Bộ trưởng Y tế: 3 quận, huyện tại TP.HCM đã kiểm soát được dịch
Số mắc trong cộng đồng và số tử vong tại TP.HCM giảm rõ rệt
Sáng 11/9,ộtrưởngYtếquậnhuyệntạiTPHCMđãkiểmsoátđượcdịlịch v-league Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long có báo cáo trước Ban chỉ đạo quốc gia về công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong 1 tuần gần đây.
Theo Bộ trưởng, tại một số địa phương tâm dịch, tỷ lệ ca Covid-19 cộng đồng đã giảm so với tuần trước. Tiêu biểu như Đà Nẵng giảm 60%, Bình Dương giảm 27%, Long An giảm 3%. Số ca tử vong trung bình theo ngày trên toàn quốc cũng giảm 30% so với tuần liền kề. Trong đó, TP.HCM giảm 30%, Đồng Nai giảm 50%, Long An giảm 30%, Tiền Giang giảm 70%.
Số mắc mới trong cộng đồng và số tử vong tại TP.HCM đều đi xuống rõ rệt, dự kiến tới đây tiếp tục giảm. TP có 3 quận, huyện đã kiểm soát được dịch là quận 7, huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ, gần như không phát hiện ca nhiễm mới sau 5 vòng xét nghiệm.
Tại Thủ đô Hà Nội ghi nhận một số ca mắc, chùm ca bệnh rải rác trong cộng đồng, vẫn còn các trường hợp không rõ nguồn lây. Bộ trưởng đề nghị TP đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm để phát hiện sớm các ca cộng đồng.
Về kết quả thực hiện các tiêu chí kiểm soát dịch tại 23 địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường thực hiện giãn cách xã hội, Bộ trưởng cho biết, nhóm 1 (đang kiểm soát tốt dịch bệnh) gồm có 8/23 địa phương: Hậu Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Phú Yên, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau.
Nhóm 2 (đang tiếp tục lộ trình thực hiện đạt các tiêu chí kiểm soát dịch) gồm 12/23 địa phương: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Nội, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Tây Ninh, Bình Phước, An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Nhóm 3 (cần tiếp tục nỗ lực, triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch để thực hiện được các tiêu chí kiểm soát dịch) gồm 3/23 địa phương: TP HCM, Bình Dương và Kiên Giang.
So với tuần trước, 2 tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh đã cải thiện từ nhóm 2 lên nhóm 1. Tỉnh Long An, Tiền Giang cải thiện từ nhóm 3 lên nhóm 2. Riêng Kiên Giang có số mắc mới trong cộng đồng gia tăng (69,7%) nên chuyển từ nhóm 2 xuống nhóm 3.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long |
Đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm, tiêm vắc xin và nhập khẩu thuốc điều trị
Theo Bộ trưởng, Bộ Y tế đang đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu thuốc Remdesivir (1,7 triệu liều) cùng một số thuốc khác, phục vụ chữa trị các ca Covid-19 trung bình, nặng. Đồng thời, chỉ đạo hệ thống công ty dược nhập nguyên liệu và chủ động sản xuất để chuẩn bị cho chiến lược phòng, chống dịch bệnh lâu dài.
Chương trình điều trị có kiểm soát tại cộng đồng đã có tổng cộng 129.820 người bệnh tham gia, bước đầu đạt kết quả khả quan, giảm nhanh nồng độ virus ở người mắc sau điều trị.
Đến nay, số ca khỏi bệnh đã lên tới 338.000 người, còn 231.426 bệnh nhân đang được theo dõi. Tỷ lệ tử vong tại các tầng điều trị giảm rõ rệt, có 28 tỉnh chưa ghi nhận ca tử vong.
Về xét nghiệm đối với vùng có nguy cơ cao, nguy cơ rất cao, các địa phương cơ bản đạt tiến độ theo yêu cầu. Riêng các vùng đỏ: TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai đã "quét" xét nghiệm đến lần thứ 3, tỷ lệ phát hiện ca nhiễm qua 3 vòng giảm rõ rệt.
Về vắc xin Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin, Việt Nam đã nhận hơn 34 triệu liều vắc xin, thực hiện tiêm được hơn 27 triệu liều cho người dân từ 18 tuổi trở lên.
Tỷ lệ tiêm ít nhất 1 mũi tại các tỉnh thành tâm dịch là: TP.HCM 100%; Bình Dương 82%; Đồng Nai 60%; Long An 100%; Hà Nội 77%. Riêng số mũi 2 đã tiêm tại TP.HCM là 896.835 liều (13%) và Hà Nội là 555.481 liều (10%).
Bộ trưởng thông tin, dự kiến từ nay đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ nhận thêm khoảng 103,4 triệu liều vắc xin Covid-19. Bộ Y tế đang đàm phán và trao đổi với các đơn vị để cung ứng vắc xin cho năm 2022 dựa trên nguyên tắc đảm bảo tiêm đủ toàn bộ dân số từ 5 tuổi trở lên; thực hiện tiêm nhắc lại theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Quỳnh Anh
Bộ Y tế yêu cầu bổ sung hồ sơ vắc xin Nanocovax trước ngày 15/9
Nhóm nghiên cứu cần sớm nộp hồ sơ bổ sung cho Hội đồng Đạo đức Quốc gia và Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, trình xem xét kết quả để đánh giá khả năng cấp phép cấp bách.
(责任编辑:Giải trí)
下一篇:Nhận định, soi kèo Abha vs Al
- Nhà báo Vũ Hồng Thu vừa cho ra mắt cuốn sách Gáy mảnh hững hờ (NXB Văn học phối hợp cùng Liên Việt phát hành). 10 năm cầm bút viết truyện và chị đã từng ra mắt 4 cuốn sách: Trà, cà phê hay là em, Nude tình yêu, Môi đưa bão về, Gáy mảnh hững hờ với 55 truyện ngắn có nhiều đoạn tác giả viết vô cùng táo bạo.
Truyện của Võ Hồng Thu Sự mẫn cảm đã khiến chị có những trang viết diễm tình đầy cám dỗ bạn đọc. Khi những truyện ngắn đã in báo, chị đưa lên facebook cá nhân, sự đồng cảm của bạn đọc cho chị tự tin rằng mình đang có độc giả. Và điều đó cũng khiến chị luôn cố gắng hơn, sau mỗi trang viết.
Với chị, tình yêu đẹp nhất khi nó có thể can đảm "sống" được trong chật hẹp, trần trụi và bộn bề của phố phường hiện đại. Trải qua 10 năm viết khá đều, chị vẫn trung thành với duy nhất một thể loại truyện tình yêu.
Truyện chị viết được nhận xét là viết về chuyện tình trần trụi như miêu tả một người thiếu nữ khỏa thân. Độc giả ban đầu rất có thể có cảm giác khó chịu khi bước vào những câu chuyện này, vì sự mệt mỏi, chán nản mơ hồ nào đó về cuộc đời. Bởi cảm giác vốn đã quá mệt mỏi giữa cuộc sống hiện đại này. Thế nhưng những câu chuyện ấy sẽ thuyết phục người đọc bằng những ấm áp, dịu ngọt ẩn sau.
Không có chuyện tô hồng hay né tránh bất kỳ điều gì, ngòi bút của nữ tác giả đã len lỏi vào tận những ngõ ngách sâu nhất của mỗi con người để giãi bày cái cách mà những người phụ nữ hiện đại yêu, hận và cuồng nhiệt với miên man cảm xúc và những đớn đau nhọc nhằn. Thế mạnh nhất của chị có lẽ là những miêu tả tâm lý tinh tế, tận cùng.
