Một món phụ kiện được nhiều người ưa thích là loa Bluetooth với khả năng truyền tín hiệu âm thanh không dây qua kết nối Bluetooth từ điện thoại đến các bộ loa di động hay tai nghe. Hiện nay còn có nhiều giải pháp truyền âm thanh hiện đại, cho chất lượng cao hơn qua Wi-Fi như Google Cast hay Apple AirPlay.
Nhưng trước khi Bluetooth hay Wi-Fi trở nên phổ biến, người ta đã dùng một giải pháp khác đơn giản hơn nhiều.
Đó là bộ truyền tín hiệu FM (FM Transmitter). Điện thoại hiện nay đều có bộ tiếp nhận FM (FM Receiver), nhưng bộ truyền FM gần như đã chết. Bạn có thể dùng nó để phát nhạc đến bất kỳ hệ thống âm thanh (đa số là xe hơi) bằng các tần số FM được thiết lập.
Theo GSMArena, mẫu điện thoại cuối cùng được tích hợp bộ truyền tín hiệu FM là Nokia 808 PureView, smartphone nổi tiếng về chụp ảnh với camera lên đến 41MP, chạy Symbian và ra mắt năm 2012.
Khác với xu hướng hiện nay là lược bỏ càng nhiều cổng càng tốt (kể cả jack 3.5mm), smartphone ngày xưa trang bị khá nhiều cổng kết nối, một trong số đó là cổng HDMI (thường là Mini HDMI hoặc Micro HDMI).
Với cổng HDMI và dây cáp thích hợp, người dùng có thể xuất hình ảnh từ điện thoại ra TV, máy chiếu hay các loại màn hình dùng cổng HDMI một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Một số thiết bị dùng cổng microUSB hay USB-C hiện nay có thể xuất hình ảnh ra màn hình nhưng thường bạn phải mua thêm dây cáp MHL đặc biệt để chuyển ra HDMI mới dùng được. Smartphone cuối cùng trang bị sẵn cổng HDMI là BlackBerry Porsche Design P'9983, thiết bị cao cấp chạy BB10 với bàn phím cứng ra mắt năm 2014.
Sở dĩ Asus đặt tên cho thiết bị của mình là PadFone bởi bạn có thể gắn chiếc điện thoại vào 1 dock màn hình đặc biệt đi kèm để biến chiếc smartphone thành tablet, thậm chí kết nối với bàn phím rời để dùng như một chiếc laptop chạy Android. PadFone X là thiết bị cuối cùng thuộc dòng sản phẩm "biến hình" từ Asus.
Sau PadFone, các tính năng gần tương tự cũng xuất hiện như Microsoft Continuum, Samsung DeX hay Huawei Projection nhưng khác với PadFone, chúng biến smartphone thành máy tính khi kết nối với màn hình ngoài qua một dock chuyển đổi dùng cổng USB-C.
Có rất nhiều cải tiến dành cho camera trên smartphone trong thời gian qua, nhưng không phải cải tiến nào cũng được đón nhận. Đèn flash Xenon từng xuất hiện trên nhiều smartphone chuyên chụp ảnh hot nhất thị trường trong quá khứ, nhưng vì kích thước lớn và dày nên nhiều hãng đã loại bỏ nó, quay về đèn flash LED truyền thống.
Có thể xem Samsung Galaxy K zoom là smartphone cuối cùng trang bị sẵn đèn flash Xenon, đây cũng là một trong những smartphone cuối cùng có ống kính zoom mở rộng.
Thêm một "phép thử" khác trên camera smartphone cũng thất bại, lần này dành cho Asus ZenFone Zoom với ống kính hỗ trợ zoom quang 3x trong một thân hình điện thoại dày 12mm (Galaxy K zoom dày 16,6mm). Zoom quang được hứa hẹn rất nhiều trong năm 2017 nhưng hầu như chúng ta không còn thấy nó nữa. Oppo (Trung Quốc) từng trình diễn prototype smartphone zoom quang 5x hồi tháng 3 nhưng nó chưa bao giờ được ra mắt chính thức.
Thiết kế nắp gặp tưởng như đã chết nhưng bất ngờ được Samsung "hồi sinh" với mẫu W2018 ra mắt trong năm nay. Thiết bị nổi bật với cấu hình mạnh, đặc biệt là camera có khẩu độ chuyển đổi giữa f/1.5 và f/2.4.
Trước đó, thiết bị cuối cùng có thể chuyển đổi khẩu độ camera là Nokia N86 8MP. Những thiết bị sau này như Nokia N8 hay 808 PureView thay thế khả năng đổi khẩu độ bằng kính lọc ND, hiện nay cũng không còn xuất hiện nữa.
Thời hoàng kim của Nokia có khá nhiều thiết bị xuất hiện với camera xoay, và smartphone cuối cùng trang bị tính năng này là Oppo N3. Camera trên Oppo N3 có thể tự động xoay khi chuyển chế độ chụp thông thường hoặc selfie.
Cơ chế xoay của camera còn giúp tạo ra những bức ảnh panorama ấn tượng, chất lượng cũng cao hơn vì các hãng thường "ưu ái" camera sau hơn là camera trước. Meizu tìm ra một cách khác để selfie với camera sau đó là đặt màn hình phụ vào mặt lưng trên Meizu Pro 7.
Cái tên cuối cùng trong danh sách tiếp tục thuộc về một tính năng camera là camera 3D (cùng với màn hình 3D). LG Optimux 3D Max P720 là thiết bị cuối cùng có được sự kết hợp này.
Hầu hết điện thoại có camera 3D đều dùng 2 ống kính, và điện thoại 2 ống kính (camera kép) đang phổ biến và làm tốt hơn, màn hình tần số 120Hz cũng mang lại nhiều lợi ích hơn so với màn hình 3D.
" alt=""/>Những tính năng 'thời thượng' trên smartphone nhưng đã trở thành quá khứ