỗ vô định. Chị đã nhiều lần nghĩ đến cái chết để giải thoát chochính mình nhưng cuối cùng đã phải nén đau thương để sống vì chị vẫn còn một đứacon. Đó là một đứa con thiệt thòi, chị phải có trách nhiệm với nó và cũng là đểtự chuộc lỗi với ba đứa con đã mất.
Cứ tưởng, sau những cái chết thảm thương của các con chị thì gã ma cô sẽ buông tha. Ai ngờ chị vừa đưa con về được mấy hôm thì hắn vẫn xuất hiện, tỏ vẻtử tế muốn được gặp đứa con rơi. Nhưng chị nhất quyết không cho gặp, mọi thứ đãquá sức chịu đựng và giờ đây chị cũng không còn sợ hắn. Dọa dẫm chán không được,hắn làm đơn ra tòa đòi con. Ra tòa chị vẫn khẳng định chị chẳng có đứa con nàovới hắn, vì vậy hắn liền đề nghị tòa đưa đứa trẻ đi xét nghiệm ADN.
Nghe kể đến đây, tôi không kìm được sự ngạc nhiên cắt ngang hỏi bà Nga, tạisao khi xét nghiệm đứa bé không phải con của hắn, cũng không phải con của chị Lệkia? Nếu là một đứa trẻ lạ tại sao cách cư xử tại tòa và khi đến phòng xétnghiệm có thể tự nhiên đến mức không ai nhận ra? Bà Nga cho biết: “Đó cũng làđiều tôi bất ngờ và thắc mắc khi làm xét nghiệm. Sau này chị Lệ mới tiết lộ, đứatrẻ mang đến tòa thực tế là con của người phụ nữ dân tộc. Vì đứa trẻ này cùngtuổi với con chị Lệ, hơn nữa cả chị và người phụ nữ dân tộc đều gọi hai đứa trẻlà con và cả hai đứa trẻ đều gọi cả hai người phụ nữ là mẹ. Chúng còn quá nhỏchưa hiểu chuyện gì xảy ra và cũng chẳng phân biệt được ai là mẹ đẻ ai là mẹnuôi, nên chị Lệ đã đưa đứa trẻ con của người phụ nữ bản làng kia đi xét nghiệmADN thay cho con đẻ của mình”.
Kỳ tới: Khi kết tinh của mối tình đời người lại là... của người khác.
(Theo GD&XH cuối tuần)
">Bi kịch sau bản giám định 'không phải con bố, chẳng phải con mẹ'
- Tôi đã qua một đời vợ, hồi ấy vì khinh tôi nghèo mà vợ cũ bỏ tôi. Mười năm hôn nhân tình yêu có rơi gần hết thì cũng phải còn nghĩa, nhưng vợ cũ tôi không có nghĩa. Cô ấy suốt ngày cằn nhằn đến chuyện tiền.
Lúc tôi đi làm tháng mang về được mười mấy triệu thì không sao, đến khi tôi bỏ việc ra ngoài làm ăn, rồi công việc không thuận lợi, tiền nong có tháng nọ tháng kia, có tháng không mang được tiền về, thì cô ấy bắt đầu kêu khổ kêu vất vả, kêu phải sống giật gấu vá vai. Cuối cùng vợ tôi đòi ly hôn vì có chồng mà như đeo thêm cục nợ.
Lúc ly hôn tôi khổ lắm, vợ con về ngoại ở, một mình tôi lủi thủi vào ra trong cái nhà trọ, nhiều hôm hết tiền cả ngày có một gói mỳ chia hai. Tôi tự nhủ là mình nhất định phải thoát khỏi cảnh nghèo khó bị người ta khinh thế này.
Tôi lang bạt nhiều nơi, có mối công việc gì cũng làm, thấy ai buôn gì đắt tôi cũng học theo làm, trời không phụ lòng người chăm chỉ, cuối cùng tôi thành công với nghề buôn bán phụ tùng, sửa chữa ô tô.
Tôi gây dựng được một cái xưởng cũng khá, rồi đến cái thứ hai. Lúc này tôi bắt đầu muốn có một gia đình, vì độc thân cũng lâu rồi, mọi người trong gia đình bảo tôi đừng sống tạm bợ như vậy nữa.
Mọi người giới thiệu cho tôi một cô, cô ấy đã một lần đổ vỡ hôn nhân, hiện có tận 2 đứa con, trước làm nhà máy may nhưng sau cũng về tự kinh doanh thời trang, còn tự thiết kế được quần áo, mua bán online khá là đắt khách.
Mọi người khen cô ấy hiền lành tốt tính, lại là người rất độc lập, tự chủ được tài chính chứ không phải loại dựa dẫm hám tiền, tôi lấy cô ấy, rổ rá cạp lại thì sau này cũng nương tựa được lẫn nhau.
Tôi đến coi mắt, thấy cô ấy cũng xinh xắn, nhẹ nhàng nên đến chỗ cô ấy chơi thêm mấy lần nữa. Tôi bảo tôi chấp nhận được chuyện cô ấy làm mẹ đơn thân, và nếu cô ấy lấy tôi thì con cô ấy tôi cũng phải chấp nhận thôi, hoàn cảnh cô ấy như vậy rồi.
Tôi còn bảo tôi có hai xưởng sửa xe ô tô, tiền tiết kiệm cũng có một khoản trong ngân hàng, nếu cô ấy lấy tôi, xa hoa phú quý thì tôi không cho được nhưng mà tôi cho cô ấy được nhiều thứ khác, như hoa, quà, quần áo, túi xách, sinh nhật cô ấy thích quà gì là tôi cũng cho.
Tôi rất có thành ý khi nói chuyện cưới xin. Nhưng cô ấy lại bảo với tôi là cô ấy không cần ai cho cái gì, cô ấy tự làm được, xong đuổi khéo tôi về để cô ấy còn làm đồ cho khách.
Chuyện kết hôn cô ấy chưa nói thẳng với tôi, nhưng lại qua người mai mối nói rằng cô ấy không ưng tôi, không cưới tôi. Tôi thật, chẳng hiểu cô ấy nghĩ cái gì nữa. Tôi rất chân thành, lại còn không phải thằng đàn ông nghèo khó như xưa nữa, trong khi cô ấy đàn bà con gái lại 2 đứa con rồi, nếu không phải người từng lỡ dở như tôi thì ai sẽ rước mà cô ấy còn làm cao.
Tôi chưa nói thêm gì từ hôm cô ấy đánh tiếng qua người giới thiệu chúng tôi với nhau như vậy, nhưng nghĩ cũng bực, tôi nên nói lại làm sao cho cô ấy đừng coi thường tôi bây giờ? Một đời chồng, hai con rồi, mà gặp người đàn ông chăm chỉ làm nên như tôi còn chê là lý làm sao?
Theo Dân Trí
Trai tân tuổi 40 từ chối phũ phàng mẹ đơn thân dù chưa gặp mặt
Khi biết được mai mối với người phụ nữ từng qua một lần đò, anh Khởi Đạt kiên quyết từ chối dù cả hai chưa có cơ hội gặp mặt.
">Muốn rổ rá cạp lại với một người mẹ đơn thân nhưng tôi bị phũ phàng từ chối
- Tâm sự buồn của nữ khoa học kiêm.. osin dọn nhà
Mất giọng Hà Nội: Đừng đổ oan cho người giúp việc
">Khổ vì nhà có ôsin