Võ Hồng Thu chia sẻ: "Tôi cho rằng giá trị nhất của những gì tôi viết là sự chia sẻ. Và mỗi người đều tìm thấy chút gì của mình trong đó. Dù bạn thất tình, bị bỏ rơi, hay single mom… bạn cũng không bao giờ cô độc. Đâu đó trong cuộc đời rộng lớn này vẫn có những xót xa, day dứt giùm cho bạn.
Từ rất lâu tôi đã nhận ra rằng mỗi một ngày thậm chí là một giờ chúng ta còn được sống với đầy đủ những cảm nhận về đời lấp lánh muôn màu thật đáng để nâng niu. Có lẽ nên sống thật sâu trong từng ngày, để sau này khỏi ân hận.
Bạn đọc truyện của tôi mà thấy có sự thân gần là vì đó là những câu chuyện đi ra từ cuộc sống. Tôi yêu thích những cá tính nồng nhiệt. Truyện của tôi hình như cũng thiên vị những phụ nữ dám sống hết mình và có năng lực yêu người khác bằng những kỹ năng thuần thục, mọi lĩnh vực. Và tôi cũng muốn xây dựng những nhân vật nam như thế nhưng chưa được như mong muốn.
Sến, hẳn một số độc giả sẽ nhận xét thế khi đọc truyện tôi. Không sao, người ta sống mà không cần nhạy cảm, không còn biết mủi lòng, bay bổng, mơ mộng; toàn chai sạn và ráo hoảnh thì sống nghĩa gì?", tác giả Võ Hồng Thu chia sẻ.
Tác giả Võ Hồng Thu. Khá nhiều truyện ngắn của Võ Hồng Thu được xây dựng từ nguyên mẫu nhưng nữ tác giả khẳng định mình chưa bao giờ bị chửi chứ đừng nói kiện. Bởi không có truyện ngắn nào của chị lấy toàn bộ chi tiết của một nhân vật. Võ Hồng Thu chia sẻ, nhà phê bình Văn Giá khuyên chị nên đi học một lớp viết truyện cho chuyên nghiệp nhưng tác giả nghĩ, viết truyện là bản năng của mình rồi.
"Hồi đầu tôi viết ngẫu nhiên. Truyện đầu tiên tôi viết cũng có nguyên mẫu. Khi truyện ra nguyên mẫu đòi chia nhuận bút. Bây giờ tôi viết dày dặn hơn, tả kỹ hơn. Còn về tốc độ tôi viết lúc nào cũng nhanh, kể cả viết báo", nữ tác giả chia sẻ.
Tình Lê
Những ngã rẽ của đời lính sau chiến tranh
Có người ở lại quân ngũ, tiếp tục sứ mệnh của anh bộ đội cụ Hồ. Có người giải ngũ, trở về quê hương làm kinh tế hoặc tiếp tục sự nghiệp đèn sách.
" alt="Tôi không bao giờ khuôn tôi là người viết văn chương sex" /> Trong khi đó, Quân lái xe chở Diệu (Hồng Loan) để trả công cho cô. Cảm kích, Diệu cung cấp thông tin quan trọng về vụ tranh chấp tài sản khi ly hôn của Ly (Minh Hà) và Việt (Tiến Lộc) cho Quân. Diệu nói Phương khả năng sẽ thua khi đứng ra bảo vệ cho Ly vì vợ chồng Ly đã có thoả thuận tài sản và đi công chứng.
Theo đó, bản thoả thuận đã được thực hiện 2 năm trước. Việt cùng luật sư đến gặp Phương và Ly để đưa ra bản thoả thuận này. Tuy nhiên Ly giải thích khi đó Việt thuyết phục vợ ký vào hợp đồng để thuận cho việc làm ăn. "Anh ấy bảo gì tôi làm nấy chứ cũng không hiểu biết gì về pháp luật", Ly nói.
Tuy nhiên luật sư của Việt (Đức Hùng) khẳng định do bản thoả thuận đã được pháp luật công nhận nên mọi yêu cầu và đòi hỏi của Ly đều không được chấp nhận. Ly nói tốt nhất nên huỷ bản thoả thuận và Việt nên làm việc với Phương, nếu không sẽ còn mất nhiều hơn.
"Tôi chỉ sợ lúc đó tiền chẳng cứu được", Ly vừa dứt lời thì Việt doạ cô nên cẩn thận với những gì mình nói. Mặc dù vậy cô vẫn đe doạ Việt, nói anh không nên vắng mặt ở toà, nếu không cô sẽ rất đau lòng khi thấy Việt ân hận.
Ly nắm giữ bí mật gì về Việt? Cảnh nói đúng sự thật? Quân sẽ giải thích với Phương thế nào? Diễn biến chi tiết tập 37 Hành trình công lýlên sóng lúc 21h30 tối 2/1 trên VTV3.
Quỳnh An
" alt="Hành trình công lý tập 37: Quân bị đồng nghiệp lột mặt nạ trước mặt Phương" />"Mày dám giỡn mặt với tao à? Mày chết đi. Con Loan (Huỳnh Hồng Loan) không phải em ruột tao thì mắc mớ gì Hạt Dẻ là cháu tao. Trời hại mày rồi Mô ạ", Khoản vừa đánh liên tiếp vừa nói với Mô.
Tuy nhiên, trong lúc nóng giận, Khoản đã không may trượt chân ngã xuống núi. Mô thấy vậy vô cùng hoảng sợ.
Ở một diễn biến khác, cán bộ xã gặp Xuân (Cao Thái Hà) nói rằng, mấy người bị bắt trong vụ đầu độc cây rừng khai một số thông tin liên quan đến chồng cô.
Trong lúc hốt hoảng, Xuân lỡ lời để lộ sơ hở khiến vị cán bộ xã kia nghi ngờ vợ chồng cô có liên quan đến việc đầu độc cây rừng.
Cũng trong tập này, vợ chồng Hào (Minh Luân), Liễu (Lily Chen) tức giận khi biết Thược - người bà con họ hàng ở cùng nhà đã trộm hết tiền của nhà mình rồi bỏ đi.
"Ông đi rồi, tôi khuyên bà ấy, rồi tôi đi khám thai nên giao cửa hàng cho bà ấy. Hay là mình đi báo công an bắt bà ấy về đây. Tiền mình mất mình phải báo cho chính quyền chứ", Liễu khóc lóc nói với chồng.
Hào tức giận nói: "Bao nhiêu năm qua tôi đóng vai cán bộ giản dị, nghèo khó. Bây giờ công an đến khám xét để lộ ra, chết hết hả?".
Liệu, Khoản có mất mạng sau khi muốn giết Mô không thành?, diễn biến chi tiết tập 20 phim Mẹ rơmsẽ lên sóng tối 5/12, trên VTV1.
'Mẹ rơm' tập 19: Khoản bị đánh thừa sống thiếu chết" alt="'Mẹ rơm' tập 20: Khoản đuổi giết Mô, trượt chân ngã xuống núi" />Tình cờ tham gia một diễn đàn về xe Hyundai Santa Fe, tôi bắt gặp thông tin bán xe của một người dùng khá đặc biệt.
Chủ xe công khai luôn thông tin, chiếc Hyundai Santa Fe là đời 2018, phiên bản máy xăng 2.4L AWD đã đi hơn 40.000 km, bán với giá 650 triệu đồng. Không hề giấu giếm, người này nêu lý do định giá rẻ vì chiếc xe này bị tai nạn rơi xuống ruộng và nằm tại gara chờ bảo hiểm đền bù mãi đến bây giờ mới xong. Số tiền sửa chữa được bảo hiểm duyệt vào khoảng 300 triệu đồng.
