Phụ huynh họ Lý cho biết, con gái cô học ở trường mẫu giáo thực nghiệm của Đại học Bắc Kinh ở đường Fengjing, quận Dayi, tỉnh Thiểm Tây. Trường mới đổi tên thành Jingshi Tongdi khoảng nửa năm.
Cách đây 1 tháng, con gái cô thường than rằng cổ họng bị đau, cứ nghĩ rằng con bị cảm lạnh nên phụ huynh này chủ quan không đưa con đi khám. Tuy nhiên, sau nhiều tháng không có dấu hiệu tốt lên, vì vậy chị Lý mới đưa con đến bệnh viện. Bác sĩ kết luận rằng, cổ họng đứa trẻ bị bỏng, có thể là do ăn, uống đồ nóng.
“Vào tối 3/10, trong lúc trò chuyện với con. Bé nói rằng khi ăn cơm thì phải ăn nhanh. Bởi vì nếu ăn chậm sẽ bị phạt vào nhà vệ sinh ngồi ăn tiếp. Bé cũng đã từng bị nhiều lần. Cho nên lúc nào con cũng ăn rất nhanh, kể cả khi trời nóng và đồ ăn của con cũng nóng. Đấy là lí do cổ họng của con đau mãi không khỏi”.
Sau đó, chị Lý gặp và hỏi một số phụ huynh khác trong lớp, họ cũng nhận được câu trả lời tương tự. Một phụ huynh họ Trương cho biết, mỗi lớp học đều có nhà vệ sinh nhỏ. Trong nhà vệ sinh có 3 bồn cầu và 3 bệ tiểu đứng. Các dụng cụ học tập, sinh hoạt đều được rửa trên bồn rửa tay trong nhà vệ sinh.
“Con tôi vừa đi học từ tháng 9. Con nói rằng thường xuyên phải ăn cơm trong nhà vệ sinh. Thỉnh thoảng, con đi vệ sinh 3 lần trong ngày. Nhà vệ sinh khá to nhưng rất khó chịu khi phải ăn uống trong đó”. Chị Trương cũng nhấn mạnh, việc làm của giáo viên này không thể chấp nhận.
Trong clip do phụ huynh cung cấp ngày 9/10, một đứa trẻ nói rằng, nếu không nhanh thì sẽ phải vào nhà vệ sinh để ăn tiếp. Cảm giác đó thật ghê tởm, và không thể nuốt nổi cơm. Thậm chí, vì ăn chậm, cậu bé bị giáo viên bắt phạt vào nhà vệ sinh ăn 3 bữa/ngày.
Ngày 8/10, các phụ huynh đã đến trường yêu cầu làm rõ sự việc, tuy nhiên, nhà trường thông báo camera đang bị hỏng. Sau đó Phòng Giáo dục cũng tiến hành điều tra sơ bộ và đưa ra kết luận là những đứa trẻ vào nhà vệ sinh ăn là do… tự nguyện, cô giáo không ép buộc.
Chiều cùng ngày, khi xem camera đã được sửa, các phụ huynh thấy rằng, thỉnh thoảng có vài đứa trẻ mang bát cơm vào nhà vệ sinh và chỉ đi ra sau khi đã ăn xong.
Jia Yu, nhà tâm lý học trẻ em cho rằng, trẻ em ăn chậm có thể do nhiều yếu tố và cần được hướng dẫn đúng phương pháp. Nếu sử dụng biện pháp trừng phạt, như trong trường hợp này là bắt trẻ ăn trong nhà vệ sinh, không chỉ không có hiệu quả mà đôi khi còn gây phản tác dụng.
“Từ góc độ tâm lý học, trẻ em trong lớp lớn đã có thể mô tả rõ ràng trải nghiệm của bản thân, cho thấy hành vi này đã có tác động nhất định đến tâm lý của trẻ nhỏ. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể khiến trẻ sợ hãi hoặc từ chối hai việc: ăn và đi vệ sinh”, Jia Yu cho hay.
Khánh Hòa (Theo Sohu)
Trường Tiểu học Phan Chu Trinh cũng rất muốn biết làm thế nào phụ huynh lắp camera trong lớp, nhưng công việc ưu tiên trước hết là ổn định tâm lý cho học sinh, giáo viên và xử lý nghiêm cô giáo đánh trẻ.