Người chủ xe cũng cam kết xe dù bị tai nạn nhưng không ảnh hưởng đến động cơ, khung gầm. Số tiền làm bảo hiểm đắt vì xe phải thay mới toàn bộ các hư hỏng không khắc phục được.
Chiếc Hyundai Santa Fe 2018 mới đi 40.000 km đang rao bán rẻ vì lịch sử tai nạn nặng. Đây là lần đầu tiên tôi thấy một người bán xe "có tâm" đến vậy. Họ không hề giấu giếm lịch sử tai nạn của chiếc xe và cho biết muốn bán cho người cảm thấy phù hợp nhu cầu.
Về cảm quan, hình ảnh chiếc xe mà người chủ đăng lên dù chỉ chụp từ góc đuôi nhưng trông như chưa hề có tai nạn xảy ra. Cộng với thái độ bán xe hết sức minh bạch, chủ xe khiến tôi cảm thấy có thiện cảm và muốn tìm hiểu chiếc xe này.
Tôi đem câu chuyện hỏi một anh bạn làm ở cửa hàng xe cũ. Nhưng không ngờ, anh ấy gạt ngay và khuyên tôi nên bỏ qua chiếc xe này.
Theo anh ấy, riêng xe tai nạn, đa số dân buôn không muốn mua vào, dù chiếc Hyundai Santa Fe 2018 cùng đời hiện có giá bán trên thị trường tầm 800 triệu. Hơn nữa, ô tô còn là tài sản, để bán lại khi có việc cần đến tiền, nhưng dòng SUV máy xăng như chiếc xe này thường mất giá hơn. Vì vậy anh ấy cho rằng với 650 triệu đồng tôi vẫn có nhiều lựa chọn hơn là cố lấy một chiếc xe đã bị tai nạn nặng.
Theo các bạn, lời khuyên của anh bạn là dân bán xe như vậy có đúng trong trường hợp này không? Tôi thì vẫn lăn tăn bởi giá xe khá rẻ và người bán cũng rất thật thà.
Độc giả Lê Quốc Vinh(phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Có nên mua BMW 320i đời 2016 giá 900 triệu gán nợ mùa Euro?
Thấy giá xe cũ giảm nhưng tôi chưa dám mua vì không chắc chắn về chất lượng của những chiếc xe này.
" alt="Hyundai Santa Fe 2018 tai nạn bán lại giá 650 triệu có nên mua?" />- Cuối tuần qua tại Trung tâm Văn hóa Pháp Nhã Nam tổ chức buổi tọa đàm: "Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ" - cũng chính là tiêu đề cuốn sách của tác giả, TS. Đặng Hoàng Giang.
Được Nhã Nam tái bản 2 lần, cuốn sách đề cập tới những người trẻ trong độ tuổi khoảng trên dưới 20 và rất nhiều những trăn trở, kể ra rất nhiều chân dung của họ. Những người trẻ đang trong hành trình bước vào thế giới người lớn với rất nhiều câu hỏi: Tôi là ai? Tôi muốn gì? Điều gì làm tôi hạnh phúc?...
TS Đặng Hoàng Giang tại buổi toạ đàm. Giới trẻ có nhu cầu chia sẻ rất khổng lồ
Khoảng cách của anh và các bạn trẻ trong cuốn sách về tuổi tác là rất lớn. Anh đã làm thế nào để họ có thể chia sẻ câu chuyện mà ngay cả những người thân nhất, họ cũng không muốn giãi bày?
- Đây cũng là một trong những thách thức nhất của dự án này. Thách thức đầu tiên của tôi là tìm được các bạn trẻ sẵn sàng ngồi xuống để chia sẻ về mình. Nhưng thách thức hơn là khi đã đồng ý ngồi họ có thể mở lòng và đi xuống sâu những tầng đáy xa xôi nhất tâm hồn các bạn ấy không?...
Có nhiều lúc tôi nghĩ tới việc từ bỏ dự án bởi vì không nghĩ rồi nó sẽ đi đến đâu. Có lúc ngồi hàng tiếng đồng hồ nhưng cũng chỉ xoay quanh bề mặt của chia sẻ. Nhưng rồi tôi nhận ra mình phải vô cùng kiên nhẫn. Cho các bạn ấy và cho cả chính mình thời gian để cùng nhau đi tới tầng sâu nhất của tâm hồn. Và thậm chí, hàng năm sau các bạn ấy mới tiết lộ lý do trốn chạy khỏi gia đình, 6 tháng sau mới đưa cho tôi blog riêng tư.
Cho nên tôi cũng không thấy làm lạ với việc người lớn đang đang dần thất bại trong việc kết nối với trẻ thơ. Khi gia đình và xã hội thiếu sự kiên nhẫn thì không thể kết nối được giới trẻ. Tôi nghĩ rằng nhu cầu được chia sẻ của các bạn trẻ là khổng lồ. Nhưng đáng lẽ ra những người được nghe câu chuyện chia sẻ đó phải là ba mẹ của chúng thì cuối cùng lại không.
Tôi cũng không thấy làm lạ với việc người lớn đang đang dần thất bại trong việc kết nối với trẻ thơ.
TS Đặng Hoàng Giang
Tôi còn nhớ có 2 bạn nữ ở Sài Gòn trời nắng gắt tới gặp tôi, ngồi xuống chỉ sau 2 phút là nức nở và khóc xong thì đi về. Bởi, các bạn ấy không được khóc ở nhà. Tôi thấy thực sự đáng thương và thương cho bố mẹ các bạn ấy nữa.
Có thể tình yêu họ dành cho con cái rất lớn nhưng lại không tiếp cận được với con, không khiến chúng chia sẻ và không lắng nghe chúng. Cho nên, chỉ cần lắng nghe, không phán xét, không dạy dỗ,... thì đã giúp các bạn ấy vượt qua được nỗi cô đơn trong cuộc sống này.
Khi nghe những câu chuyện của các bạn trẻ, anh có bị sốc, bị buồn hay mang cảm giác tiêu cực suốt một thời gian dài hay không và nếu có làm như thế nào để vượt qua?
- Thú thật khi tôi ngồi nghe các bạn hoặc đến nhà hoặc tới nơi vui chơi, hút cần,... thì cả một thế giới đầy đau khổ và bầm dập lộ ra làm tôi thực sự sốc, hoang mang và buồn vì tôi không ý thức được mức độ rộng lớn và dữ dội của tổn thương đó. Tất nhiên nó ảnh hưởng tới tôi. Cách tôi xử lý là sẽ chia sẻ câu chuyện này trong gia đình để hiểu vì sao lại có những việc như vậy trong xã hội này. Tôi giữ khoảng cách nhất định để nhân vật không kéo mình hoà trong sự trầm uất của họ tất nhiên vẫn có sự đồng cảm, thấu hiểu.
Tôi lúc đó như người trị liệu tâm lý, lắng nghe sự thương cảm, giống như một bác sĩ vậy. Tôi coi đây là một công việc, luôn luôn suy nghĩ trong đầu sự kiện này với mình quan trọng như thế nào. Khi các bạn kể, tôi hướng tới việc kể gì, kéo các bạn lại với câu chuyện muốn khai thác. Tôi cũng đọc nhiều tài liệu về tâm lý nên biết rằng tuổi trẻ cần phải nổi loạn, cần khẳng định bản thân,... khi nhìn thấy được sự vận hành của thế giới mình bớt hoang mang hơn.
Buổi toạ đàm thu hút sự tham gia của các bạn trẻ rất đông so với dự kiến của BTC. Với các câu chuyện của người trẻ, anh rút kinh nghiệm gì cho mình ở cương vị một người cha?
- Tôi thấy mình may vì đã đi vào dự án này, qua đó tôi thấy mình đã làm sai những gì. Tôi chắc chắn rằng trong quá khứ đã có những so sánh như thế nào đó khiến các con tổn thương nhưng lại coi đó là bình thường. Khi nghe các câu chuyện của bạn trẻ, tôi có sự phản chiếu và rút kinh nghiệm để mình không lặp lại lỗi lầm đó.
Trong suốt 2 năm qua, tôi và vợ đã trao đổi rất nhiều. Tôi nghĩ là chúng tôi đã thay đổi nhiều trong cách nhìn nhận. Khi mình hiểu độ tuổi đó đang nghĩ gì thì bớt phán xét. Ví như tối qua, tôi hỏi con gái rằng bố có buổi ra mắt sách con có đi cùng không? Con gái từ chối nói rằng ở nhà chơi với Kem - là con chó cưng của gia đình.
Nếu như lúc trước, tôi có thể hành xử là bắt con đi vì chả lẽ sự kiện này không bằng con chó của con,... Nhưng khi hiểu, tôi thấy rất bình thường bởi đây là thời gian nó muốn tách ra khỏi bố mẹ, sự cá nhân hoá,... Tôi nhìn sự việc sáng sủa hơn.
Nếu như không được làm bản thân mình thì đó là bi kịch
Một phần trong cuốn sách anh đặt tựa nhỏ là thế giới vắng bóng người lớn - chúng ta nên hiểu thế nào về thế giới vắng bóng người lớn?
- Những nhân vật trong phần này tôi viết đều là những nhân vật sống trong gia đình thiếu vắng sự chăm sóc của cha mẹ. Họ lủi thủi một mình, tự chăm sóc bản thân, tự lớn lên. Họ bị xao nhãng - đây là hiện tượng bị bạo lực tinh thần, ảnh hưởng của nó rất lớn.
Phương Anh - một nhân vật trong cuốn sách của tôi nếu không đi sâu vào bên trong tâm hồn có thể thấy đó là cô gái ngổ ngáo, nói tục, chửi bậy,... Phương Anh hoạt ngôn, giỏi giang, nhanh nhạy nhưng không biết tương lai của bạn ấy sẽ đi tới đâu. Bởi, càng ngày cuộc sống của bạn ấy càng phức tạp lên, sẽ phải đối mặt với nhiều môi trường phức tạp mà giống như bạn ấy nói: Nó như một cái cây, còi cọc không có chất dinh dưỡng mà không biết có chịu được bão táp hay không?...
Tôi còn nhớ, sinh nhật con gái tôi, bạn ấy đã mua một cái bánh nhỏ và mang tới tặng. Tôi biết rằng, bạn ấy thèm khát không khí ấm áp của gia đình như thế nào. Chắc hẳn bố mẹ bạn ấy đã rất thất vọng về cô con gái như thế và tôi chắc rằng khi tôi hỏi: Con gái của chị là người thế nào? Câu trả lời có lẽ: ''Nó là đứa mất dạy''.
Người lớn đã không chạm vào được phần kim cương của lũ trẻ, họ chỉ nhìn bề mặt bên ngoài. Vết mòn trong tương tác gia đình nhiều năm nay khiến những người trong gia đình hằn học và xa lạ với nhau. Có thể chính cha mẹ Phương Anh cũng đang rất đau khổ, đứng trước đống đổ nát là cuộc đời của họ nên không có khả năng chu cấp về mặt tinh thần cho con cái mình? Bi kịch là như vậy.
Tác giả Đặng Hoàng Giang ký tặng sách độc giả. Anh có thể nói rõ hơn cụm từ 'những đứa trẻ bị phụ huynh hoá' trong cuốn sách này?
- Các bạn trẻ trong nhóm 'những đứa trẻ bị phụ huynh hoá' gây cho tôi nhiều khó khăn nhất bởi trên bề mặt chúng ta cũng không biết họ đang ở đâu. Họ không bị đánh đập, không bị bố mẹ bắt phải học ngành này hình kia. Họ khá là tự do. Tuy nhiên họ lại gặp rất nhiều bất hạnh. Vậy lý do tại sao lại như thế?...
Khi đi sâu vào cuộc đời của các bạn ấy, tôi mới thấy được bi kịch trong trường hợp này đến từ một chữ rất nguy hiểm đó là chữ 'ngoan'.
Đứa con ngoan là đứa con làm những điều mà gia đình đang thiếu thốn và nghe lời bố mẹ. Chúng phải đọc vị những mong muốn, khao khát giấc mơ của bố mẹ và lấy việc thực hiện chúng là giấc mơ ý nghĩa sống của mình - đây là điều vô cùng độc hại và phá huỷ chúng nó không có cơ hội đi tìm bản thể của mình - điều này vô cùng quan trọng cho người trẻ tuổi.
Đáng tiếc, ở Việt Nam, khao khát có đứa con ngoan đấy rất phổ biến. Bởi, bố mẹ đã sống trong chiến tranh, sống ở thời hậu chiến rất nghèo. Bản thân không được học hành, hôn nhân tan vỡ thành ra tất cả những ước mơ không được thực hiện dù có thức hay vô thức đều trao cho những đứa con thực hiện thay mình để được nở mày nở mặt. Đấy là những gánh nặng khủng khiếp đặt lên vai những đứa trẻ hết sức ưu tú như 2 chị em Ly và Huy trong cuốn sách của tôi.
Chỉ sau khi Ly suy sụp bởi cô bé không chịu được gánh nặng khổng lồ trên đôi vai 22 tuổi, cô rơi vào trầm cảm. Ly giỏi giang, kiếm tiền đi du học, nuôi em,... nhưng cuối cùng bị trầm cảm và quay về nước. Rất may, Ly đã tìm hiểu sách báo và sự chiêm nghiệm của mình ngộ ra rằng, trước nay mình như con trâu kéo cái xe chở đầy ước mơ hạnh phúc của mẹ. Rất nhiều gia đình đang là như thế và rất nhiều bà mẹ đang như vậy.
Vấn đề 'phụ huynh hoá' được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có thể những người như Ly khi lớn lên nhu cầu tình cảm không được đáp ứng lại biến con của Ly thành những người đáp ứng cho mẹ,... trừ khi nhìn được vấn đề và dừng lại.
Những nhân vật trong cuốn sách của anh nhiều tổn thương, vậy theo anh, làm thế nào để chữa lành?
- Ai cũng có mưu cầu hạnh phúc, tôi không phải là nhà tâm lý nên rất thận trọng khi đưa ra lời khuyên. Nhưng từ câu chuyện của mình, tôi hiểu rằng mình là người hiểu mình muốn gì nhất, đừng nghe nhiều xung quanh. Khi cảm thấy an lạc với cuộc sống của mình, những hành vi của bọn trẻ con vẫn như thế nhưng góc nhìn và cách giải quyết sẽ khác hẳn.
Ai cũng có quyền được làm chính mình. Nếu như không được làm chính bản thân mình thì đó là bi kịch.
Tình Lê
'1491': Cuốn sách mất 3 năm để xuất bản
"Chúng tôi đã mất 3 năm để xuất bản 1491. Vì tìm dịch giả cũng hơi khó, đến lúc dịch xong thì việc biên tập cũng chẳng dễ dàng – đã có 2 biên tập viên của chúng tôi bỏ cuộc".