" alt=""/>Phụ huynh “tố” giáo viên mầm non phạt trẻ ăn trong nhà vệ sinhTrước khi lên đường, thầy Parkđã rút danh sách U23 Việt Nam xuống còn 25 cái tên trước khi chốt 20 cầu thủ chính thức dự SEA Games 31 sau 5 ngày nữa.
Tại SEA Games 31, U23 Việt Nam cùng bảng A với U23 Indonesia, U23 Myanmar, U23 Philippines và U23 Timor Lesta, với các trận đấu diễn ra tại sân Việt Trì (Phú Thọ).
Dưới đây là cụ thể 25 cầu thủ U23 Việt Nam di chuyển lên Phú Thọ vào tối nay:
Thủ môn(3): Nguyễn Văn Toản, Quan Văn Chuẩn, Trịnh Xuân Hoàng.
Hậu vệ(9): Lương Duy Cương, Phan Tuấn Tài, Lê Văn Xuân, Vũ Tiến Long, Bùi Hoàng Việt Anh, Lê Văn Đô, Đặng Văn Lắm, Nguyễn Thanh Bình, Nhâm Mạnh Dũng.
Tiền vệ(6): Nguyễn Hai Long, Dụng Quang Nho, Nguyễn Đức Việt, Huỳnh Công Đến, Lý Công Hoàng Anh, Nguyễn Trọng Long.
Tiền đạo(4): Nguyễn Văn Tùng, Trần Văn Đạt, Hồ Thanh Minh, Lê Xuân Tú.
Ba cầu thủ trên 23 tuổi dự SEA Games 31 được thầy Park chốt trước đó là Đỗ Hùng Dũng, Nguyễn Hoàng Đức và Nguyễn Tiến Linh.
Như vậy, 5 cầu thủ ở lại Hà Nội tiếp tục tập luyện là hậu vệ Đoàn Anh Việt, Nguyễn Văn Việt, Đặng Văn Tới, tiền vệ Trần Bảo Toàn và tiền đạo Bùi Vĩ Hào. Các trường hợp chấn thương không kịp hồi phục cho SEA Games 31 cũng đã được xác định gồm hậu vệ Trần Quang Thịnh, Liễu Quang Vinh và tiền đạo Mai Xuân Quyết.
L.H
" alt=""/>Danh sách U23 Việt Nam: Thầy Park công bố rút gọn 25 cầu thủ"Gần đây, tôi bị mắc Covid-19 nên không làm việc được như bình thường. Bản thân đã nói chuyện với Chủ tịch LĐBĐ Curacao và chúng tôi đi đến thống nhất là nên dừng lại" -HLV Hiddink chia sẻ.
Xuyên suốt sự nghiệp, nhà cầm quân Hà Lan gây tiếng vang lớn khi giúp tuyển Hàn Quốc lọt đến bán kết World Cup 2002. Thời điểm đó, HLV Park Hang Seo là một trong những trợ lý của ngài Guus Hiddink.
Đến tháng 9/2019, Guus Hiddink có dịp tái ngộ HLV Park Hang Seo khi U22 Trung Quốc đá giao hữu với U22 Việt Nam.
Chiến lược gia người Hàn Quốc từng chia sẻ: "Guus Hiddink là HLV rất giỏi, là ngọn núi tôi không bao giờ vượt qua. Tôi từng làm việc cùng ông ấy nên tôi biết, năng lực của tôi không thể bằng ông Guus Hiddink được".
HLV Guus Hiddink khởi đầu sự nghiệp tại PSV và cũng kinh qua nhiều CLB khác như Valencia, Real Betis, Chelsea, Fenerbahce hay Anzhi Makhachkala.
Mặc dù vậy, ông thành công nhất khi dẫn dắt ĐT Hà Lan và Hàn Quốc lọt vào bán kết hai kỳ World Cup liên tiếp năm 1998 và 2002.
Gần đây, ông tiếp tục thử thách cùng Curacao. Nhưng giờ, Guus Hiddink đã bàn giao lại công việc cho trò cũ Patrick Kluivert.
* An Nhi
" alt=""/>Thầy của HLV Park Hang Seo giã từ nghiệp cầm quân