" alt="TS Đặng Hoàng Giang: Phụ huynh đang không chạm được vào phần kim cương của người trẻ" /> - Ngày 1/10, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức họp báo về Lễ trao giải thưởng Sách quốc gia lần thứ ba. Lễ trao giải thưởng Sách quốc gia sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức vào 20h ngày 9/10/2020 tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam.
Giải thưởng Sách quốc gia được tổ chức hàng năm, trao giải cho những cuốn sách (bộ sách) có giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng, tri thức, thẩm mỹ nhằm tôn vinh tác giả, dịch giả, các nhà khoa học và những người làm công tác xuất bản, góp phần phát hiện, lưu giữ, quảng bá những tác phẩm có giá trị đến với đông đảo bạn đọc; thúc đẩy sự nghiệp xuất bản phát triển.
Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông - cho biết ở mùa giải thứ hai (năm 2019), giải thưởng đã có nhiều thay đổi về cơ cấu, tổ chức. Trong đó, bước đột phá là cho phép các công ty liên kết được đề cử sách dự giải.
Các đại biểu tại buổi họp báo. Về giải thưởng Sách Quốc gia năm nay, ông Nguyễn An Tiêm - Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam - nói giải thưởng đã huy động được lượng lớn NXB tham gia, đây đều là những đơn vị uy tín trên thị trường.
"Do giãn cách xã hội, chúng ta lùi lịch trao lại, do đó, Hội đồng có thêm thời gian xét giải. Tuy vậy, công tác tổ chức không bị giãn cách, các tiêu chí giải thưởng vẫn được đảm bảo chất lượng, đúng mục đích, ý nghĩa", ông Nguyễn An Tiêm nói.
Giải thưởng Sách Quốc gia thành lập 5 tiểu ban chấm giải tương đương với 5 mảng sách: chính trị - kinh tế; khoa học tự nhiên và công nghệ; khoa học xã hội và nhân văn; văn hóa - văn học, nghệ thuật; thiếu nhi.
Ông Hoàng Phong Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Xuất bản Việt Nam cho hay, mặc dù diễn ra trong điều kiện dịch bệnh Covid-19, nhiều tháng cả nước thực hiện giãn cách xã hội, tuy nhiên giải thưởng Sách quốc gia lần thứ ba vẫn thu hút được sự tham gia của 48 NXB trên cả nước. So với năm ngoái, số lượng NXB tăng lên 6 NXB với 362 cuốn sách, 255 tên sách.
“Hội đồng sơ khảo, chung khảo và hội đồng giải thưởng Sách quốc gia đã làm việc khẩn trương, thận trọng, nghiêm túc, khách quan để lựa chọn được những cuốn sách tiêu biểu, có giá trị cao để trao giải. Các cuốn sách, bộ sách đạt giải được đánh giá là những tác phẩm mang tính sáng tạo, mang tinh thần nhân văn sâu sắc, những công trình nghiên cứu khoa học hết sức công phu, nghiêm túc, có nhiều giá trị khoa học, xã hội và thực tiễn cao”, ông Hoàng Phong Hà phát biểu.
Ông Hoàng Phong Hà cho hay, trên cơ sở 2 vòng sơ khảo và chung khảo, hội đồng giải thưởng Sách quốc gia đã trao đổi và thảo luận kỹ trước khi bỏ phiếu bầu chọn các cuốn sách đạt giải. Kết quả, hội đồng giải thưởng Sách quốc gia đã thống nhất trao giải cho 27 cuốn sách, bộ sách, trong đó có 3 giải A (trị giá giải thưởng là 100 triệu đồng), 10 giải B (50 triệu đồng), và 14 giải C (30 triệu đồng).
Tình Lê
Giải sách quốc gia: Các tác phẩm đạt giải A đều được phản biện độc lập
Ngày 11/9, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội xuất bản Việt Nam tổ chức Hội nghị Hội đồng Giải thưởng sách quốc gia lần thứ ba.
" alt="27 cuốn sách đạt giải sách quốc gia đều mang tính sáng tạo cao" />
- ·Nhận định, soi kèo Club Leon vs Guadalajara, 10h00 ngày 29/1: Bất ngờ từ đội khách
- ·Xe Kawasaki Ninja ZX
- ·Sinh nhật 84 tuổi, NSND Kim Cương vẫn hết lòng với 'Nghệ sĩ tri âm'
- ·Không gian văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu: nơi gìn giữ và tôn vinh bản sắc
- ·Nhận định, soi kèo Santos Laguna vs Club America, 08h05 ngày 26/1: Khách vẫn làm chủ
- ·Không gian trưng bày sản vật độc đáo tại Tuần Du lịch
- ·Chương trình nghệ thuật 'Cõi thiêng Đồng Lộc' kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ
- ·Khát năng lượng, loạt tập đoàn công nghệ rót tỷ USD vào điện hạt nhân
- ·Nhận định, soi kèo Thitsar Arman vs Dagon FC, 16h30 ngày 27/1: Không trả được nợ
- ·Ô tô đi ẩu chèn người phụ nữ đi xe máy ngã, suýt bị xe sau tông
- Hơn một tuần kể từ ngày kết hôn, Lê Vũ Phương Thảo (sinh năm 1999, ngụ Thanh Hóa) nói với Zingbản thân vẫn "chưa có cảm giác đã lấy chồng". Nửa kia của cô là Bùi Văn Mạnh (sinh năm 1997), chiến sĩ công an cùng quê.
"Tính cả thời gian hai vợ chồng quen biết, hẹn hò rồi tiến đến hôn nhân không quá chóng vánh nhưng cũng chưa thể nói là dài. Tuy nhiên, mình nghĩ không nên để thời gian tìm hiểu nhau quyết định một mối quan hệ, miễn cả hai cảm thấy đối phương là người mình cần, đó chính là thời điểm đúng đắn", Thảo chia sẻ.
Quen biết khi đi làm căn cước công dân
Cuối tháng 3/2021, Phương Thảo, khi đó là sinh viên năm cuối ĐH Lao động - Xã hội, trở về quê để làm căn cước công dân. Lúc này, Mạnh cũng được phân công về khu phố Thảo sống để hỗ trợ công tác làm căn cước.
Giữa hàng dài người xếp hàng, Mạnh nhanh chóng để ý đến cô gái có vóc dáng nhỏ nhắn, cùng một số người thân đến làm thủ tục. Trong khi đó, Thảo không có ấn tượng gì đặc biệt với nam chiến sĩ công an.
"Về sau, chồng mình kể hôm đó thấy mình dễ thương, giống học sinh cấp 3. Mình lại ngồi ngay ở khu giữa nhà văn hóa, đúng tầm mắt anh dễ bắt gặp".
Không muốn để vụt mất cơ hội làm quen, Mạnh mở lời xin số điện thoại nữ sinh viên cùng quê. Tuy nhiên, Thảo chỉ cho biết số điện thoại được cô khai khi nhập dữ liệu. Vì vậy, tranh thủ vào giờ nghỉ giải lao, Mạnh quyết tìm bằng được cách liên hệ.
"Giờ nhớ lại, có vẻ như chúng mình thực sự có duyên với nhau. Hôm đó, đáng lẽ mình định đi làm vào buổi chiều nhưng có việc bận đột xuất, tối quay lại, còn anh Mạnh khi đó đang ở quê nhưng không hiểu sao như có điều gì thúc giục, cũng trở lại xã mình vào tối hôm đó để làm việc. Nhờ vậy, hai đứa có duyên gặp được nhau".
Trong thời gian quen nhau, Thảo và Mạnh ít có cơ hội đi chơi vì mỗi người bận việc riêng.
Sau khi có được số điện thoại, cách nhắn tin làm quen của Mạnh vẫn chưa đủ để khiến Thảo ấn tượng. Những câu hỏi han "Em ăn cơm chưa?", "Em đang làm gì vậy?" của chàng công an bị nữ sinh ĐH Lao động - Xã hội nhận xét là "nhạt như nước ốc".
Dần dần, thấy cách trò chuyện của Mạnh thật thà, gần gũi, Phương Thảo dần nảy sinh cảm tình rồi hồi đáp nhiều hơn. Sau khoảng một tuần, đôi trẻ có buổi hẹn đi chơi đầu tiên.
"Khi đó, mình cũng chưa nghĩ đến chuyện yêu đương mà chỉ nghĩ cho bản thân cơ hội quen người bạn mới thôi. Ở ngoài, chồng mình càng nhát và ít nói, không hề hoạt ngôn như trên điện thoại nên mình thấy cũng dễ thương".
Vì Thảo vẫn là sinh viên năm cuối tại Hà Nội, Mạnh công tác ở quê, đôi trẻ không có nhiều cơ hội đi chơi mà chủ yếu trò chuyện qua mạng xã hội. Thậm chí tính tới ngày kết hôn, cặp đôi chỉ có 2 buổi hẹn hò chính thức, một lần nhân lúc Mạnh được nghỉ, một lần do máy móc bị hỏng, phải mang ra Hà Nội sửa, anh xung phong đem đi.
Trong mắt Thảo, Mạnh là chàng trai nói ít làm nhiều. Biết cô hay ăn uống không đúng giờ, anh thường xuyên nhắc nhở, dặn dò cô không được bỏ bê sức khỏe. Thi thoảng, chàng công an khiến cô gái Thanh Hóa bật cười khi tự chế lời bài hát rồi ngân nga cho cô nghe.
Yêu từ cái nhìn đầu tiên
Đối với Bùi Văn Mạnh, ngay từ lần đầu gặp gỡ, anh đã có cảm giác quen thuộc với Phương Thảo.
"Trong quá trình hỗ trợ người dân làm căn cước, mình gặp nhiều người, từ già đến trẻ nhưng không hiểu sao ngay giây phút thấy Thảo, tim mình như khựng lại, cảm giác rất khó tả, giống như 'yêu từ cái nhìn đầu tiên' vậy", Mạnh kể.
Đôi trẻ về chung một nhà vào 16/2.
Vì quá run, Mạnh không dám tự ghi hồ sơ cho Thảo, anh cũng lén nhờ đồng nghiệp xếp thông tin của cô ra sau một chút để được ngắm cô lâu hơn.
Tự nhận không phải là người khéo ăn nói, chàng trai sinh năm 1997 chia sẻ chỉ biết dùng sự chân thành, quan tâm để khiến đối phương động lòng.
"Sau khoảng một tháng, mình xin phép Thảo cho lên thăm nhà và thưa chuyện với bố mẹ cô ấy".
Sáu tháng sau đó, trong một lần đi dạo trên phố, Mạnh bất chợt quay sang: "Em này, khi nào em tốt nghiệp, mình cưới nhau nhé". Sau một thoáng yên lặng, anh được cái gật đầu từ bạn gái.
Đầu tháng 2, Phương Thảo tốt nghiệp đại học. Đúng ngày 16, như lời hẹn, cô và chàng chiến sĩ công an chính thức về chung một nhà trong sự chúc mừng từ người thân, bạn bè.
"Có thể một số người có ý kiến trái chiều về đám cưới của hai đứa. Tuy nhiên mình nghĩ, chẳng ai sống cuộc đời thay mình, vậy nên nếu chọn sai hay mắc lỗi, thì đây cũng coi như một bài học lớn cho bản thân sau này thôi", Thảo bày tỏ.
Theo Zing
Chuyện tình khó tin của chàng trai tân với người phụ nữ hơn 32 tuổi
Câu chuyện tình yêu của bà Mã Ngọc Cầm và Lý Ngọc Thành đã trải qua nhiều sóng gió, lời dị nghị, đàm tiếu của dân làng. Sau 17 năm sống cùng nhau, cặp đôi vẫn mặn nồng bất chấp khoảng cách 32 tuổi.
" alt="Cô gái gặp chồng tương lai khi đi làm căn cước công dân" /> Dù là xế sang hay chỉ là "xe cỏ" nhưng sở hữu ô tô vẫn luôn là niềm tự hào của nhiều người. (Ảnh minh hoạ) Tết năm ấy, nhờ có xe mà việc về quê nội, quê ngoại của gia đình chúng tôi trở nên nhẹ tênh, không còn cảnh bế bồng, tay xách nách mang đi xe khách như trước. Về quê ăn Tết bằng ô tô riêng dù sao cũng "oai phong lẫm liệt" với bà con xóm làng. Nhờ có "4 bánh", cái Tết của đại gia đình chúng tôi trở nên trọn vẹn hơn.
Đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 lần đầu bùng phát, tôi càng thấy việc có xe thực sự giá trị. Khi tất cả taxi, xe công nghệ, xe khách,… phải dừng hoạt động và mọi người hạn chế ra đường thì tôi vẫn có thể lái xe đi làm và thường xuyên đi thị trường ở các tỉnh một cách an toàn.
Có hôm, tôi bất ngờ nhận được cuộc gọi của anh hàng xóm cùng toà nhà chung cư vào lúc nửa đêm. Ở đầu dây bên kia, anh hoảng hốt cho biết cô con gái 7 tuổi tự nhiên đau bụng dữ dội, nghi bị viêm ruột thừa và nhờ tôi đưa đi cấp cứu vì không có taxi để gọi, cũng chẳng biết nhờ ai.
Tôi rất sẵn lòng lấy xe đưa anh chị và cháu đi bệnh viện. Chỉ chưa đến 15 phút sau, cháu bé nhà anh đã được khám và tiến hành mổ ruột thừa kịp thời. Sau này anh chị cứ cảm ơn tôi mãi về đêm hôm ấy. Không lâu sau đó, ông anh này cũng quyết tâm tậu 1 chiếc xe cũ gần giống chiếc của tôi.
Qua mấy đợt dịch vừa rồi, công việc của tôi hầu như không bị ảnh hưởng mà còn đôi chút thuận lợi bởi chủ động được trong việc di chuyển.
Hai năm có xe là hai năm với nhiều câu chuyện vui buồn của cả gia đình, đã có cả những lúc phải “nằm đường” vì xe trục trặc. Thế nhưng, tôi vẫn chưa bao giờ hối tiếc với quyết định mua xe của mình.
Bà xã tôi lúc này đương nhiên không còn trách móc như trước mà ngược lại còn tỏ ra hài lòng, thích thú với “vợ hai” của tôi. Thậm chí còn gợi ý cuối năm nếu có điều kiện thì đổi một chiếc xe số tự động mới và lớn hơn vì cô ấy cũng thích được tự lái xe.
Độc giả Đặng Trần Đức(Hà Đông, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ô tô cũ 75 triệu đồng mới mua hỏng liên tục, tôi có nên sửa để đi tiếp?
Chiếc Mazda 626 đời 1995 mới mua chưa được một tháng nhưng liên tục gặp vấn đề, xong bệnh cũ thì lại thêm bệnh mới khiến tôi cảm thấy chán nản, liệu có nên "đâm lao phải theo lao" khi số tiền sửa xe đã quá tiền mua.
" alt="Qua dịch dã, mưa rét mới thấy việc mua ô tô là sáng suốt" />Wirapol Sukphol từng 'gây bão' dư luận với hình ảnh cuộc sống xa hoa khi còn là tu sĩ Tháng 8/ 2018, một cựu tu sĩ Phật giáo Thái Lan nổi tiếng với lối sống xa hoa đã bị kết án hơn 100 năm tù vì những tội danh liên quan đến số tiền mà hắn đã lừa đảo các đệ tử.
Wirapol Sukphol từng gây bê bối khi xuất hiện trong một video đăng trên YouTube hồi năm 2013. Trong đó, hắn mặc bộ áo choàng nhà sư, ngồi trên chiếc máy bay phản lực, đeo kính phi công xách theo chiếc túi hiệu Louis Vuitton. Trong những video được lan truyền còn có hình ảnh Sukphol ngồi đếm một xấp tiền mặt.
Sukphol cũng từng bị buộc tội có quan hệ tình dục với một số phụ nữ và làm một người có thai - một hành vi sai phạm nghiêm trọng theo quy định tu hành của Phật giáo. Ngoài ra, cũng có những cáo buộc cho rằng anh ta từng quan hệ với một bé gái 14 tuổi.
Ngay sau khi video nổi lên, Sukphol bị trục xuất ra khỏi giới tu hành.
Do sự phẫn nộ của dư luận, Sukphol chạy trốn sang Mỹ, sau đó bị bắt vào năm 2016 và bị dẫn độ về nước vào năm 2017.
Sukphol bị cảnh sát Thái Lan bắt vào năm 2017 Đến tháng 8/2018, Toà án hình sự Ratchada ở Bangkok đã kết án Sukphol 114 năm tù giam, mặc dù thực tế anh ta sẽ chỉ phải ngồi tù 20 năm do luật pháp Thái Lan quy định đó là mức án tối đa cho người có nhiều tội danh tương đương nhau.
Sukphol bị kết tội gian lận, rửa tiền và gian lận sổ sách khi thay vì sử dụng tiền cho mục đích trùng tu, cải tạo nhà chùa thì hắn đã mua xe hơi và những món hàng xa xỉ khác.
Toà án cũng yêu cầu Sukphol phải trả 864.000 USD bồi thường cho 29 người khởi kiện hắn tội lừa đảo.
Giới phê bình đánh giá trường hợp của Sukphol là một ví dụ điển hình cho cuộc khủng hoảng rộng lớn hơn của Phật giáo Thái Lan.
Tại toà, Sukphol còn tỏ ra hết sức ngạo mạn khi mỉm cười và nói rằng: ‘Nhà tù rất thoải mái. Luôn có người mua đồ ăn cho bạn và có rất nhiều không gian riêng tư. Có ai muốn tham gia cùng tôi không?’.
‘Nếu tôi phải dành nhiều năm trong tù nhưng biết chấp nhận nó thì sẽ rất thoải mái. Nếu bạn không thể chấp nhận nó, thì chỉ một ngày trong tù thôi có thể sẽ giống như một ngàn năm’ – Sukphol nói.
Phán quyết của toà án hình sự có ghi nhận cả phán quyết của toà án dân sự trước đó yêu cầu tịch thu 1,3 triệu USD từ Sukphol.
Theo thông tin từ Cục Điều tra đặc biệt của Thái Lan, có thời điểm tài sản tích luỹ của Sukphol đã lên tới 30,1 triệu USD. Trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2011, hắn đã mua 22 chiếc xe hơi Mercedes Benz trị giá 2,9 triệu USD.
Quảng Ninh yêu cầu chùa Ba Vàng chấm dứt 'thỉnh vong', 'cúng oan gia trái chủ'
UBND TP Uông Bí (Quảng Ninh) ra văn bản gửi trụ trì chùa Ba Vàng yêu cầu chấm dứt các hoạt động 'thỉnh vong', 'cúng oan gia trái chủ' và các hoạt động giảng pháp do phật tử Phạm Thị Yến thực hiện.
" alt="Bản án 114 năm tù cho nhà sư rửa tiền, lừa đảo phật tử" />Hành vi vi phạm nồng độ cồn khi lái xe bị xử phạt rất nặng. Không chỉ tăng nặng mức phạt, quy định mới áp dụng từ 1/1/2020 còn áp dụng xử phạt đối với hành vi điều khiển mô tô, xe máy, xe đạp ngay từ mức nồng độ cồn trên 0mg/l khí thở. Trước thời điểm trên, người điều khiển xe máy chỉ bị xử phạt khi có nồng độ cồn trên 0,25mg/l khí thở.
Với quy định này, Việt Nam đã chính thức gia nhập vào nhóm các quốc gia “không khoan nhượng” với việc sử dụng rượu, bia khi lái xe. Có nghĩa là cấm tuyệt đối hành vi điều khiển phương tiện mà nồng độ cồn trên 0 mg/l khí thở) đối với cả ô tô, xe máy lẫn xe đạp.
Sau gần 1 năm triển khai quy định này, nhận thức của lái xe đã được nâng cao đáng kể. Những người điều khiển phương tiện, đặc biệt là ô tô đã bắt đầu hình thành những thói quen như bắt taxi, xe ôm hay “văn hoá từ chối” khi đi nhậu.
Tin đồn tăng học phí lái xe gấp 2-3 lần
Thời gian đầu năm 2020, một số trang báo và mạng xã hội xuất hiện thông tin từ năm 2020 trở đi, học phí đào tạo cấp GPLX sẽ tăng 2-3 lần so với trước đó. Điều này khiến không ít người có dự định học lái xe hoang mang, lo lắng bởi nếu như thông tin trên là sự thật, họ sẽ phải bỏ ra ít nhất 20-30 triệu đồng cho một khóa học và thi lấy bằng lái thay vì chỉ xấp xỉ 10 triệu đồng như trước.
Mức tăng học phí lái xe đã không tăng như lời đồn thổi. (Ảnh: Hoàng Hiệp) Trên thực tế, nguồn gốc của thông tin tăng học phí trên bắt nguồn từ những quy định mới trong Thông tư 38/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ. Thông tư này đã chính thức có hiệu lực từ 1/1/2020 với nhiều quy định mới được bổ sung nhằm siết chặt quy trình đào tạo và sát hạch lái xe hiện nay.
Đầu tiên phải kể đến là quy định từ ngày 1/5/2020, các cơ sở đào tạo phải lắp thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe trên đường để giám sát số km học lái xe trên đường của học viên. Điều này có nghĩa là học viên phải học đầy đủ thời gian đào tạo lý thuyết mới được dự sát hạch.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định chương trình đào tạo là bắt buộc do Bộ Giao thông vận tải đưa ra và có giám sát chặt chẽ. Điều này nhằm kiểm soát, thắt chặt việc đào tạo lái xe, không còn các khóa học “bình dân” để học vừa đủ để thi đậu như hiện nay nữa mà sẽ phải dạy theo các quy định bắt buộc, hướng đến chất lượng. Ngoài ra, Bộ GTVT cũng nâng số câu hỏi từ 450 lên 600 câu hỏi, áp dụng từ 1/8.
Chính những quy định mới được bổ sung theo hướng siết chặt chương trình đào tạo, sát hạch bằng lái ô tô dẫn đến tâm lý lo lắng của nhiều người, từ đó mới xuất hiện tin đồn về việc học phí thi bằng lái ô tô sẽ tăng gấp 2 - 3 lần so với trước kia.
Trên thực tế, mức phí để học và sát hạch cấp GPLX ô tô trong năm 2020 vừa qua không tăng “khủng” như tin đồn. Theo nhiều trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe, mức tăng học phí trong năm vừa qua chỉ vào khoảng 10-15%.
CSGT kiểm tra bảo hiểm xe máy bắt buộc
Bảo hiểm xe máy bắt buộc có tên gọi đầy đủ là bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy. Đây là một trong những loại giấy tờ mà người điều khiển xe cơ giới phải mang theo khi tham gia giao thông theo quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-BTC ra ngày 16/02/2016.
Cùng với giấy đăng ký xe và GPLX, bảo hiểm bắt buộc là 1 trong 3 loại giấy tờ luôn phải mang theo mình khi tham gia giao thông bằng xe máy (được quy định tại khoản 2, Điều 58, Luật Giao thông đường bộ). Có thể nói, quy định về bắt buộc mang theo bảo hiểm khi đi xe máy là điều không mới, đã áp dụng nhiều năm nay.
Nhiều người đổ xô đi mua bảo hiểm xe máy bắt buộc trong thời gian Cục CSGT thực hiện tổng kiểm soát phương tiện. Tuy nhiên, việc “đổ xô” tìm mua bảo hiểm cho xe của người dân chỉ bắt đầu rộ lên khi Cục CSGT (Bộ Công an) triển khai Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện cơ giới đường bộ trong vòng 1 tháng, từ 15/5-14/6. Trong đó, CSGT có quyền dừng phương tiện kiểm tra giấy tờ, người lái mà không nhất thiết phải phát hiện lỗi vi phạm từ trước.
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, hành vi điểu khiển xe máy không có hoặc không mang theo bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc có thể bị phạt 100-200 nghìn đồng.
Khi nghe thông tin về đợt tổng kiểm soát phương tiện, nhiều người dân mới “toá hoả” đi mua bảo hiểm xe máy vì sợ bị kiểm tra, xử phạt. Thực tế cho thấy, có người dù đã đi xe máy lâu năm nhưng chưa bao giờ mua loại bảo hiểm này.
Cũng trong đợt “sốt” vào tháng 5, bảo hiểm xe máy đã được bày bán khắp nơi, từ cây xăng, siêu thị, tiệm tạp hoá đến những quán trà đá ven đường. Thậm chí, nhiều người bán bảo hiểm xe máy online với thủ tục nhanh gọn và “ship” tận nhà
Hàng triệu xe ô tô phải đổi sang biển số màu vàng
Từ 1/8/2020, tất cả xe kinh doanh vận tải buộc phải đổi sang biển số nền vàng, đồng thời thay đổi lại số và giấy tờ xe theo quy định tại Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an.
Đồng thời, cũng theo Thông tư 58, các xe ô tô tư nhân đăng ký mới hoặc đổi biển cũng buộc phải sử dụng loại biển số mới màu trắng có kích thước tương tự là 165x330mm. Các xe sẽ được cấp mặc định 2 biển số kích thước giống nhau, thay cho trước đây các xe được cấp 2 biển: một dài và 1 vuông với kích thước 110x470mm và 200x280mm.
Khoảng 2 triệu ô tô kinh doanh vận tải sẽ phải đổi màu biển số. (Ảnh: Hoàng Hiệp) Khi mới triển khai, những biển số màu vàng khiến nhiều người cảm thấy lạ lẫm, thế nhưng sau một thời gian, việc nhiều xe kinh doanh vận tải sử dụng loại biển số này trên đường đã được người dân cảm thấy “quen mắt”.
Không những vậy, biển số với màu khác biệt sẽ giúp lực lượng chức năng nhận biết rõ hơn các xe có đăng ký kinh doanh vận tải như xe taxi, xe công nghệ,… để dễ quản lý, xử phạt vi phạm.
Theo thống kê của Cục CSGT (Bộ Công an), ước tính có khoảng 2 triệu xe thuộc đối tượng này. Lộ trình đổi toàn bộ xe kinh doanh vận tải sang sử dụng biển số màu vàng là hết ngày 31/12/2021.
Hàng loạt đề xuất tại hai dự thảo Luật mới
Năm 2020 vừa qua, dư luận và đặc biệt là các lái xe “đứng ngồi không yên” với hai dự thảo Luật mới là: Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và dự thảo Luật Bảo đảm Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Hai dự thảo Luật này tách biệt phần hạ tầng, kỹ thuật giao thông đường bộ (do Bộ Giao thông vận tải quản lý) và phần bảo đảo an toàn giao thông (do Bộ Công an quản lý) ra khỏi Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành.
Tuy mới là dự thảo nhưng việc "chia" lại các hạng GPLX là một trong các điểm gây tranh cãi nhất trong năm 2020. Một số nội dung mới được người dân quan tâm khi tách thành hai Luật như: Chuyển việc quản lý sát hạch lái xe sang Bộ Công an quản lý; “Chia” lại hạng GPLX; Cấp và trừ điểm trên GPLX; Bắt buộc xe mô tô, xe máy, xe đạp điện phải bật đèn nhận diện ban ngày; Đấu giá biển số xe đẹp; Quy định trẻ em không được ngồi ở hàng ghế trước trên ô tô; Một số quy tắc giao thông,…
Trái với đa số điểm mới bị "ném đá", việc đề xuất đấu giá biển số xe đẹp tại dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ lại nhận được nhiều ý kiến đồng tình. Những nội dung này tuy mới là đề xuất, song đã nhận được nhiều phản ứng với rất nhiều ý kiến trái chiều từ phía người dân bởi lẽ những quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến số đông. Mỗi một sự thay đổi nhỏ trong Luật cũng có tác động lớn đến đời sống, sinh hoạt và đi lại của người dân, do đó cần xem xét kỹ càng.
Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV vừa diễn ra vào tháng 11 vừa qua, có đến 302 đại biểu, tương đương với 62,7% bỏ phiếu không tán thành việc tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 Luật riêng và thống nhất chuyển các dự thảo Luật này sang xem xét ở các kỳ hợp Quốc hội sau.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về đời sống sau tay lái năm 2020? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Những hãng xe ô tô đổi nhà phân phối chóng vánh tại Việt Nam
Trong 1 thập niên đã qua, một số thương hiệu ô tô đã thay đổi nhà phân phối tại Việt Nam và mỗi “ông chủ” cũ khi ra đi nếu không để lại tai tiếng thì cũng là dấu ấn khá mờ nhạt.
" alt="Nhìn lại những sự kiện 'ồn ào' liên quan đến lái xe trong năm 2020" />
- ·Nhận định, soi kèo Petrolul vs Botosani, 22h00 ngày 27/1: Khó tin cửa dưới
- ·Chiếc bánh tròn phủ socola và câu chuyện ‘tình như Chocopie’ qua nửa thế kỷ
- ·Quỳnh Hoa 'thời tiết' bất ngờ dẫn thời sự Chào buổi sáng VTV
- ·Terzic từ chức HLV Dortmund
- ·Nhận định, soi kèo PSG vs Reims, 03h00 ngày 26/01: Củng cố ngôi đầu
- ·Nếu muốn thay đổi thế giới, hãy bắt đầu bằng việc đọc cuốn sách này
- ·Nhìn lại những sự kiện 'ồn ào' liên quan đến lái xe trong năm 2020
- ·Chị em đạp nhầm chân ga, đàn ông lái xe có giỏi hơn?
- ·Soi kèo phạt góc Genoa vs Monza, 02h45 ngày 28/01
- ·Đòn trừng phạt cao nhất cho những bộ phim Việt 'thảm họa'